1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em xin phép bàn luận tý ti về vải thiều Thanh Hà quê em!

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi netfires, 03/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dau_tran_chan_dat

    dau_tran_chan_dat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Đọc những thông tin về cảnh người lao động VN đang làm việc trong một số khu công nghiệp, làm miệt mài mười mấy tiếng/ngày, ăn uống kham khổ, điều kiện làm việc hà khắc mà đồng lương lại rẻ mạt? lại liên tưởng đến một truyện ngắn của Jack London viết cách đây cả thế kỷ rồi mà sao có cảm giác ông ấy như đang viết ở VN, vào đúng thời điểm này vậy:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n2nmn0n31n343tq83a3q3m3237nvn
  2. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Ưu tiên hàng đầu của tư bản là lợi nhuận, việc quản lý chất thải công nghiệp thế nào là do chính phủ VN cùng đám cảnh sát môi trường có làm ăn ra gì hay ko, có dám mạnh tay hay ko. Hình như mấy vụ đình đám về chất thải công nghiệp (vụ Wedan mí lại vụ gì mới rồi ở Hải Dương) đều do cty của người anh CS Tung Của của chúng ta chứ làm gì có tư bản nào.
    Chuyện ngồi xưởng hay ngồi phòng lạnh nó đơn giản chỉ là sự khác biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, mình cũng đã thử cả hai. Khi đã nói đến bị tư bản bóc lột thì ngồi đâu cũng thế cả thôi. Ở VN còn được xin ra ngoài đi vệ sinh là tốt rồi. Bên kia va muốn ra ngoài thì ra ko phải xin phép nhưng đố mà ra ngoài được, tất cả công việc là một guồng quay và mỗi công nhân là một mắt xích trong cái guồng quay đó, chỉ cần lơ là một tẹo là loạn tùng phèo hết. Mình ví dụ làm xúc xích hay làm salad, trên một cái băng chuyền, đầu này người này đẩy vào và đầu kia người kia đóng gói. Băng chuyền chạy liên tục và cả hai phải đảm bảo cho điều đó không bị ngắt quãng. Trong suốt thời gian làm việc hiếm khi rảnh tay được quá 10 giây. Có đợt báo chí đưa tin bọn đi làm bên đấy phải đóng bỉm trước khi vào làm là vì thế.
    Làm đầu óc thì lại khác, ngồi phòng lạnh sung sướng nhưng ngày nào cũng phải nghĩ bạc cả đầu, đôi khi bị khách hàng khó tính chửi cho như chó (chửi cái lỗi *** phải của mình nữa chứ) mà vẫn phải tươi cười nói cảm ơn với nó. Thế nên bọn làm văn phòng bên đấy mắc bệnh rụng tóc mí lại loét dạ dày hơi nhiều.
    Về tớ chỉ thấy có điều đáng bức xúc là lương lậu cho người làm hơi bị rẻ. Còn về công việc thì thực sự người làm ở VN có nhiều cái thoải mái sung sướng hơn bên kia nhiều. Và cái thoải mái sung sướng nhất, như tows thấy, là mình đêk bị tinh thần trách nhiệm trong công việc đè nặng.
  3. boycodon_0806

    boycodon_0806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Có khi chuyển sang trồng lúa như ngày xủa có khi lại hay. Đõ phải ăn đong.
  4. catbuivietnam

    catbuivietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    thối nát hết rồi, dân làm, dân biết, quan kiểm tra.
  5. boycodon_0806

    boycodon_0806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    :-w
    Giải lời nguyền tình ‘chết người’ ở Hải Dương


    Ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, không ít người dân rỉ tai nhau rằng: Đàn ông xã Tân Việt nếu lấy vợ là người xã Cẩm Chế thì cuộc sống gia đình sẽ gặp nhiều tai ương. Thậm chí, cặp đôi nào dám bước qua lời nguyền thì người chồng hoặc đứa con sẽ mất mạng theo những cách khó hiểu nhất.

    Lần theo những lời đồn đoán này, phóng viên đã có mặt tại huyện Thanh Hà để tìm sự thật.

    Lời nguyền và những cái chết được ghép nối


    Chúng tôi được lãnh đạo UBND xã Cẩm Chế thu xếp cho gặp ông Lê Kiển, một người cao tuổi có uy tín trong làng. Theo chân ông Kiển, phóng viên được đi một vòng quanh xóm làng để nghe các cụ thuộc thế hệ đi trước kể về lời nguyền "chia loan rẽ phượng". Chưa bàn đến việc lời nguyền kể trên đã ứng vào ai chưa nhưng quả thật, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, chi phối nhận thức của nhiều người dân xã Cẩm Chế.

    “Riêng ở một xóm nhỏ trong làng Phương La, tôi đã có thể kể cho chú nghe tên của 3 người phụ nữ có chồng chết bất ngờ chỉ trong vòng 3 năm nay. Họ đều là những người mới ngoài 40 tuổi. Cô Nguyễn Thị H có chồng chết năm ngoái vì điện giật. Cô O có chồng chết vì tai nạn giao thông. Còn một người nữa thì có chồng chết vì tai nạn lao động”, ông Lê Kiển nói.

    Ông Kiển dẫn phóng viên tới tận nhà riêng của những nhân vật kể trên. Và đúng là có những chuyện đau lòng đó thật. Để thuyết phục phóng viên, ông Kiển còn đưa ra thêm nhiều câu chuyện bi kịch khác của các cặp vợ chồng mà chồng là người dân xã Tân Việt, vợ là con gái đất Cẩm Chế. Những con người được ông Kiển đề cập đều có quan hệ họ hàng hoặc thân thích với gia đình ông.

    “Tôi thì tôi có nghe dư luận đó và vài năm nay thì nó rộ lên rất nhiều. Vợ tôi “thống kê” lại thì vài năm nay có tới 7 cặp vợ chồng có chồng chết bất ngờ. Ví dụ như ông Nguyễn Văn Q, có vợ tên H đang sinh sống khỏe mạnh thì bỗng nhiên ông Q bị tai biến phải nhập viện. Khi vào viện điều trị, ông Q khỏe lại dần.

    Bà H thấy chồng nằm một chỗ buồn bã nên nói mấy câu chuyện vui cho chồng nghe. Nào ngờ, khi nghe những câu chuyện này thì ông chồng buồn cười quá, cười không dứt được. Vì tràng cười này, ông Q đã qua đời”, bác Ngô Văn Sáng, người dân xã Cẩm Chế kể lại.

    Những câu chuyện về lời nguyền "chia loan rẽ phượng" oan nghiệt trên đã râm ran bấy lâu nay ở xã Cẩm Chế và mới đây, dư luận lại ồn ào lên sau một sự việc quái dị xảy ra tại nhà anh Nguyễn Bá Thông.

    Như Báo PLVN đã đưa tin, ngày 3/3/2011, con anh Thông là cháu Nguyễn Trắc Công được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ trên cây vải vườn nhà. Một tháng sau, đến lượt anh trai của anh Thông (là người xã Tân Việt) lấy vợ bên xã Cẩm Chế tử vong vì ngã xuống sông. Nhiều người dân cho rằng, tai ương kể trên đến là vì lời nguyền bí ẩn...

    Nguồn gốc huyễn hoặc của lời nguyền


    “Thời xưa, có một người phụ nữ là dân làng Phương La, xã Cẩm Chế yêu sâu sắc một người đàn ông là người xã Tân Việt và họ đã kết hôn. Tuy nhiên, khi người phụ nữ mang bầu, người chồng đã phụ bạc để đi theo người đàn bà khác.

    Uất hận, người phụ nữ tội nghiệp đã ra cây cầu thuộc bờ sông nối hai làng và trầm mình xuống dòng nước đang chảy xiết, mang theo lời nguyền: Những người đàn ông xã Tân Việt lấy phụ nữ xã Cẩm Chế sẽ chịu những kết cục oan nghiệt. Đó là căn cứ của lời nguyền xưa”, cụ ông Nguyễn Mạnh Thường (87 tuổi, người dân xã Tân Việt) kể.

    Trong khi đó, một nguyên cán bộ cấp cao tỉnh Hải Dương nay đã về hưu và đang sinh sống tại làng Phương La, xã Cẩm Chế lại kể cho phóng viên một câu chuyện khác: “Ngày xưa, thời loạn, khi dân xã Cẩm Chế chạy loạn qua xã Tân Việt để ra đường lớn thoát thân thì thấy cây cầu nối hai bờ sông đã bị phá hủy. Vì thế mà dân hai làng có mối hiềm khích. Phải chăng, đó là căn nguyên của vấn đề?”.
    Một điều hiển nhiên là những câu chuyện trên chỉ là những huyền tích không thể kiểm chứng và được thổi phồng lên, "thêm mắm dặm muối" qua truyền miệng dân gian. Tình yêu thời nào cũng có, do đó mà sự phản bội hay các mối hiềm khích có khi nào không tồn tại trên đời?.

    Sinh ly, tử biệt là chuyện thường tình ở cõi nhân gian, nhưng khi gắn những tai nạn, những cái chết ngẫu nhiên vào một câu chuyện thấm màu sắc mê tín dị đoan tức là chính chúng ta đang làm tăng thêm sức mạnh của lời nguyền "chia loan rẽ phượng", chính chúng ta đang gây ra sóng gió, cản trở cho những cặp uyên ương trai Tân Việt, gái Cẩm Chế.

    Hầu hết những vị phụ huynh khi được phóng viên hỏi: Nếu biết con gái mình, hoặc con trai mình yêu con trai xã Tân Việt (hoặc con gái xã Cẩm Chế) thì có cấm không?. Đa số câu trả lời là: “Không cấm, nhưng không thích!”.

    “Ngày xưa, tự do yêu đương chưa được như bây giờ nên khi tôi có một mối là người xã Tân Việt hỏi cưới về làm vợ, ông cụ nhà tôi cấm liền. Cụ bảo, lấy ai thì lấy, đừng lấy trai Tân Việt”, cô Thanh, người dân thôn Phương La nói.

    Khi thực hiện bài viết này, phóng viên không mong bạn đọc sẽ bị cuốn vào những câu chuyện ma quái, không căn cứ. Điều mà chúng tôi mong mỏi là lời hứa của một vị lãnh đạo xã Cẩm Chế sẽ sớm được thực hiện một cách triệt để: Sẽ tổ chức tuyên truyền, giao lưu đoàn hội giữa hai xã để chứng minh rằng hôn nhân vững bền bắt nguồn từ tình yêu chân thành.

    Theo Pháp luật Việt Nam

Chia sẻ trang này