1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Ở một khía cạnh nào đó thì lái máy bay chiến đấu, đặc biệt là tiêm kích siêu âm thì khó hơn lái máy bay chở khách bay tốc độ dưới âm. Tuy nhiên cái khó là lái chở khách thường là máy bay đa động cơ, điều khiển cũng khác là khác, (điều này thì phi công dòng máy bay mới như Su-27/30 sẽ khó hơn là lái Mig-21, Su-22 vậy), trọng lượng cùng khả năng thao diễn của máy bay cũng nhiều điểm khác biệt.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Ngày 26.8.11, một trực thăng chiến đấu Mi-24 của Nga đã gặp nạn ở vùng Primorie, Viễn Đông nước Nga, một phi công thiệt mạng.

    Máy bay rơi tại khu dân cư Chernigovka, gần Ussuryisk. Trong khi bay, trực thăng mất lái và rơi xuống. Một thành viên tổ lái thiết mạnh, 2 người kịp nhảy khỏi máy bay.

    Đại diện quân khu miền Đông cho biết, lúc 19h16 phút (giờ địa phương), ngày 26.8.11, khi đang bay huấn luyện cách khu dân cư Chernigovka 20 km về phía đông bắc, chiếc trực thăng Mi-24 đã phải hạ cánh khẩn cấp. Khi va chạm với mặt đất, máy bay bốc cháy làm một thành viên tổ lái chết, 2 phi công khác thoát chết.

    Vụ tai nạn không gây tổn thất gì về người và của trên mặt đất, 2 phi công bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất.

    Một ủy ban điều tra do Tư lệnh binh đoàn phòng không-không quân Viễn Đông Sergei Dronov đã được thành lập theo lệnh của Tư lệnh quân khu miền Đông, Đô đốc Konstantin Sidenko, để điều tra nguyên nhân tai nạn. Ủy ban đã đến hiện trường vụ tai nạn.

    Chiếc trực thăng gặp nạn thuộc căn cứ không quân 575 của Bộ Quốc phòng Nga.

    Mi-24 là trực thăng vận tải-chiến đấu lừng danh khắp thế giới của Liên Xô/Nga, được sản xuất loạt từ năm 1971. Mi-24 đã tham gia hâu như tất cả các cuộc xung đột trên thế giới kể từ cuối thập niên 1970 cho đến nay và giành được danh hiệu loại trực thăng chiến đấu phổ dụng nhất thế giới.

    Sau sự cố, Bộ Quốc phòng Nga đã tạm thời cấm bay đối với tất cả trực thăng Mi-24.
  3. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng bị thế này vài lần rồi.Có lần sợ nhất là từ CR bay ra HN - Nghe phi công thông báo chuẩn bị xuống NB thì bị rơi tự do sau đó chững lại, lấy lại thăng bằng rồi xuống tiếp, lại rơi tự do - bị như thế 3-4 lần.Cuối cùng phải quay vào ĐN ngồi hơn 2h, rồi lại bay ra mới hạ cánh được.Hôm đó run thật, cả ông bà già,vợ chồng, con cái cùng nhau đi 1 chuyến bay.
  4. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Có gì đâu [r32)] Máy bay tiến về phía trước nhờ vào lực đẩy của động cơ, nhưng để "nổi" được trong không khí thì cần phải dựa vào đôi cánh. Nói cách khác, chính cánh máy bay đỡ toàn bộ trọng lượng của máy bay, hay máy bay dùng cánh để "dựa" vào cột không khí ở dưới nó.
    Khi các bác bay qua vùng có nhiễu động, trong trường hợp này là nhiễu động thời tiết, thì có những vùng không khí có mật độ thấp hơn (ví dụ như nhiệt độ lớn hơn) và có những vùng mật độ không khí lại cao hơn. Khối lượng máy bay thì coi như cố định, nhưng "gối" không khí phía dưới lúc mềm, lúc cứng hơn, nên các bác bị xóc, nhiều khi có cảm giác rơi đến kinh người :D Nếu bay qua Thái Bình Dương gặp cơn bão, dù bay hầu như phía trên bão (độ cao thường hơn 10 km một chút, ở trên nóc của tầng đối lưu là nơi xảy ra phần lớn các hiện tượng thời tiết) cảm giác rơi ấy mới thật là ... Yomost :D :P
    Hiện tượng mất ổn định mật độ không khí làm rơi một máy bay bay lên ngay sau một máy bay lớn vừa cất cánh đã xẩy ra trong thực tế hàng không.
  5. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    23
    Tôi bị 2 lần ở Nội Bài (1 lần cất cánh và 1 lần hạ cánh) tuy nhiên chỉ rơi 1 lần sau đó ổn định lại ngay. Lần thứ 3 này lúc chuẩn bị hạ cánh trên chuyến bay HN-SG mới thật kinh hoàng, em tiếp viên chuẩn bị thông báo máy bay giảm độ cao, mới nói được 1 câu thì rầm 1 cái, bị liên tục trong 1, 5 phút, lúc đó cảm giác như máy bay sắp rơi xuống đất rồi. Đoạn này chắc là khu vực Nha Trang hoặc Ninh Thuận gì đó
  6. panguyenttvnol

    panguyenttvnol Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    19
    --------------
    Chắc vài chục giây thôi chứ 1,5p sợ xuống đất rồi! :)
  7. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    23
    Không phải rơi 1 lần mà là 5-6 lần gì đó, chứ 1 lần thì tèo rồi
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Khoảng hơn 10 năm trở lại đây có rất nhiều vụ tai nạn máy bay quân sự mà lại rơi vào những phi công giỏi, có nhiều kinh, số giờ bay tích luỹ rất cao và đang giữ cương vị chỉ huy như trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng, chủ nhiệm (an toàn) bay, phi đội trưởng...
  9. vietnam412

    vietnam412 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2009
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    15
    1 số là do chủ quan với kinh nghiệm, một số do tai nạn, và cũng có một số do "sơ ý" của ai đó.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Máy bay gây ùn tắc... đường bộ
    Ngày 26- 8, một đoàn xe đầu kéo chở theo chiếc máy bay quá khổ đã gây ùn tắc giao thông tại Trạm kiểm tra tải trọng xe Dầu Giây (Đồng Nai).

    [​IMG]Xe chở máy bay quá khổ tại bãi hạ tải của Trạm cân Dầu Giây. Ảnh: Kim Cương.

    Ông Phạm Văn Nhâm, Phó trạm trưởng Trạm Kiểm tra tải trọng xe Dầu Giây (Trạm cân Dầu Giây) cho biết, khoảng 6 giờ 50 sáng 26-8, đoàn xe (4 chiếc) gồm xe biển số 37N-5009 do tài xế Thái Tuấn Nghĩa điều khiển, xe biển số 37N-1772 do tài xế Võ Văn Thái điều khiển, xe biển số 37N-8860 do tài xế Hồ Sỹ Sáng điều khiển và xe biển số 37H-8323 do tài xế Phạm Ngọc Minh điều khiển chở theo một máy bay quân sự (đã tháo rời vài bộ phận - PV) trên QL1 theo hướng từ TP.HCM ra Hà Nội.
    Khi gần đến Trạm cân Dầu Giây, phát hiện thiết bị của máy bay quá khổ, không thể qua được nên các tài xế đã điều khiển tông hỏng 5 trụ dẻo thuộc làn đường cân động. Những phụ xe tiếp tục tháo rời thêm 10 trụ dẻo và cọc tiêu, nhưng đoàn xe vẫn không thể qua lọt trạm, dẫn đến ùn tắc kéo dài trên QL1. Lúc này, nhân viên trạm cân nhận được tín hiệu do hệ thống camera cảm biến tại trạm cân động báo nên đã có mặt, yêu cầu đưa đoàn xe này vào khu vực hạ tải, giao thông mới trở lại bình thường.
    Khi Đội thanh tra đường bộ IV kiểm tra thì phát hiện cả 4 xe đều vi phạm luật giao thông. Cụ thể, xe 37N-5009, xe 37N-8860, xe 37H-8323 vi phạm chiều rộng (4,03m/2,5m; 3,06m/2,5m; 3,8m/2,5m) và xe 37N-1772 vi phạm chiều cao (4,8m/4,2 m). Điều đáng nói là các tài xế đã không xuất trình được giấy phép lưu hành, giấy vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải. Ngoài ra, trên đầu các xe biển số trắng này, tài xế còn treo băng-rôn có nội dung “xe phục vụ quân sự”.
    Về xuất xứ của chiếc máy bay, ông Nhâm cho biết, các tài xế đưa ra Công văn do Cục Kỹ thuật phòng không - không quân gửi các Trạm kiểm soát giao thông tuyến TP.HCM - Quảng Trị.
    Văn bản do thượng tá Lê Văn Sơn, Phó giám đốc Cục Kỹ thuật phòng không - không quân ký nêu rõ: “Thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc loại khỏi trang bị quân sự máy bay cấp 5, cấp cho UBND tỉnh Quảng Trị trưng bày bảo tàng. Nhà máy A41, Cục Kỹ thuật phòng không - không quân được quân chủng giao nhiệm vụ vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Tà Cơn bàn giao cho bảo tàng Quảng Trị.
    Do điều kiện phương tiện của nhà máy thiếu, nên A41 vận chuyển bằng các xe sau (đã nêu trên). Nhà máy A41 kính mong các trạm kiểm soát giao thông tuyến TP.HCM - Quảng Trị tạo điều kiện cho A41 hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển máy bay C130 bàn giao cho Bảo tàng Quảng Trị".
    Ông Nhâm cho rằng, công văn này không thể thay thế các quy định vận tải hàng quá khổ, quá tải. Theo nguyên tắc, các loại hàng này muốn vận chuyển phải có giấy phép của Cục Đường bộ cấp cho loại hình vận tải hàng quá khổ.
    Chính vì thế, sáng qua, Trạm cân Dầu Giây đã lập biên bản vi phạm hành chính, buộc các tài xế phải có giấy phép của Cục Đường bộ mới tiếp tục cho lưu thông.
    Theo Kim Cương
    Thanh Niên

Chia sẻ trang này