1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Phần trình bày vừa rồi hơi dài dòng nhằm nêu lên sự kiện rằng khi nghe nhạc của TCS, hay bất cứ nhạc của ai, người thưởng ngoạn cần phải quan tâm tính cách nhất quán của nhạc và lời. Dùng con dao mổ xẻ để tìm cách cắt lời ra khỏi nhạc, rồi đem ngôn ngữ phê bình văn học để phân tích một cách chi ly, gò ép từng câu, từng chữ, trong ca từ thì chỉ có thể tạo nên những chướng ngại không vượt qua nổi khi muốn tiếp cận lãnh vực nghệ thuật vô cùng tinh vi, và kỳ diệu này.
    TCS đề cập đến rất nhiều vấn đề ?" chuyện tình, chuyện phản chiến, chuyện quê hương, chuyện đời, chuyện thân phận con người, chuyện siêu hình, vài nét hiện sinh trong giai đoạn đầu, một ít thiền vị v.v... trong giai đoạn cuối. Bài viết ngắn này không có tham vọng nhận định tổng quát những vấn đề vừa nêu. Người viết bài này chỉ thử ném một cái nhìn vào một góc nhỏ của bức họa toàn cảnh của TCS: Những phố phường, những phố xa.
    Văn Cao, nhạc rất hay, nhưng quá ít ỏi, và không hề đề cập đến phố xá, chỉ có lần mô tả ngôi làng cũ trong bài Làng Tôi (Làng tôi xanh bóng tre/Từng tiếng chuông ban chiều/Tiếng chuông nhà thờ ngân... ). Ngay cả Phạm Duy với cả ngàn bài ca đã có mấy bài nhắc nhở đến đô thị. Trái lại TCS là nhạc sĩ đầu tiên nói đến phố phường nhiều nhất. Nếu chuồn chuồn, châu chấu bay lượn, nhảy nhót nơi hoa đồng cỏ nội, nếu loài ếch nhái lặn lội thong dong trong các ao chuôm, đầm lầy, nếu cái cò, cái vạc, cái nông dang rộng đôi cánh trên các thửa ruộng, mảnh vườn nơi thôn dã, thì TCS là con sâu của thành phố, là loài sâu ngủ quên trong tóc chiều. Con sâu đánh kén, làm tổ, con sâu rạo rực muốn biến thành cánh ****, rồi con sâu cô đơn, con sâu bị hắt hủi, con sâu lạc lỏng, bơ vơ... để sẽ có ngày nó đục khoét cả trái tim của chính mình. Thật khó nói cho hết tâm tư của TCS đối với phố phường.
    Xưa, người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm nhớ chồng, không biết làm gì hơn là lên lầu cao nhìn ra xa tìm bóng dáng của chiếc chiến xa đưa chồng mình ra trận:
    Vui có một tấm lòng chẳng dứt
    Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi
    Lòng theo nhưng chửa thấy người
    Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe...
    Nhìn quanh, trông bến nam, đường bắc, non đông, lũng tây nhưng nào thấy tăm hơi. Ðành phải tìm chàng ở những chốn cũ nơi đôi lứa từng đặt chân đến ?" tìm trong giấc mơ:
    Duy còn hồn mộng được gần
    Ðêm đêm thường đến giang tân tìm người
    Tìm chàng thuở dương đài lối cũ
    Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa...
    Trong Truyện Kiều, Kim Trọng, may mắn hơn, có thể trở lại nơi gặp Kiều lần đầu dù không còn tìm được dấu vết gì:
    Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
    Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
    Một vùng cỏ mọc xanh rì
    Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
    Gió chiều như giục cơn sầu
    Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
    Người xưa tương tư như thế đó thì nay TCS cũng không khác mấy. Cũng bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, cũng đi tìm những nơi kỳ ngộ. Có khác chăng, thay vì lẩn thẩn đi tìm trong mộng như người chinh phụ, hay đi tới những vùng mới hôm nào cỏ non xanh tận chân trời bây giờ đã ngả qua màu xanh rì, lác đác đám vi lô hiu hắt như chàng Kim, TCS lại một mình qua phố. Ta thử hát lên trong lòng những lời ca của anh thời còn trẻ ?" phải hát lên, chứ không chỉ đọc ca từ, nhạc và lời quấn quýt nhau. Nếu được, cầm cây saxo lên mà thổi thì khỏi phải hát. Nếu không, hát nhè nhẹ trong cổ họng cho ngực cồn cào lên một chút, cho tim nhói lên từng hồi. Và phải hát một mình trong buổi chiều có một ít nắng và gió. Trước khi hát, một ngụm rượu mạnh nhé:
    Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
    Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
    ...
    Chiều qua bao nhiêu lần môi cười cho mình còn nhớ nhau
    Chiều qua bao nhiêu lần tay rời nghe buồn ghé môi sầu
    (Chiều Một Mình Qua Phố)
    Nhớ tên em quay quắt, nhớ khiến hai dòng nước mắt của anh muốn trào ra, nhưng cố nén lại, chỉ muốn nhớ âm thầm, chỉ muốn có một cơn gió tình cờ nào nổi lên . Ðể làm gì? Ðể gió tung bụi vào làm cay mắt, để chàng tự đánh lừa mình không quá mềm yếu khóc sướt mướt vì nhớ. Mà nhớ tên em chứ không phải nhớ em! Chàng cả thẹn hay còn có tâm sự u uẩn nào khác:
    Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
    Gió ơi gió ơi bay lên - Ðể bụi đường cay lòng mắt
    (Chiều Một Mình Qua Phố)
    Trong nhạc TCS nếp sống nông nghiệp đã phai mờ lắm rồi. Dường như không còn dấu vết. Sinh hoạt của thị dân, nhịp đập của phố phường, trái tim của Sài Gòn, hiện lên rõ rệt:
    Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
    Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
    Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
    ...
    Nhớ đường dài qua cầu lại nối
    Nhớ những con sông nối bao dòng kinh
    Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
    Nối xôn xao hàng quán đêm đêm
    ...
    Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
    Phố em qua gạch ngói quen tên
    ...
    Có bóng dừa, có câu hò, có con đò chở mưa nắng đi.
    (Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Và còn nhiều nữa, những góc phố thân yêu, những đường phố cười, những đường rất tình, những đường rất gần ( Có Những Con Ðường), những giây phút thần tiên đã trôi qua bên người mình yêu, những công viên nghe tiếng bước chân người đẹp giẫm trên lối đi, nhìn đôi mắt to ngỡ ngàng - Em qua công viên bước chân âm thầm ... em qua công viên mắt em ngây tròn (Nắng Thủy Tinh). TCS của giai đoạn này còn mang một linh hồn tươi mát, một cung cách rất lãng mạn và trữ tình của tuổi thanh xuân muôn thuở. Nhưng hãy lắng nghe cho kỹ, đằng sau những lời yêu đương ấy hình như còn có thêm những điều gì đó khác hẳn những người đi trước.
    Xưa, người chinh phụ nhớ chồng, tìm chồng trong mộng, mong ngày về vinh quang của chồng. Và hết chuyện. Chàng Kim nhớ Kiều, đi tìm nơi gặp gỡ cũ cho đỡ nhớ, nhưng làm như vậy nỗi nhớ càng tăng, nên chỉ còn cách là dọn nhà đến gần nhà Kiều mong có dịp thấy lại giai nhân. Ta phải khâm phục quyết tâm của chàng Kim:
    Song hồ nửa khép cánh mây
    Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông
    Tấc gang động khóa nguồn phong
    Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra...
    CuốÔi cùng dịp may tất nhiên phải đến, Kim gặp Kiều, thế là tha hồ hẹn biển thề non. Người xưa trắng đen rõ ràng, dứt khoát, giản dị.
    Gần chúng ta hơn, Xuân Diệu cũng có khi nhớ người yêu:
    Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
    Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
    Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
    Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi! ...
    Nhưng lời lẽ trong hai câu dưới ?ohùng hồn? và ?okêu? quá, e gặp phải hiệu quả ngược: hai câu thơ ấy không gợi lên được một cảm xúc nào cảƯ, chữ nghĩa nghe có vẻ hài hước, vừa dóng lên đã chết đứng. Làm hỏng cả đoạn thơ. Lẽ dĩ nhiên Xuân Diệu còn có những bài thơ tình khác hay hơn bài đó, nhưng tựu trung cũng chỉ những chuyện anh anh em em khá hời hợt thế thôi. Thơ tình từ Xuân Diệu đến Thanh Tâm Tuyền (tình cay đắng) hay Nguyên Sa (tình ngọt ngào) chẳng hạn là cả một khoảng cách lớn về thời gian cũng như về giá trị. Tôi không muốn nói người sau tất yếu phải hơn người trước (nỗi nhớ nhung của Kim Trọng, của Thúc Sinh đối với Kiều hẳn là đậm đà, da diết hơn Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi dù Nguyễn Du sống trước Xuân Diệu hơn một thế kỷ), nhưng tôi lấy làm lạ mỗi lần nói đến thơ tình, tình yêu nam nữ, người ta có thói quen nhắc đến Xuân Diệu. Thật ra, thơ tiền chiến của Xuân Diệu thành công ở những lãnh vực khác hơn. Sau 1945, Xuân Diệu không còn là nhà thơ nữa.
    Trong TCS ngay vào những buổi đầu đời, ta thử lắng nghe cho kỹ như trên đã nói, cùng với điệu nhạc lời ca dìu dặt, khi thì nồng nàn, êm ái, khi thì bâng khuâng, bồi hồi, ta còn mơ hồ cảm thấy những âm vang khác, với một chút thê lương, một chút áo não, và rất nhiều hoang mang, bơ vơ. Xưa không có thế. Phải chăng đó là tiếng buồn của thời đại, ám ảnh của chiến tranh, của chết chóc, nỗi cô đơn, ngắn ngủi, bất hạnh của kiếp người, của thân phận. Chẳng bao lâu sau đó những tiếng buồn không nguôi ấy càng đậm nét dần theo năm tháng.
    Hãy để ý đến hai tình huống hoàn toàn tương phản dưới đây giữa hai người yêu nhau. Trong khi nàng:
    Em đến bên đời hoa vàng một đoá.
    Một thoáng hương bay bên trời phố hạ.
    ...
    Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui.
    thì chàng:
    Một cõi bao la ta về ngậm ngùi.
    (Hoa Vàng Mấy Ðộ)
    Tại sao thế? Tại sao anh phải trở về ngậm ngùi một mình? Tại sao anh không cùng người yêu đến những phố xá đông vui? Tại sao phải tìm về một cõi bao la? Cõi bao la là cõi nào? Cõi chết chăng đã bắt đầu lấp ló ở đầu đường, hay giữa đường, hay ở cuối đường?
    Trong một ca khúc khác anh cũng ở lại một mình tưởng tượng ra nơi người yêu sắp đến, và ngồi nghe nghìn giọt lệ rơi xuống:
    Nơi em về ngày vui không em
    Nơi em về trời xanh không em
    Ta nghe nghìn giọt lệ
    Rớt xuống thành hồ nước long lanh
    (Như Cánh Vạc Bay)
    Hình như anh không bao giờ nắm giữ được tình yêu, hình như mỗi lần chia tay với người yêu là mỗi lần vĩnh biệt:
    Nắng có còn hờn ghen môi em
    Mưa có còn buồn trong mắt trong
    Từ lúc đưa em về
    Là biết xa nghìn trùng
    (Như Cánh Vạc Bay)
    Trong Ru Ta Ngậm Ngùi nỗi đau buồn của TCS đã đến mức ngoài sức chịu đựng. Cho nên anh phải sục sạo đi tìm, đi xin. Ai trong chúng ta có thể dửng dưng được khi chứng kiến một người đang cố gắng tìm vui! Mà tìm vui trên đường phố nào? Còn phố nào vui nữa hay không cho chàng được phép tới? Thật là bi thiết, thật là một cố gắng đau đớn và tuyệt vọng:
    Có đường phố nào vui
    Cho ta qua một ngày.
    Có sợi tóc nào bay
    Trong trí nhớ nhỏ nhoi.
    Không còn không còn ai
    Ta trôi trong cuộc đời.
    Không chờ không chờ ai.
    Có lần TCS đã thảng thốt bộc lộ:
    Trên quê hương còn lại
    Ta đi qua nửa đời
    Chưa thấy được ngày vui
    (Những Con Mắt Trần Gian)
    Thành phố của TCS, càng lúc càng ảm đạm. Ðó là những thành phố buồn:
    Ðường phố buồn một đường phố buồn
    Ðường phố buồn mọi người đi vắng
    Trong kinh đô tiêu điều dấu ngựa hồng
    Ðường im lìm.
    (Có Những Con Ðường)
    Có khi đó là một thành phố lạ đang thiêm thiếp ngủ :
    Một hôm bước qua thành phố lạ
    Thành phố đã đi ngủ trưa
    ...
    Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
    Từ những phố kia tôi về
    (Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
    Nguồn: www.dactrung.com
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Và còn nhiều nữa, những góc phố thân yêu, những đường phố cười, những đường rất tình, những đường rất gần ( Có Những Con Ðường), những giây phút thần tiên đã trôi qua bên người mình yêu, những công viên nghe tiếng bước chân người đẹp giẫm trên lối đi, nhìn đôi mắt to ngỡ ngàng - Em qua công viên bước chân âm thầm ... em qua công viên mắt em ngây tròn (Nắng Thủy Tinh). TCS của giai đoạn này còn mang một linh hồn tươi mát, một cung cách rất lãng mạn và trữ tình của tuổi thanh xuân muôn thuở. Nhưng hãy lắng nghe cho kỹ, đằng sau những lời yêu đương ấy hình như còn có thêm những điều gì đó khác hẳn những người đi trước.
    Xưa, người chinh phụ nhớ chồng, tìm chồng trong mộng, mong ngày về vinh quang của chồng. Và hết chuyện. Chàng Kim nhớ Kiều, đi tìm nơi gặp gỡ cũ cho đỡ nhớ, nhưng làm như vậy nỗi nhớ càng tăng, nên chỉ còn cách là dọn nhà đến gần nhà Kiều mong có dịp thấy lại giai nhân. Ta phải khâm phục quyết tâm của chàng Kim:
    Song hồ nửa khép cánh mây
    Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông
    Tấc gang động khóa nguồn phong
    Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra...
    CuốÔi cùng dịp may tất nhiên phải đến, Kim gặp Kiều, thế là tha hồ hẹn biển thề non. Người xưa trắng đen rõ ràng, dứt khoát, giản dị.
    Gần chúng ta hơn, Xuân Diệu cũng có khi nhớ người yêu:
    Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
    Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
    Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
    Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi! ...
    Nhưng lời lẽ trong hai câu dưới ?ohùng hồn? và ?okêu? quá, e gặp phải hiệu quả ngược: hai câu thơ ấy không gợi lên được một cảm xúc nào cảƯ, chữ nghĩa nghe có vẻ hài hước, vừa dóng lên đã chết đứng. Làm hỏng cả đoạn thơ. Lẽ dĩ nhiên Xuân Diệu còn có những bài thơ tình khác hay hơn bài đó, nhưng tựu trung cũng chỉ những chuyện anh anh em em khá hời hợt thế thôi. Thơ tình từ Xuân Diệu đến Thanh Tâm Tuyền (tình cay đắng) hay Nguyên Sa (tình ngọt ngào) chẳng hạn là cả một khoảng cách lớn về thời gian cũng như về giá trị. Tôi không muốn nói người sau tất yếu phải hơn người trước (nỗi nhớ nhung của Kim Trọng, của Thúc Sinh đối với Kiều hẳn là đậm đà, da diết hơn Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi dù Nguyễn Du sống trước Xuân Diệu hơn một thế kỷ), nhưng tôi lấy làm lạ mỗi lần nói đến thơ tình, tình yêu nam nữ, người ta có thói quen nhắc đến Xuân Diệu. Thật ra, thơ tiền chiến của Xuân Diệu thành công ở những lãnh vực khác hơn. Sau 1945, Xuân Diệu không còn là nhà thơ nữa.
    Trong TCS ngay vào những buổi đầu đời, ta thử lắng nghe cho kỹ như trên đã nói, cùng với điệu nhạc lời ca dìu dặt, khi thì nồng nàn, êm ái, khi thì bâng khuâng, bồi hồi, ta còn mơ hồ cảm thấy những âm vang khác, với một chút thê lương, một chút áo não, và rất nhiều hoang mang, bơ vơ. Xưa không có thế. Phải chăng đó là tiếng buồn của thời đại, ám ảnh của chiến tranh, của chết chóc, nỗi cô đơn, ngắn ngủi, bất hạnh của kiếp người, của thân phận. Chẳng bao lâu sau đó những tiếng buồn không nguôi ấy càng đậm nét dần theo năm tháng.
    Hãy để ý đến hai tình huống hoàn toàn tương phản dưới đây giữa hai người yêu nhau. Trong khi nàng:
    Em đến bên đời hoa vàng một đoá.
    Một thoáng hương bay bên trời phố hạ.
    ...
    Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui.
    thì chàng:
    Một cõi bao la ta về ngậm ngùi.
    (Hoa Vàng Mấy Ðộ)
    Tại sao thế? Tại sao anh phải trở về ngậm ngùi một mình? Tại sao anh không cùng người yêu đến những phố xá đông vui? Tại sao phải tìm về một cõi bao la? Cõi bao la là cõi nào? Cõi chết chăng đã bắt đầu lấp ló ở đầu đường, hay giữa đường, hay ở cuối đường?
    Trong một ca khúc khác anh cũng ở lại một mình tưởng tượng ra nơi người yêu sắp đến, và ngồi nghe nghìn giọt lệ rơi xuống:
    Nơi em về ngày vui không em
    Nơi em về trời xanh không em
    Ta nghe nghìn giọt lệ
    Rớt xuống thành hồ nước long lanh
    (Như Cánh Vạc Bay)
    Hình như anh không bao giờ nắm giữ được tình yêu, hình như mỗi lần chia tay với người yêu là mỗi lần vĩnh biệt:
    Nắng có còn hờn ghen môi em
    Mưa có còn buồn trong mắt trong
    Từ lúc đưa em về
    Là biết xa nghìn trùng
    (Như Cánh Vạc Bay)
    Trong Ru Ta Ngậm Ngùi nỗi đau buồn của TCS đã đến mức ngoài sức chịu đựng. Cho nên anh phải sục sạo đi tìm, đi xin. Ai trong chúng ta có thể dửng dưng được khi chứng kiến một người đang cố gắng tìm vui! Mà tìm vui trên đường phố nào? Còn phố nào vui nữa hay không cho chàng được phép tới? Thật là bi thiết, thật là một cố gắng đau đớn và tuyệt vọng:
    Có đường phố nào vui
    Cho ta qua một ngày.
    Có sợi tóc nào bay
    Trong trí nhớ nhỏ nhoi.
    Không còn không còn ai
    Ta trôi trong cuộc đời.
    Không chờ không chờ ai.
    Có lần TCS đã thảng thốt bộc lộ:
    Trên quê hương còn lại
    Ta đi qua nửa đời
    Chưa thấy được ngày vui
    (Những Con Mắt Trần Gian)
    Thành phố của TCS, càng lúc càng ảm đạm. Ðó là những thành phố buồn:
    Ðường phố buồn một đường phố buồn
    Ðường phố buồn mọi người đi vắng
    Trong kinh đô tiêu điều dấu ngựa hồng
    Ðường im lìm.
    (Có Những Con Ðường)
    Có khi đó là một thành phố lạ đang thiêm thiếp ngủ :
    Một hôm bước qua thành phố lạ
    Thành phố đã đi ngủ trưa
    ...
    Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
    Từ những phố kia tôi về
    (Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
    Nguồn: www.dactrung.com
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cũng có hôm anh ghé qua phố hoang tàn mà anh cảm thấy quen thuộc như đã có lần tới. Câu ca khá hàm hỗn. Thế thì thật ra anh đã từng đến phố ấy nên có cảm tưởng quen quen, hay chưa từng đến nhưng đối với anh phố nào thì cũng hoang tàn thế thôi:
    Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
    Tôi quen như tôi đã có lần.
    (Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
    Con người sầu khổ, cô đơn và bơ vơ ấy lòng ngổn ngang trăm mối, đứng ngồi không yên, không biết đi đâu, về đâu. Về phố xưa nằm xuống tưởng mình đã chết bên cạnh cánh đồng vắng nhé. Ðồng vắng hay bãi tha ma! Hay lên phố cao nguyên ngồi xuống nghe tiếng gà gáy trưa, không còn tiếng người, loài người. Ngồi chán, một mình đứng dậy lầm lũi bước hoài. Hay lần mò đến con phố xa ?" phố đã biến thành một loài thú, con phố, một lối nói hơi lạ, con phố đã bỏ đi xa - trong đêm khuya đứng ngoài nhìn vào. Hay cứ thử quay về ngồi yên dưới mái nhà:
    Về trong phố xưa tôi nằm
    Có lần nghe tiếng ru bên vườn
    Chợt như xác thân không còn
    Và cạnh tôi là đồng vắng
    Về trên phố cao nguyên ngồi
    Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
    Chợt như phố kia không người
    Còn lại tôi bước hoài
    ...
    Nhiều khi đứng riêng ngoài
    Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
    Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà.
    (Lời Thiên Thu Gọi)
    Phố phường không còn là nơi trú ẩn, không còn là chốn về ấm cúng, dù loài người có còn đó đi nữa. Không, chỉ còn những mặt người thôi, chứ không phải con người, làm cho phố hoang mang. Mà sao lại mặt người? Hai tiếng đó có thể gây liên tưởng đến thành ngữ ?omặt người dạ thú? hay không:
    Có nỗi bùi ngùi bay đi thầm lặng
    Có những mặt người giữa phố hoang mang.
    (Bay Ði Thầm Lặng)
    Thì về đâu?
    Không lẽ về bên núi nghe đá ngậm ngùi!
    Cuồng phong cánh mỏi
    Về bên núi đợi
    Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.
    (Chiếc Lá Thu Phai)
    Không lẽ về cõi chiêm bao, cồn bãi hoang vu!
    Anh đi đâu về đâu?
    Về cõi chiêm bao
    Lìa những cơn đau
    ...
    Anh đi đâu về đâu?
    Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu
    Ðời sẽ lênh đênh nơi nao
    Cồn bãi hoang vu bạc đầu
    (Có Một Ngày Như Thế)
    Thế nhưng cũng có lần bàn chân, chứ không phải chính bản thân con người lạc lõng ấy, theo quán tính, mang thân xác anh đi trở lại phố phường. Anh thấy phố xa lạ nhiều, thấy người ta như sóng lao xao trên biển rộng mà mình chỉ đứng trên bờ trông ngóng:
    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
    ...
    Có lần bàn chân qua phố
    Thấy người sóng lao xao bờ tôi.
    (Có Một Dòng Sông Ðã Qua Ðời)
    Phố phường thân yêu thuở nào, những bạn bè chào nhau quen tiếng, phố em qua gạch ngói quen tên, những phố xưa quen biết tên bàn chân, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian màu áo bay lên, có em đi tà áo phiêu bồng, có những hàng quán xôn xao, có món ăn quen, có ly chè thơm, có én nô đùa, có đèn đêm thao thức ... nghĩa là có biết bao nhiêu là ?ophẩm vật của trần gian?, rốt cuộc đã trở thành phố lạ, phố xa, phố hoang tàn, phố hoang mang. Con sâu của thành phố biết đi về đâu? Ðó là tấn bi kịch của Trịnh Công Sơn, của một kiếp sống lưu đày ngay trên quê hương của mình.
    Ngự Thuyết
    Nguồn: www.dactrung.com
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cũng có hôm anh ghé qua phố hoang tàn mà anh cảm thấy quen thuộc như đã có lần tới. Câu ca khá hàm hỗn. Thế thì thật ra anh đã từng đến phố ấy nên có cảm tưởng quen quen, hay chưa từng đến nhưng đối với anh phố nào thì cũng hoang tàn thế thôi:
    Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
    Tôi quen như tôi đã có lần.
    (Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
    Con người sầu khổ, cô đơn và bơ vơ ấy lòng ngổn ngang trăm mối, đứng ngồi không yên, không biết đi đâu, về đâu. Về phố xưa nằm xuống tưởng mình đã chết bên cạnh cánh đồng vắng nhé. Ðồng vắng hay bãi tha ma! Hay lên phố cao nguyên ngồi xuống nghe tiếng gà gáy trưa, không còn tiếng người, loài người. Ngồi chán, một mình đứng dậy lầm lũi bước hoài. Hay lần mò đến con phố xa ?" phố đã biến thành một loài thú, con phố, một lối nói hơi lạ, con phố đã bỏ đi xa - trong đêm khuya đứng ngoài nhìn vào. Hay cứ thử quay về ngồi yên dưới mái nhà:
    Về trong phố xưa tôi nằm
    Có lần nghe tiếng ru bên vườn
    Chợt như xác thân không còn
    Và cạnh tôi là đồng vắng
    Về trên phố cao nguyên ngồi
    Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
    Chợt như phố kia không người
    Còn lại tôi bước hoài
    ...
    Nhiều khi đứng riêng ngoài
    Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
    Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà.
    (Lời Thiên Thu Gọi)
    Phố phường không còn là nơi trú ẩn, không còn là chốn về ấm cúng, dù loài người có còn đó đi nữa. Không, chỉ còn những mặt người thôi, chứ không phải con người, làm cho phố hoang mang. Mà sao lại mặt người? Hai tiếng đó có thể gây liên tưởng đến thành ngữ ?omặt người dạ thú? hay không:
    Có nỗi bùi ngùi bay đi thầm lặng
    Có những mặt người giữa phố hoang mang.
    (Bay Ði Thầm Lặng)
    Thì về đâu?
    Không lẽ về bên núi nghe đá ngậm ngùi!
    Cuồng phong cánh mỏi
    Về bên núi đợi
    Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.
    (Chiếc Lá Thu Phai)
    Không lẽ về cõi chiêm bao, cồn bãi hoang vu!
    Anh đi đâu về đâu?
    Về cõi chiêm bao
    Lìa những cơn đau
    ...
    Anh đi đâu về đâu?
    Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu
    Ðời sẽ lênh đênh nơi nao
    Cồn bãi hoang vu bạc đầu
    (Có Một Ngày Như Thế)
    Thế nhưng cũng có lần bàn chân, chứ không phải chính bản thân con người lạc lõng ấy, theo quán tính, mang thân xác anh đi trở lại phố phường. Anh thấy phố xa lạ nhiều, thấy người ta như sóng lao xao trên biển rộng mà mình chỉ đứng trên bờ trông ngóng:
    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
    ...
    Có lần bàn chân qua phố
    Thấy người sóng lao xao bờ tôi.
    (Có Một Dòng Sông Ðã Qua Ðời)
    Phố phường thân yêu thuở nào, những bạn bè chào nhau quen tiếng, phố em qua gạch ngói quen tên, những phố xưa quen biết tên bàn chân, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian màu áo bay lên, có em đi tà áo phiêu bồng, có những hàng quán xôn xao, có món ăn quen, có ly chè thơm, có én nô đùa, có đèn đêm thao thức ... nghĩa là có biết bao nhiêu là ?ophẩm vật của trần gian?, rốt cuộc đã trở thành phố lạ, phố xa, phố hoang tàn, phố hoang mang. Con sâu của thành phố biết đi về đâu? Ðó là tấn bi kịch của Trịnh Công Sơn, của một kiếp sống lưu đày ngay trên quê hương của mình.
    Ngự Thuyết
    Nguồn: www.dactrung.com
  6. thienthancuaanhls01

    thienthancuaanhls01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn và chút tình gởi gió...
    Tôi không phải là người mê nhạc Trịnh Công Sơn. Có những sáng tác của ông tôi nghe rất mệt - ngay cả giai điệu lẫn ca từ đều không thể cảm thụ được ?" như ca khúc Bống Bồng ơi gì đó mà ca sỹ Hồng Nhung vẫn hát chẳng hạn.

    Có lẽ vì tôi vẫn chưa thoát khỏi tâm lý thích nghe nhạc kiểu dễ nghe, dễ thuộc, dễ hiểu và cũng dễ?quên. Nhưng cũng có những bài của ông, nếu lỡ để những thanh âm của nó lay động thì khó mà dứt ra được.
    Tôi muốn nói đến những ca khúc người ta chỉ vô tình được nghe một lần để rồi sau đó thổn thức kiếm tìm một cái gì vô định. Người ta không biết rằng dư ba của bài hát cũng theo đó mà dao động mãi. Những lúc ấy, tôi thường tưởng tượng như đang đứng trong một căn phòng ngột ngạt, bất chợt mát rượi một cơn gió nhẹ, dù chỉ là thoáng qua? Người ta có thể được nghe nhạc nhiều lần, nhưng mấy khi có được cảm giác như thế. Tôi cho như vậy là may mắn lắm. Tôi cũng đã từng may mắn như vậy khi nghe ?oĐể gió cuốn đi? của Trịnh Công Sơn. Nếu một lúc nào đó, tự thấy lòng mình không thể thanh thản thì hãy để gió cuốn đi, để cho mây trôi qua dòng sông và sông sẽ cuốn trôi tất cả?
    Nhạc Trịnh Công Sơn thường triết lý, người ta bảo vậy. Nhưng tôi thì lại thấy khác. Có người làm nghệ thuật nào lại chẳng muốn gửi gắm một chút suy nghĩ của mình vào đứa con tinh thần. Nhưng phải chăng vì thế mà người ta cố gắng gò nặn ra triết lý?
    Với Trịnh Công Sơn, phải chăng ông cũng thích đưa vào tác phẩm của mình những cái phù du, bồng bềnh, khó hiểu? Đánh giá một con người là một việc làm hết sức tế nhị. Hơn nữa đây lại là một nhạc sỹ, một nhạc sỹ có tên tuổi và có vị trí trong lòng thính giả hẳn hoi. Thực tình mà nói là tôi không dám tự mình đưa ra kết luận nào cả trong chuyện này. Nhưng vẫn bằng cái trực quan của một thính giả, tôi thấy đơn giản là ông chỉ muốn đưa những rung cảm của mình vào giai điệu, vào ca từ? rồi tự nhiên nó thành ra triết lý. Chẳng hạn như bài để gió cuốn đi có những câu: ?oÔi trái tim đang bay theo thời gian, làm chiếc bóng đi rao lời dối gian?. Phải chăng khi viết như vậy là ông đang nghĩ đến chính bản thân mình?
    Bài hát có thể kết thúc đã lâu nhưng người ta dường như vẫn cảm thấy những cơn gió lòng còn đang ngập tràn dòng xúc cảm. Gió khi lăn tăn, lúc nhẹ nhàng, chợt im lặng? lúc lại tưng bừng mịt mù cát bụi. Soi vào không gian vô chừng ấy, người ta như người mộng du, bởi vì ngay từ đầu tác giả đã ru người nghe bằng một lời thủ thỉ:
    ?oSống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi??
    Bình thường nếu có ai bất chợt hỏi tôi câu này, tôi sẽ tìm cách lấp liếm hoặc trả lời chung chung vì chẳng biết trả lời sao cho thoả đáng cả. Không phải câu hỏi khó mà vì nó đụng đến phạm trù đạo đức. Mà hễ nhắc đến đạo đức thì chẳng có chuẩn mực nào là tuyệt đối. Cần có một tấm lòng để đùm bọc? Yêu thương? San sẻ?? biết trả lời thế nào cho đủ. Thế mà câu trả lời của người đặt câu hỏi lại chẳng ăn nhập gì tới vấn đề này cả. Đó là một cách trả lời trốn tránh, nhiều người có thể cho là như vậy. Tác giả đang trốn tránh phải trả lời câu hỏi hóc búa, hay ông chỉ muốn làm cho ca từ thêm bâng khuâng khó hiểu để thu hút người nghe? Hoặc giả chính ông cũng đang không hiểu nổi cảm xúc của mình. Tất cả vẫn chỉ là điều giả định. Có một điều chắc chắn là để gió cuốn đi rồi người ta sẽ thấy lòng mình nhẹ nhõm. Nhưng rồi sau đó, lòng ta sẽ đi đâu?
    ?oGió cuốn đi cho mây qua dòng sông. Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông. Ôi trái tim đang bay theo thời gian. Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian?.
    Ngày lên hay đêm xuống chỉ là một cách diễn đạt, có khác chăng là tâm trạng nhân vật trữ tình đang bi quan hay phơi phới niềm tin cuộc sống. Đến bây giờ người ta mới hiểu. Người ta có thể thấy thanh thản khi thả hồn theo gió. Nhưng có còn thanh thản nữa không khi gió đã cuốn nó vào dòng đời trôi nổi. Góp vào đời những tiếng nói, người ta thấy nói ra thì dễ mà nghe lại thì không dễ chút nào. Trong biết bao nhiêu lần nghe lại những gì mình đã nói, sẽ có lúc ta phải dằn vặt vì đã có những lời ?olàm chiếc bóng đi rao lời dối gian?. Người ý thức được nỗi sợ hãi đó và biến nó thành bi kịch của mình là không ai khác ngườI nghệ sỹ. Họ có sứ mệnh phảI tạo ra những tiếng vọng đúng đắn cho đời, ca ngợi những cái đẹp đích thực chứ không phải lọc lừa người thưởng thức bằng những giá trị dối trá. Càng thấy cái đáng sợ của nghề nghiệp, họ càng phải biết nghiêm khắc với chính mình.
    ?oNhững khi chiều tới, cần có một tiếng cườI để nhậm ngùi theo lá bay. Rồi nước cuốn trôi. Rồi nước cuốn trôi??
    Tại sao cứ phải tự ép mình một nụ cười giả tạo khi mà người ta còn không thể vui nổi? Ấy thế, vì không có mới phải cần. Nếu như ai cũng biết quên để mà vui sống, biết cái sứ mệnh cao cả của chiếc lá khi chấm dứt màu xanh nguyên thuỷ là để chuẩn bị cho một màu xanh vĩnh hằng thì đời làm gì có nỗI buồn, người ta làm gì biết đến thất bại và biết đâu làm gì còn phần con trong chất ngườI được nữa?!!?
    Dường như cả bài ca, tác giả chỉ đưa vào đó nào gió, nào mây, nào sông nước mênh mông. Nhưng đây không đơn thuần là ca khúc mô tả thiên nhiên, bởi nếu thế đã không còn là Trịnh Công Sơn nữa. Ta có thể thấy đằng sau đó là một con người, một tâm hồn đang đi tìm kiếm chân lý, tìm kiếm con người thật của mình. Sau cuộc hành trình ấy, người ta đã quên hết mình đã phiêu du những đâu, đã trăn trở như thế nào. Chỉ có một điều duy nhất mà ai cũng có thể nhận ra: không thể cứ mãi phiêu du được nữa khi ?onhìn suốt một mối tình? mà ?ochỉ lặng nhìn không nói năng?. Nhìn mà không nói thì chẳng thay đổI được gì cả. Hoặc giả chính tác giả đang sợ sự thay đổI, sợ sẽ lại ?olàm chiếc bóng đi rao lời dối gian?. Chẳng thà cứ như thế, ?otình không lên tiếng là tình trăm năm? (Mưa Thì Thầm -Tôn Thất Lập).
    Nếu để nói về một con người, không nên chỉ nhận xét qua một câu nói của người ấy. Nói như vậy để thấy rằng không thể chỉ bằng một ca khúc hay một bản nhạc mà thâu tóm phong cách của một nhạc sỹ, nhất là khi đó lại là một phong cách lớn. Đối với Trịnh Công Sơn thì lại càng không thể. Nhưng qua ?oĐể gió cuốn đi? và một số bài khác của ông như ?oHoa vàng mấy độ?, ?oChuyện đoá quỳnh hương?? tôi mới hiểu nhạc Trịnh Công Sơn liên kết với người nghe bằng một sợi tơ vô hình mà bền chắc. Có thể qua thời gian vô số những sợi tơ như vậy sẽ bao bọc trái tim người nghe bằng cả tấm mạng mang tinh thần Trịnh Công Sơn. Làm sao người ta có thể quên một người nghệ sỹ suốt đời gởi hương cho gió đế đến với đời như Trịnh Công Sơn??

  7. thienthancuaanhls01

    thienthancuaanhls01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn và chút tình gởi gió...
    Tôi không phải là người mê nhạc Trịnh Công Sơn. Có những sáng tác của ông tôi nghe rất mệt - ngay cả giai điệu lẫn ca từ đều không thể cảm thụ được ?" như ca khúc Bống Bồng ơi gì đó mà ca sỹ Hồng Nhung vẫn hát chẳng hạn.

    Có lẽ vì tôi vẫn chưa thoát khỏi tâm lý thích nghe nhạc kiểu dễ nghe, dễ thuộc, dễ hiểu và cũng dễ?quên. Nhưng cũng có những bài của ông, nếu lỡ để những thanh âm của nó lay động thì khó mà dứt ra được.
    Tôi muốn nói đến những ca khúc người ta chỉ vô tình được nghe một lần để rồi sau đó thổn thức kiếm tìm một cái gì vô định. Người ta không biết rằng dư ba của bài hát cũng theo đó mà dao động mãi. Những lúc ấy, tôi thường tưởng tượng như đang đứng trong một căn phòng ngột ngạt, bất chợt mát rượi một cơn gió nhẹ, dù chỉ là thoáng qua? Người ta có thể được nghe nhạc nhiều lần, nhưng mấy khi có được cảm giác như thế. Tôi cho như vậy là may mắn lắm. Tôi cũng đã từng may mắn như vậy khi nghe ?oĐể gió cuốn đi? của Trịnh Công Sơn. Nếu một lúc nào đó, tự thấy lòng mình không thể thanh thản thì hãy để gió cuốn đi, để cho mây trôi qua dòng sông và sông sẽ cuốn trôi tất cả?
    Nhạc Trịnh Công Sơn thường triết lý, người ta bảo vậy. Nhưng tôi thì lại thấy khác. Có người làm nghệ thuật nào lại chẳng muốn gửi gắm một chút suy nghĩ của mình vào đứa con tinh thần. Nhưng phải chăng vì thế mà người ta cố gắng gò nặn ra triết lý?
    Với Trịnh Công Sơn, phải chăng ông cũng thích đưa vào tác phẩm của mình những cái phù du, bồng bềnh, khó hiểu? Đánh giá một con người là một việc làm hết sức tế nhị. Hơn nữa đây lại là một nhạc sỹ, một nhạc sỹ có tên tuổi và có vị trí trong lòng thính giả hẳn hoi. Thực tình mà nói là tôi không dám tự mình đưa ra kết luận nào cả trong chuyện này. Nhưng vẫn bằng cái trực quan của một thính giả, tôi thấy đơn giản là ông chỉ muốn đưa những rung cảm của mình vào giai điệu, vào ca từ? rồi tự nhiên nó thành ra triết lý. Chẳng hạn như bài để gió cuốn đi có những câu: ?oÔi trái tim đang bay theo thời gian, làm chiếc bóng đi rao lời dối gian?. Phải chăng khi viết như vậy là ông đang nghĩ đến chính bản thân mình?
    Bài hát có thể kết thúc đã lâu nhưng người ta dường như vẫn cảm thấy những cơn gió lòng còn đang ngập tràn dòng xúc cảm. Gió khi lăn tăn, lúc nhẹ nhàng, chợt im lặng? lúc lại tưng bừng mịt mù cát bụi. Soi vào không gian vô chừng ấy, người ta như người mộng du, bởi vì ngay từ đầu tác giả đã ru người nghe bằng một lời thủ thỉ:
    ?oSống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi??
    Bình thường nếu có ai bất chợt hỏi tôi câu này, tôi sẽ tìm cách lấp liếm hoặc trả lời chung chung vì chẳng biết trả lời sao cho thoả đáng cả. Không phải câu hỏi khó mà vì nó đụng đến phạm trù đạo đức. Mà hễ nhắc đến đạo đức thì chẳng có chuẩn mực nào là tuyệt đối. Cần có một tấm lòng để đùm bọc? Yêu thương? San sẻ?? biết trả lời thế nào cho đủ. Thế mà câu trả lời của người đặt câu hỏi lại chẳng ăn nhập gì tới vấn đề này cả. Đó là một cách trả lời trốn tránh, nhiều người có thể cho là như vậy. Tác giả đang trốn tránh phải trả lời câu hỏi hóc búa, hay ông chỉ muốn làm cho ca từ thêm bâng khuâng khó hiểu để thu hút người nghe? Hoặc giả chính ông cũng đang không hiểu nổi cảm xúc của mình. Tất cả vẫn chỉ là điều giả định. Có một điều chắc chắn là để gió cuốn đi rồi người ta sẽ thấy lòng mình nhẹ nhõm. Nhưng rồi sau đó, lòng ta sẽ đi đâu?
    ?oGió cuốn đi cho mây qua dòng sông. Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông. Ôi trái tim đang bay theo thời gian. Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian?.
    Ngày lên hay đêm xuống chỉ là một cách diễn đạt, có khác chăng là tâm trạng nhân vật trữ tình đang bi quan hay phơi phới niềm tin cuộc sống. Đến bây giờ người ta mới hiểu. Người ta có thể thấy thanh thản khi thả hồn theo gió. Nhưng có còn thanh thản nữa không khi gió đã cuốn nó vào dòng đời trôi nổi. Góp vào đời những tiếng nói, người ta thấy nói ra thì dễ mà nghe lại thì không dễ chút nào. Trong biết bao nhiêu lần nghe lại những gì mình đã nói, sẽ có lúc ta phải dằn vặt vì đã có những lời ?olàm chiếc bóng đi rao lời dối gian?. Người ý thức được nỗi sợ hãi đó và biến nó thành bi kịch của mình là không ai khác ngườI nghệ sỹ. Họ có sứ mệnh phảI tạo ra những tiếng vọng đúng đắn cho đời, ca ngợi những cái đẹp đích thực chứ không phải lọc lừa người thưởng thức bằng những giá trị dối trá. Càng thấy cái đáng sợ của nghề nghiệp, họ càng phải biết nghiêm khắc với chính mình.
    ?oNhững khi chiều tới, cần có một tiếng cườI để nhậm ngùi theo lá bay. Rồi nước cuốn trôi. Rồi nước cuốn trôi??
    Tại sao cứ phải tự ép mình một nụ cười giả tạo khi mà người ta còn không thể vui nổi? Ấy thế, vì không có mới phải cần. Nếu như ai cũng biết quên để mà vui sống, biết cái sứ mệnh cao cả của chiếc lá khi chấm dứt màu xanh nguyên thuỷ là để chuẩn bị cho một màu xanh vĩnh hằng thì đời làm gì có nỗI buồn, người ta làm gì biết đến thất bại và biết đâu làm gì còn phần con trong chất ngườI được nữa?!!?
    Dường như cả bài ca, tác giả chỉ đưa vào đó nào gió, nào mây, nào sông nước mênh mông. Nhưng đây không đơn thuần là ca khúc mô tả thiên nhiên, bởi nếu thế đã không còn là Trịnh Công Sơn nữa. Ta có thể thấy đằng sau đó là một con người, một tâm hồn đang đi tìm kiếm chân lý, tìm kiếm con người thật của mình. Sau cuộc hành trình ấy, người ta đã quên hết mình đã phiêu du những đâu, đã trăn trở như thế nào. Chỉ có một điều duy nhất mà ai cũng có thể nhận ra: không thể cứ mãi phiêu du được nữa khi ?onhìn suốt một mối tình? mà ?ochỉ lặng nhìn không nói năng?. Nhìn mà không nói thì chẳng thay đổI được gì cả. Hoặc giả chính tác giả đang sợ sự thay đổI, sợ sẽ lại ?olàm chiếc bóng đi rao lời dối gian?. Chẳng thà cứ như thế, ?otình không lên tiếng là tình trăm năm? (Mưa Thì Thầm -Tôn Thất Lập).
    Nếu để nói về một con người, không nên chỉ nhận xét qua một câu nói của người ấy. Nói như vậy để thấy rằng không thể chỉ bằng một ca khúc hay một bản nhạc mà thâu tóm phong cách của một nhạc sỹ, nhất là khi đó lại là một phong cách lớn. Đối với Trịnh Công Sơn thì lại càng không thể. Nhưng qua ?oĐể gió cuốn đi? và một số bài khác của ông như ?oHoa vàng mấy độ?, ?oChuyện đoá quỳnh hương?? tôi mới hiểu nhạc Trịnh Công Sơn liên kết với người nghe bằng một sợi tơ vô hình mà bền chắc. Có thể qua thời gian vô số những sợi tơ như vậy sẽ bao bọc trái tim người nghe bằng cả tấm mạng mang tinh thần Trịnh Công Sơn. Làm sao người ta có thể quên một người nghệ sỹ suốt đời gởi hương cho gió đế đến với đời như Trịnh Công Sơn??

  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn và những ca khúc sống cùng năm tháng
    Vũ Tự Lân

    Tôi biết và yêu ca khúc của Trịnh Công Sơn rất lâu trước khi gặp và cùng đi với anh trong một chuyến công tác khá dài ngày ở nước ngoài. Một con người bình dị, khiêm tốn, ít nói, dường như sống với thế giới nội tâm của chính mình. Tuy cũng sống vui với bạn bè, đồng nghiệp, nhưng có những phút dường như xa vắng hẳn, tâm tư cứ bay theo những hình ảnh nào đó để rồi lại hiện ra trong những ca khúc của anh.
    Vốn xuất thân là một con nhà giáo, đã dạy học ở B''lao (Lâm Ðồng) một thời gian rồi bỏ nghề, về sống và sáng tác với những ca khúc tại Sài Gòn. Ðây mới là thiên hướng chính của đời anh: bộc lộ những suy tư của mình về con người, về cuộc đời bằng âm thanh và lời hát. Ngày trước năm 1975, anh đã có hàng trăm ca khúc, trong đó có rất nhiều bài nổi tiếng, không phải chỉ ở thời kỳ ấy, mà vẫn đang còn được đông đảo thính giả Việt Nam trong nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài mến mộ: Biển nhớ, Hạ trắng, Diễm xưa, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, Chiều một mình qua phố, Phôi phai, Ru một người nằm xuống... Nhạc thời ấy của anh thường thấm buồn, một nỗi buồn nhân thế, sống và nhìn cuộc đời, cảm nhận thấy nhiều nỗi oan trái trong số phận những con người bình thường, lắm lúc xót thương cho người và cho cả chính mình. Giai điệu của Trịnh Công Sơn đẹp lạ lùng, nghe như từng giọt, từng giọt thấm vào lòng người, không gào thét, không nức nở, dường như người viết nhạc là khách quan kể lại sự việc nhưng hóa ra lại đi rất sâu vào tâm hồn con người. Dường như Trịnh Công Sơn không phổ thơ của người khác, anh tự viết lời ca, nhưng lời ca lại trau chuốt, giàu chất thơ, pha màu triết lý sâu sa. Có thể nói những tình khúc của Trịnh Công Sơn đi thành một dòng riêng biệt, tiếp thu của nhiều thế hệ đi trước, nhưng lại chẳng giống ai.
    Bên cạnh những tình khúc, ngày ấy Trịnh Công Sơn còn có những ca khúc phản chiến được hát trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe như: Ðại bác ru đêm, Ngụ ngôn mùa đông, Nối vòng tay lớn...
    Từ ngày thống nhất đất nước, Trịnh Công Sơn vẫn liên tục viết ca khúc: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Huyền thoại mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Ðời gọi em biết bao lần, Em còn nhớ hay em đã quên, Quỳnh hương... Ðặc biệt bài Nhớ mùa thu Hà Nội được nhiều người yêu thích, gợi lên được nhiều hình ảnh mùa thu của Hà Nội. Nhìn từ góc độ khác so với những bài hát trước đó về Hà Nội, với những cảm xúc rất riêng tư, "đời thường".
    Cho đến nay có lẽ Trịnh Công Sơn là một trong số nhạc sĩ có nhiều ấn phẩm và băng video, băng audio được hâm mộ nhất: tập ca khúc Tuổi đá buồn, Khói trời mênh mông, Ca khúc vàng, Kinh Việt Nam, Một cõi đi về, Huyền thoại mẹ, Em còn nhớ hay em đã quên và một tuyển tập 122 ca khúc chọn lọc. Người hát là người sáng tạo thứ hai trong cuộc đời của một ca khúc, nhiều bài hát đã được nâng cao thêm lên qua thể hiện của ca sĩ (hoặc ngược lại). Nhưng những ca khúc của Trịnh Công Sơn, từ bản thân giá trị đích thực của chúng cũng đã gặp được những người thể hiện xứng đáng. Và cũng có lẽ anh cũng là một trong những nhạc sĩ bằng tác phẩm của mình đưa được nhiều ca sĩ lên những thành công mới, trong đó có ca sĩ Hồng Nhung.
    Tất nhiên có những bài hát Trịnh Công Sơn vẫn dành lại, để đến khi Vĩnh Trinh (em gái Trịnh Công Sơn) được phép anh công bố, người nghe đông đảo mới biết đến những sáng tác này. Có thế thì bài hát của Trịnh Công Sơn sẽ càng có cuộc sống dài lâu trong tâm hồn của con người - Những bài ca không năm tháng.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn và những ca khúc sống cùng năm tháng
    Vũ Tự Lân

    Tôi biết và yêu ca khúc của Trịnh Công Sơn rất lâu trước khi gặp và cùng đi với anh trong một chuyến công tác khá dài ngày ở nước ngoài. Một con người bình dị, khiêm tốn, ít nói, dường như sống với thế giới nội tâm của chính mình. Tuy cũng sống vui với bạn bè, đồng nghiệp, nhưng có những phút dường như xa vắng hẳn, tâm tư cứ bay theo những hình ảnh nào đó để rồi lại hiện ra trong những ca khúc của anh.
    Vốn xuất thân là một con nhà giáo, đã dạy học ở B''lao (Lâm Ðồng) một thời gian rồi bỏ nghề, về sống và sáng tác với những ca khúc tại Sài Gòn. Ðây mới là thiên hướng chính của đời anh: bộc lộ những suy tư của mình về con người, về cuộc đời bằng âm thanh và lời hát. Ngày trước năm 1975, anh đã có hàng trăm ca khúc, trong đó có rất nhiều bài nổi tiếng, không phải chỉ ở thời kỳ ấy, mà vẫn đang còn được đông đảo thính giả Việt Nam trong nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài mến mộ: Biển nhớ, Hạ trắng, Diễm xưa, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, Chiều một mình qua phố, Phôi phai, Ru một người nằm xuống... Nhạc thời ấy của anh thường thấm buồn, một nỗi buồn nhân thế, sống và nhìn cuộc đời, cảm nhận thấy nhiều nỗi oan trái trong số phận những con người bình thường, lắm lúc xót thương cho người và cho cả chính mình. Giai điệu của Trịnh Công Sơn đẹp lạ lùng, nghe như từng giọt, từng giọt thấm vào lòng người, không gào thét, không nức nở, dường như người viết nhạc là khách quan kể lại sự việc nhưng hóa ra lại đi rất sâu vào tâm hồn con người. Dường như Trịnh Công Sơn không phổ thơ của người khác, anh tự viết lời ca, nhưng lời ca lại trau chuốt, giàu chất thơ, pha màu triết lý sâu sa. Có thể nói những tình khúc của Trịnh Công Sơn đi thành một dòng riêng biệt, tiếp thu của nhiều thế hệ đi trước, nhưng lại chẳng giống ai.
    Bên cạnh những tình khúc, ngày ấy Trịnh Công Sơn còn có những ca khúc phản chiến được hát trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe như: Ðại bác ru đêm, Ngụ ngôn mùa đông, Nối vòng tay lớn...
    Từ ngày thống nhất đất nước, Trịnh Công Sơn vẫn liên tục viết ca khúc: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Huyền thoại mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Ðời gọi em biết bao lần, Em còn nhớ hay em đã quên, Quỳnh hương... Ðặc biệt bài Nhớ mùa thu Hà Nội được nhiều người yêu thích, gợi lên được nhiều hình ảnh mùa thu của Hà Nội. Nhìn từ góc độ khác so với những bài hát trước đó về Hà Nội, với những cảm xúc rất riêng tư, "đời thường".
    Cho đến nay có lẽ Trịnh Công Sơn là một trong số nhạc sĩ có nhiều ấn phẩm và băng video, băng audio được hâm mộ nhất: tập ca khúc Tuổi đá buồn, Khói trời mênh mông, Ca khúc vàng, Kinh Việt Nam, Một cõi đi về, Huyền thoại mẹ, Em còn nhớ hay em đã quên và một tuyển tập 122 ca khúc chọn lọc. Người hát là người sáng tạo thứ hai trong cuộc đời của một ca khúc, nhiều bài hát đã được nâng cao thêm lên qua thể hiện của ca sĩ (hoặc ngược lại). Nhưng những ca khúc của Trịnh Công Sơn, từ bản thân giá trị đích thực của chúng cũng đã gặp được những người thể hiện xứng đáng. Và cũng có lẽ anh cũng là một trong những nhạc sĩ bằng tác phẩm của mình đưa được nhiều ca sĩ lên những thành công mới, trong đó có ca sĩ Hồng Nhung.
    Tất nhiên có những bài hát Trịnh Công Sơn vẫn dành lại, để đến khi Vĩnh Trinh (em gái Trịnh Công Sơn) được phép anh công bố, người nghe đông đảo mới biết đến những sáng tác này. Có thế thì bài hát của Trịnh Công Sơn sẽ càng có cuộc sống dài lâu trong tâm hồn của con người - Những bài ca không năm tháng.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trinh Cong Son and his timeless songs

    I had known and loved Trinh Cong Son?Ts songs long before I met him and went with him on a long business trip abroad. He is a simple, modest, taciturn man who seems to live with his own world. Although he lives happily with friends and colleagues, he sometimes lives quite a distant life. His moods seem to go with certain image which then will appear in his songs.
    Born in a scholar?Ts family, Trinh Cong Son used to be a teacher for some time in B?Tlao, Lam Dong mountain province in southern central Vietnam. Then he dropped the job and started writing songs in the former Saigon city. Through song writing, he found, he reveals his own thoughts about man and about life with musical sounds and lyrics. Before 1975 (when the south of Vietnam was not yet liberated), he wrote hundreds of songs, many of them becoming famous and were loved by the Vietnamese community at home and abroad. These included: The Sea To Remember, White Summer, Foregone Beauty, Autumn Days Beheld Gone By, Crystal Sun Light, Alone in Street One Afternoon, Fading Beauty, To Lull The Fallen Combatant and others.
    His music at that time was usually permeated with sadness, sadness about human life. He lived and looked at life, finding so many different kinds of karma in the lives of ordinary people that he felt so sorry for humans and for himself. Trinh Cong Son?Ts melodies are extremely beautiful, once heard they are like drops of water being absorbed gradually in the human heart, with no yelling on the top of onê?Ts voice, no sobbing. It seems that the writer of these songs is completely objective when he retells the stories, but in the end these songs can penetrate deep into the hearts of human beings. It appears that Trinh Cong Son has never set other peoplê?Ts poems to his songs. He has written words, polished, poetic and philosophical words, for his songs. It could be said that Trinh Cong Son?Ts love songs have become a thing of his own, continuing from previous generations, but unlike any other.
    Besides his love songs, at that time Trinh Cong Son also wrote many anti-war songs which were sung among the anti-war movement called I Sing for My Compatriots such as Artillery Lulls the Night, Fable in Winter and Big Arms Links.
    Since the reunification of the country, Trinh Cong Son has gone on with his writing of songs: Each Day I Choose One Joy, Legend of Mother, Afternoon in My Homeland, Life Has Called on You Many Times, Do You Still Remember or Do You Forget and others. The song Remember Hanoi''s Autumn has been loved by many people, evoking so many memories about the autumn of Hanoi. This song is quite different from other songs about Hanoi, with a personal, "ordinary life" emotion.
    Until today, it is possible that Trinh Cong Son is one of the song writers who has the most printed, video and audio products best loved by people: the song book named The Sad Age of Stone, Immense Sky Smoke, Golden Songs, The Land To Visit, Legend of Mother and Do You still Remember or Do You Forget and a book of 122 collected songs. The singer is the second creator in the life of a song. Many songs have been improved through the singer (or vice versa). But Trinh Cong Son?Ts songs, from their true value, have also met with their true singers. And probably he is also one of the song writers who, with their works, have brought many singers to new successes, including singer Hong Nhung.
    There are many songs Trinh Cong Son has still retained until his sister Vinh Trinh, with his permission, has finally made public so that they have reached many people. So doing, Trinh Cong Son?Ts songs are able to live long in man?Ts heart, they are truly timeless songs.

Chia sẻ trang này