1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [FONT=&quot]SỰ CỐ CHIẾC AN-26 RƠI Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
    [/FONT]
    10h15 sáng ngày 8/4/2008, chiếc máy bay quân sự AN-26 đã nổ và cháy đen trên địa bàn cánh đồng Tả Thanh Oai, Thanh Trì (Hà Nội). Toàn bộ 5 người trên máy bay đã tử nạn.

    [​IMG]

    Hiện trường vụ máy bay rơi sáng
    ngày 8/4/2008 ở cánh đồng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

    Chiếc máy bay vỡ nát, phần thân máy cày sâu xuống đất. Các mảnh vụn của máy bay nằm rải rác trên khoảng diện tích chừng 60m2.

    Nơi hiện trường chỉ cách trường PTCS của xã Tả Thanh Oai chừng 80m.

    Đông đảo người dân chứng kiến sự việc đã không ngừng gọi phi hành đoàn trên chuyến bay gặp nạn kể trên là “các ông Đức” bởi chính mắt họ đã nhìn thấy chiếc máy bay chao liệng và lao thẳng xuống khu vực trường học. Tuy nhiên, những chiến sĩ không quân này đã cố gắng đưa chiếc máy bay ra xa khỏi khu vực trường học trước khi rơi xuống cánh đồng.


    [​IMG]

    Chị Hới, ở Tả Thanh Oai, cho biết, khoảng 10h, chị thấy chiếc máy bay cố lượn qua một trường học và cày một đường dài xuống ruộng. Sau đó, một tiếng nổ lớn vang lên rồi chiếc máy bay vỡ nát.


    Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng cứu hộ đã tiến hành tìm kiếm nạn nhân. Toàn bộ 5 người trên máy bay đều tử nạn. Không có người dân nào bị thương. Hôm nay là Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) nên người dân ở nhà nhiều. "Bình thường vào khoảng thời gian đó, rất đông người tập trung làm cỏ vì lúc này, lúa đang vào thời kỳ phát triển", anh Huê, ở Tả Thanh Oai, nói.

    [FONT=&quot]
    [/FONT]
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tọa độ này rất ... không đúng! :)
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [FONT=&quot]SỰ CỐ CHIẾC AN-26 RƠI Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

    [/FONT]
    [​IMG]

    Người dân quan sát hiện trường từ khoảnh cách xa


    [​IMG]
    -

    [​IMG]


    Rất đông người dân Tả Thanh Oai đến xem và họ đều cảm phục 5 chiến sỹ đã "cố lái" máy bay rơi tránh nhà dân và trường học


    [​IMG]

    Mang cáng vào hiện trường

    [​IMG]

    Hiện trường máy bay rơi

  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Việc hy sinh cứu các em nhỏ của các anh không phải là lần đầu ở Việt Nam

    Phi công Võ Sĩ Giáp: Hy sinh để cứu các em nhỏ

    8:30, 08/08/2006
    [​IMG]
    Liệt sĩ phi công Võ Sĩ Giáp.

    Quan sát phía dưới có một trường học, đang giờ ra chơi, các em học sinh nô đùa đông đúc, Võ Sĩ Giáp đã kéo cần lái, cố gắng đưa máy bay vượt ra khỏi trường học. Chiếc MiG-21 như một quả tên lửa khổng lồ sượt qua nóc trường học, lao xuống mảnh ruộng.
    Võ Sĩ Giáp là một trong hàng trăm liệt sĩ phi công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Anh hy sinh ngày 8/11/1972 sau một trận không chiến. Nhưng những chi tiết về trận đánh này và sự dũng cảm của anh đã tránh tai họa cho hàng trăm con người thì không phải ai cũng tường tận. Tại nơi anh ngã xuống, người dân xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã dựng lên một văn bia tưởng nhớ người phi công quả cảm đã quên mình vì nghĩa lớn.
    Niềm hy vọng của gia đình
    Võ Sĩ Giáp sinh năm 1945, là con thứ hai trong một gia đình có 8 anh chị em ở xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ khi còn ở nhà, anh đã là lao động chính. Lên cấp ba, đi học xa nhưng Giáp vẫn cố gắng giúp đỡ mẹ cha khi có thể. Học hết cấp ba, anh thi đỗ vào Trường đại học Sư phạm I. Vậy là anh học trò nghèo xứ Nghệ một mình khăn gói lên đường ra thủ đô học đại học.
    Suốt những năm tháng sinh viên, Giáp không hề xin tiền gia đình mà tự làm thêm kiếm tiền ăn học. Anh còn gửi tiền về nuôi các em ở nhà. Dù vừa học vừa làm, anh vẫn là một học sinh xuất sắc của trường. Sau này những người bạn của anh kể lại, Giáp đã làm thêm đủ thứ việc, kể cả vác tre nứa thuê, để có tiền ăn học và nuôi em. Lần nào về nhà anh cũng động viên các em hãy cố gắng học giỏi, sau này anh sẽ đưa ra Hà Nội học.
    Võ Sĩ Giáp có người yêu là chị Bùi Thị Thắm. Chị là bác sĩ, làm việc tại khoa Tai - mũi - họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo bạn bè và những người thân của Võ Sĩ Giáp thì trong một lần đi cắt amiđan tại Bệnh viện 108, Võ Sĩ Giáp đã quen chị Thắm và hai người đã yêu nhau. Võ Sĩ Giáp rất yêu người con gái quê Hải Dương ấy. Anh đã kể về người yêu rất nhiều với gia đình mình.
    Chị Võ Thị Oánh, người em thứ bảy của Võ Sĩ Giáp không thể quên một kỷ niệm của chị với người anh trai. Có lần, về thăm nhà, Giáp đã đùa cô em gái 5 tuổi, rủ ra Hà Nội chơi với người yêu của anh. Chị Oánh lúc đầu không chịu, nhưng rồi đã đồng ý. Thế là chiều hôm đó anh lên đường, cô em gái nhất định đòi đi theo. Không đành lòng nhìn em khóc, Giáp đã ở lại thêm một đêm để dỗ em, hôm sau lừa lúc em còn ngủ, anh mới dậy sớm lên đường.
    Chị Võ Thị Ánh, người em thứ sáu của liệt sĩ phi công Võ Sĩ Giáp nghẹn ngào kể: Mỗi lần về nhà, các em của anh đều tíu tít hỏi chuyện, nào là anh làm phi công, anh bay trên trời như thế nào? Chị Ánh hỏi anh, anh ơi anh bay trên trời anh có nhìn thấy quê mình không? Giáp nói, anh bay trên trời cái gì anh cũng nhìn thấy. Thế anh có nhìn thấy bọn em không? Anh có thấy, các em làm gì anh đều thấy hết. Vậy nên mặc dù không ở nhà nhưng các em đi đâu, làm gì anh đều biết, anh thấy em đi chăn bò, thấy em đi cắt rau cho heo... vì thế các em phải ngoan, nghe lời bố mẹ, nếu không ngoan là anh biết đấy, anh sẽ không cho ra Hà Nội nữa đâu, không cho gặp chị Thắm nữa đâu. Rồi anh lại hỏi từng người em thích làm nghề gì? Chị Ánh bảo em thích làm giáo viên. Anh Giáp nói, ừ, em làm giáo viên cũng được, nếu không thì đi làm tiếp viên hàng không.
    Năm 1965, đang học năm thứ ba Đại học Sư phạm I, Võ Sĩ Giáp trúng tuyển phi công. Anh đã từ giã mái trường lên đường nhập ngũ. Sau đó, Giáp được đi đào tạo tại Trung Quốc và về công tác tại Trung đoàn Không quân 923 vào năm 1968. Năm 1970, Võ Sĩ Giáp được điều về công tác tại Trung đoàn Không quân 921 - Trung đoàn không quân đầu tiên của Quân đội ta. Chàng phi công trẻ là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và quê hương.
    Quên mình vì nghĩa cả
    Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất thì mặt trận trên không cũng hết sức căng thẳng và phức tạp. Đế quốc Mỹ liên tục mở các cuộc tấn công bằng Không quân, Hải quân ra miền Bắc. Nhiều cuộc đọ sức trên không đã diễn ra quyết liệt. Bộ đội Không quân có nhiệm vụ đánh địch trên không để bảo vệ các mục tiêu mặt đất, ngăn chặn các cuộc không kích từ xa, bảo vệ và tạo điều kiện cho Lực lượng Phòng không làm nhiệm vụ.[​IMG]


    Đầu năm 1972, Quân chủng Phòng không - Không quân có chủ trương đưa máy bay MiG-19 của Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 xuất trận dưới sự yểm trợ, thu hút địch của máy bay MiG-21 của Trung đoàn Không quân 921. Ngày 8-5, được lệnh của Sở chỉ huy Binh chủng, Trung đoàn 921 đã cho Biên đội 2 chiếc MiG -21 gồm phi công Phạm Phú Thái - Biên đội trưởng, chỉ huy trận đánh, phi công Võ Sĩ Giáp bay số 2 xuất kích làm nhiệm vụ thu hút hỏa lực không quân tiêm kích địch để Trung đoàn Không quân 925 đánh chặn, tiêu diệt khi chúng bay vào đánh phá Thủy điện Thác Bà.
    Biên đội bay lên vùng trời Nghĩa Lộ, Tuyên Quang ở độ cao 7.000m, sớm bộc lộ mình để địch “phát hiện”. Quả nhiên, rất nhiều tiêm kích của địch đã hướng tầm quan sát về phía họ, bỏ xa các tốp ném bom. Kế hoạch đã được thực hiện thành công, Biên đội 4 chiếc MiG-19 của Trung đoàn 925 đã xuất kích đánh chặn và bắn rơi 2 máy bay ném bom F4 của địch khiến đội hình của chúng bị vỡ, các chiếc khác bỏ chạy tán loạn khỏi vùng trời Yên Bái không kịp thả bom.
    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Biên đội Thái - Giáp nhanh chóng thoát ly nhưng địch vẫn bám riết phía sau. Phi công Phạm Phú Thái đã về hạ cánh an toàn, còn máy bay của Võ Sĩ Giáp bị trúng tên lửa của địch. Sở Chỉ huy và Biên đội trưởng cho phép nhảy dù để bảo vệ tính mạng, nhưng nhìn xuống phía dưới là khu vực thành phố Việt Trì, có rất nhiều nhà máy xí nghiệp, khu dân cư đông đúc, nếu nhảy dù, để máy bay rơi sẽ mất an toàn cho mặt đất, Võ Sĩ Giáp đã quyết định điều khiển máy bay ra khỏi khu công nghiệp Việt Trì. Anh tiếp tục cố gắng lái chiếc máy bay bị thương về khu vực huyện Vĩnh Tường.
    Khi máy bay hạ thấp độ cao, phía dưới là một cánh đồng. Sở chỉ huy tiếp tục yêu cầu nhảy dù, nhưng quan sát phía dưới có nhiều làng mạc, đặc biệt, Giáp phát hiện một trường học, đang giờ ra chơi, các em học sinh nô đùa đông đúc, thấy máy bay đến, các em đã chạy cả ra sân trường đứng xem. Lo lắng việc nhảy dù sẽ khiến cho máy bay rơi thẳng vào trường học, Võ Sĩ Giáp đã có một hành động khiến anh đã trở thành bất tử. Anh đã kéo cần lái, cố gắng đưa máy bay vượt ra khỏi trường học.
    Chiếc MiG-21 như một quả tên lửa khổng lồ sượt qua nóc trường học, lao xuống mảnh ruộng ngay bên cạnh trường. Máy bay bị vỡ tung thành nhiều mảnh, Võ Sĩ Giáp bị thương nặng. Nhân dân địa phương đã kịp thời có mặt và cấp cứu cho anh. Khi tỉnh lại lần thứ hai, Võ Sĩ Giáp còn thều thào hỏi: “Các cháu học sinh có việc gì không?”. Ngay sau đó, Giáp được đưa về Bệnh viện Quân đội 108 chữa trị nhưng vì chấn thương quá nặng, 3 ngày sau (11/5/1972) anh đã hy sinh tại chính nơi người yêu mình làm việc khi vừa tròn 27 tuổi.
    Cho em chùm khế ngọt này...
    Võ Sĩ Giáp và chị Bùi Thị Thắm dự định cuối năm 1972 sẽ làm lễ cưới. Giữa năm đó anh về thăm nhà. Trong thời gian ở nhà, anh đã xin ở gia đình người bạn một đoạn rễ của cây khế ngọt trên đó có một mầm cây nhỏ về trồng nơi đầu hồi. Anh nói với mẹ và các em, con trồng cây khế này, khi nào mẹ và các em ăn quả thì lại nhớ đến con. Không ai nghĩ rằng đó cũng là lần cuối cùng anh về thăm người thân nơi chôn rau cắt rốn. Sau lần ấy, Võ Sĩ Giáp đã đi mãi mãi.
    Chờ mãi không thấy tin tức gì của con, bố anh đã viết một bức thư gửi ra Quân chủng Phòng không - Không quân, ông nói rằng nếu con tôi còn sống thì đơn vị cũng thông báo, còn nếu đã mất thì cũng thông báo cho gia đình biết, đằng nào cũng một nỗi đau, các anh đừng giấu gia đình tôi làm gì. Mấy tháng sau, giấy báo tử được đưa về, bố anh đã lặng lẽ một mình nén nỗi đau, không cho mẹ anh biết. Cả nhà lặng lẽ u buồn. Nhưng rồi mẹ anh cũng biết.
    Cuối năm đó, gia đình Võ Sĩ Giáp nhận được bức thư đẫm nước mắt của chị Thắm, người yêu anh Giáp. Chị nói với gia đình anh rằng, anh Giáp đã đi xa rồi, bố mẹ đừng chờ nữa, anh ấy không về nữa đâu. Lúc đó nỗi đau mới vỡ oà, bố mẹ anh đều ngất, cả nhà chìm trong nước mắt. Mấy chị em dúm dụm thì thầm gọi tên anh, không ai dám nói to. Chị Thắm cũng xin với gia đình rằng, bố mẹ hãy cho con được làm con của gia đình.[​IMG]


    Mấy chị em của anh Giáp khi đó đã khóc hết nước mắt, nghe anh kể về chị Thắm lâu nay, mặc dầu chưa một lần gặp chị nhưng các em đã coi chị như người thân nên nghe chị nói vậy thì mừng lắm. Dù anh mất nhưng cũng còn người chị, người mà anh rất mực yêu thương. Nhưng bố của họ bảo, các con không được mừng, anh đã mất rồi phải để cho chị đi lấy chồng, để chị tìm hạnh phúc mới, các con không được làm chị bận lòng. Mất anh, bố cũng buồn lắm, nhưng không vì thế mà để chị khổ. Dù anh chị có lấy nhau chăng nữa thì cũng không được giữ chị. Ông đã viết thư nói với người yêu của con trai mình như vậy.
    Đến nay, cây khế do Võ Sĩ Giáp trồng cũng đã hơn ba mươi năm. Nó đã quá già, trong một trận bão cây khế mẹ đã bị đổ. Nhưng từ gốc của nó đã mọc lên mầm lộc mới, mầm lộc ấy giờ đây cũng đã thành cây to. Hàng năm, cây khế vẫn cho những chùm quả ngọt. Gia đình anh còn một người em trai nữa là Võ Sĩ Lý hy sinh tại nước Nga và cũng là liệt sĩ. Ngôi nhà xưa giờ chỉ còn người mẹ già và cô em dâu, vợ của liệt sĩ ấy sinh sống. Cây khế ngọt vẫn bên trái nhà, dù người trồng nó đã đi xa. Thật trùng lặp, mỗi năm vào ngày giỗ anh Giáp cũng là mùa quả ngọt. Vào ngày Võ Sĩ Giáp hy sinh, mẹ và các em vẫn đặt lên bàn thờ anh những trái khế của lòng thơm thảo.
    Nằm giữa lòng dân
    Ông Kim Văn Ty - năm 1972 làm Trạm phó Trạm Y tế xã Thượng Trưng - là người có mặt đầu tiên khi máy bay lao xuống ruộng, nay là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Thượng Trưng. Năm nay đã 64 tuổi nhưng ông vẫn nhớ rất rõ sự việc này.
    [​IMG]
    Mẹ của liệt sĩ Võ Sĩ Giáp tại Bia Tưởng niệm.
    Ông Ty cho biết: “Ngày ấy tôi đang trực tại trạm y tế xã thì nghe tiếng máy bay rít rất nặng, vội chạy ra xem thì thấy chiếc máy bay lao xuống cách trạm khoảng 500 mét. Tôi cùng một y tá chạy ra hiện trường, nhận thấy đây là máy bay ta nên đã nhanh chóng cứu phi công. Tôi dùng dao găm mang trong người cắt dây bảo hiểm để lôi anh ấy ra, tiêm cho anh một mũi hồi sức. Ngay sau đó bà con nhân dân cùng kéo tới đông đúc và đưa anh về trạm y tế cấp cứu.
    Lứa học sinh học tại trường năm 1972 nay đều đã ở tuổi trên dưới bốn mươi, mỗi người giữ một cương vị khác nhau trong xã hội, có người thì đi xa, có người vẫn gắn bó với quê hương.
    Chị Lê Thị Chuyện - một học sinh lớp ba ngày ấy nay là Trưởng ban Văn hóa xã hội của xã kể lại: Lúc đó chị đang ngồi trong lớp, nghe tiếng máy bay rú ngay trên đỉnh đầu, chạy ra thì đã thấy một mảnh máy bay rơi ngay cạnh lớp học. Đúng lúc đó thì bác Phạm Văn Thanh - làm việc trong Ban chấp hành Hội người cao tuổi xã đến và nói: "Nhân dân chúng tôi rất mong muốn Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng cho anh Giáp để tôn vinh chiến công của anh trong đó có hành động dũng cảm này”.
    Năm 2006, 34 năm sau ngày Võ Sĩ Giáp hy sinh, được sự nhất trí của Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND Tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường và các cơ quan chức năng, Quân chủng Phòng không - Không quân cùng với nhân dân xã Thượng Trưng đã triển khai xây dựng công trình Bia tưởng niệm liệt sĩ, phi công Võ Sĩ Giáp tại nơi anh hy sinh.
    Những người bạn thân của anh, những người bạn học cùng khóa đào tạo phi công với anh như Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Tuân, Trung tướng Hán Vĩnh Tưởng; Thiếu tướng Phương Minh Hòa; Thiếu tướng Phạm Phú Thái đều có mặt.
    Phi công Phạm Phú Thái - người Biên đội trưởng chỉ huy trận đánh năm xưa nay là Phó Tư lệnh thứ nhất, Quân chủng Phòng không - Không quân, cho biết: “Hành động của Võ Sĩ Giáp là một hành động quả cảm thể hiện sự dũng cảm quên mình của phi công Việt Nam, sẵn sàng nhận hy sinh về mình vì nhiệm vụ. Ngày ấy chúng tôi xác định mỗi lần xuất kích như một lần cảm tử, và hành động của Giáp đã chứng tỏ điều đó...”.
    Trong lễ khánh thành Bia tưởng niệm, Quân chủng Phòng không - Không quân đã mời bà Lê Thị Tính, mẹ của liệt sĩ, năm nay đã 85 tuổi, từ Hà Tĩnh ra dự. 34 năm qua, đây là lần đầu tiên bà được tận mắt thấy nơi con trai mình đã hy sinh. Mắt bà rưng rưng, bàn tay gầy guộc lần từng hàng chữ trên bia đá mang tên Võ Sĩ Giáp. Trên sóng lúa rập rờn, bên trường học thân yêu, nơi có các em học sinh đang học tập, Bia tưởng niệm nổi lên như một điểm nhấn tô điểm cho bức tranh làng quê. Giữa cánh đồng Thượng Trưng hôm nay, chiến công anh đã được khắc ghi[​IMG]



    Nguyễn Xuân Thủy
    -
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tình huống hy sinh của bác Giáp được mô tả trong "Phi công tiêm kích" như sau


    "Trận đầu ra quân, Trung đoàn tiêm kích Míc-19 đã phát huy truyền thống vẻ vang: chiến thắng trận đầu. Biên đội 4 chiếc Míc-19 đã hạ tại chỗ 2 chiếc F-4, ta về hạ cánh an toàn
    Trận này địch dùng 12 chiếc F-4, chủ trương không chiến với ta. Trung đoàn 925 đã chủ động cất cánh sớm, biên dội có thế, có tốc độ, độ cao tương đương địch, biên đôi đã ra khỏi mây, đội hình chỉnh tề, có công kích, có yểm hộ từng đôi chặt chẽ. Hai đôi, 4 chiếc Míc-19 trong quá trình là chiến đấu, yểm hộ, kịp thời nhắc nhau cơ động tránh tên lửa địch. Nên dù địch bắn nhiều tên lửa một lúc vào toàn đội, nhưng anh em kịp thời tránh. Số 4 Nguyễn Hồng Son vừa phản kích, vừa chớp thời cơ địch tốc độ lớn, vọt lên trước ta, liền nổ súng tiêu diệt. Động tác nhanh, chuẩn xác trong xạ kích.

    Để hỗ trợ cho biên đội Míc-19 đang không chiến ác liệt với 12 chiếc F-4 trên đỉnh sân bay Yên Bái, biên đội 2 chiếc Míc-21 do Phạm Phú Thái số 1, Võ Sĩ Giáp số 2, cố gắng kìm giữ một bộ phận địch tại vùng trời Tuyên Quang. Bọn F-4 quần nhau kịch liệt với đôi Thái - Giáp. Chúng phóng nhiều tên lửa vào biên đội Míc-21. Số 1 Phạm Phú Thái, số 2 Võ Sĩ Giáp nhiều lần cơ động tránh tên lửa và tìm cách phản kích, nhưng chưa bắn trúng được quả tên lửa nào. Các anh biết biên đội Míc-19 của Trung đoàn 925 cũng đang chiến đấu với lực lượng địch gấp hơn nhiều lần. Sân bay Yên Bái địch vẫn còn khống chế, các phi công Míc-19 chưa hạ cánh được. Các anh cố tiến công, ghìm bọn này lại, không để chúng tăng cường về sân bay Yên Bái. Đã hơn 6 phút, 2 chiếc Míc-21 vẫn còn cơ động, không chiến ác liệt với 8 chiếc F-4. Bất ngờ, máy bay số 2 bị dính 1 quả tên lửa địch. Giáp báo cáo máy bay bị thương, tốc độ giảm. Chỉ huy sở cho phép nhảy dù. Nhưng anh thấy vẫn còn điều khiển được, xin phép hạ cánh bắt buộc. Còn lại một mình, số 1 vẫn tiếp tục chiến đấu với 8 chiếc F-4, yểm hộ cho Giáp hạ cánh bắt buộc.

    Giáp chọn một cánh đồng hạ cánh, nhưng bất ngờ, trước mặt anh là một trường học. máy bay xuống thấp, anh thấy các cháu đang chạy ùa ra để xem. Trong lúc khẩn cấp, Giáp đã đạp mạnh bàn đạp, máy bay đột ngột quay hướng, va vào bờ đất, vỡ tan. Võ Sĩ Giáp đã quên mình vì nhân dân, vì các cháu nhỏ thân yêu. Nhân dân xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú vô cùng cảm phục, ghi nhớ người con đã sống chết vì dân.

    Võ Sĩ Giáp, người con Hà Tĩnh kiên cường. Năm 1965, nhập ngũ, anh được chọn vào Trường Không quân Việt Nam, học lái máy bay chiến đấu. Năm 1968 tốt nghiệp về nước, được bổ sung vào phi đội 2, Trung đoàn 923. Lúc này, tôi đang làm cán bộ phi đội, đã trực tiếp cùng bay với Giáp. Người anh rất trắng trẻo. là sinh viên trước khi vào lái máy bay, lại luôn chịu khó học hành, say mê tìm tòi, học hỏi nên anh tiến bộ rất nhanh, nhất là trong lĩnh vực kĩ thuật. Anh đã được vào trực ban chiến đấu ở Míc-17, là lực lượng trẻ, triển vọng. Theo chủ trương trên, chọn một số phi công trẻ, có kĩ thuật tốt, bổ sung cho lực lượng Míc-21. Năm 1970, anh nằm trong số vài chục anh em từ Trung đoàn 923 qua trung đoàn 921 lái máy bay Míc-21"

    [​IMG]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Không phải lần đầu nhưng cũng không là lần cuối

    Chuyện về 2 phi công hy sinh quên mình để cứu dân


    Các nhân chứng tại khu vực máy bay rơi kể lại đều khẳng định: Máy bay vòng lượn tránh khu dân cư và nhà cao tầng rồi mới rơi xuống đất. Trước lúc hi sinh, 2 phi công (Thượng tá Nguyễn Văn Vinh và Thượng úy Đặng Hồng Vinh) đã có hành động dũng cảm điều khiển máy bay vòng tránh khu dân cư.
    14h ngày 12/11/2009, Thượng tá Nguyễn Văn Vinh - Chỉ huy trưởng đơn vị C31 và Thượng úy Đặng Hồng Vinh - Phó Phi đội trưởng Phi đội 2 - đơn vị C31 thực hiện nhiệm vụ bay trinh sát khí tượng trên máy bay Mig-21.
    Máy bay bay theo sơ đồ vòng kín rộng, độ cao 700m, vận tốc 700km/h. Sau khi kết thúc bay vòng thứ nhất thì máy bay xảy ra trục trặc kỹ thuật. Hai phi công cố gắng tăng nhanh tốc độ để đưa máy bay về trạng thái bình thường, nhưng do độ cao thấp, tốc độ nhỏ và phải điều khiển máy bay tránh khu dân cư nên máy bay tiếp đất bị hư hỏng hoàn toàn và hai anh đã hi sinh trong buồng lái.
    Ngày 4/5/2010, ************* ***************** đã ký Quyết định số 537/QĐ-CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho hai phi công nói trên vì đã có hành động dũng cảm hi sinh quên mình vì nhân dân.
    [​IMG]
    Thượng tá Nguyễn Văn Vinh (người thứ nhất từ phải qua trái) đang trao đổi kinh nghiệm trước ban bay.


    Các anh đã sống như thế

    Khi nghe tin 2 đồng chí phi công được ************* ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT, cả đơn vị mừng lắm. Vậy là tâm nguyện của anh em đồng đội bấy lâu nay đã trở thành hiện thực.
    Trung tá Đào Duy Tuyên - Chủ nhiệm Chính trị đơn vị C31 bộc bạch: Sau khi khắc phục hậu quả của vụ tai nạn, ban lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đã tổ chức đi cảm ơn chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái.
    Chúng tôi thật xúc động khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhắc đi nhắc lại câu nói nếu cần làm công văn đề nghị hoặc xác nhận để Quân đội, Nhà nước xét phong tặng danh hiệu cao quý cho 2 đồng chí phi công đã hy sinh thì tỉnh sẽ làm ngay. Đồng chí còn nói đây không phải là ý kiến của cá nhân đồng chí, mà là tâm nguyện của cán bộ, chiến sỹ đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái.
    Thượng tá Nguyễn Văn Vinh - Chỉ huy trưởng đơn vị C31 (Đoàn B71), sinh ngày 18/5/1962 tại Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên, Nghệ An. Anh là một cán bộ, **** viên, một phi công quân sự cấp 2 luôn có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn, trình độ chỉ huy và trình độ bay giỏi.
    Trong gần 30 năm công tác, Nguyễn Văn Vinh luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Anh thuộc lớp phi công được đào tạo tại Trường Không quân Crátxnođa (thuộc Liên Xô cũ) và đã có giờ bay tích lũy là 1.030 giờ 59 phút, đã bay trên các loại máy bay L.39 và Mig-21, được cấp trên đánh giá có trình độ bay ứng dụng chiến đấu tốt.
    Từ năm 2000, anh được phê chuẩn là chỉ huy bay, giáo viên bay và trực ban chiến đấu 2 khí tượng thực hiện nhiệm vụ tiêm kích phòng không, tiêm kích bom, không chiến, trinh sát, bay biển, bắn tên lửa, đánh mục tiêu tốc độ nhỏ, độ cao thấp; không có cố tật và yếu điểm trong bay, tình trạng sức khỏe, tâm lý tốt. Thượng tá Nguyễn Văn Vinh đã được ****, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không - Không quân trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Chiến công hạng Ba.
    Thượng úy Đặng Hồng Vinh - Phó Phi đội trưởng Phi đội 2, đơn vị C31 (Đoàn B71), sinh ngày 28/10/1977 tại Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Anh là phi công trẻ được đào tạo tại Trường Sỹ quan Không quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, tốt nghiệp ra trường và nhận công tác tại đơn vị C31 năm 2002.
    [​IMG]
    Thượng úy Đặng Hồng Vinh.
    Thượng úy Đặng Hồng Vinh có số giờ bay tích lũy là 329 giờ 35 phút trên 3 loại máy bay Jak-52, L-39 và Mig-21, riêng giờ bay trên máy bay Mig-21 là 185 giờ 38 phút. Anh được cấp trên đánh giá có trình độ bay, lý thuyết bay khá, đã bay ứng dụng chiến đấu đơn khu vực độ cao thấp, đủ điều kiện tham gia trực ban chiến đấu ngày khí tượng giản đơn. Anh được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ bay.
    Khi nghĩ về những tháng năm sát cánh bên nhau trong cuộc sống cũng như nhiệm vụ, đồng đội của các anh ở đơn vị C31 đều bày tỏ niềm xúc động và thán phục đối với hai người con ưu tú của đơn vị luôn tận tụy trong mọi nhiệm vụ, hết lòng giúp đỡ đồng đội, nhân dân trong những lúc khó khăn.
    Trung tá Đào Duy Tuyên tâm sự: “Đồng chí Nguyễn Văn Vinh là bạn thân của tôi, chúng tôi cùng tuổi, cùng nhập ngũ một năm, chỉ khác là Vinh học lái máy bay chiến đấu còn tôi học sỹ quan chính trị. Hơn 2 năm làm Chỉ huy trưởng đơn vị C31, anh đã cùng lãnh đạo, chỉ huy xây dựng đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu "Đơn vị Quyết thắng", **** bộ đạt trong sạch vững mạnh. Tổng kết năm 2009, Vinh vinh dự được bầu là "Chiến sỹ Thi đua". Còn đồng chí Đặng Hồng Vinh là phi công trẻ, song từ khi ra trường về đơn vị C31 đến nay bay rất tốt, tôi chưa hề thấy Vinh có sai sót gì trong các lần bay huấn luyện, thậm chí anh là một trong những phi công bay tốt nhất trong số bạn bè cùng khóa. Là phi công trẻ song cả 3 năm (2007 đến 2009) Vinh đều được chọn đi bay ném bom, bắn đạn thật do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức và Vinh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Tư lệnh Quân chủng tặng nhiều bằng khen, giấy khen”.
    Riêng tôi - tác giả bài viết này cũng đã có dịp gặp gỡ tiếp xúc với hai phi công Nguyễn Văn Vinh và Đặng Hồng Vinh nhiều lần. Còn nhớ, cách đây 2 năm, tại hội thao bắn, ném bom của lực lượng không quân, lúc đó Thượng tá Nguyễn Văn Vinh ở vị trí chỉ huy, điều hành các chuyến bay bắn, ném bom trong hội thao, còn Thượng úy Đặng Hồng Vinh là phi công trực tiếp lái máy bay thực hành các khoa mục chiến đấu trong hội thao.
    Kết thúc hội thao trong bữa cơm chia tay Thượng tá Nguyễn Văn Vinh nhận ra tôi là đồng hương xứ Nghệ. Qua câu chuyện, tôi mới biết nhà anh ở phố Lê Trọng Tấn, gần cơ quan Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Chia tay nhau, anh nói với tôi: "Nếu có điều kiện thì hãy đến thăm nhà mình, nhưng phải nói trước là mình rất ít khi ở nhà, còn nếu cậu không ngại nắng gió Yên Bái thì hãy lên đơn vị C31 một lần để biết cuộc sống của những người lính không quân bọn mình trên đó thế nào". Và theo lời hẹn ước, vào một ngày trung tuần tháng 6/2008, tôi được cơ quan cử lên sân bay Yên Bái để tìm hiểu công tác huấn luyện bay của đơn vị C31.
    [​IMG]
    Thượng tá Nguyễn Văn Vinh.

    Thượng tá Nguyễn Văn Vinh đã đưa tôi vào nghe buổi bình giảng sau ban bay của đơn vị. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng sau mỗi chuyến bay. Kết thúc buổi bình giảng, anh và tôi lên chiếc xe Uoát về doanh trại. Trên đường về anh nói với tôi, nghề bay không cho phép sự cẩu thả, giản đơn. Đứng trước mỗi ban, mỗi chuyến bay, người chỉ huy cần phải cân nhắc xem xét kỹ ba yếu tố: tình hình khí tượng, công tác đảm bảo kỹ thuật hàng không và trình độ của phi công. Quyết định ai bay? Chuyến nào? Thực hiện bài bay nào? Huấn luyện không vực nào…? người chỉ huy đều phải tính toán, cân nhắc kỹ. Từ đó tôi nhận ra đằng sau nét suy tư, trầm tĩnh của anh là một lý trí tỉnh táo, suy xét cẩn trọng, anh luôn xem bảo đảm an toàn bay là đạo đức và trách nhiệm.
    Tuy nhiên, ấn tượng của tôi về anh không chỉ có thế. Vào tháng 8/2008, tôi đã có mặt tại sân bay Yên Bái trong những ngày người dân Tây Bắc vật lộn với cơn lũ. Khi đó cầu hàng không Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai được xem là "con đường máu" để Hà Nội và nhân dân cả nước chi viện cho đồng bào Tây Bắc.
    Trong mịt mù mưa bão, Nguyễn Văn Vinh và đồng đội luôn túc trực tại sân bay 24/24h để chỉ huy tiếp nhận hàng từ các chuyến bay. Anh còn trực tiếp chỉ đạo, điều hành cán bộ, chiến sỹ đơn vị C31 tham gia cứu dân, đưa dân về doanh trại đơn vị để tránh lũ và lo cho đồng bào từng bữa ăn đến chỗ nghỉ, đồng thời cử người và xe đặc chủng đi tiếp tế lương thực, thực phẩm cho đồng bào thuộc TP Yên Bái bị ngập nước.
    Sau trận lũ lịch sử ấy, Thượng tá Vinh và tập thể đơn vị không quân C31 đã được UBND tỉnh Yên Bái tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong giúp dân phòng chống thiên tai.
    Sau này về Hà Nội, tôi còn có dịp gặp anh tại nhà riêng, anh cứ đau đáu trăn trở một điều là có được những ngày phép dài để xây lại ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp, để mỗi lúc nắng xuống, mưa về, vợ con anh không phải lo tránh nắng trú mưa nữa. Thế nhưng, cho đến khi anh hi sinh, ngôi nhà vẫn chưa kịp hoàn thành.
    Còn đối với Thượng úy Đặng Hồng Vinh thì hai con còn nhỏ dại, bản thân anh thì vắng nhà thường xuyên vì nhiệm vụ, tất cả trách nhiệm gia đình đều đặt trên đôi vai người vợ trẻ. Anh hy sinh, chị càng vất vả hơn.
    Quên mình để cứu dân
    Trở lại chuyến bay ngày 12/11/2009, kết luận của Hội đồng điều tra Quân chủng Phòng không - Không quân cũng khẳng định, trước ban bay, công tác tổ chức chỉ huy, kỹ thuật lái và dẫn đường, công tác bảo đảm kỹ thuật hàng không, kỹ thuật hậu cần sân bay, công tác ****, công tác chính trị được đơn vị tổ chức thực hiện đúng quy định. Công tác kiểm tra, kiểm soát trước ban bay, ngày bay, đảm bảo chặt chẽ và đúng quy trình, đúng điều lệ bay. Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra sự có là do tốc độ, độ cao bay và lực đẩy giảm nhanh, máy bay có độ nghiêng khi vòng và phải điều khiển máy bay tránh khu dân cư nên mặc dù đã cố gắng xử lý nhưng phi công không đủ điều kiện để lái máy bay ra khỏi trạng thái nguy hiểm, máy bay chạm đất, bị nổ và hai phi công hi sinh trong buồng lái.
    Nguyên nhân chính được xác định là do trong lúc đang vòng đối chuẩn về hướng đường băng, giai đoạn sau vòng 3 lực đẩy của động cơ giảm đột ngột do miệng phun động cơ tự mở, vì máy bay đang vòng với độ nghiêng lớn, tốc độ giảm nhanh dẫn tới độ cao càng giảm nhanh. Phi công buồng sau can thiệp bằng cách lấy quyền điều khiển động cơ về buồng sau và bật tăng lực với mục đích tăng nhanh tốc độ để đưa máy bay về trạng thái bình thường. Nhưng do độ cao thấp, tốc độ nhỏ và phải điều khiển tránh khu dân cư nên phi công không đủ thời gian, điều kiện để đưa máy bay ra khỏi trạng thái nguy hiểm.
    Cũng theo một số nhân chứng mà các điều tra viên thu thập được tại hiện trường tai nạn đều cho rằng, máy bay vòng lượn tránh khu dân cư và nhà cao tầng rồi mới rơi xuống đất.
    Theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổ 45, phố Tân Hiếu 2, phường Minh Tân, TP Yên Bái thì chiếc máy bay bay qua lần thứ nhất thấp hơn mọi khi, động cơ máy bay rít mạnh, sau đó vòng lại lần thứ hai rồi mới va quệt vào chân đồi. Còn anh Nguyễn Quốc Hưng khi đó đang có mặt tại sân Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái thì thấy máy bay lượn vòng tròn chao đảo trước khi rơi.
    Như vậy, trên cơ sở phân tích khoa học, khách quan, chi tiết, Hội đồng điều tra tai nạn của Quân chủng Phòng không - Không quân khẳng định vụ tai nạn trên do gặp sự cố khách quan. Các nhân chứng tại khu vực máy bay rơi kể lại đều khẳng định: Máy bay vòng lượn tránh khu dân cư và nhà cao tầng rồi mới rơi xuống đất. Trước lúc hi sinh, 2 phi công đã có hành động dũng cảm điều khiển máy bay vòng tránh khu dân cư.
    Sau khi có kết luận của Hội đồng điều tra, ngày 12/1/2010 Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã có Tờ trình số 87/TTg-BTL đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới cho hai phi công nói trên vì đã có thành tích xuất sắc xử lý tình huống trên không ngày 12/11/2009.
    Ngày 4/5/2010, ************* ***************** đã ký Quyết định số 537/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Thượng tá Nguyễn Văn Vinh và Thượng úy Đặng Hồng Vinh

    Nguyễn Thành Trung
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vụ này xảy ra vào khoảng 14h ngày 12/11/2009, trong khi bay huấn luyện, một chiếc phản lực chiến đấu của Trung đoàn 931 thuộc Quân chủng Phòng không không quân, xuất phát từ sân bay quân sự tại Yên Bái đã gặp nạn.

    [​IMG]
    Bà Lê Thị Nhượng (tổ 45, phường Minh Tân, TP Yên Bái) cạnh mảnh vỡ chiếc cánh chiếc máy bay văng vào khu vườn nhỏ sau nhà



    Máy bay đâm vào quả đồi thuộc tổ 45, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và nổ thành nhiều mảnh, làm hai phi công điều khiển máy bay mất tích.

    Theo nhận định ban đầu của các lực lượng cứu hộ, khi đâm vào núi, phần đầu chiếc máy bay đã cắm sâu vào lòng quả đồi, trong khi đó phần đuôi của máy bay rơi xuống chân đồi trong tình trạng còn khá nguyên vẹn.

    Ngay sau khi nhận được tin báo các lực lượng công an tỉnh, thành phố và Ban chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái đang phong toả hiện trường phối hợp cùng các lực lượng chức năng khác tìm kiếm cứu hộ 2 phi công điều khiển chiếc máy bay.

    Sau 8 tiếng tìm kiếm, đến khoảng 22h ngày 12/11 lực lượng cứu hộ đã tìm thấy phần đầu của máy bay và trong đó phát hiện thi thể 2 viên phi công bị kẹt trong khoang lái.

    Đó là Thượng tá - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 931 Nguyễn Văn Vinh (sinh năm 1962) và Thượng uý - Phi đội phó Nguyễn Văn Vinh (sinh năm 1977). Cả hai phi công trên đều có tên họ giống nhau là Nguyễn Văn Vinh.

    Được biết, khi bay qua Phú Thọ máy bay bắt đầu gặp sự cố, 2 phi công đã phát tín hiệu khẩn cấp báo về trung tâm và được trung tâm lệnh nhảy dù ra khỏi máy bay. Tuy nhiên do máy bay bay thấp và sợ máy bay sẽ đâm vào nhà dân nên Thượng tá Nguyễn Văn Vinh đã quyết định hy sinh. Khi bay tới km4 - Thành phố Yên Bái, ở đây đang diễn ra Hội chợ nên có rất đông người, 2 phi công đã cố gắng điều khiển cho máy bay lao vào núi. Chiếc máy bay gặp nạn là loại phi cơ huấn luyện chiến đấu Mig 21. Đây là loại máy bay của Liên Xô sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước.

    Hiện các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Dự kiến trong ngày hôm nay 13/11, thi thể của 2 phi công sẽ được đưa về Hà Nội để an táng.


    Hình ảnh hiện trường máy bay rơi:
    [​IMG]
    Phần đầu chiếc máy bay bốc cháy bên trên và phần đuôi bị gãy rơi xuống dưới [​IMG]
    Phần đầu của máy bay đã đâm sâu vào quả đồi và bốc cháy [​IMG]
    Toàn cảnh hiện trường [​IMG]
    Lực lượng cứu hộ có mặt ngay sau vụ tai nạn [​IMG]
    Cận cảnh phần đuôi
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

Chia sẻ trang này