1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu ngầm - Thiết kế và phát triển (Submarine - Design and Development) - Tác giả: Norman Friedman

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 05/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Tàu ngầm - Thiết kế và phát triển (Submarine - Design and Development) - Tác giả: Norman Friedman

    Để giúp anh em (và cũng là tự giúp mình) tìm hiểu thêm về tàu ngầm. Tớ xin mạn phép dịch cuốn này và up lên đây. Link down bản tiếng Anh: http://www.mediafire.com/?ywzbzmnzgzt

    Hồi trước tớ chỉ học BK - khoa cơ khí ====> có sai sót gì về mẹt dịch thuật xin anh em lượng thứ + chỉ giáo!

    CHƯƠNG I: LÉN LÚT - ĐẶC TÍNH CỦA CUỘC CHIẾN TÀU NGẦM

    Về mặt kỹ thuật, tàu ngầm là hệ thống vũ khí "tàng hình" đầu tiên. Quả thực, giá trị tuyệt vời của nó chính là sự bí mật, dựa trên tính năng không bị phát hiện, và phần lớn công nghệ tàu ngầm được tập trung vào khả năng này để chống lại sự phát triển của các kỹ thuật phát hiện tàu ngầm. Các chiến thuật và học thuyết sử dụng tàu ngầm thường bắt nguồn từ khả năng tàng hình của nó. Điều nghịch lý là, người chỉ huy tàu ngầm phải bỏ mặt nạ ngụy trang của anh ta để thực hiện phần lớn các nhiệm vụ. Ví dụ, một chiếc tàu ngầm tự làm lộ nó khi tấn công mục tiêu. Do đó, một người chỉ huy thành công phải kết hợp được khả năng dấu mình với khả năng sẵn sàng trút bỏ tàng hình trong một tích tắc của cuộc chiến. Sự cân nhắc giữa việc bảo đảm an toàn với tính hiệu quả trong chiến đấu là trọng tâm của chiến thuật tàu ngầm cũng như thiết kế của nó.

    Trong thời bình, khả năng lén lút và tàng hình dường như quan trong nhất; tàu ngầm nói chung được coi như một hiểm họa có thể lường trước miễn là nó được định vị bởi các lực lượng ASW (vũ khí chống tàu ngầm?). Do đó, trong thời bình, các bài tập luyện, khả năng loại trừ và tránh căng thẳng, có thể được đánh giá dễ dàng hơn nhiều so với khả năng gây thiệt hại cho mục tiêu. Chỉ trong thời chiến, khả năng tàn phá đối phương mới trở thành giá trị tối thượng: những rủi ro không chỉ đáng giá mà là cần thiết. Sự phát triển của khả năng thỏa mãn các yêu cầu về bí mật bất ngờ trong suốt Chiến tranh thế giới II đã gây sốc các chuyên gia. Có lẽ đó cũng chính là mục tiêu trong tương lai của tàu ngầm.

    (tớ sẽ dịch tiếp, rất cám ơn nếu bạn nào có nhã ý dịch cùng tớ)
    CheburashkaVNKhucthuydu2 thích bài này.
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Sự mâu thuẫn lớn về tâm lý giữa khả năng tự bảo vệ (tàng hình) với hiệu suất tấn công giải thích một trong những bài học vận hành quan trọng nhất về chiến tranh tàu ngầm, đó là một số rất nhỏ chỉ huy tàu ngầm lại tạo ra phần lớn các vụ đánh đắm tàu. Ví dụ, người Anh đã nhận thấy rằng hiệu quả tấn công mới mẻ của các U-boat Đức trong Chiến tranh thế giới II đã giảm đi đáng kể sau khi một số ít chỉ huy giỏi (aces) hi sinh. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh đắm tàu lại được gây ra bởi các chỉ huy có mức độ hiếu chiến trung bình. Điều đó có nghĩa là, các chỉ huy giỏi tương đối tham lam, họ tiếp tục tấn công ngay cả khi yếu tố bất ngờ không còn, và họ hy sinh tương đối sớm trong cuộc chiến. Các chỉ huy tàu ngầm khác có xu hướng rút lui sau một vài thành công; họ đã cân bằng được sự tính hiếu thắng với một số cảnh báo. Và tuy nhiên, như trong cuộc chiến trên không, rất nhiều chỉ huy đã không có đủ sự hiếu thắng cần thiết.
    Trong lực lượng tàu ngầm Mỹ, chiến thuật cẩn trọng đã chiếm ưu thế, ngày qua ngày, tính hiếu chiến giảm xuống dưới mức cần thiết. Khoảng một nửa số chỉ huy tàu ngầm Mỹ đã được giải ngũ trong 18 tháng đầu tiền của Chiến tranh Thái Bình Dương. Ví dụ, trong bài tập hạm đội trước chiến tranh, các tàu ngầm được tính là bị tiêu diệt ngay khi chúng bị phát hiện bởi máy bay. Hậu quả là, tàu ngầm được hiểu là phương pháp tiếp cận thận trọng trong đó hạn chế sử dụng kính tiềm vọng và phụ thuộc quá nhiều vào sonar bị động. Trong thới chiến, chiến thuật tấn công hiệu quả nhất là tấn công trên mặt nước vào ban đêm, việc lặn xuống chỉ chỉ là để lẩn trốn các đòn phản công. Đối với một thuyền trưởng trước chiến tranh, việc vận hành theo cách đó phủ nhận mọi quá trình huấn luyện thời bình của anh ta. Quả thật, một thuyền trưởng dám giả định tình huống tấn công trên mặt nước của thời chiến trong tập trận trước chiến tranh sẽ bị khiển trách nặng nề.
    Khucthuydu2 thích bài này.
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Cho đến tận sau Chiến tranh thế giới thử II, lộ mình khi tấn công là nguyên nhân chính khiến tàu ngầm bị phát hiện; đấy là lý do tại sao chiến thuật hộ tống được áp dụng, vì chỉ có các tàu chống ngầm đi cạnh mục tiêu mới có thể phát hiện một chiếc tàu ngầm đang tấn công. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, manh mối chủ yếu để phát hiện tàu ngầm là kính tiềm vọng hoặc vệt ngư lôi, và vấn để chủ yếu của tàu chống ngầm là tiếp tục lần theo được dấu vết của tàu ngầm sau khi nó đã tấn công. Sonar đã giải quyết được vấn đề đó, nhưng sonar chưa thực sự định vị được 1 chiếc tàu ngầm trước khi nó tấn công. Sonar quét, xuất hiện sau Chiến tranh thế giới II, có tác dụng, nhưng ngay cả bây giờ vẫn rất khó để định vị được tất cả các tàu ngầm trước khi chúng có thể tấn công. Ví dụ, cho đến tận thời hậu chiến, "tín hiệu lửa", vị trí của một tàu ngầm được xác định bằng chính nạn nhân của nó, được coi như manh mối chính cho các lực lượng không quân chống ngầm.
    Trong suốt nửa đầu của Chiến tranh Thái Bình Dương, nỗi sợ bị phát hiện khi tấn công của tàu ngầm được nhân lên bởi thành tích kém cỏi của ngư lôi Mỹ. Rất nhiều chỉ huy phải lặn sâu xuống sau khi phóng ngư lôi (không nổ) vào các mục tiêu đáng giá, vệt nước của ngư lôi làm lộ vị trí của họ. Trong nửa sau của cuộc chiến, lực lượng tàu ngầm đã nhận được những quả ngư lôi không những hiệu quả hơn mà còn để lại ít vệt nước hơn, do đó giảm thiểu rủi ro cho tàu ngầm phóng chúng.
    Được dragonboy1080 sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 08/04/2010
    Khucthuydu2 thích bài này.
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Các tàu ngầm học hỏi các mánh khóe bằng việc tìm cách trốn tránh các lực lượng chống ngầm của chính phe mình, do đó việc tập luyện của tàu ngầm phụ thuộc vào chất lượng của lực lượng chống ngầm. Ví dụ, hải quân Mỹ đã tập trung vào ra đa phát hiện kính tiềm vọng và các tín hiệu điện tử, vì thế các tàu ngầm Mỹ sớm học được cách tránh làm lộ kính tiềm vọng cũng như tín hiệu điện tử. Họ do đó trở nên phụ thuộc nhiều vào sonar bị động, và các chiến thuật của họ nhấn mạnh vào việc ngấm ngầm theo dõi mục tiêu trong thời gian dài. Các tàu chiến Liên Xô có vẻ như sẵn sàng hơn nhiều trong việc sử dụng kính tiềm vọng và ra đa, điều này phản ánh năng lực vũ khí chống ngầm của Liên Xô. Mô thức vận hành này tác động ngược trở lại quá trình thiết kế tàu ngầm, do đó, ví dụ như, Hải quân Mỹ đã bỏ các ra đa dò tìm tàu ngầm trên mặt nước.
    Điều không may là các nhân tố liên quan đến con người hiếm khi được cảm nhận trong các cuộc tập trận thời bình cũng như trong trong việc đánh giá tính hiệu quả của lực lượng tàu ngầm Liên Xô hoặc của các vũ khí chống ngầm phương Tây. Một nhân tố liên quan là mức độ sắn sàng của một chỉ huy tàu ngầm bình thường trong việc ngừng một cuộc tấn công sau khi đã ghi một vài điểm, nhưng trước khi lực lượng chống ngầm tiến đến. Có nghĩa là, khi đã quyết định chớp lấy cơ hội tấn công, một chỉ huy tàu ngầm thường sẽ không đắn đo; nhưng anh ta cũng thường sẵn sàng bỏ dở cuộc tấn công để rời đi và chiến đấu vào một ngày khác.
    Khucthuydu2 thích bài này.
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Một điều cũng quan trọng nữa là phải luôn ghi nhớ về cách thức chiến đấu của các đối thủ tiềm tàng. Hiện tại, mục tiêu chủ yếu của các tàu ngầm phương Tây là lực lượng tàu ngầm Liên Xô, bao gồm tàu ngầm chống tàu và tàu ngầm chiến lược. Liên Xô nhấn mạnh vào các vấn đề: trong những năm 50, họ chủ yếu quan tâm đến việc chống lại các lực lượng tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ của phương Tây, nhưng sau đó, đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Delta, họ quan tâm hơn đến các vũ khí chống ngầm (dùng để bảo vệ tàu ngầm). Việc liên lạc giữa các tàu ngầm đang lặn là tương đối không hiệu quả, do đó các tàu ngầm với nhiệm vụ chống ngầm thường có xu hướng hoạt động đơn lẻ; vấn đề chiến thuật chủ yếu là nỗi sợ chẳng may tấn công hoặc bị tấn công bởi chính tàu ngầm phe mình. Người Liên Xô thích các chiến thuật đồng đội hơn, chiến thuật này là hợp lý nếu họ sử dụng các tàu ngầm để tấn công các mục tiêu không phải tàu ngầm khi không có các tàu nổi của Liên Xô quanh đó. Không rõ người Liên Xô giải quyết vấn đề nhiễu loạn như thế nào khi họ sử dụng các chiến thuật giành cho trận chiến chống tàu trong lúc các vũ khí chống tàu ngầm ngày càng đóng vai trò lớn.
    Trong quá khứ, chiến tranh hiếm khi dù chỉ là gần đúng với các dự đoán trong thời bình (thường là dự tính qui mô của các hạm đội tàu ngầm), bất ngờ thường lớn cho tất cả các bên. Ví dụ, Hải quân Mỹ được thiết kế chủ yếu để chiến đấu trong một cuộc chiến qui ước giữa 2 phe NATO và Warsaw, trong đó các tàu ngầm tấn công sẽ tạo thành một hàng rào chống ngầm từ Greenland - Iceland - Vương quốc Anh và các vùng biển hẹp khác. Mục tiêu của chúng sẽ là các tàu ngầm Liên Xô đang di chuyển. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có khả năng xảy ra một kịch bản khác như là các cuộc chiến tranh hạn chế trên vùng nước của Thế giới thứ 3 trong đó phần lớn các mục tiêu sẽ là các tàu nổi. Trong hoàn cảnh đó, các tàu ngầm có lẽ sẽ tìm lại chính mình bằng cách áp dụng chiến thuật "đàn sói".
    Khucthuydu2 thích bài này.
  6. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Tuyệt vời! Tôi không thể nói gì hơn được hai từ ấy nữa! Tôi đã tìm hiểu một số tư liệu nhưng đều thiếu tính hệ thống. Tuy nhiên, nếu bỏ bớt một số đoạn nói về tâm lý người thuyền trưởng thì có lẽ nó sẽ càng rõ nét hơn. Hi vọng bồ sẽ cho chúng tôi thêm nhiều thông tin quý giá hơn nữa! Làm 1 ly!
  7. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Cám ơn bạn linhthuydanhbo đã ủng hộ!
    Không biết bên quốc phòng thế nào chứ bên dân sự cũng có nhiều nơi làm thử mô hình tàu ngầm rồi. Tớ thấy khá nhất là mô hình của Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Hàng hải. Mấy cái của nơi khác làm trông hơi giống... chuồng gà biết lặn
    Đại học Bách Khoa Hà Nội, vẫn sài điều khiển hữu tuyến nên trông hơi... country. Bù lại phần body rất đẹp, cân bằng tốt, lặn, nổi khá pờ rồ:
    http://www.youtube.com/watch?v=qdMP2hvrM6o
    Đại học Hàng hải, chơi hẳn điều khiển vô tuyến, mọi thứ có vẻ còn nuột hơn của BKHN. Chỉ phải cái cứ có cái "bong bóng" lẽo đẽo trôi theo. Chắc cái bong bóng đó là để giữ cho tàu khỏi lặn sâu quá tầm với của sóng điều khiển vô tuyến?
    http://www.youtube.com/watch?v=tT-e_XgpGc8
    Được dragonboy1080 sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 10/04/2010
  8. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Đặc biệt là từ năm 1945, một vài thiết kế tàu ngầm đã được thay đổi cho những yêu cầu đặc biệt. Ví dụ, từ đầu những năm 60 trở đi, các tàu ngầm Mỹ đã được chuyên môn hóa cho việc do thám tín hiệu điện tử, hình ảnh, và âm thanh (thu thập thông tin tình báo) trong các khu vực hoạt động của hạm đội Liên Xô. Khi câu chuyện này vỡ lở vào năm 1975, người ta gán nó cho tàu ngầm lớp Sturgeon (SSN 637). Nó được phát triển từ lớp Permit (SSN 594) trước đó, với các ăng ten bổ xung, hải trình dài hơn, và kích cỡ lớn hơn để tăng thêm thiết bị điện tử. Tất cả những gì trong báo cáo năm 1975 đều cho thấy những chủ ý trong thiết kế để đáp ứng yêu cầu về do thám. Khả năng bí mật của tàu ngầm khiến việc do thám chở thành nhiệm vụ chủ yếu trong thời chiến cũng như thời bình, thậm chí với cả các mẫu tàu ngầm tấn công chuyên dùng cho tấn công tàu nổi và tàu chiến đối phương. Các phi vụ đặc biệt, như là thả một toán lính vào hậu phương của kẻ thù, cũng được coi như thuộc về nhiệm vụ do thám, mặc dù thường thì chúng được thực hiện bởi các tàu ngầm đặc chủng.
    Trong trường hợp của Liên Xô, có nhiều bằng chứng cho thấy các tàu ngầm duyên hải chu trình kín (diesel) lớp "Quebec" được đặt tại biển Baltic và Biển Đen, với hải trình nằm giửa eo biển Đan Mạch và eo biển Istanbul. Qua đó có thể dễ dàng hình dung một nhiệm vụ đánh chiếm đặc biêt hoặc thả thủy lôi hoặc phá hoại, sẽ được thực hiện khi một cuộc chiến tranh qui ước nổ ra, theo một vài kịch bản điển hình mà Liên Xô đã dự tính.
    Khucthuydu2 thích bài này.
  9. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Rất nhiều sự thoả hiệp trong nguyên lý thiết kế tàu ngầm đã hy sinh tính năng tàng hình để tăng khả năng chiến đấu. Ví dụ, các tàu ngầm trong thời kỳ đầu tàng hình khá hiệu quả bởi lý do đơn giản là, ít nhất trong vùng nước lân cận tàu địch, chúng di chuyển dưới nước, giấu mình trước sự quan sát từ bong tàu - mặc dù thường là không qua mắt được các quan sát từ máy bay. Ngay cả khi đã nổi lên mặt nước, chúng cũng rất khó bị phát hiện bởi phần nhô lên khỏi mặt nước là rất ít. Chìm hoàn toàn, tuy nhiên, tàu ngầm lúc đó cũng gần như mù hoàn toàn. Chỉ huy của nó phải từ bỏ một phần khả năng tàng hình để nhô kính tiềm vọng lên khỏi mặt nước, cái có thể bị phát hiện từ tàu nổi. Sau này chuyện tương tự cũng xảy ra với một ống thở, và trong cách nói của tàu ngầm hiện nay có một thành ngữ gọi là "sự hớ hênh", khoảnh khắc tàu ngầm tự làm lộ nó khi ngoi ống thở lên. Tương tự, cuối Thế chiến II các U-boats được thiết kế để có tốc độ di chuyển cao dưới mặt nước nhằm trốn tránh các tàu chống ngầm. Chúng buộc phải hi sinh khả năng lặn nhanh, dó đó khi ở trên mặt nước chúng dễ bị tấn công hơn. Vấn đề này đã được giải quyết khi ống thở được đưa vào sử dụng, nhờ thế tàu ngầm không cần phải trồi lên nữa. Tuy nhiên, một tàu ngầm đang dùng ống thở chậm chạp hơn rất nhiều một tàu ngầm đang di chuyển trên mặt nước, có nghĩa là một vài tính năng di chuyển buộc phải hi sinh.
    Trước năm 1941, chính vì sợ lộ kính tiềm vọng mà Hải quân Mỹ đã cố gắng duy trì khả năng tàng hình bằng cách chỉ dựa vào âm thanh thụ động để định vị và lần theo các mục tiêu trên mặt nước, sonar chủ động chỉ dùng "một gõ" để xác định khoảng cách đến mục tiêu. Các cuộc tấn công được thực hiện ở độ sâu vượt quá khả năng quan sát của kính tiềm vọng. Học thuyết này đã được chứng minh là rất kém hiệu quả, nhưng nó đã tồn tại trong một khoảng thời gian trước khi bị loại bỏ
    Được dragonboy1080 sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 12/04/2010
  10. minhmeo2009

    minhmeo2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Quá hóa quá, vote cho bác

Chia sẻ trang này