1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Rủ rê đi Thái Nguyên-Cao Bằng -Bắc Kạn vào dịp 30.4 ( xuất phát từ Hải Phòng) đê...! Nhờ tư vấn giúp

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi kangguruhp, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kangguruhp

    kangguruhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Qua tham khảo một số người đã đi rồi, mình lên sơ bộ chương trình tham quan như sau:
    * Ngày 1: Hải Phòng -> Thái Nguyên
    - Thăm huyền thoại cung bằng thuyền( vùng huyền thoại gắn liền với thiên tình sử nàng Công, chàng Cốc): thăm lòng hồ, các hòn đảo nhấp nhô: đảo khỉ, đảo Mỹ nhân, thăm bến Nam Phương thơ mộng...; sau đó thăm khu di tích lịch sử ATK Định Hóa.
    -Tối nghỉ , tham quan TP TN về đêm.( có thể tham gia chương trình đốt lửa trại.)
    * Ngày 2: Thái Nguyên-> Bắc Cạn:
    - Thăm hồ ba Bể ( là 1 trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới), vườn Quốc gia Ba Bể...
    - Chiều tối đi Cao Bằng.
    * Ngày 3: Cao Bằng:
    - Thăm hang Pác Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác
    - Đi Trùng Khánh: thăm thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao...
    - Chiều tối về Lạng Sơn( nghỉ tại phố Kì Lừa)
    * Ngày 4: Lạng Sơn -> Hải Phòng:
    - Thăm động Nhị Thanh, Tam Thanh, chợ Đông Kinh
    - Chiều lên đường về Hải Phòng. ( Kết thúc chuyến đi).
    + Kinh phí dự trù: khoảng 1 triệu đ/ng
    Bạn nào có kinh nghiệm xin hãy tư vấn thêm giúp mình nhé.
  2. kangguruhp

    kangguruhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    @: HoaTrangNguyen_sad: Hoan nghênh bạn tham gia cùng hành trình khám phá vẻ đẹp của vùng Đông Bắc Bộ cùng bọn mình. Mình đã gửi thông điệp cho bạn nhưng thấy báo lỗi, không gửi được, không hiểu tại sao. Bạn có thể liên lạc với mình theo đ/c: kangguruhp@yahoo.com.vn nhé.
  3. kangguruhp

    kangguruhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Mình tìm được 1 số thông tin về địa danh sắp đi, đưa lên đây để lấy khí thế một chút nhỉ!
    Hồ Ba Bể - Ứng cử viên Di sản thế giới
    Cùng với chùa Hương, Bãi đá cổ Sa Pa, Hồ Ba Bể sẽ là đại diện của Việt Nam đề cử UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hai giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo và giá trị nổi bật về địa chất địa mạo. Ngoài ra, Hồ Ba Bể còn có giá trị to lớn về đa dạng sinh học.
    Trước khi được chính thức đưa lên danh sách đề cử, năm 1995 Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
    Hồ treo lơ lửng trong làng đá cổ
    Về cảnh quan địa chất, đây là khu vực thể hiện rõ rệt dấu ấn lịch sử của các thời kỳ hình thành vỏ trái đất. Về địa chất địa mạo, đây là vùng đá vôi cổ rộng lớn, có đặc điểm kiến tạo rất đặc biệt. Vài năm gần đây, Viện địa chất phối hợp với Hội địa chất Bỉ đã tiến hành nghiên cứu vùng đá vôi Hồ Ba Bể. Họ khẳng định đây là vùng đá vôi có niên đại 450 triệu năm. Ðiều kỳ thú là trong quá trình biến đổi địa chất, đá vôi đã biến thành những mảng đá hoa cương.
    Theo các nhà địa chất thì việc đá vôi trở thành đá hoa cương là điều vô cùng độc đáo và hiếm thấy. Giữa một vùng núi đá vôi lại có một cái hồ khổng lồ treo lơ lửng (thông thường giữa các vùng đá vôi khác có những khe nứt, nước bị "tuột" xuống thành các dòng sông ngầm). Nhưng ở đây đáy hồ có một lớp đất sét dày tới 200 mét bịt kín, chính địa tầng sét này không cho nước thoát xuống và hồ được hình thành như vậy. Hồ hơi co lại ở giữa thành một hành lang bị kẹp giữa các vách đá dựng đứng. Giữa hồ có hai đảo nhỏ, đảo lớn giống như hình chú ngựa đang đóng cương lội nước nên được đặt tên là hồ An Mã.
    Là hồ có kiến tạo lớn nhất miền bắc nằm giữa vùng đá phiến và đá vôi ở độ cao 145 mét, Hồ Ba Bể dài hơn tám km, rộng ba km, sâu từ 20-30 mét có nhiều hang động và suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc làm say lòng những du khách tới nơi đây.
    Gọi là Ba Bể bởi hồ được tạo thành bởi ba nhánh sông lớn hợp lưu mà thành. Ba nhánh sông này là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng (tiếng Tày, pé là hồ). Chung quanh hồ là quần thể du lịch Ao Tiên, đảo Pò Giả Mải (đảo Bà Gúa), động Puông, thác Ðầu Ðẳng)...
    Từ Pé Lèng xuôi khoảng 800 mét, dòng sông Năng xuyên qua khối núi đá vôi Lũng Nham tạo ra động Puông dài 300 mét, cao hơn 30 mét với nhiều nhũ đá muôn hình vạn trạng, huyền ảo và lung linh. Những đợt bào mòn hàng triệu năm của con sông thời gian vào dãy núi đá vôi đã tạo nên một chiếc động kỳ bí trong một chiếc hồ lạ kỳ.
    Thác Bản Giốc
    Thác Bản Giốc Là một tỉnh cực bắc của đất nước cách thủ đô Hà Nội 317 km đường ô tô. Cao Bằng có núi rừng trùng điệp, đèo heo hút gió, đi lại khó khăn. Cao Bằng là quê hương của những tấm thổ cẩm Tày-Nùng đẹp rực rỡ, của cây hồi, dầu hồi, của lê Đông Khê, mận Thất Khê, hạt dẻ Trùng Khánh, thạch đen Quảng Hoà... Cao Bằng còn đóng góp cho kho tàng tài nguyên du lịch Việt Nam thắng cảnh thác Bản Giốc.
    Thác Bản Giốc thuộc phần đất huyện Trùng Khánh, sát biên giới Việt -Trung, cách thị xã Cao Bằng ngót 100km về phía đông-bắc. Từ huyện lỵ Trùng Khánh đi về phía biên giới ta sẽ gặp dòng sông Quy Xuân nước xanh trong vắt, xa xa một làn sương mờ mờ bốc ngang sườn núi và những tiếng động ầm ầm phá vỡ sự yên tĩnh của núi rừng. Làn sương và tiếng động ấy đều do sông Quy Xuân tạo nên; dòng sông chảy từ nơi xa tới đây bỗng dưng hạ thấp đột ngột xuống dốc, nơi đó chính là thác Bản Giốc.
    Thác cao khoảng 50m, rộng chừng 250m. Từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Vào mùa khô dòng thác tạo thành ba tầng nước. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước ào ào giội xuống như ném hàng ngàn tấm lụa trắng nõn từng dây từng dây, nước va vào đá tung lên thành mưa bụi bốc lưng chừng núi cao ven bờ. Ngay giữa ngày hè oi bức nhất chỉ cần chớm bước tới đây ta đã cảm thấy mát dịu vì hơi nước, vì cơn mưa bụi của thác. Những hôm đẹp trời, nắng chiếu qua làn mưa bụi hiện thành cầu vồng lung linh bảy sắc huyền ảo, thành hàng trăm ngàn con rồng đỏ, rồng xanh thi nhau múa lượn. Tầng thứ hai đẹp nhất. Nước chảy lững lờ rồi từ từ đổ xuống dòng sông Quây Sơn. Mùa mưa, ba tầng thác hợp lại chỉ còn một dòng chảy xiết.
    Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Đó là những tấm gương trong vắt ***g lộng soi bóng trời mây, hai bên là thảm cỏ xanh rì, đây đó điểm những dây hồng nhung, hồng đại đoá, hương bay ngan ngát. Những nhánh hoa phong lan cũng trang trí cho bờ thác thêm xinh tươi, và từ trên các cây cao lâu đời từng chùm hoa tím, hoa vàng hiện ra duyên dáng.
    Động Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam.
    Sông Quy Xuân tạo ra thác Bản Giốc hùng vĩ nên thơ đồng thời cũng cung cấp cho đất nước một đặc sản quý báu: cá trầm hương, một loại cá thịt rất thơm, thơm như mùi trầm. Đó là do xung quanh thác có rất nhiều cây trầm hương mà rễ và lá đã rơi xuống nước.
    Làng Bản Giốc nhỏ và xinh xắn với những mái nhà sàn lợp rạ, lẩn khuất sau con đường ngoằn ngoèo xuyên qua núi. Những chiếc cọn nước kẽo kẹt quay mải miết như chứ bao giờ được nghỉ ngơi. Dưới chân đèo Mã Phục những thửa ruộng bậc thang trông như một mảnh áo vá nhiều màu, xếp từng bậc nối đuôi nhau lên trời. Ruộng bậc thang là đặc trưng của vùng núi phía Bắc. Chọc lỗ tra hạt là phương thức canh tác của người dân địa phương. Dưới mái nhà sàn, cuộc sống của người dân thật bình lặng, êm ả. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng người đội mưa đi cấy. Trời hửng nắng, không gian chợt bừng lên. Một chú bé con như người chỉ huy dàn nhạc, vung chiếc gậy nhỏ xíu, lùa đàn trâu xuống gặm cỏ.
    Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc còn chưa bị bàn tay con người tàn phá. Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn thuỷ điện lớn trong tương lai.
    Mình copy được 1 số ảnh ở hồ núi Cốc, hồ Ba Bể, suối Lê - nin, thác Bản Giốc... đẹp lắm, mà không sao gửi lên đây được. Chán quá!
  4. Duynxine_xu_toboxo

    Duynxine_xu_toboxo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Mình đi Ba Bể và Cao Bằng mấy lần nên có chút kinh nghiệm. Các bạn đi như vậy sẽ rất mệt mỏi, vì đường miền núi hoàn toàn không dễ đi. Đi như thế thì chẳng ngắm được mấy.
    Theo mình nên bỏ qua Thái Nguyên trong chuyến này (mặc dù mình là dân TN thật). Đi từ đường từ HN lên, rẽ sang đường đi ATK Định Hóa và chạy thẳng lên Ba Bể (Đường tốt, phong cảnh tuyệt đẹp, nhất là nếu đi xe máy). Nên vào bản Pác Ngòi ngủ nhà sàn một đêm (dân du lịch ở đó rất nhiều, cả tây lẫn ta). Bọn mình hay ở nhà Hoa Sơn, nhà này vừa phải, không quá nhiều khách khứa như mấy nhà bên ngoài. Khách ở chủ yếu là khách nước ngoài. Ông bà chủ nhẹ nhàng, hiền lành và thân thiện, đúng chất dân tộc Buổi tối thì có thể dặn nhà chủ làm cơm cho mình, chọn mấy món gà, cá, rau trên đó, ngồi ăn tối ở nhà sàn, không gian yên tĩnh tạo cảm giác rất thú vị. Sáng dậy sớm lang thang trong bản, không khí trong lành cũng thích. Ngoài việc đi chơi hồ thì nên đi động Hua Mạ (cách Hồ tầm 5-6 km), từ bản Pác Ngòi cứ thẳng tiến thôi. Động đó rất đẹp.
    Như vậy chiều ngày thứ hai bạn có thể chạy lên thị xã Cao Bằng và ở CB một tối. Nhớ thưởng thức món bánh cuốn hay phở chua Cao Bằng vào buổi sáng và món lẩu Cao Bằng, gọi thêm món bánh Pizza Cao Bằng (làm bằng khoai môn rán, nhân đường) nóng hổi. Rau để ăn lẩu trên CB ngon lắm đấy.
    Ngày thứ ba bạn nên dành để đi Bản Giốc, từ thị xã đi lên đó khoảng 90 km. Lên đó, ngoài thăm thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao thì có thể rẽ sang chỗ cửa khẩu Pò Peo để xem các cột mốc địa đầu biên giới và mục sở thị cách phân chia biên giới. Riêng cửa khẩu thì bé tẹo. Bên này là đồn biên phòng ta, cách một cái barie, sang bên kia là sân đồn biên phòng của Tàu. Gần khu đó còn có một cái chợ biên cạnh hai cái cột mốc biên giới mới và cũ, dân Tàu dân ta bán lung tung đủ thứ, từ thuốc lá, nước hoa đến mấy đồ đa năng của Tàu . Vào chợ đó coi như ta đã nhảy sang Tàu, dân Tàu đi du lịch Bản Giốc khá đông ( phần thác của Tàu) và đều thích ra đứng cạnh mấy cái cột mốc đó để chụp ảnh. Nếu mua đồ thì bác nào biết tiếng dân tộc Tày là có thể dùng thoải mái.
    Sáng ngày thứ 4 bạn đi Pắc Bó, cách thị xã 60 km, trên đường đi rẽ thăm mộ anh Kim Đồng. Sau đó quay về HP.

  5. kangguruhp

    kangguruhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Duynxine_ ! Những thông tin quý báu của bạn giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc xây dựng kế hoạch cho chuyến đi sắp tới.
    Hình như miền Đông Bắc này có vẻ ít hấp dẫn du khách nhỉ. Tìm đồng hành nghe khó quá!
  6. Duynxine_xu_toboxo

    Duynxine_xu_toboxo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Mình quên là tối ngày 3 các bạn quay ra ngủ ở TX Cao Bằng nhé. Còn ở Ba Bể mình thấy các bạn khoai tây hay đi trekking sang mấy bản Dao, thường là mất 2 ngày.
  7. kangguruhp

    kangguruhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Duynxine- nhiều lắm. Nếu chuyến đi của mình thành công, mình hi vọng sẽ có dịp hậu tạ bạn.
    Nhóm của mình đến bây giờ rủ rê mãi mới được 6 người. Nếu không có gì thay đổi thì bọn mình sẽ rong ruổi bằng xe máy. ( Cầu Trời Phật phù hộ độ trì cho hành trình của chúng con được thuận buồm xuôi gió!).
  8. kangguruhp

    kangguruhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Theo sự tư vấn của bạn Duynxine_xu_tboxo, mình sửa lại lịch trình một chút.
    Ngày 1: (30/4) Hải Phòng- Bắc Kạn
    - 6h sáng xuất phát -> 13h tới Ba Bế. ( Thuê nhà sàn ở bản Pác Ngòi để nghỉ)
    - Chiều đi thăm phong cảnh và cuộc sống của người dân ở các bản Dao xung quanh.
    - Tối ngủ nhà sàn.
    Ngày 2: ( 01/5)
    - Sáng đi thuyền thăm hồ Ba Bể và một số động như động Puông, động Hua Mạ...
    - Trưa nghỉ ngơi, ăn trưa.
    - Chiều lên đường đi Cao Bằng.
    - Tối nghỉ tại Thị xã Cao Bằng: tham quan Thị xã về đêm.
    Ngày 3: (02/5):
    - Sáng đi Trùng Khánh thăm thác Bản Giốc, động Ngườm Ngoao, cửa khẩu Pò Peo..., thăm phong cảnh núi non Cao Bằng. ( Không biết mùa này hoa Gạo, hoa Vông, hoa Trẩu, và Tam Giác Mạch còn không nữa.)
    - Tối về thị xã ngủ.
    Ngày 4 ( 03/5):
    - Sáng đi Pác Bó, thăm suối Lê-nin, núi Các Mác, thăm mộ anh Kim Đồng.
    - Chiều lên đường về Hải Phòng. ( Kết thúc chuyến đi).
    Bạn nào muốn khám phá vẻ đẹp của miền Đông Bắc Bộ thì đồng hành cùng cho vui.

Chia sẻ trang này