1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 câu hỏi về vật lý cơ sở

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi chip_gau_return, 14/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chip_gau_return

    chip_gau_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    1 câu hỏi về vật lý cơ sở

    hôm qua em với thằng đệ ngồi tranh luận về vật lý cơ sở
    có mấy câu hỏi như thế này
    các bác cho em cả thông tin xoay quanh thì tốt quá
    1-Hiện tượng sôi của chất lỏng là gì.Và những điều kiện nào ảnh hưởng đến nó
    2-1 cái áo đen và 1 cái áo trắng đi từ ngoài nắng vào bóng râm thì cái nào nguội nhanh hơn
    3-hiểu biết về hiệu ứng nhà kính
  2. Zack

    Zack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.920
    Đã được thích:
    0
    Google đi...
    Cái này phổ thông quá rồi.
  3. chip_gau_return

    chip_gau_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    tiện tay thì gúc gồ hộ em phát
    em cần tài liệu xác thực
    hiểu biết sơ bộ của em thì thế này
    1-hiện tượng sôi là sự hóa hơi trong lòng chất lỏng
    ==>cứ hóa hơi trong lòng chất lỏng là nó sôi
    ==>áp suất thấp thì nước chỉ dưới 100độ C là sôi rồi
    nhưng thằng bạn em nó cãi là nhiệt độ sôi là cố định cho mỗi chất
    2-áo đen sẽ nguội nhanh hơn
    nó hấp thụ nhiệt nhanh hơn thì nó bức xạ để tản nhiệt cũng nhanh hơn
    thằng bạn em nó lại lôi cái định luật bảo toàn năng lượng ra để nói
    lượng nhiệt đi vào và đi ra là tương đương
    thế nên nguội giống nhau
    3-em tìm đc tài liệu rồi
  4. BKVAN99

    BKVAN99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tớ lười tìm "thông tin xung quanh", nhưng cứ nôm na là thế này:
    1. Sôi là hiện tượng hoá thành hơi (khí) của chất lỏng, tức là hiện tượng chuyển pha từ pha lỏng sang pha khí. Nó khác với hiện tượng bay hơi ở chỗ nó xảy ra ở một điều kiện (nhiệu độ và áp suất) nhất định và xảy ra ở bất cứ chỗ nào trong khối chất lỏng, không như bay hơi chỉ diễn ra trên mặt thoáng. Sự sôi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất.
    2. Theo quan điểm bức xạ nhiệt thì vật hấp thụ bức xạ càng mạnh thì cũng phát bức xạ càng mạnh. Vậy vật đen bức xạ nhiệt mạnh hơn và chóng nguội hơn.
    3. Hiệu ứng nhà kính: Khi ánh sáng chiếu vào trong một nhà kính, có hiện tượng các tia phản xạ trở lại không thoát ra được khỏi nhà kính (có đi mà không có về), tức là nhà kính hấp thụ năng lượng của ánh sáng và nóng lên. Tương tự như vậy, trong khí quyển có các khí nhà kính (CH4, CO2, hơi nước và Ô xít ni tơ ...) cho phép các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp thụ các tia này và phản xạ lại. Nhưng trong quá trình này thì độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi. Khi các tia bức xạ phát trở lại bầu khí quyển sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến các khí nhà kính trở nên nóng dần lên. Do vậy, trên diện rộng, tất cả khí nhà kính xung quanh trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên ?" quá trình này gọi là hiệu ứng nhà kính.
    Bạn chịu khó Google thêm nhé!
  5. BKVAN99

    BKVAN99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Hic, bài viết hơi dài nên có thể bạn không cần nữa.
    Nhận xét về bài thứ 2 của bạn thì bạn đúng, bạn của bạn sai.
    Để giải thích các câu hỏi trên cặn kẽ, cần các kiến thức chuyên sâu, ở hai câu hỏi đầu là kiến thức về năng lượng. Nhưng do bạn của bạn có vẻ không hiểu sâu về Vật lý nên chắc chắn nhất là tìm sách về làm chứng. Ví như định luật bảo toàn năng lượng nó phát biểu trong "Hệ kín", tức là hệ không trao đổi năng lượng với bên ngoài. Thứ hai nữa là nó bảo toàn thì không có nghĩa là tốc độ trao đổi năng lượng của mọi vật như nhau.
    Phù ... mệt quá
  6. chip_gau_return

    chip_gau_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    bác học BK àh
    anh em đồng môn rồi
    vấn đề này theo em là chưa chính xác
    việc nhà kính nóng lên là do các vật ở trong nóng lên
    chứ kính ko mầu và ko khí trong suốt thì sẽ ko hấp thụ nhiệt
    còn đúng là tấm kính cũng như lớp CO2 ngoài khí quyển sẽ như 1 tấm chăn lưu nhiệt
    vỏ trái tất nóng lên và lớp CO2 sẽ ko cho phát tán nhiệt ra ngoài
    chứ nó ko làm thay đổi bước sóng gì cả
  7. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Độ sôi ảnh hưởng bởi áp xuất.
    Link dưới là cho nước tại các áp xuất khác nhau.
    http://www.engineeringtoolbox.com/boiling-point-water-d_926.html
    Mất nhiệt là do nhiều thứ chứ không ảnh hưởng đến mầu sắc. Coi công thức trong link dưới.
    http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/Hbase/thermo/heatcond.html
    Tớ không có tài liệu tiếng VN.
  8. BKVAN99

    BKVAN99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Mình không may mắn được học Bách Khoa như bạn chỉ là một trường đại học làng nhàng thôi.
    Vấn đề bạn nói chưa đúng. Về mặt thực tế, khi bạn bước lên một chiếc xe đỗ giữa trời nắng, bạn sẽ thấy không khí trên xe nóng hơn ở ngoài rất nhiều, đó chính là ánh sáng mang năng lượng vào xe nhưng có một phần không thoát ra được.
    Về mặt quang học, không phải kính hay không khí là trong suốt đối với mọi tia, nó có thể hấp thụ các tia ở bước sóng nhất định, ngoài ra còn có sự phản xạ toàn phần, xảy ra khi góc tới của tia quá lớn. Khi đó thì dù có kính hay không khí cũng trở thành vật chắn sáng.
    Còn về việc thay đổi bước sóng thì còn phải xem ánh sáng đó có tương tác với các phân tử khí hay không, khi bị chiếu sáng, các e có thể hấp thụ photon để chuyển lên trạng thái năng lượng cao, rồi lại bức xạ photon để chuyển về trạng thái thấp hơn đấy! Tuy nhiên có vẻ cái này không phải là điều quan trọng.
    Còn hiện tượng bức xạ thì chắc chắn là nó phụ thuộc vào màu sắc, công thức tớ cũng biết, nó có hệ số epsilon mà vật đen tuyệt đối thì hệ số đó bằng 1. Chắc bạn tphat2009 không để ý!
    Chắc là kết thúc vấn đề này ở đây được rồi!
  9. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Tớ không rõ lắm về bức xạ theo mầu sắc, nhưng câu hỏi là về sự mất nhiệt của áo trắng và đen, chứ không phải sự hấp thụ nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời.
  10. BKVAN99

    BKVAN99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Chắc là bạn vẫn nhầm. Bạn tham khảo thêm link này nhé! Tớ xin lỗi là tớ không đọc được tài liệu của bạn, do ngoại ngữ quá tồi.
    http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/vatly/vatlyluongtu/chuong2thuyetluongtu.htm#1._B%E1%BB%A9c_x%E1%BA%A1_
    Chú ý câu: "Thực nghiệm chứng tỏ rằng những vật hấp thụ mạnh mọi bức xạ tới thì cũng là vật phát xạ tốt"
    Thế nhé!

Chia sẻ trang này