1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    VN-A450

    [​IMG]

    Sau trở thành phòng Karaoke ở sân bay LK Đà Lạt

    [​IMG]

    [​IMG]

    Sau đó về Long xuyên và mang số hiệu VN-A452 trong khu di tích Bác Tôn
    [​IMG]

    Vậy chiếc VN-A452 thật đã đi đâu?

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Aircraft[/FONT] [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Taken at [/FONT]
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]More: Hang Khong Viet Nam
    More: Yakovlev Yak-40
    [/FONT] [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]More: Hanoi - Noi Bai (HAN / VVNB)
    More: Vietnam, December 1989
    [/FONT]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chiếc này cũng "nổi tiếng"

    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Về vụ máy bay rơi ở Bảo Lộc, có bài báo này, có thể là chuyến bay AN-24 như đã nói đến ở các trang trước?

    Sự cố máy bay qua lời kể HLV và tuyển thủ


    Sự cố cháy động cơ của chiếc máy bay chở trợ lý Ngô Lê Bằng và các tuyển thủ bóng đá hôm qua, khiến ông Bằng nhớ lại lần may mắn thoát lưỡi hái tử thần cách đây hơn 30 năm.


    15h30 hôm 7/12/2009, trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng cùng các tuyển thủ Minh Phương, Tài Em, Việt Thắng, Thanh Giang, Thanh Bình, Vũ Phong, Quang Thanh, Trường Giang đi máy bay ra Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi cất cánh được gần 20 phút, chiếc máy bay này đã buộc phải quay trở lại Tân Sơn Nhất do gặp sự cố.

    Ông Bằng kể lại: "Năm 1977, tôi đã thoát chết do gặp sự cố vào phút chót nên không thể đi chuyến bay tới Lâm Đồng. Chiếc máy bay này sau đó rơi ở Bảo Lộc và cướp đi sinh mạng của khá nhiều quan chức ngành thể thao khi đó".

    Đi bộ đội nhiều năm, từng đi nhiều máy bay quân sự nên sự cố này không làm ông Bằng hoảng hốt và quá lo lắng. Ông chia sẻ: "Khi đó, tôi thấy máy bay chao đảo, các hành khách xôn xao và chỉ ra sự cố ở cánh máy bay. Chỗ tôi ngồi có thể quan sát được khói bị tạt theo thân máy bay".

    Cũng giống như ông Bằng, hậu vệ Quang Thanh cho biết anh từng gặp sự cố tương tự khi di chuyển từ sân bay Cam Ranh, Nha Trang về TP HCM. "Một chút lo lắng nhưng lúc đó, tôi nghĩ rằng phi hành đoàn đang làm chủ được tình hình khi đưa máy bay quay lại sân bay", Quang Thanh cho biết.

    Trong khi đó, sự cố này khiến các tuyển thủ còn lại trên chuyến bay khá lo lắng, trong thời gian máy bay phải trở lại Tân Sơn Nhất. Khi động cơ bốc khói, đội trưởng Minh Phương đang ngủ và bị đánh thức. Nửa tỉnh nửa mơ, tiền vệ này còn thốt lên: "Sao trời nắng to vậy" với các đồng đội trước khi tá hỏa vì biết động cơ trục trặc.

    Người may mắn không phải rơi vào cảnh lo lắng này là Như Thành. Đáng ra trung vệ đang khoác áo Bình Dương cũng đi chuyến bay cùng ông Bằng và các đồng đội. Tuy nhiên, Như Thành phải ra sớm hơn để tham gia cuộc giao lưu trực tuyến với một tờ báo điện tử nên đã đáp chuyến sớm hơn.

    Tới 17h45, mọi người mới được bố trí đi chuyến bay kế tiếp và phải tới gần 20h, họ mới tới được khách sạn La Thành. Dù chậm hơn 2 tiếng so với quy định, thầy Tô không hề có ý kiến gì vì trước đó, trong thời gian chờ đợi ở sân bay, ông Bằng đã chủ động gọi điện cho HLV Calisto để thông báo về sự cố bất khả kháng này.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Máy bay chở khách tầm trung Antonov An - 24
    1) Mô tả và thiết kế
    a) Mô tả:
    Máy bay chở khách tầm trung An - 24, được biết đến là loại máy bay chở khách, động cơ Tuabin cánh quạt thân hẹp (khoang chở khách chỉ có 2 hàng ghế ở 2 bên và có lối đi ở giữa). Do phòng thiết kế Antonov thiết kế và sản xuất, An - 24 được Nato gọi là "Coke". Máy bay An - 24 được bắt đầu đưa vào sản xuất ở Liên Xô từ năm 1960 đến khoảng cuối thấp niên 60 thì dừng sản xuất và đã có khoảng 1000 chiếc thuộc tất cả các biến thể được sản xuất và đi vào hoạt động ở Liên Xô và xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác ở châu Á và châu Phi, ngoài ra An - 24 cũng được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi là Y - 7. Ngày nay vẫn còn nhiều chiếc An - 24 hoạt động trong các hãng hàng không dân dụng tại châu Phi.

    [​IMG]
    2) Thiết kế: Vào cuối thập niên 50 của thế kỉ 20, Hãng hàng không quốc gia Liên Xô cần một loại máy bay chở khách tầm trung có sức chở 50 hành khách. Loại máy bay nay phải hoạt động được ở các sân bay chưa được chuẩn bị, để thay thế cho máy bay IL - 14 đã lạc hậu và không còn hiệu quả khi khai thác thương mại. Nhiệm vụ thiết kế loại máy bay mới này được giao cho Phong thiết kế Antonov dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Oleg Antonov, nguyên mẫu đầu tiên của máy bay An - 24 được cất cánh lần đầu tiên vào năm 1959 và tới năm 1960 bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt.

    [​IMG]
    Bản vẽ thiết kế của máy bay An - 24
    Để phù hợp với các yêu cầu thiết kế của loại máy bay mới do Bộ CNHK Liên Xô yêu cầu, OKB Antonov đã lực chọn hình dáng bên ngoài của máy bay khá kì lạ với các thiết kế máy bay chở khách cùng thời, đó là máy bay có cánh được đặt trên cao thay cho đặt dưới thấp như thường thấy.

    [​IMG]
    1 phần khoang hanh khách của máy bay An - 24
    Nhóm thiết kế đã tạo cho An - 24 một bộ khung chắc chắn, tuy nhiên cũng giống như các máy bay chở khách khác do Liên Xô thiết kế và sản xuất. An - 24 cũng có khoang hành khách khá hẹp với các hàng ghế ngồi có khoảng cách hẹp dẫn đến sự thiếu thoải mải trong hành trình cho hành khách, đồng thời máy bay An - 24 cũng được trang bị bộ càng đáp khá đặc biệt. Càng đáp phía trước của máy bay được đặt ngay dưới khoang lái và có thể gập vào trong, 2 càng đáp chính của máy bay được đặt phía dưới 2 động cơ chính của máy báy và nó được gập luôn vào khoang chứa ở dưới 2 động cơ. An - 24 cũng được trang bị 2 động cơ Tubin cánh quạt, đây là một sự cách tân so với các loại máy bay chở khách khác của Liên Xô đang dùng, An - 24 được trang bị loại Ivchenko AI-24A công suất 2000 mã lực mỗi động cơ. Thiết kế cánh và cách đặt động cơ của máy bay An - 24, giúp cho máy bay có thể cất và hạ cánh trên những đường băng xấu, thậm chí là trên cả các đường băng bằng đất nện do tranh được các hạt bụi chui vào động cơ gây hỏng động cơ.

    [​IMG]
    Buồng lái chiếc VN-B232

    An - 24 cũng là 1 trong những loại máy bay chở khách đầu tiên trên thế giới có các khoang được điều áp, ngoài ra trong quá trình bay trong trường hợp khẩn cấp hành khách còn có các mặt nạ dưỡng khí dùng để thở. Đây là những điểm hoàn toàn mới trong thiết kế của máy bay An - 24 mà các loại máy bay chở khách trước đó không hề có.
    [​IMG]
    Safety card của TAROM (HK Ru ma ni)

    [​IMG]
    Air Cubana Safety Card An-24


    [​IMG]
    Cubana soviet Antonov An-24 Safety Card
  4. loxg5869

    loxg5869 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chiếc AN-24 đầu tiên của HKVN mang số hiệu VN-1094 sau đổi thành VN-B234 không rõ nguồn gốc từ đâu

    [​IMG]
    Antonov AN-24B VN1094 (cn. 67302503) SXF October 1973 (photo by Rainer Ness)
    This AN-24 was visiting Schönefeld on a government flight and is seen here taxiing for departure on it´s long way home.

    Sau đó CHDC Đức đã viện trợ tổng cộng sáu chiếc AN-24 trong khỏang thời gian 1975-1978. Sáu chiếc này mang số hiệu VN-B224 (sau đổi thành VN-B235), VN-B226, VN-B228, VN-B230, VN-B232, VN-1095 (sau đổi thành VN-B244)
    [​IMG]
    Antonov AN-24B DM-SBC (cn. 67202302) SXF August 1976 (photo by Manfred Kretzschmar)
    Most of the former Interflug AN-24s were later delivered as a gift to Vietnam, but before all were overhauled and repainted in this color scheme at Berlin/SXF.

    Chiếc DM-SBC của CHDC Đức trong quá trình sơn lại để tặng cho Việt Nam. Sân bay SXF Berlỉn tháng 8/1976


  6. bura8x

    bura8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Đổi số đăng bạ thế để phù hợp với luật hàng không dân dụng VN được ban hành lần đầu năm 1991, sau khi tách CAAV ra khỏi quân đội, theo đó VN là tên quốc tịch máy bay, B là kí hiệu kiểu loại động cơ phản lực cánh quạt (turbo-prop), còn 234 là số hiệu máy bay. Tương tự vậy, A là kí hiệu kiểu loại động cơ turbin phản lực (turbo-fan), còn C là kí hiệu của động cơ pistol.

    Số hiệu kiểu VN-xxxx là cách đánh số của bên KQ dành cho các máy bay thuộc biên chế KQ nhưng dùng cho khai thác dịch vụ thương mại, hiện thời vẫn dùng cho trực thăng ở binh đoàn Hải Âu. Các máy bay của KQ không khai thác thương mại thì chỉ có số hiệu, không có kí hiệu quốc tịch.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chiếc AN-24 đầu tiên của HKVN

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Aircraft
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Taken at [/FONT]
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]More: Hang Khong Viet Nam
    More: Antonov An-24B
    [/FONT] [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]More: Hanoi - Noi Bai (HAN / VVNB)
    More: Vietnam, December 1989
    [/FONT]

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Aircraft[/FONT] [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]Taken at [/FONT]
    [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]More: Hang Khong Viet Nam
    More: Antonov An-24B
    [/FONT] [FONT=ARIAL, Helvetica, Geneva]More: Hanoi - Noi Bai (HAN / VVNB)
    More: Vietnam, 1984
    [/FONT]

    [​IMG]

    Đưa Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro vào vùng lửa Quảng Trị: Gặp lại những người thực hiện chuyến bay lịch sử

    (26-01-2011)
    Năm nay, ở cái tuổi 75, đại tá Hồ Văn A đã trải qua nhiều sự kiện đặc biệt mang tính lịch sử và thời đại của dân tộc. Hơn 30 năm được phục vụ trên những chuyến bay đặc biệt, đại tá A đã tham gia phục vụ rất nhiều nhân vật quan trọng. Một trong số đó có chuyến bay lịch sử vào tháng 9/1973, chở một người bạn lớn, một người đồng chí, một người anh em của dân tộc Việt Nam từ bên kia bán cầu, một con người đã viết lên bao huyền thoại ở Châu Mỹ La Tinh - chuyến bay đặc biệt chở Chủ tịch Fidel Castro vào tuyến lửa Quảng Trị - vẫn vẹn nguyên trong miền ký ức của ông.

    [​IMG]

    Đại tá Hồ Văn A cùng đoàn bay được chụp ảnh với Chủ tịch Fidel (Ảnh chụp lại từ ảnh tư liệu của gia đình đại tá A).

    Nhân chứng của đoàn bay lịch sử
    Chúng tôi được trò chuyện với đại tá Hồ Văn A tại ngôi nhà nhỏ nằm trong một ngõ nhỏ của khu tập thể Hàng Không trên đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Đại tá Hồ Văn A và cô con gái út - chị Hồ Hồng Ngọc niềm nở tiếp chúng tôi. Đại tá là 1 trong 7 thành viên của phi hành đoàn đưa Chủ tịch Fidel vào tuyến lửa Quảng Trị tháng 9/1973.
    Với giọng nói chậm rãi, điềm đạm và mang âm sắc của miền Nam Trung Bộ, đại tá A chia sẻ: Tôi ra Bắc sống và làm việc đã gần 50 năm nhưng chất giọng của Khánh Hòa với sự mặn mòi của người dân vùng biển vẫn không thay đổi. Năm 1954, tôi tập kết ra Bắc, năm 1956, tôi được chọn đi học ngành thông tin tại Trung Quốc. Đến năm 1959, tôi về nước và bắt đầu làm việc trên các chuyến bay phục vụ các đồng chí lãnh đạo và khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Tôi là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập Đoàn bay 919 vào ngày 1/5/1959.
    Đại tá A nhớ lại: Ngày ấy, Đoàn bay 919 có hai máy bay AN24 mang số hiệu VN 1094 và VN 1093 để phục vụ các đông chí lãnh đạo và khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Trong thời điểm đó, máy bay Mỹ thường xuyên ném bom phá hoại ở miền Bắc nên 2 chiếc chuyên cơ này được gửi ở Trung Quốc để tránh tổn thất về khí tài hàng không. Trước khi nhận lệnh đi lấy máy bay, tôi và các chiến sỹ của đoàn bay chỉ biết là chuyên cơ sẽ phục vụ một nhân vật đặc biệt nhưng là ai thì bất cứ đồng đội nào trong đoàn bay đều không biết. Ngày tham gia thực hiện chuyến bay đó, tôi đang đeo hàm đại úy. Ngày đó, được tham gia phục vụ ngành hàng không, nhất là phục vụ cho những chuyến bay lịch sử thì phải đảm bảo nhiều thứ lắm. Cụ thể, phải có trình độ học vấn, có phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng... Chúng tôi phải trải qua nhiều sự sàng lọc kỹ lưỡng... Tất cả đồng đội trong chuyến bay đó đều biết chắc chắn mình được phục vụ một nhân vật vô cùng đặc biệt. Vì thế, ai cũng rất háo hức, mong đợi đến ngày...
    Hồi hộp và lo lắng
    Đại tá A lật giở miền ký ức: Qua nhiều chọn lựa, cuối cùng tổ bay cũng được chỉ định, bao gồm Nguyễn Oanh - Cơ trưởng; Đoàn Minh Hội - dẫn đường; Nguyễn Văn Hợi - cơ giới trên không và tôi - Hồ Văn A - thông tin; Phan Hồng Tâm lái phụ và 2 tiếp viên là Đạt và Hà. Ngày 13/9/1973, chúng tôi nhận được lệnh đưa chiếc máy bay AN24 mang số hiệu VN - 1094 từ Tường Vân (Trung Quốc), cất cánh bay về Nam Ninh (Trung Quốc) tiếp dầu, kiểm tra kỹ thuật rồi bay về sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Ngày hôm sau, cuộc tổng kiểm tra lại được bắt đầu: Đội thợ máy kiểm tra toàn bộ một cách kỹ lưỡng, bộ phận xăng dầu làm công tác hóa nghiệm nhiên liệu, chúng tôi tiến hành bay thử, rồi máy bay được kẹp chì, bàn giao cho bảo vệ để chờ xuất phát. Ai cũng hồi hộp muốn biết mình sẽ thực hiện chuyến bay đi đâu, phục vụ ai... Sự hồi hộp lúc đó được ví y như cái cảm giác lúc nhỏ, chờ đợi mẹ đi chợ về, mong mẹ mua quà ấy. Lúc đó, anh em trong phi đội bay đều hiểu, với cách kiểm tra tổng thể kỹ lưỡng như vậy, chắc chắn đây là chuyến bay chuyên cơ A, tức là chuyến bay đặc biệt nhất.


    Đại tá Hồ Văn A tên thật là Đỗ Văn Bút, sinh năm 1935 tại Khánh Hòa. Đầu năm 1954, ông ra Bắc và được chọn lựa đào tạo phục vụ các chuyến bay cấp cao. ông là trong số ít cán bộ có trình độ văn hóa hết lớp 7 tương đương với tốt nghiệp lớp 10 bây giờ, được chọn đi đào tạo phục vụ trong sư đoàn hàng không 919.

    Đại tá A kể tiếp: Chúng tôi hồi hộp chờ. Khi cố ********* Phạm Văn Đồng xuất hiện chúng tôi cứ ngỡ được chở ********* nhưng không ngờ, ngay sau đó là một chiếc ô tô chở vị khách ra máy bay. Và chúng tôi được chở cả 2 vị khách đặc biệt là ********* Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Fidel. Nhìn thấy người bước xuống khỏi ô tô là Chủ tịch Fidel bằng xương bằng thịt, một người anh hùng nổi tiếng với nhiều người đang chịu cảnh nô lệ mất nước trên thế giới mà ngỡ ngàng không nói lên lời. Sự hồi hộp đã qua, sự phấn chấn nhanh chóng tan biến, trước mắt chúng tôi là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, bởi kẻ thù luôn tìm cách phá hoại các chuyến bay. Chuyến bay có Chủ tịch Fidel thì càng nguy hiểm vì trong lịch sử, Fidel đã nhiều lần bị mưu sát. Chặng đường trước mắt là việc máy bay phải hạ cánh xuống Đồng Hới, một sân bay dã chiến, gần như không có thiết bị dẫn đường, mà chỉ hạ bằng mắt thường và kinh nghiệm của phi hành đoàn, là một thách thức lớn. Hơn nữa, thời điểm đó, có tin một cơn bão sắp đổ bộ vào miền Trung.
    Hoàn thành trong khó khăn
    Đúng 9h sáng 15/9/1973, chiếc AN24 mang số hiệu VN-1094 thực hiện chuyến chuyên cơ đặc biệt từ sân bay Gia Lâm, đưa Chủ tịch Fidel, ********* Phạm Văn Đồng và đoàn đại biểu nhà nước Cu Ba vào tuyến lửa miền Trung. Theo đúng lịch trình, thì 10h45 phải có mặt tại sân bay Đồng Hới. Đại tá A kể: "Rất may, thời tiết hôm ấy thật đẹp, điều kiện khí hậu lý tưởng để chúng tôi thực hiện cú đáp nhẹ nhàng xuống sân bay dã chiến với đường băng ngắn và hẹp. Một sân bay mà ngài Đại sứ Cuba Vivo nói vui: "Không có tháp điều khiển mà chỉ có những đống gạch vụn”. Máy bay dừng hẳn, một đoàn ô tô hơn một chục chiếc ra đón. Những chiếc ô tô con tiến đến máy bay và đón người chở đi. Nhưng Chủ tịch Fidel và ********* Phạm Văn Đồng lại lên một xe khách cũ buông rèm và đi vào vùng Quảng Trị. Sau khi kiểm tra, niêm phong, **** trang máy bay, chúng tôi được đưa về nhà giao tế (nhà khách) của tỉnh Quảng Bình, nhưng thực ra đây là một dãy nhà cấp 4, dựng vội giữa một thị xã hoang tàn, đổ nát.
    Theo kế hoạch Chủ tịch Fidel sẽ ở lại Quảng Trị và hội đàm với Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam rồi mới đi tiếp. Tuy nhiên ngay tối hôm đó, Chủ tịch Fidel quay ra Đồng Hới và cũng nghỉ qua đêm tại khu nhà giao tế để sang ngày hôm sau bay ra Hà Nội. Chuyến thăm rút ngắn lịch so với kế hoạch, vì thế, đoàn bay cũng chịu nhiều áp lực về điều kiện kỹ thuật, thời tiết.
    Đã 75 tuổi nhưng khi kể về những kỷ niệm một thời đi vào lịch sử, đã qua, không thể lặp lại, Đại tá vẫn rất xúc động: Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, chúng tôi lại nhận được một bất ngờ khác, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra tận cầu thang máy bay đón đoàn và chúc mừng tổ lái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đại tướng dẫn Chủ tịch Fidel lần lượt bắt tay từng thành viên trong tổ bay. Chủ tịch Fidel Castro cảm ơn đoàn bay đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện chuyến bay an toàn, để Chủ tịch và đoàn đại biểu của nhân dân Cuba được vào tuyến lửa Quảng Trị, được trực tiếp đến vùng đất mới giải phóng của Việt Nam.
    Ký ức không thể quên
    Chia sẻ về những tấm ảnh đặc biệt, chụp cùng Chủ tịch Fidel và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tá A trầm giọng: Lúc nhận được bức ảnh của Đại sứ quán Cuba gửi tặng cho anh em phi hành đoàn, phục vụ chuyến bay, tôi và mọi người vô cùng xúc động. Xúc động bởi tấm chân tình của những người bạn ở cách xa chúng ta nửa vòng trái đất vẫn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ chúng ta trong cuộc chiến giành độc lập, thống nhất đất nước. Ngày ấy, đất nước Cuba cũng rất khó khăn. Sau đó, tấm ảnh có đến hơn 500 phiên bản.
    Năm 2006, Chủ tịch Fidel thông qua Đại sứ Cu Ba ở Việt Nam có lời mời tôi cùng các đồng chí đoàn bay, phục vụ chuyên cơ năm đó sang thăm đất nước Cu ba và gặp diện kiến với Chủ tịch Fidel. Tôi và 6 đồng đội đã chuẩn bị hộ chiếu và các thủ tục để sang thăm Cuba. Nhưng thật tiếc, đúng dịp đó Chủ tịch Fidel bị ốm, phải nhập viện, chuyến thăm bị hủy bỏ. Kể đến đây, giọng Đại tá pha nhiều cảm xúc của sự tiếc nuối bởi dù đã có hơn 30 năm rong ruổi trên bầu trời qua nhiều quốc gia, nhưng Đại tá chưa một lần được bay một vòng trái đất để đến Cuba, để được gặp lại một người anh hùng vĩ đại, một người bạn lớn của cả dân tộc Việt Nam. Ngay sau đó, 6 người trong chuyến đi hụt ấy đã làm một bức tranh sơn mài từ mẫu của bức ảnh, thông qua Đại sứ quán Cu ba, gửi đến Chủ tịch Fidel thay cho một lời chúc - mong Chủ tịch Fidel sớm bình phục sức khỏe.
    Gần 30 năm trôi qua, phi hành đoàn, bây giờ đã mỗi người một ngả với những cuộc sống riêng. Các thành viên của đoàn đều ở vào tuổi thất thập cổ lai hy nhưng tình cảm, sự quan tâm của họ dành cho nhau vẫn gắn bó. Đại tá A cho biết: Các thành viên đoàn bay vẫn thường xuyên liên lạc, trao đổi, nói chuyện với nhau qua điện thoại. Chỉ có cô Hà thì các anh em trong đoàn bay không có tin tức, dù cố tìm để liên lạc. Đại tá A khẳng định mỗi chuyến bay là một nếp cắt trong miền ký ức của tôi. Con tôi, cháu tôi cũng tự hào về nó.


    (Theo Pilot.vn)​

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Mùa thu ấy, chúng tôi bay cùng Phi-đen vào Nam!



    Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đến thăm đất nước Việt Nam trong nhiều thời khắc lịch sử. Ngay khi miền Bắc bị giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, Phi-đen đã gửi những đội quân xây dựng lại các thị trấn bị tàn phá. Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước trọn niềm vui, Phi-đen đã đến Việt Nam tìm hiểu những khó khăn do địch để lại, làm lại đường sá bị phá hủy trên tuyến đường *********** huyền thoại.
    Với tôi, không thể quên được một lần Phi-đen thăm đất nước chúng ta vào tháng 9-1973, khi đất nước còn chia làm hai miền.
    Hôm ấy, sau chuyến bay qua nửa vòng trái đất, bí mật quá cảnh nhiều nơi, nhiều nước, Phi-đen mới đến Việt Nam. Chỉ ngay hôm sau khi đặt chân đến Hà Nội, Phi-đen đã đề nghị Trung ương **** ta cho vào thăm miền Nam, lúc ấy bọn **** quyền còn đang tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Pa-ri.
    Rạng sáng ngày 16-9-1973, sau một đêm chuẩn bị máy bay khẩn trương (máy bay sơ tán mới về) và bố trí tổ bay AN.24 số hiệu VN.1094 gồm đồng chí đoàn trưởng đoàn bay 919 lái chính, các thành viên còn lại đều là cán bộ đầu ngành của đoàn máy bay, cất cánh từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội, bay về phía Nam Tổ quốc để Phi-đen vượt vĩ tuyến 17 đến thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị-"Thủ đô" của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
    Đến nay, các thành viên tổ bay đều ở tuổi "cổ lai hy", hiện ở trong khu tập thể của đoàn bay. Nhìn lại tấm hình chụp dưới cánh máy bay khi hoàn thành nhiệm vụ đưa Phi-đen từ vùng giải phóng miền Nam trở về: Toàn thể tổ bay (mặc áo lính bay), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bên phải), đồng chí Tư lệnh Phòng không-Không quân (bên trái) và trung tâm ảnh là Phi-đen quàng vai ********* Phạm Văn Đồng, chúng tôi lại bồi hồi nhớ những kỷ niệm thân thương với người lãnh đạo cao nhất của đất nước Cu-ba anh em.
    Chuyến bay ấy không thể quên được cũng như chúng ta không thể quên câu nói của Phi-đen: "Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến cả máu của mình".
    Đại tá ĐOÀN MINH HỘI
    Hoa tiêu máy bay AN.24-Đoàn bay 919 Anh hùng
    [/FONT]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    NHỮNG KỶ LỤC CỦA TÌNH ĐOÀN KẾT SẮC SON VIỆT NAM - CUBA
    (06/10/2010)


    Võ Anh Tuấn
    Nguyên ch tch LHCTCHN TpHCM
    Hai tay phất cao lá cờ giải phóng miền Nam Việt Nam, chủ tịch Fidel Castro dõng dạt hô to như ra lệnh: “Hãy đem lá cờ bách chiến bách thắng này cắm tại Sài Gòn giải phóng!”. Một hành động mang tính chất biểu tượng tuyệt đẹp. Nó diễn ra trong khoảnh khắc chủ nhiệm chính trị sư đoàn Vinh Quang trao cho Fidel lá cờ truyền thống của Sư đoàn tại cuộc mít tinh chào mừng, tổ chức trên Cao điểm 241 (Quảng Trị) còn ngổn ngang xác xe tăng, thiết giáp, đại bác… của quân thù. Fidel là vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên thăm vùng giải phóng miền Nam cách đây 36 năm (ngày 16/09/1973), chỉ mấy tháng sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết.
    Cuộc hội ngộ bên bờ Địa Trung Hải.
    Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 Phong trào không liên kết, tổ chức tại thủ đô Alger của Algérie, đầu tháng 9 năm 1973, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Tại hội nghị, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) được chính thức kết nạp vào tổ chức quốc tế liên chính phủ và liên lục địa này. Từ đấy lá cờ sao vàng trên nền nửa đỏ nửa xanh phất phới tung bay bên cạnh quốc kỳ của các quốc gia độc lập, có chủ quyền, thành viên phong trào không liên kết (lúc đó là 76 nước). Cũng từ ấy chúng ta có được một diễn đàn quốc tế liên chính phủ rộng lớn để tố cáo tội ác của kẻ xâm lược, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè khắp năm Châu đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
    Đoàn đại biểu miền Nam Việt Nam do Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn CPCMLTCHMNVN là luật sư Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu. Người viết bài này lúc bấy giờ là Đại sứ CPCMLTCH miền Nam Việt Nam tại Cuba được huy động đến Alger để làm thành viên đoàn đại biểu ta.
    Cung - điện - các - dân - tộc (Palais des Nations) tráng lệ, xây dựng sát bờ biển Địa Trung Hải lộng gió đầu mùa thu, được dùng làm địa điểm Hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết. Bên lề Hội nghị, đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng giữa hai vị luật sư yêu nước, hai nhà lãnh đạo cách mạng của Cuba và Việt Nam. Đó là Chủ tịch Fidel Castro và Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Tuy sống xa nhau nửa vòng trái đất, nhưng hai người rất gần nhau trong tinh thần cách mạng và ý chí quật cường. Ngay từ thập niên 1950, hai vị đã “gặp nhau” trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Người thì dẫn đầu cuộc ********* khổng lồ ngày 19/03/1950 của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn chống can thiệp Mỹ, buộc hai tàu chiến Sticken và Anderson phải rút đi. Người thì tổ chức tấn công pháo đài Moncada của chế độ tay sai Mỹ ngày 26/07/1953. Giờ đây, trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh Alger, hai vị mới có điều kiện gặp nhau “bằng xương bằng thịt”.
    Hôm ấy khi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ vừa bước vào phòng khách lớn của Cung – điện – các – dân – tộc thì Chủ tịch Fidel Castro cũng xuất hiện trong bộ quân phục màu xanh ôliu quen thuộc. Hai vị tươi cười ôm hôn nhau thắm thiết rất lâu. Những thông tin về tội ác man rợ do địch gây ra đối với dân thường và làng xóm, về sự vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris của đối phương làm cho Fidel xúc động mạnh, càng thêm nóng lòng muốn đến thăm Việt Nam, thăm vùng giải phóng miền Nam để tận mắt trông thấy những gì đã xảy ra tại vùng đất đau thương mà anh dũng của miền Nam Việt Nam. Về thực chất, cuộc gặp gỡ đó là một phần việc chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử Fidel vào vùng mới giải phóng tỉnh Quảng Trị còn khét mùi thuốc súng quân thù ở bên kia vĩ tuyến 17.
    “Quá giang” chuyên cơ Cuba.
    Theo kế hoạch đã thỏa thuận, sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh phong trào không liên kết tại Alger, Chủ tịch Fidel Castro bay thẳng đến Hà Nội để thăm hữu nghị chính thức miền Bắc, sau đó thăm vùng giải phóng miền Nam.
    Tôi (VAT) được chỉ thị phải có mặt trong nước khi Fidel đến Hà Nội để tham gia đón tiếp Fidel và đoàn đại biểu cấp cao Cuba thăm “Thủ đô” của miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng. Tôi hết sức mừng nhưng cũng rất bối rối. Làm sao về đến Hà Nội nhanh như vậy được? Hồi ấy, từ Alger chỉ có thể đi máy bay Aeroflot, quá cảnh Mạc Tư Khoa, chuyển máy bay khác để về Hà Nội. Phải mất tối thiểu là một tuần lễ, như vậy là chậm mất rồi! Phải tìm cách khác.
    Tôi gặp Vụ trưởng lễ tân Bộ ngoại giao Cuba để trình bày tình hình và đặt vấn đề xin “quá gian” chuyên cơ Cuba.
    - Xin mời đồng chí đại sứ đi cùng Đoàn Cuba về Hà Nội, tôi sẽ báo cáo với Fidel sau. Vụ trưởng lễ tân vui vẻ trả lời như vậy.
    Đoàn đại biểu Cuba đi thăm Việt Nam bằng hai chiếc IL – 18, loại máy bay dân dụng tốt nhất của Liên Xô lúc đó. Một điều bất ngờ thú vị là bạn bố trí tôi đi chung máy bay với Fidel và có dịp trò chuyện, thực chất là trả lời nhiều câu hỏi mà Fidel quan tâm về tình hình miền Nam Việt Nam.
    Đoàn Cuba bay qua Irắc và Ấn Độ để đến Việt Nam. Khi đến New Delhi, Fidel được tin Tổng thống Allende của Chi Lê bị CIA đạo diễn tướng Pinochet làm đảo chính và giết hại. Một thành viên trong Đoàn cho biết: Lúc đó Fidel suy nghĩ rất nhiều về nguy cơ địch nhân cơ hội này có thể hành động liều lĩnh tệ hại nhất chống Cuba. Tuy nhiên, vững tin vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân, vững tin vào tài trí ban lãnh đạo trong nước, Fidel an tâm tiếp tục cuộc hành trình đến Việt Nam để thực hiện cuộc viếng thăm mà Người đã mong ước từ lâu.
    Tại Hà Nội, Fidel được các vị lãnh đạo cao nhất nước ta và hàng triệu nhân dân Thủ đô nồng nhiệt đón tiếp vừa trọng thị vừa thân tình như người thân từ tuyến đầu chống thực dân đế quốc ở Tây bán cầu về nhà. Tuy nhiên có một điều làm cho Raul Valdes Vivo, đại sứ Cuba tại miền Nam và miền Bắc đứng ngồi không yên. Tại sao trong chương trình hoạt động chính thức của Đoàn không có mục “Thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam” như hai bên đã thỏa thuận? Fidel có vào thăm vùng giải phóng hay không? Nếu có, thì bao giờ? Không ai có thể trả lời cho đại sứ Cuba các câu hỏi đó ngoài lãnh đạo cao nhất của hai nước, vì đó là bí mật quốc gia tuyệt đối, là điều các đồng chí lãnh đạo suy nghĩ rất nhiều, cân nhắc rất kỹ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Fidel và toàn Đoàn khi đi thăm một vùng mà địch còn đóng quân bên kia sông Thạch Hãn, chỉ cách đó không đầy 20km đường chim bay.
    Về mặt đối ngoại, Cuba nhiều lần lập nhiều kỷ lục “Đầu tiên” và “Duy nhất” trong quan hệ với Việt Nam. Cuba là nước đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN). Là nước đầu tiên tiếp nhận Phái đoàn đại diện thường trú của MTDTGPMNVN (07/1962) với đầy đủ quy chế của một cơ quan ngoại giao. Là nước đầu tiên và duy nhất thành lập Đại sứ quán trong chiến khu miền Nam Việt Nam; đại sứ Raul Valdes Vivo trình quốc thư lên Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ngày 04/3/1969, tức là 3 tháng trước khi Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 06/6/1969. Chủ tịch Fidel Castro là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam…v.v…
    Một ngày không thể quên.
    Theo chương trình đã định, sáng sớm ngày 15/09/1973, ********* Phạm Văn Đồng đưa Chủ tịch Fidel và đoàn đại biểu Cuba đi thăm phố cảng Hải Phòng. Đoàn xe rời Hà Nội, qua cầu Long Biên đi trên quốc lộ 5 theo hướng Hải Phòng. Đột ngột đoàn xe rẽ vào sân bay Gia Lâm để mọi người bước lên chiếc máy bay AN-24 đã chờ sẵn. Sau hơn 1 giờ bay, máy bay đáp xuống sân bay dã chiến Đồng Hới. Tôi (VAT) với tư cách đại sứ miền Nam Việt Nam tại Cuba, cùng một số cán bộ ngoại giao CPCMLTCHMNVN, đã có mặt tại đó để đón chào và đưa Chủ tịch Fidel, ********* Phạm Văn Đồng cùng toàn đoàn Cuba đi tiếp vào miền Nam bằng xe com măng ca.
    Đoàn ngủ đêm tại thị trấn Vĩnh Linh để sáng hôm sau đi tiếp. Càng gần vĩ tuyến 17, công tác bảo vệ bí mật càng thêm chặt chẽ, tuyệt đối không để lộ sự có mặt của Fidel trong đoàn xe. Trên đường đi, Fidel rất muốn thò đầu ra ngoài để tận mắt trông thấy vết của bom đạn Mỹ đã hủy diệt biết bao làng xóm hai bên đường. Tuy nhiên, nghe theo lời khuyên của anh em bảo vệ, Fidel ngồi yên trong xe.
    Mặc dù vậy cũng không tránh khỏi một “sự cố” làm chúng tôi lo hú vía. Khi đoàn xe xuống phà để đi qua một con sông cách giới tuyến không xa, Fidel đột ngột bước ra khỏi xe, đứng thẳng người về phía đám đông đứng bên kia bờ sông, họ tò mò nhìn xem đoàn xe gồm bao nhiêu chiếc đang qua sông. Khi trông thấy một người da trắng, cao to ngoại cỡ, râu quai nón, mặc quân phục màu xanh ôliu, họ nhận ra ngay đó là Fidel. Họ lập tức reo mừng:
    - Fidel! Fidel!
    Chủ tịch Fidel vẫy tay chào, tươi cười rạng rỡ. Đám đông càng hô to:
    - Fidel muôn năm! Việt Nam – Cuba đoàn kết nhất định thắng!
    Rất may là sau đó không có chuyện gì bất trắc xảy ra.
    Đoàn xe vượt sông Bến Hải trên chiếc cầu phao vừa được sữa chữa. Hai lá cờ rộng hơn 100m2 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở bờ Bắc, và của Cộng Hòa miền Nam Việt Nam ở bờ Nam phất phới tung bay trên hai cột cờ cao hơn 40 mét như để chào đón vị nguyên thủ quốc gia của một nước anh em từ Tây bán cầu đến đây để chia sẻ niềm vui chiến thắng với đồng bào và chiến sĩ ta.
    Bộ trưởng quốc phòng CPCMLTCHMNVN Trần Nam Trung, trong bộ quân phục quân giải phóng miền Nam, thay mặt CPCMLTCHMNVN, cùng thứ trưởng ngoại giao miền Nam Hoàng Bích Sơn và đông đảo nhân dân vùng lân cận chờ sẵn bên bờ Nam sông Bến Hải để đón chào đoàn khách quý. Hai đồng chí Trần Nam Trung và Fidel ôm hôn thắm thiết trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của những người có mặt. Từ đây Đoàn đi bằng xe li-mu-sin (limousine) đen bóng theo nghi thức lễ tân ngoại giao. Đoàn vượt qua Dốc Miếu, mới hồi nào còn là: “phòng tuyến điện tử Mc Namara” khét tiếng, băng qua thị trấn Đông Hà, sau đó đi theo đường số 9 để đến Cam Lộ, “thủ đô” tạm thời của CPCMLTCHMNVN. Khu vực nhà khách chính phủ rộng 5 hecta gồm 3 ngôi nhà rộng lớn xây dựng theo kiểu nhà lắp ghép nhưng rất khang trang, vừa hoàn thành cấp tốc để đón hàng chục đại sứ nước ngoài đến trình quốc thư lên chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và nhiều đoàn khách quốc tế khác, nay được vinh dự đón Chủ tịch Fidel Castro.
    Đoàn đại biểu Cuba thăm một số nơi còn ngổn ngang xác xe tăng, thiết giáp, trọng pháo của địch. Sau đó đến cao điểm 241 để tham dự cuộc mít tinh của quân và dân tỉnh Quảng Trị chào mừng Chủ tịch Fidel Castro. Tại đây Fidel một lần nữa khẳng định lời cam kết lịch sử của Cuba đối với Việt Nam và “cập nhật hóa” nó trong bối cảnh tình hình mới. Chúng ta còn nhớ, năm 1967 khi Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược Việt Nam, Cuba tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ đoàn kết với Việt Nam. Tại cuộc mít tinh, Fidel đặt tên năm 1967 là “Năm Việt Nam anh hùng” đồng thời long trọng tuyên bố “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình”. Tại “thủ đô” giải phóng miền Nam, Fidel khẳng định lời cam kết và bổ sung như sau: “Trong chiến tranh, vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình. Trong hòa bình, vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng đổ mồ hôi”. Tiếp theo lời nói thắm tình đoàn kết sắc son đó là sự gia tăng viện trợ không hoàn lại về nhiều mặt cho nước ta mặc dù Cuba còn nhiều khó khăn kinh tế do bị Mỹ bao vây, cấm vận.
    Kết thúc cuộc đi thăm lịch sử hai miền Bắc Nam Việt Nam, hồi tháng 9 năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro phát biểu tận đáy lòng mình trong một cuộc chiêu đãi trọng thể tại phủ chủ tịch ở Hà Nội: “Chúng tôi đến đất nước anh hùng này với lòng khâm phục lớn lao. Chúng tôi rời khỏi chốn này với lòng khâm phục còn lớn lao hơn. Những chiến công và tấm gương tuyệt vời của các đồng chí là sự cổ vũ to lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi vô cùng biết ơn lòng mến khách và sự trìu mến mà các đồng chí dành cho chúng tôi. Tuy nhiên, khi ra về, chúng tôi mang theo một nỗi buồn khôn nguôi vì không đến Việt Nam trước ngày 03/09/1969, không hân hạnh gặp Chủ tịch *********** khi người còn sinh tiền, là Người mà chúng tôi hết lòng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, chúng tôi được bù đắp lại phần nào bằng việc tận mắt trông thấy và tiếp xúc với nhân dân Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng sự nghiệp, những lời giáo huấn, đức tính cần cù lao động, tấm gương, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn của Người được thể hiện trong lòng người dân Việt Nam.”
    Một điều tuyệt mật khác.
    Chúng ta đều biết, sau chuyến Chủ tịch Fidel thăm Việt Nam lần thứ nhất, Cuba hằng năm tặng nước ta 30.000 tấn đường, xây dựng tặng miền Bắc nhiều công trình kinh tế - xã hội như khách sạn Thắng Lợi trên Hồ Tây (Hà Nội), xa lộ Xuân Mai, trại chăn nuôi công nghiệp Ba Vì, bệnh viện Đồng Hới, ..v..v… Tuy nhiên, ít ai biết rằng hồi ấy Cuba còn giúp ta xây dựng những công trình mang tính chất quân sự.
    Theo lời kể của đại sứ Raul Valdes Vivo, trước khi Đoàn đại biểu Cuba ra sân bay về nước, sáng sớm ********* Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nhà khách gặp Chủ tịch Fidel để bàn một vấn đề vô cùng hệ trọng và tuyệt mật liên quan đến âm mưu của Mỹ - **** trắng trợn phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp rút trong cặp ra một bản đồ miền Nam Việt Nam, trải dài lên bàn, chỉ cho Fidel những đoạn đường trên dải Trường Sơn cần gấp rút mở rộng để có thể chi viện ồ ạt cho quân giải phóng miền Nam, và đặt vấn đề nhờ Cuba viện trợ thiết bị và chuyên gia xây dựng để sớm thực hiện điều đó. Để giữ bí mật tuyệt đối và đánh lạc hướng sự chú ý của địch, lãnh đạo ta đề nghị mua thiết bị xây dựng đường mòn *********** tại Nhật như bạn dự định mua để xây dựng bệnh viện Đồng Hới.
    Chủ tịch Fidel chăm chú lắng nghe với nhận thức đây là một vấn đề vô cùng hệ trọng và là lòng tin của Việt Nam đối với Cuba, nên đã đáp ứng ngay mọi yêu cầu của phía ta. Liền sau đó, “Đội xây dựng quốc tế Hồ Chí Minh” được thành lập gồm hàng trăm công trình sư, kỹ sư, công nhân xây dựng tình nguyện sang Việt Nam để thực hiện những gì Fidel đã hứa. Lúc đó chắc chắn trong số họ không ai nghĩ rằng mình sẽ vinh dự được tuyển chọn vào đội xây dựng đường mòn ***********. Cuba trở thành nước bạn đầu tiên và duy nhất được ta mời tham gia mở rộng con đường huyền thoại mang tên Bác: Thêm một kỷ lục nữa của tình đoàn kết sắc son Việt Nam – Cuba.
    Bãi xác máy bay An-24/26:
    [​IMG]



    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    7 chiếc AN-24 của Interflug ngòai chiếc mang số hiệu DM-SBA thì sáu chiếc còn lại được tặng cho Việt Nam

    Một số hình ảnh thời những chiếc AN-24 còn bay dưới màu cờ Đức
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]DM-SBE sau là VN-B228

    [​IMG]
    DM-SBH sau là VN-1095 rồi VN-B244
    [​IMG]
    DM-SBG sau là VN-B230

    [​IMG]
    DM-SBF sau là VN-B232

    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133



    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này