1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đó là sân bay BMT tháng 2, 1957
    Chiếc chuyên cơ của ông Diệm đang đáp xuống
    Ảnh dưới là AIR FORCE 1 của ông Diệm sau khi hạ cánh

    [​IMG]



    Nghe nói sau khi lật đổ Diệm, Nguyễn Cao Kỳ chiếm luôn chiếc này làm phi cơ riêng cho mình. Kỳ đã từng lái chiếc C-47 này ra Bắc để thả biệt kích.

    Ngày giải phóng vì lý do nào đó chiếc này bị bỏ lại TSN. Năm 1976 tổ bay anh Hoàng Ngọc Trung một phi công bậc thầy, lái chiếc C47 chiến lợi phẩm này bay từ miền Trung vào Sài Gòn. Giữa đường, một động cơ hỏng lúc máy bay cách sân bay Tân Sơn Nhất hơn 100km. Anh đã bay một động cơ còn lại về tới Tân Sơn Nhất. Vì đèn báo hiệu thả càng bị hư, anh không dám hạ cánh ngay mà bay qua đài chỉ huy để nhờ quan sát xem càng đã thả chưa. Sau khi được biết hai càng đã thả tốt, anh cho máy bay vòng lại và hạ cánh. Khi chỉ còn cách đường băng vài trăm mét, vì độ cao quá thấp, sức kéo chỉ còn một động cơ, máy bay không gượng được nữa nên đập xuống đất gãy cánh. Tổ bay hy sinh.
    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    SỐ PHẬN CỦA NHỮNG CHIẾC "KHÔNG LỰC MỘT"

    Bác Hoàng Ngọc Trung là một trong những phi công đầu tiên của nước VNDCCH và là người lái máy bay vận tải bậc thầy, nổi tiếng trong sự kiện cầu hàng không cảm tử Mậu Thân.


    Ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục Không quân ra quyết định thành lập Đại đội bay
    (Quyết định số 049/KQ, ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục trưởng Cục Không quân Đặng Tính ký. Hồ sơ 17, phông 01, lưu trữ Quân chủng Phòng không-không quân.) gồm: Ban chỉ huy đại đội, 3 Chủ nhiệm Dẫn đường, Thông tin và Máy (kỹ thuật hàng không); 1 trung đội bay Il-14, 1 trung đội bay Li-2, 1 trung đội bay An-2 và 1 trung đội máy gồm tất cả nhân viên kỹ thuật trên không (cơ giới) và mặt đất của các loại máy bay. Đại đội này trực tiếp đặt dưới quyền chỉ huy về mọi mặt của Ban chỉ huy Trung đoàn không quân vận tải Gia Lâm. Đồng chí Lương Nhật Nguyễn được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường đầu tiên của đại đội.

    Ngày 1 tháng 5 năm 1959, sau lễ ra mắt của lực lượng Không quân vận tải Việt Nam tại sân bay Gia Lâm, hai tổ bay Il-14 và Li-2 của ta đã thực hiện 4 chuyến bay chở các vị lãnh đạo cao cấp và quan khách đi thăm quan trên vùng trời Hà Nội. Riêng tổ bay II- 14: lái chính
    Hoàng Ngọc Trung và dẫn đường trên không Hoàng Cần còn thực hiện một chuyến biểu diễn bay bằng một động cơ thông qua đường băng Gia Lâm ở độ cao thấp.


    Sự kiện “cầu hàng không” là một khúc bi hùng của không quân VN. Hầu hết những người anh hùng trên những chuyến bay ấy, với tất cả 20 chiến sĩ của bốn tổ bay thuộc trung đoàn 919 và bốn người lính dù thuộc phân đội huấn luyện dù của Bộ tư lệnh Phòng không - không quân, đã ra đi mãi mãi trong chiến dịch đặc biệt.

    Trong các chuyến bay, chỉ có tổ bay của bác Hoàng Ngọc Trung nhận diện được mục tiêu và thả được 15 chiếc dù với tất cả 14 tấn hàng.


    [​IMG]

    Từ trái sang: tổ bay Hoàng Ngọc Trung, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Bỉnh Sen, Trần Trung Quý... trước giờ xuất phát - Ảnh tư liệu

    Ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập cùng một lúc 4 trung đoàn không quân 917, 918, 935, 937, sử dụng máy bay chiến lợi phẩm, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Nam Tổ quốc (Quyết định số 78/QĐ-QP. ngày 21 tháng 5 năm 1975 do Thiếu tướng Trần Sâm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký).


    Trung đoàn không quân 917 và Trung đoàn không quân 918 thuộc biên chế của Lữ đoàn không quân 919; Trung đoàn không quân 935 và Trung đoàn không quân 937 thuộc biên chế của Sư đoàn không quân 371. Trung đoàn không quân 917 sử dụng máy bay trực thăng UH-1, CH-47, máy bay trinh sát L-19 và U-17, đóng quân ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trung đoàn không quân 918 sử dụng máy bay vận tải quân sự C-130, C-119, C-7 và C-47, đóng quân tại sân bay Tân Sơn Nhất. Trung đoàn không quân 935 sử dụng máy bay MlG-21 và F-5, đóng quân tại sân bay Biên Hoà. Trung đoàn không quân 937 sử dụng máy bay cường kích A-37, máy bay trinh sát L-19, U-17, trực thăng UH-1, CH-47, đóng quân ở sân bay Cần Thơ.


    Ngày 28 tháng 5 năm 1975, tại cơ quan Bộ tư lệnh tiền phương Quân chủng Phòng không - Không quân, đại tá Lê Văn Tri, Tư lệnh Quân chủng công bố quyết định thành lập Trung đoàn không quân 918. Thiếu tá
    Hoàng Ngọc Trung, tham mưu phó lữ đoàn không quân 919 được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 918.

    Phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đất nước trong hoà bình, đầu năm 1976, *Th ủ tướng Chính phủ quyết định tách Hàng không dân dụng khỏi Quân chủng Phòng không - Không quân, tổ chức Tổng cục Hàng không dân dụng thuộc Bộ Quốc phòng. Lữ đoàn không quân 919 được tổ chức lại thành Trung đoàn không quân 919. Một số cán bộ và nhân viên kỹ thuật của trung đoàn 918 chuyển về Tổng cục Hàng không dân dụng.


    Đầu năm 1976, một số cán bộ chủ trì của Trung đoàn không quân 918 thay đổi vị trí công tác. Tháng 1 năm 1976, đồng chí
    Hoàng Ngọc Trung chuyển về cơ quan Quân chủng Phòng không - Không quân. Rồi không hiểu sao bác lại lái máy bay và tai nạn xảy ra như thế.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    SỐ PHẬN CỦA NHỮNG CHIẾC "KHÔNG LỰC MỘT"

    Sau khi Diệm bị giết, đảo chánh liên tục xảy ra. Năm1965 , chính phủ của thủ t ướngPhan Huy Quát đã giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực. Hội đồng tướng lĩnh đã bầu ông Thiệu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ông Thiệu trở thành quốc trưởng và tướng Kỳ trở thành thủ t ướng của chính phủ mới.

    Ông Thiệu lên cầm quyền có lẽ không khóai chiếc AF1 của ông Diệm lắm. Ông này luôn bị ám ảnh về cái chết thảm của anh em Diệm Nhu nên không muốn dùng những thứ mà người chết đã dùng.


    Tháng 3 năm 1966, chính phủ Mỹ tặng cho ông Thiệu một chiếc DC-6B có số c/n: 44111 làm" không lực 1" của VNCH với ký hiệu XV-FCK.



    [​IMG][FONT=&quot]
    [/FONT]
  4. vinabico

    vinabico Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    C47 = DC3 Dakota

    Lão đi buôn lậu thuốc phiện thì có.[:D]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    SỐ PHẬN CỦA NHỮNG CHIẾC "KHÔNG LỰC MỘT"

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]
    -
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    SỐ PHẬN CỦA NHỮNG CHIẾC "KHÔNG LỰC MỘT"


    Chiếc này năm 1975 đã chạy sang căn cứ Clark của Mỹ ở Phi líp pin


    [​IMG]

    [​IMG]

    Người Mỹ có nhiều máy bay ngon hơn để bay nên chiếc này bị vứt xó và thành phế liệu. Thật lãng phí


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Gặp lại người chỉ huy bắn rơi máy bay Nguyễn Cao Kỳ


    Đất nước đã hòa bình hơn 30 năm, nhưng với Đại tá Lê Đức Đồng, những kỷ niệm chiến trường vẫn còn vẹn nguyên. Ký ức về trận chiến lịch sử mà đơn vị ông đã bắn rơi 3 chiếc máy bay do Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp chỉ huy vừa đầy niềm tự hào nhưng cũng chứa đầy nỗi tiếc nuối.
    78 tuổi vẫn đậm chất lính Cụ H ồ

    Đã ở vào tuổi 78 nhưng Đại tá Lê Đức Đồng vẫn còn mẫn tiệp, nhanh nhẹn và cần mẫn như tác phong vốn có của một người lính. Đến nhà ông những ngày này khách vào ra nườm nượp, người là lính cũ, người là đồng đội, người là bạn bè bình thường...

    Họ đến để cùng ông hồi ức về một thời bom đạn, về những khoảnh khắc sự sống cận kề cái chết, đó là thói quen mà những người lính già như ông đã làm trong bao nhiêu năm qua, như một cách riêng để họ nhớ về những người đồng đội đã ngã xuống và để “kỷ niệm” ngày 30/4 lịch sử.

    [​IMG]
    Đại tá Lê Đức Đồng bên quả bàng vuông do một đồng đội cũ tại Quảng Trị tặng nhân chuyến trở lại thăm chiến trường xưa năm 2008.

    Ông kể: Cứ đến những ngày này, ông lại nhớ đồng đội khôn nguôi. Nhiều đêm trong giấc ngủ, hình bóng những người đồng đội cũ cứ hiện về chập chờn trong ký ức hoặc trong giấc mơ khiến ông không tài nào ngủ được. Bao nhiêu kỷ niệm thời chiến lại ùa về như một vết thương chiến tranh khó lành qua bao năm tháng...

    Ông đưa cho chúng tôi xem cuốn bản thảo khổ A4 đã nhòe mực mà ông viết lại theo hồi ức khi đã về hưu. Trong đó, ông cẩn thận ghi lại từng kỷ niệm trên từng chiến trường mà ông kinh qua, cả những vần thơ đầy lãng mạn ông thăng hoa sau những trận chiến căng thẳng.

    Đặc biệt nhất là kỷ niệm về trận chiến trên bầu trời Hồ Xá (Vĩnh Linh – Quảng Trị) vào ngày 7/2/1965, cả đại đội của ông đã bắn rơi được 3 chiếc máy bay của phi đoàn Hoa Phượng của Mỹ - **** trong đó có một chiếc máy bay do đích thân tướng **** Nguyễn Cao Kỳ lái, chỉ huy trận tập kích nhằm san bằng Vĩnh Linh theo ý đồ của Mỹ lúc đó.

    [​IMG] Đại đội pháo cao xạ do ông Lê Đức Đồng chỉ huy trên chiến trường Vĩnh Linh - Quảng Trị năm 1965.


    Một trận chiến đi vào lịch sử

    Không cần cầm tập bản thảo, người đại tá già Lê Đức Đồng vẫn nhớ rõ mồn một từng chi tiết của trận đánh hôm đó. Ông kể: “Mấy ngày liền, cả đơn vị chúng tôi nhận được thông báo từ cấp trên cho biết địch có khả năng dùng không quân đánh ra miền Bắc. Đồng thời những ngày này, đài quan sát của quân ta trên đồi 74 cũng thấy có nhiều máy bay của địch lởn vởn ở bờ nam, thi thoảng lại vi phạm vào khu phi quân sự.

    Trước tình hình đó, tôi đã nhận định với các đồng chí chính ủy: Khả năng quân địch sẽ dùng không quân đánh ra miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam và Hồ Xá sẽ là mục tiêu đầu tiên chúng tập trung đánh phá vì đây là trung tâm đầu não của huyện lửa Vĩnh Linh. Trọng trách thì lớn nhưng hỏa lực thì có hạn bởi vậy chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng kiểu gì cũng phải chiến thắng trong trận này.

    Đêm 6/2/1965, ban chỉ huy do tôi làm chính trị viên đại đội lập tức ra lệnh cho đại đội di chuyển trận địa về Hồ Xá Trung, cách trận địa cũ khoảng 700 – 800m theo đường chim bay. Trận địa cũ chỉ còn lại mấy anh em là lái xe, anh nuôi ở lại dựng trận địa giả để đánh lạc hướng địch. Mọi công việc được làm khẩn trương trong đêm tối hòng chờ sáng ra lập công. Nhưng chờ nguyên cả buổi sáng cũng chẳng có động tĩnh gì.

    [​IMG]
    Đại tá Lê Đức Đồng (đứng hàng giữa, thứ 5 từ trái qua) trong cuộc gặp mặt truyền thống 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


    Đến 14h20 ngày 7/2/1965, chúng tôi bất ngờ nhận được lệnh báo động. Từ phía nam, hai chấm đen bay so le đang tiến thẳng ra khu phi quân sự rồi bất ngờ chúng bay thẳng vào khu vực Hồ Xá. Đại đội phó Vương vừa dứt lệnh, các pháo thủ đã quay nòng pháo bám sát mục tiêu. Đến khu vực trận địa cũ do không thấy động tĩnh gì nên chiếc máy bay đi đầu nghiêng cánh, định bổ nhào thả bom thì cả 6 khẩu đội pháo cùng đồng loạt nhả đạn. Bị đánh bất ngờ, chiếc máy bay này chưa kịp bổ nhào cắt bom đã trúng đạn bốc cháy. Nó vọt lên lấy đà rồi liệng ra phía đông đâm đầu xuống biển. Chiếc thứ hai vội vàng cắt bom rồi vọt lên cao chạy thẳng.

    Hết tốp này, đến tốp khác, từng đôi một nối đuôi nhau bay vào. Nhưng vì mỗi tốp bay vào pháo chỉ bắn được một điểm xạ nên chúng tôi không thể quan sát hết tất cả các mục tiêu. Cự ly mỗi lúc một gần, chúng ném bom bừa bãi để tháo chạy khiến cho xưởng mộc Lê Thế Hiếu, Trường phổ thông cấp III Hồ Xá bị trúng bom bốc cháy. Khói bom tỏa mù mịt, tiếng đạn sắc lạnh cứa xé cả vùng trời.

    Bất chấp bom, đạn rốc két và đạn súng từ máy bay bắn xuống, các em học sinh cấp III Hồ Xá áo trắng xóa, chẳng màng hiểm nguy đã ào ào nối đuôi nhau từ dưới chân đồi chạy ngược lên trận địa, ùn vào các công sự pháo, nhanh như cắt bê các hòm đạn ra cho các pháo thủ nạp đạn.

    Chiến đấu lâu, số đạn nổ có lắp sẵn ngòi đã hết chỉ còn lại loại đạn chưa lắp ngòi và đạn xuyên (đạn dùng để bắn xe tăng). Không còn cách nào khác đành phải vừa lắp ngòi đạn, vừa bắn. Trong lúc chiến đấu, dân quân thị trấn Hồ Xá cũng dùng cả súng trường, súng máy bắn yểm trợ khi những chiếc máy bay địch “tinh quái” bổ nhào xuống thấp khiến cho cả vùng trời Vĩnh Linh rung chuyển.

    Cuộc chiến đang quyết liệt thì ở hướng nam lại có hai chiếc máy bay bay với cự ly cực kỳ thấp, thẳng hướng trận địa. Không thấy đại đội xử lý, đồng chí Phong, Trung đội trưởng Trung đội 1 đã nhanh chóng hạ lệnh nhằm thẳng nòng pháo vào hướng 3. Chiếc máy bay nằm gọn trong tâm của vòng kính máy ngắm thì cũng là lúc đồng chí Nguyên trắc thủ đọc tới cự li 500m. Chung – pháo thủ số 2 vẫn nhẹ nhàng quay tầm cho nòng pháo lên xuống theo máy bay, bình tĩnh chờ lệnh. Vừa dứt lệnh, một điểm xạ được bắn ra, cả 3 viên đạn đều trúng vào máy bay, một trúng đầu, hai trúng vào cánh. Phong sung sướng reo lên: “Trúng rồi, trúng rồi”. Tuy đã trúng nhưng vì đạn xuyên nên không bốc cháy. Chúng như một con thú bị trúng thương, ***g lộn, chao đảo, định sẽ ngóc đầu chạy ra biển để đồng đội ứng cứu nhưng vì bay quá thấp, lại trúng đạn nên không thể vọt lên cao được. Đã thế, chúng lại vấp phải một lưới lửa phòng không dày đặc do các cây súng trường của quân du kích phục sẵn dưới cánh đồng nã đạn. Đạn bao vây lấy máy bay, nó chỉ đủ sức yếu ớt liệng qua bên kia bờ nam Bến Hải”.

    [​IMG]
    Đại tá Lê Đức Đồng bên chiếc máy bay AD6 do tướng **** Nguyễn Cao Kỳ lái mà đơn vị ông đã bắn hạ trong trận chiến ngày 7/2/1965. (Ảnh chụp lúc ông vào công tác tại Tân Sơn Nhất năm 1982).


    Nghĩa tình đồng đội

    Trận chiến không cân sức ấy diễn ra 1 giờ mới kết thúc. Đại đội đã bắn rơi được 3 chiếc máy bay. Nhưng mãi 3 hôm sau, nhận được điện báo của quân khu thì mới biết trong 3 máy bay đó có một máy bay do Nguyễn Cao Kỳ lái, chỉ huy phi đoàn Hoa Phượng gồm 27 máy bay hòng hủy diệt thị trấn Hồ Xá. Nguyễn Cao Kỳ cố điều khiển máy bay vượt qua sông Bến Hải nhưng lại bị rơi ở đất làng Trung Trỉ, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và phải nhảy dù thoát thân.

    Sau trận đó, người đại đội trưởng đại đội pháo cao xạ Lê Đức Đồng còn chiến đấu ở tuyến lửa Quảng Trị tới 11 năm. Ông bị thương khi cùng đơn vị cơ động ra bảo vệ phà Bến Thủy (Nghệ An). Gãy chân trái, ông phải nửa nằm, nửa ngồi, chiếc chân gãy treo trên khung gỗ. “Thời gian đó, tôi tưởng hết đường về với anh em vì cái chân “chết tiệt” này. Nhưng rồi tình đồng đội, trận địa lên tiếng trong tim tôi. 6 tháng nghiến răng tập đi, chân trái dần hồi phục... và tôi lại trở lại chiến đấu” – ông chia sẻ.

    Năm 1984, ông trở về với đời thường. 20 năm liền ông lại liên tục bận rộn với vai trò Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Phương Liệt, Thanh Xuân (Hà Nội), công việc mà ông thường ví von là “chuyên viên hòa giải”. Ấy vậy mà hàng ngày ông vẫn dành thời gian chăm chút, nâng niu từng hiện vật gắn với đời lính lẫn trong cuộc sống thời bình của ông như một sự tri ân, nghĩa tình đồng đội.
  8. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    @bác Vaputin: Đọc cuốn "Anh hùng trên chín tầng mây" của bác Lê Thành Chơn thấy có một bài nói về phi công Nguyễn Văn Ba và chiến công của các tổ bay IL-14 trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ở mặt trận Quảng Trị - Huế, trong đó một số tổ đánh đồn Mang Cá, tổ của bác Ba đánh tàu địch ở cảng Cửa Việt và bác Ba hy sinh. Bác có thông tin gì về vụ này không?
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Em cũng chỉ biết những thông tin mà báo chí đăng tải, không có gì hơn.

    Anh hùng Nguyễn Văn Ba

    Tháng 1 năm 1964, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định đưa T-28 vào trực chiến. Lần xuất kích đầu tiên, không phát hiện được mục tiêu. Những lần tiếp theo, cũng không suôn sẻ có lần phát hiện được địch, nhưng không bám theo kịp; có lần tiếp cận tốt, lại bắn không trúng... Hiện tượng ra-đa dẫn đường bắt (ta và địch) không liên tục, bị ngắt quãng, tuy không nghiêm trọng nhưng thường xuyên xảy ra. Trong khi đó, máy bay ta tốt, gối không chỉ huy-dẫn đường thông suốt, khí thế đánh địch không hề suy giảm, còn dịch vẫn ngang nhiên quấy rối. Đây là thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất đối với đội ngữ phi công và dẫn đường. Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm, phương án dẫn đường được bổ sung tỉ mỉ hơn, hiệp đồng dẫn đường được thực hiện chặt chẽ hơn và giải pháp "dẫn mò" (dẫn theo suy đoán của dẫn đường sở chỉ huy khi ra-đa bắt ta Và địch không liên tục) cũng được chuẩn bị kỹ càng hơn. Tất cả đều tập trung cao độ cho nhiệm vụ.

    23 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 2 năm 1964 (Đoàn bay 919 - 45 năm xây dưng và trưởng thành, Nxb Chính trị quốc gia; H.2004, tr.84, ghi: năm 1965), ra-đa vòng ngoài của ta phát hiện có địch. Ít phút sau, đường bay địch bắt đầu được đánh dấu bằng chì xanh trên mạng B1 (mạng ra-đa cảnh giới quốc gia), dọc theo phía đông của dãy Trường Sơn. Sở chỉ huy Quân chủng và tổ bay vào cấp 1.

    Sau đó Bộ Tư lệnh Quân chủng nhận được điện báo từ huyện đội Con Cuồng: Có tiếng máy bay địch bay qua vùng trời địa phương, chúng bay đến khu vực Hồi Xuân- Lang Chánh thì chuyển hướng lên Tây bắc. Vậy là địch vào tương đối sát với dự tính của ta. Tại SỞ chỉ huy Quân chủng, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính vừa theo dõi địch trên mạng B1 vừa đối chiếu xuống bàn dẫn đường.

    Trên hiện sóng của đài 402 tại Đại đội ra-đa dẫn Đường 28 (C-28) ở Hà Đông (Lịch sử Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân (1963-2003), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2003, tr.77), trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư căng mắt bám theo từng vòng quét. Khi phát hiện mục tiêu trắc thủ ra-đa đã đọc ngay tình báo về Sở chỉ huy Quân chủng cho nhân viên tiêu đồ gần Lê Thành Chơn.

    Tại Gia Lâm, tổ bay T-28-963: Nguyễn Văn Ba - Lê Tiến Phước sẵn sàng chờ lệnh.

    1 giờ 07 phút ngày 16 tháng 2 năm 1964, Tư lệnh Quân chủng quyết định cho T-28 cất cánh. Trực ban dẫn đường Trần Quang Kính dẫn T-28 bay đúng phương án đã được bổ sung. Phi công Lê Tiến Phước ngồi buồng lái sau, tập trung giữ tốt các số liệu dẫn bay. Sở chỉ huy thông báo đều đặn vị trí ta-địch, mục tiêu bên trái, cự ly 30, 20, 15... km, rồi mục tiêu ở phía trước. Phi công Nguyễn Văn Ba ngồi buồng lái trước, tập trung quan sát. Dưới ánh trăng mờ đầu tháng (ngày 4 tháng Giêng âm lịch), trên nền mây trắng xám, mục tiêu hiện lên, anh báo cáo và quyết định tăng tốc độ tiếp cận. Sở chỉ huy Quân chủng nhắc, không được để mất mục tiêu. Khi còn cách khoảng 500m, phi công Nguyễn Văn Ba thấy rõ hình thù chiếc máy bay vận tải 2 động cơ của địch. Anh ấn nút lên đạn, chiếm vị trí có lợi xin vào công kích và bắn hai loạt. Máy bay địch phụt lửa. Anh bắn tiếp loạt thứ ba thì súng bị tắc đạn (Theo tư liệu của đồng chí Đào Ngọc Ngư: Bắn hết 163/200 viên). Trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư cho lệnh thoát ly.

    Máy bay địch tròng trành, rồi nghiêng hẳn về bên trái và giảm độ cao rất nhanh. Nó rơi xuống một khu rừng gần biên giới Việt - Lào. Sở chỉ huy dẫn T-28 về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Sau này, một tên biệt kích bị ta bắt đã khai: toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay vận tải C-123 của "Không lực Việt Nam Cộng hòa" và toán biệt kích đều đã tử nạn.

    Đây là chiến thắng đầu tiên bằng phương tiện chiến đấu trên không, diệt kẻ địch trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngành Dẫn đường vô cùng tự hào, ngày 16 tháng 2 năm 1964 là mốc son sang chói, lần đầu tiên trong lịch sử của Không quân nhân dân Việt Nam, ta đã dẫn chặn kích đêm đánh đúng đối tượng, bắn rơi máy bay địch. Đây là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ toàn ngành tiếp tục vươn lên, quyết tâm vượt qua những thử thách còn đang ở phía trước của mặt trận trên không sắp mở.

    Sau này, do điều kiện khí tài thay thế gặp nhiều khó khăn, T-28-963 phải tạm ngừng hoạt động. Đến tháng 10 năm 1965 không quân ta lại khôi phục kỹ thuật cho T-28- 963, hồi phục bay đêm cho phi công và đưa vào trực chiến (Mệnh lệnh tác chiến của Quân chủng, số. 587/B1 ngày 25 tháng 9 năm 1965).


    [​IMG]

    T-28-963 của KQNDVN. Theo MiG-17&MiG-19 Units (Osprey), chiếc T-28 này do trung úy Chert Saibory người Thái thuộc KQ Hoàng gia Lào lái đào thoát sang VN giữa lúc đang tham gia bay biểu diễn.

    Trong chến dịch cầu không vận Mậu thân cả bác Ba lẫn bác Bang đều ra đi không về

    [​IMG]
  10. bura8x

    bura8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0

    Có lẽ bác Nguoiquansat nhầm, truyện viết về phi công Nguyễn Văn Bang mà. Còn phi công Nguyễn Văn Ba thì nổi tiếng với chiến công bay T-28 của ngụy Lào phản chiến bắn hạ C-123 thả biệt kích.

Chia sẻ trang này