1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Thứ 1 : Mình đọc kỹ chứ, bác bảo (Đ hiện giờ chỉ cần tụi online nó ổn định cho mấy ổng nhờ để rảnh tay trị thằng TQ) vậy bác nói VN có cái gì "trị" TQ ? nực cười nhất là "tụi online" lai có thể chi phối được Đ cơ mới sợ, bác có đọc kỹ các bài mình viết không, cái Đ cần là "lòng tin" của dân chứ không phải cái "ổn đinh" của tụi onlie như bác nghĩ, 1 vấn đề nữa nói lên cho bác thấy, việc các quan chức cấp cao họ không có thời gian rãnh để lên mấy trang wep "lá cãi" để viết bài (cái ngôn từ trong bài viết ám chỉ người viết rất ngô nghê khi hành văn), và bác không hiểu gì về "tuyên truyền" việc đưa tin lên các trang chính thống không phải bù lu bù loa, cũng không phải là đưa tin theo "tiểu ngạch" sẽ ít bù lu bù loa, việc đưa tin "nhạy cảm" theo tiểu ngach nó còn phản tác dụng vì ý nghĩa dễ bị xuyên tạc khi di chuyển qua các "wep rác" khác nhau gây xáo trộn, thậm chí nó gây ra mất lòng tin (vì thồng tin bị xuyên tac) gây tâm lý lo lắng ảnh hưởng tới đường lối của Đ nữa cơ.
    Nếu có điều kiện bác nên tìm hiểu thêm về công tác tuyên truyền của nhà nước, hoạc tim hiểu về cục tuyên huấn thuộc tổng cục chính trị bộ quốc phòng.

    Thứ 2 : Đọc 1 thông tin trên báo mạng cần biết chắt lọc thì mới có thể có được kiến thức, không phải cứ đọc được 1 bài thấy hay hay là có thể tin được ngay, nó cũng giống như photoshop vậy, việc đưa lên báo chính thống chẳng có gì to tát cả (vì những điều được đưa tất cả sẽ được kiểm duyệt, sẽ được hành văn dễ hiểu đến mọi tầng lớp nhân dân), nhất là các chuyện lớn ảnh hưởng tới đất nước (như chuyện biển Đông) càng không thể cho ra theo "tiểu ngạch".

    Thứ 3 : Thật sự là bác đọc nhưng không hiểu nghĩa dẫn tới tiếp thu bị mất thông tin.
    Toàn văn như sau "Đặc biệt là lương quang liệt, ông ta có tham vọng lớn đưa vn và đài loan vào quỹ đạo tq chứ ko đơn giản là biển đông. Ông ta có nói câu gì đó cho các tướng tq tớ ko nhớ rõ . Đại khái là có khả năng xem xét cả tới việc dùng bomb nguyên tử"
    Đỏ 1 : Theo người viết vài thì cả Đài và VN đều sẽ được đưa vào quỹ đạo (theo tham vọng của họ), vì thế ngữ cảnh ở đây là 2 nước Đài và VN.

    Đỏ 2 : Ở đây là nói câu gì không nhớ rõ chứ không phải không nghe rõ, ngưc cảnh ở đây là không thuộc toàn văn câu nói.

    Đỏ 3 : Ở đây tác giả bài viết hiểu được ý nghĩa của cuộc đối thoại của "Liệt" với nhiều tướng khác của TQ, ngưc cảnh ở đây là tóm tắt ý chính của cuộc đối thoại

    Từ 3 cái đỏ nó khác với câu nói của bác trong 1 bài ở trước (trong bài đã viết rõ là không nhớ) bác còn viết (Hơn nữa còn tùy vào cách nói là gì, ví dụ bảo rằng nếu gây chiến làm tổn hai nghiêm trọng tới lực lượng TQ tại bi..ên g..iới thì TQ có thể dùng bom chẳng hạn, chuyện đụng tới bom là thường) nếu như thế thật thì cũng là "vô cùng, vô cùng" nguy hiểm, bom Nguyên Tử không phải là thứ sử dung là bình thường như bác nghĩ (cho dù ta có gây thiệt hai nghiên trong tại biên giới của TQ), việc 1 nước có VK hạt nhân đe dọa sử dụng với 1 nước không có VK hạt nhân là phát ngôn có tính "kinh hoàng" trái với các hiệp ước quốc tế (Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân) hiệp ước này nghiêm cấm các quốc gia có VK HN sử dụng VK HN để tấn công 1 nước không có VK HN dưới mọi hình thức, Mỹ Nga cũng chỉ giam tuyên bố sử dụng VK HN nếu bị tấn công bằng VK hạt nhân (ngay cả với Triều Tiên Mỹ cũng chưa bao giwò tuyên bố đơn phương dùng VK HN nếu xảy ra war với TT) TQ sẽ chẳng khùng tới mức giám tuyên bố như thế (nếu bác này có mặt tại đó có nghĩa nhiều quan chức của mình cũng ở đó).

    Các dẫn chứng mình đưa ra đều xuất phát từ bài viết của "tác giả" và sát với ngữ cảnh mình muốn nói, còn bác thì khác do đọc "không hiễu kỹ" dẫn đến tiếp thu "thông tin" không chính xác, đặc biệt là cái ý nghĩ "sử dụng bom nguyên tử là bình thường" của bác.

    Thứ 5 : Mình phản biện ý kiến của tác giả bài viết đó là vể việc người phát ngôn ngoại giao VN (Nguyễn Phương Nga) đi công tác (TQ mời) dẫn đến chậm trễ trong việc phát ngôn dẫn đến yếu thế trước TQ.
    Tác giả viết : " Họ cũng dè chừng tiếng nói ngoại giao của ta (về khả năng ngoại giao thì tq đánh gía rất cao vn) nên trước khi cắt cáp, họ đã mời bà phương nga sang thăm tq, khi sự việc diễn ra thì vn không kịp trở tay"
    Mình phản biện như sau : "Còn việc người phát ngôn ngoại giao (Nguyễn Phương Nga) đi thăm TQ (hay đi đâu cũng vậy) ở trong nước sẽ có 1 người thay thế vị trí (tạm thời) đó và luôn sẵn sàng "phát ngôn" cho cơ quan ngoại giao nếu bà Nga ở nước ngoài không thể thực hiện và phát ngôn đó cũng mang ý nghĩa ngang với phát ngôn của bà Nga cho nên việc bài trên nói lý do VN phản ứng sau là do "công cán" là vô lý", bác biết tại sao không, vì phản ứng của bộ ngoại giao VN không phải từ người phát ngôn (không phải có chuyện là đứng ra phat ngôn theo ý mình) mà từ cơ quan ngoại giao khi soạn thảo xong ngôn từ sẽ gửi tới người phát ngôn từ đây người phát ngôn chỉ việc đọc lại thôi (hoạc học thuộc lòng) vì thế việc bà Nga đi "công cán" không liên quan gì đến việc bộ ngoại giao phản ứng Chậm hay Sớm.

    Bác nói rằng "mời thăm TQ như vậy không có nghĩa là bịt được miệng, mà đánh lạc hướng + làm châm trễ quá trình + đánh vào cấu trúc ngoại giao của VN. Nhưng VN vẫn phản ứng nhanh như điện, chỉ chậm hơn TQ một nhịp, và TQ cần 1 nhịp đó, nó đã thành công khi VN lúc đầu hấp tấp => phong trào dân tộc chủ nghĩa nội tại của nó lên cao. Tuy vậy sau đó VN quật lại TQ làm thế giới nghĩ TQ hoàn toàn khác."
    Màu đỏ 1 : Người phát ngôn chỉ như 1 người "đọc" văn bản thôi không liên quan gì tới cấu trúc ngoại giao cả, họ phat ngôn cái gì đều do bộ ngoại giao soạn sẵn chỉ việc đọc (hoặc hoc thuộc) thôi.
    Đỏ 2 : Bác dựa vào đâu bảo họ hấp tấp (việc biểu tình là hành động bộc phát của 1 bộ phận người dân, chuyễn này đã xảy ra trước đây chứ không phải bây giờ, đó cũng không phải là mãng phụ trách của ngoại giao, nên việc vịn vào đó để nói bộ ngoại giao hấp tấp là không đúng), bộ ngoại giao là cơ quan có nhiều cái đầu "khũng và lạnh" nhất đấy bác, việc VN lên tiéng về vụ cắt cắp trong hoàn cảnh sắp diễn ra diễn đàn quân sự tài singapor là có ý đồ.
    Đỏ 3 : Mình không biết VN quật lại TQ cái gì, việc TQ làm là hoàn toàn sai (dựa theo luật biển, công ước về biển của LHQ) nên thế giới mới đặt dấu "?" cho hành động của TQ.

    Mình mới phản biến ý bác rằng : "Như bài viết thì VN đã biết trước cắt cáp và có phương án đối phó thì "đánh" lạc hướng" gì nữa"

    Vì tác giả viết : "Vụ cắt cáp, tq có ý định từ trước, vn đã biết trước nên cái cáp đó được đưa xuống sâu hơn 30m và nghĩ rằng các phương tiện tq chưa thể cắt được, nhưng thực tế là họ đã chuẩn bị kĩ hơn và đã cắt thành công"
    Ngữ cảnh của tác giả là VN đã biết trước vụ này (tác giả còn viết vụ này TQ đã chuẩn bị trong thời gian rất dài) nên không thể nói có tàu hải giám VN mới biết (vì tàu Hải Giám xuất hiện thường xuyên chẳng có gì bất ngờ.

    Bác nói rằng : "nó đâu có phải là tự nhiên xuất hiện, mà nó lù lù lượn lờ ngoài đó, mà nó lượn lờ làm gì với mớ đồ nghề? mình phải biết chứ sao ko biết được, chính vì BIẾT nên mới phải thuê một mớ thuyền trưởng thuyền viên toàn người nước ngoài. Tuy nhiên không thể đoán ra là tại sao mình biết như cách của bác được. Để biết nhỏ hàng xóm có thích mình không thì không cần phải chờ tới lúc nó bóp trộm mông mình đúng ko nhỉ"

    Đỏ : Trong bài viết tác giả nói rõ việc cắt cáp đã được lập kế hoạc từ lâu, tq và vn đều biết, còn đồ nghề gần như tàu hải giám TQ nào cũng có cái móc phía sau cả (ngay trong clip tàu VN đuổi tàu TQ cũng có cái móc đó) từ đó cho thấy không phải chỉ tới khi có tàu HG có cái móc đó mình mới biết và phản ứng bằng cách hạ cáp xuống 30m.

    Các vế sau thì không bàn tiếp.

    Tất cả lập luận của mình để chứng minh bài viết của "tác giả" là hàng fake theo kiểu tự biên tự diễn (từ việc có trong các cuộc họp cấp cao của đoàn VN tại TQ đến kiểu hành văn lộc cộc, xưng tớ rồi ông Trọng ông Thanh là không có trong các quan chức cấp cao), và bác đã đọc không hiễu rõ dẫn đến thông tin bị sai lệch. Còn mình không có vật nhau gì, chỉ thấy bài viết có nhiều điều vô lý nên phân tích để người đọc có thể chắt lọc tránh tiếp thu thông tin "sai lệch".

    Sự đúng đắn các thành viên đọc bài sẽ tự đưa ra ai đúng ai sai.[r2)]
  2. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    .
  3. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    559. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Q.uốc công bố

    Posted by basamnews on 14/12/2011

    BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa do những người lính Việt Nam C.ộng hòa đã từng tham gia trận đánh này kể lại, hiếm khi có dịp đọc tài liệu từ phía Trung Q.uốc nói về trận chiến này. Dưới đây là trận Hải chiến H.oàng S.a đã được tái hiện qua ngòi bút của phía “bạn”, mô tả lại việc họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo H.oàng Sa của Việt Nam như thế nào. Bài viết này còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Ho.àng Sa đã được phía Trung Q.uốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Qu.ốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Q.uốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT H.OÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.

    Trong bài có nói đến hộ tống hạm Nhật Tảo, chiếc HQ-10, mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ”, chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ này, cùng các cụm từ khác như: Tây Sa (tức Ho.àng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa), Nam Hải (tức biển Đông), Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Việt (tức Việt Nam C.ộng hòa)… cho đúng khẩu khí của người viết. Thêm một điểm cần lưu ý, trong bài tiếng Trung có nhiều chỗ đánh dấu bằng hai dấu hoa thị (**), người dịch không hiểu là gì nên đã để nguyên như vậy. Những chỗ đánh dấu như thế trong bài đa số là tên của các loại vũ khí, nên BTV cho rằng, có thể đó là những chữ đã bị kiểm duyệt, do một số thông tin phía Trung Quốc vẫn còn bảo mật.

    ————

    Canglang.com
    Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

    07-11-2011

    Q.uốc Trung dịch

    Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.

    Chương I: Ôn lại trận chiến

    Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 1 năm1974 đưa tin, từ 11 tháng 1 năm 1974 đến nay, Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần ra tuyên bố và cảnh cáo, nhưng Nam Việt vẫn chưa hề rút lại hành vi xâm lược của mình, mà trái lại còn đưa hải quân và không quân xâm nhập quần đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây Sa của ta. Chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã tiến hành đánh trả tự vệ anh dũng, đem lại sự trừng phạt cần có cho quân xâm lược.

    Nam Việt: “Hải quân Trung cộng đã điều tàu loại Komar, có trang bị tên lửa Styx. Trận chiến ác liệt chưa từng có…”

    Mỹ: Đệ thật Hạm đội Hải quân Mỹ hoạt động tại vịnh Bắc Bộ đã từ chối các cuộc gọi của hải quân Nam Việt, yêu cầu sự can thiệp của Mỹ, thậm chí còn từ chối cả việc cử tàu đến cứu những người bị chết đuối.

    • Canh bạc lúc tàn hơi

    Quần đảo Vĩnh Lạc là một bộ phận của quần đảo Tây Sa, quần đảo này được tạo thành từ các đảo san hô là: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân, Thâm Hàng, Tấn Khanh và Quảng Kim…, từ xa xưa là lãnh thổ của nước ta, nhưng từ thế kỷ 19, một phần các đảo bị nước Pháp là thực dân Đông Nam Á chiếm giữ. Năm 1954, Pháp bị đuổi đi, đảo San Hô bị Pháp chiếm giữ rơi vào tay Nam Việt. Tháng 1 năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, đồng thời giao một lượng lớn tàu chiến cho Nam Việt. Từ tháng 8 năm 1973, Nam Việt liên tiếp đưa tàu quân sự xâm phạm lãnh hải của nước ta. Ngày 11 tháng 1 năm sau, lại càng trắng trợn hơn khi cho công bố bản đồ, quy Tây Sa vào bản đồ của họ. Khi ấy nước ta liên tục nảy sinh các vấn đề nội bộ và bên ngoài, trong nước rơi vào trạng thái hỗn loạn của cuộc “Đại *****************”, rồi quan hệ Trung-Xô căng thẳng, không còn sức để ngó ngàng đến phía nam. Vì thế hành động của Nam Việt mỗi lúc một mạnh, ngày 15 tháng 1, phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” (HQ-16) của hải quân Nam Việt xâm nhập đầu tiên, nổ súng uy hiếp vào hai tàu cá 402 và 407 đang tác nghiệp ở gần đảo Cam Tuyền. Trưa ngày 17, quân địch đổ bộ lên đảo Kim Ngân, đến chiều còn cưỡng chiếm cả đảo Cam Tuyền.

    • Cuộc đối đầu trên biển

    Đối mặt trước sự xâm nhập ấy, hạm đội Nam Hải đã theo lệnh đưa hai con tàu 271 và 274 thuộc Đại đội tàu Chống ngầm 73 ở căn cứ Du Lâm, do Ngụy Minh Sâm, Phó Tư lệnh Quân 38002 và Đại Đội trưởng Vương Khắc Cường chỉ huy, hợp thành Biên đội 271, thực thi nhiệm vụ bảo vệ cá và vận chuyển cung cấp cho quân dân trên đảo. Biên đội này tới quần đảo Vĩnh Lạc vào đêm ngày 18, đưa 4 trung đội dân binh có vũ trang thuộc Quân khu Nam Hải đến 3 đảo Tấn Khanh, Thâm Hàng, Quảng Kim.

    Trưa ngày 18, các tàu quân sự Nam Việt phiên hiệu “Trần Khánh Dư” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” tiến đến gần tàu cá số 407, nhấn chìm, hăm dọa để buộc phải dời đi. Thuyền trưởng tàu 407, Dương Quý Hào không chịu khuất phục, tàu “Lý Thường Kiệt” đột ngột chuyển bánh lái, đâm thủng mạn trái tàu cá. Chính giữa lúc các ngư dân đang cầm xỉa cá giơ lên quyết tử chiến, thì các tàu 271 và 274 của ta lao đến, phát tín hiệu cảnh báo. Khi thấy hải quân ta tới, tàu Việt đã treo cờ tín hiệu “Tàu mất lái”, rồi vội vàng rời khỏi hiện trường.

    Tối hôm đó, đại tá quân địch Hà Văn Ngạc đã đưa tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (HQ-5) cùng tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” (1) (HQ-10) đi kèm tới tận nơi. Dù số lượng tàu của hai bên là 4-4, song xét cả về trọng tải lẫn hỏa lực, quân Việt đều chiếm ưu thế áp đảo. Tổng trọng tải các tàu bên quân ta còn chưa bằng một tàu của bên quân Việt! Hơn nữa, tàu bên quân Việt đều được trang bị hệ thống điều khiển tự động, còn tàu bên quân ta về cơ bản vẫn là thao tác bằng sức người, sự chênh lệch về tương quan thực lực giữa hai bên là quá rõ ràng.

    Sáng sớm ngày 19, bên quân Việt phát hiện thấy bên quân ta chỉ có 4 con tàu nhỏ, liền cho rằng có thể tận dụng ưu thế binh lực để tiêu diệt quân ta, tàu Việt bố trận lại từ đầu, chia làm hai cánh chiếm đường ngoài lợi thế, triển khai đội hình chiến đấu, tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” dẫn tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư” từ ngoài khơi phía nam đảo Kim Ngân, rạn san hô Linh Dương tiếp cận hai đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, các tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” từ tây bắc đảo Quảng Kim tiếp cận chiến hạm của ta. Đồng thời, Tổng bộ hải quân Nam Việt hạ lệnh cho đại tá Hà Văn Ngạc nổ súng.

    • Kịch chiến trên biển

    Theo sự dàn trận của Quân khu Quảng Châu, biên đội 396 tiến vào phía tây bắc đảo Kim Quảng để đánh chặn các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” và tàu phiên hiệu “Sóng Dữ”, biên đội 271 tiến vào mặt biển đông nam đảo Kim Quảng để giám sát các tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư”, phiên hiệu “Trần Bình Trọng”. Các pháp thủ bên quân ta bám chặt trận địa chờ đợi khi vừa phát hiện thấy nòng pháp bên tàu địch lóe lên, là liền lập tức đạp cò, đạn pháo của chúng ta cũng ra khỏi nòng. Thời khắc ấy là 10 giờ 25 phút trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

    Toàn bộ trận hải chiến là tương quan 2-2. Biên đội 271 và các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt”, “Trần Khánh Dư” ở phía đông nam đảo Quảng Kim là chủ lực của hai bên, cho nên không hẹn mà cùng đều áp dụng chiến thuật “Đánh rắn phải đánh giập đầu”. Thế nhưng cả hai bên đều xuất hiện phán đoán sai lầm. Theo hồ sơ được phía Việt Nam công bố mấy năm gần đây, do khi Hà Văn Ngạc tới, quân Việt đổi tàu đô đốc từ phiên hiệu “Trần Khánh Dư” thành phiên hiệu “Trần Bình Trọng”, bên ta không biết, tất cả hỏa lực đều dồn vào tàu “Trần Khánh Dư; còn bên Việt thì cho rằng tàu 274 đi sau phía ta là tàu chỉ huy, vì thế hỏa pháo của trung đội 1 đã nhằm vào đài chỉ huy trên đó để quét, Chính ủy Phùng Tùng Bá chẳng may trúng đạn hy sinh. Tuy nhiên, bên địch đã phạm phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng: Chúng đã sử dụng đạn xuyên thép với tàu chống ngầm không bọc thép, như vậy ngay cả đạn pháo có bắn trúng thì cũng thường xuyên qua thân tàu mà rơi xuống biển, thậm chí còn có rất nhiều đạn xịt; nếu sử dụng đạn nổ mạnh thì thắng thua là điều khó nói. Còn hai tàu bên quân ta thì đã tận dụng các đặc điểm mục tiêu nhỏ, chạy nhanh để dũng cảm đánh tiếp cận. Pháo bắn nhanh cỡ nhỏ bên quân ta liên tục nhả đạn về phía tàu địch, tàu “Trần Khánh Dư” không bọc thép bị bốc cháy rất nhanh, cự li bắn giữa hai bên từ 1.000m rút lại còn 300m. Lúc này, bánh lái điện của tàu 274 bất ngờ phát sinh sự cố, tận mắt nhìn thấy con tàu nhỏ mất lái đâm vào lưới lửa chằng chịt của tàu “Trần Khánh Dư” và tàu “Trần Bình Trọng”. Trong thế ngàn cân treo sợi tóc, thuyền trưởng tàu Lý Phúc Tường bình tĩnh ra lệnh chuyển sang người lái, đồng thời từ đài chỉ huy nhảy lên sàn tàu, đứng ở cửa cabin lớn tiếng ra lệnh quay đầu thật nhanh, rồi dùng khẩu lệnh và tay chỉ huy tác chiến. Đồng thời, tiểu đội trưởng chủ pháo Vương Tuấn Dân đã chỉ huy hỏa pháo bắn dữ dội về phía tàu “Trần Khánh Dư” đang lao tới trước mặt, tàu địch chống đỡ không nổi, quay đầu tháo chạy. Tàu 274 lại quay pháo bắn liên tiếp vào tàu “Trần Bình Trọng” đang chạy tới chi viện. Người nạp đạn Lý Như Ý nạp bắn một lèo tới hơn 180 quả đạn pháo, làm câm bặt chủ pháo ở sau tàu “Trần Bình Trọng”.

    • Tử chiến ở hồ đá ngầm

    Trận chém giết lẫn nhau bên trong hồ đá ngầm lại còn oanh liệt hơn, tác chiến trong một phạm vi nhỏ hẹp đầy những rạn san hô, không có khoảng chừa cho tác chiến cơ động, ai là kẻ dũng cảm sẽ chiến thắng, thế là hai tàu 396 và 389 dồn hỏa lực công kích vào tàu “Lý Thường Kiệt”. Tại đó, quân Nam Việt ở vào thế bất lợi, tàu “Sóng Dữ” nguyên là một chiếc tàu dò mìn, tốc độ cao nhất cũng chỉ có 14, có lòng mà giữ được hiệp đồng với tàu “Lý Thường Kiệt”. Cho nên, hai bên vừa bắn nhau, tàu “Sóng Dữ” chỉ có thể tạm thời bắn trước về phía đảo Quảng Kim, rồi chỉ còn cách đứng nhìn tàu “Lý Thường Kiệt” bị quân ta tập trung công kích mà chẳng có cách gì đi vào chi viện. Khi ấy, hỏa lực mạn bên lớn nhất của quân Việt là 1 khẩu pháo 127 ly, 3 khẩu pháo 40 ly, một khẩu pháo 20 ly và 2 khẩu súng máy, còn bên quân ta thì vũ khí dùng được là 1 khẩu pháo 85 ly, 6 khẩu pháo 37 ly, 4 khẩu pháo 25 ly và 4 khẩu súng máy. Chỉ cần tiếp cận được hoàn toàn vào tàu địch, không để cho khẩu pháo 127 ly này phát huy uy lực, thì ở chiến trường cục bộ này, bên quân ta vẫn có thể giành được ưu thế hỏa lực tương đối.

    Hai tàu 396 và 389 một bên ép sát, một bên nhả đạn pháo lên tàu “Lý Thường Kiệt”. Lúc này, 1 phát đạn pháo 127 ly từ dưới nước vọt trúng tàu “Lý Thường Kiệt”, xuyên thủng khoang máy, nhưng không nổ. Thì ra vì cự ly chiến đấu giữa hai bên quá gần, nên đạn pháo chi viện cho tàu bạn từ tàu “Trần Bình Trọng” đã bắn nhầm phải người mình. Khi đó, tàu “Sóng Dữ” lao tới, bắn thọc đằng sau lưng biên đội của ta. Thế cục thay đổi trong nháy mắt, khiến cho tàu 389 bị quân địch tấn công từ hai phía bốc cháy nhiều chỗ. Mặc dù đã trúng đạn đầy mình, nhưng tàu 389 vẫn ép sát tàu địch, các chiến sĩ trong tình thế nguy cấp đã ôm luôn cả bệ phóng rocket, xách luôn cả súng tiểu liên, tay cầm lựu đạn, đúng là một trận đánh dũng mãnh, đã xảy ra một trận “đấu lưỡi lê trên biển” hiếm thấy trong lịch sử các cuộc hải chiến, quả là một trận xáp mạn tàu khiếp vía kinh hồn! Thuyền trưởng tàu “Sóng Dữ”, thiếu tá họ N.gụy [Văn Thà] đã mất mạng trong trận chiến trần trụi bằng lưỡi lê trên biển này.

    Lúc này, tàu “Lý Thường Kiệt” quay về hồ đá ngầm, chuẩn bị cầu cứu tàu “Sóng dữ”. Đạn pháo trên tàu 389 đã bắn hết sạch, thuyền trưởng tàu Tiêu Đức Vạn hạ lệnh nạp bom chống tàu ngầm, quyết cùng chết với tàu địch. Còn thượng úy (2) họ Nguyễn (tức Nguyễn Thành Trí: BTV) chỉ huy thay thế tàu “Sóng dữ” thì muốn cố sức đâm chí mạng vào tàu 389. Chính trong thời khắc nguy cấp ấy, tàu 396 đã chuyển hướng đón chặn trước mặt tàu “Lý Thường Kiệt”, yểm trợ cho tàu 389 thoát hiểm. Tàu “Lý Thường Kiệt” vừa kịp hoàn hồn, không ngờ lại bị một đòn đau, chỉ còn cách rút lui về hướng tây bắc.

    • Thắng lợi và ý nghĩa của nó

    11 giờ 49 phút, đại đội 74 tàu chống ngầm sinh lực quân của bên ta lao vào chiến trường. Hạm đội Nam Việt cho là đại quân (trong Hồi ký của trung tá họ Vũ [Hữu San], hạm trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cho rằng Trung Quốc đã điều 42 tàu quân sự và 2 tàu ngầm) đã quay đầu rút lui vào lúc 12 giờ. Bản thân tàu “Sóng dữ” tốc độ chậm, lại bị thương tích, nên đã không thể đuổi theo kịp đồng bọn đang tháo chạy. 12 giờ 12 phút, đại đội 74 vừa tới nơi đã tiếp nhận mệnh lệnh tấn công, tàu 281 lao lên hết tốc lực, bắn dữ dội vào tàu “Sóng dữ”, làm nó bị đánh chìm ở phía nam bãi đá ngầm Linh Dương vào lúc 14 giờ 52 phút.

    Sau khi quân ta đã phải trả giá với 18 người tử trận, 67 người bị thương, trận hải chiến Tây Sa đã kết thúc bằng thắng lợi về phía quân ta. Sau đó quân ta thừa thắng xuất kích, thu hồi hoàn toàn Tây Sa. Chiến thắng này làm cho quân ta hiểu được rằng ở nơi Nam Hải “nước xanh” mênh mông rộng lớn này còn có được chủ quyền và lợi ích không dễ gì xâm phạm chính bởi trận hải chiến này, mà việc thiết lập lòng tin về sự tác chiến của hải quân ta ở nơi cách xa đại lục đã dần dần được điều chỉnh, sau cuộc chiến ấy, căn cứ Du Lâm lập tức được tăng viện 2 tàu hộ tống. Có thể nói, kể từ khi ấy, Nam Hải mới đi vào tầm ngắm của sự phát triển chiến lược của hải quân ta. Cho nên, xét từ ý nghĩa này, trận hải chiến Tây Sa chính là bước khởi đầu cho hải quân ta tiến ra “biển xanh”.

    Chương II: Bối cảnh quốc tế

    Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.

    Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.

    Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt **. Những hòn đảo này của Tây Sa đã bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ không muốn rút quân, bởi vì giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ, cho đến tận bây giờ (năm 2004 hết hạn) (3). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối, chứng tỏ Trung Quốc đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ. Điều này không hề xuất phát từ chuyện Mỹ tốt với Trung Quốc đến đâu, lại càng không phải là ban ơn, mà hoàn toàn là xuất phát từ lợi ích tự thân của nước Mỹ. Chính trong bối cảnh toàn cục ấy, trong thời khắc then chốt ấy, Trung Quốc đã chớp lấy thời cơ để thu hồi Tây Sa.

    Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh dạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến. Đài Loan từng nhiều lần thả hải quân Trung Quốc đại lục trong trận hải chiến với Trung Quốc đại lục, chưa hề có mối quan hệ mật thiết nào dưới sự chỉ đạo đằng sau của Mỹ.

    Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ của mình từ tay “ngụy quân Nam Việt” từ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc.

    Chương III Bối cảnh khi xảy ra trận chiến

    Nguyên nhân xảy ra trận hải chiến Tây Sa là do sau khi Bắc Việt ký Hiệp định đình chiến, chính phủ Nam Việt đã nhân cơ hội đó để ổn định lại cục diện chiến đấu trên bộ, tích cực triển khai hoạt động trên các yếu điểm chiến lược Nam Việt đã chiếm đoạt. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1973, tàu quân sự Nam Việt liên tục xua đuổi và bắt giữ ngư dân Trung Quốc trong vùng biển Tây Sa, chiếm giữ đảo, mưu đồ đẩy Trung Quốc ra khỏi khu vực này, tiến vào độc chiếm quần đảo Tây Sa, khi ấy Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên chiếm giữ một vài hòn đảo, tương tự như với quần đảo Nam Sa. Công bằng mà nói, động thái này của chính phủ Nam Việt quả thực rất có tầm nhìn chiến lược, đồng thời không loại trừ có người Mỹ đứng đằng sau khi trù mưu tính kế.

    Trung Quốc khi ấy lại đang sa vào vũng lầy của cuộc Đại *****************. Tầm nhìn của Trung ương và Quân ủy đều tập trung vào 3 khu vực phía bắc tiếp giáp với Liên Xô. Khi ấy Liên Xô đang tập kết tới bốn mươi mấy sư đoàn đã được cơ giới hóa ở toàn bộ phía Đông, cộng thêm quân đội hàng không và quân đội dự bị chiến lược, tổng binh lực lên tới gần 1 triệu quân! Trận chiến trên đảo Trân Bảo nguy cấp nhất, tuy binh lực của cả hai bên không vượt quá quy mô tiểu đoàn, song bày trận ở đằng sau mỗi bên là binh lực với quy mô tập đoàn quân! Trong thời khắc nguy cấp ấy, phía Liên Xô còn tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn (với quy mô mười mấy sư đoàn) ngay trước mắt chúng ta. Phản ứng của phía ta là chỉ trong vòng 2 tháng đã cho nổ 2 quả bom hạt nhân! Không hề đưa một chữ nào trong phần tin tức. Sự kiện một phân đội đi tuần tra biên giới phía bắc sau đó đã khiến cho Trung ương hạ quyết tâm nhanh chóng cải thiện mối quan hệ với Mỹ nhằm giảm bớt áp lực của Liên Xô đối với chúng ta. Không thể lơ lỏng dù chỉ một khắc cuộc đối đầu quân sự với Liên Xô ở phía bắc. Đại bản doanh nguồn lực quốc phòng đã bị liên lụy về phía ấy, còn với khu vực Nam Hải thì nói chung là áp dụng thái độ bỏ mặc, trong khi sự khiêu khích của chính phủ Nam Việt thì lại càng ngày càng mạnh.

    Đến tháng 1 năm 1974, chính phủ Nam Việt tuyên bố phải khai thác dầu ở khu vực Tây Sa, buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải ra tuyên bố, nhắc lại chủ quyền của mình đối với Tây Sa và Nam Sa. Nhưng hành động của hải quân Nam Việt lại leo thang ngay tiếp sau đó, 4 ngày sau, biên đội chiến hạm chiến đấu của họ tiến đến vùng biển Tây sa, khiêu chiến với Trung Quốc bằng vũ lực. Phía Trung Quốc khi ấy về cơ bản chưa chuẩn bị cho việc đánh, trong lúc nguy cấp đã vội vã điều 2 tàu dò mìn (phiên hiệu 396 và 389), 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 271 và 274) đến Tây Sa vào ngày 17 tháng 1. Tàu dò mìn 389 trong số đó vừa được xuất xưởng sửa chữa, chưa hề lái thử, đã phải xuất phát đến vùng chiến địa. Có thể thấy được sự thảm hại của phía quân Trung Quốc khi ấy. Hơn 1 ngày sau, phía quân Trung Quốc lại vội điều 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 281 và 282) đến tăng viện cho Tây Sa. Sau này đã thấy: Chính 2 chiếc tàu này đã bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của quân Trung Quốc trong trận Tây Sa.

    Những người am hiểu sẽ nhìn ra được những chiếc tàu này không phải được dùng cho các trận hải chiến đích thực. Chứng tỏ phía Trung Quốc khi ấy cơ bản là không muốn đánh, mà chỉ muốn chứng minh sự tồn tại vũ lực của mình ở vùng biển Tây Sa, nhìn mấy chiến tàu nhỏ bên quân Trung Quốc điều đến mà đã tạo nên dũng khí để làm nên chuyện, thì e rằng cũng đã nằm ngoài dự liệu của các nhà quyết sách quân sự khi ấy.

    Ngày 18 tháng 1, tàu Trung Quốc đến vùng biển Tây Sa, gặp phải tàu của hải quân Nam Việt ở đó, tổng cộng có 1 tàu khu trục (số ghi ở thân tàu là 04), 2 tàu hộ tống (số ghi ở thân tàu là 05 và 16) và 1 tàu tuần tra (số ghi ở thân tàu là 10). Bốn tàu của hải quân Nam Việt, với tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, hơn 50 khẩu hỏa pháo, lại được trang bị hệ thống điều khiển bắn tự động điện tử tiên tiến nhất hồi bấy giờ; còn 4 chiếc tàu bên quân ta gộp lại tổng cộng mới được hơn 1.700 tấn, 16 khẩu hỏa pháo, trọng tải tàu tối đa không bằng trọng tải con tàu nhỏ nhất của quân Nam Việt. Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận chênh nhau như vậy cũng là điều hiếm gặp trong lịch sử các trận chiến hải quân trên thế giới. Vì thế, hải quân Nam Việt phán đoán máy bay chiến đấu của Trung Quốc do hành trình xa nên không thể tới chi viện cho Tây Sa được, cảm thấy vẫn có thể đánh được biên đội hải quân nhỏ ấy của Trung Quốc. Cũng có nghĩa là vào sớm ngày hôm đó, sĩ quan chỉ huy tàu Nam Việt khi đã liên lạc được với tổng thống của họ là có thể được trao quyền khai hỏa vào tàu Trung Quốc.

    Song hải quân Trung Quốc khi ấy, mặc dù về mặt trang bị và sẵn sàng tác chiến không bằng được Việt Nam, nhưng lòng quả cảm và sĩ khí thì lại ở hàng đầu, là quân đội được trang bị bằng tư tưởng Mao Trạch Đông, đã không hề run sợ trước hải quân Nam Việt với ưu thế áp đảo. Còn hải quân Việt Nam khi gặp phải biên đội tàu Trung Quốc tiến tới bất ngờ, tuy coi thường, nhưng vì cũng không biết được nội tình bên quân Trung Quốc nên cũng không dám manh động, hai bên lại đối đầu trong đêm tối, thế là cả hai bên cùng thu quân. Ngày hôm sau, 19 tháng 1, tàu Nam Việt nhìn thấy bên quân ta không hề có tăng viện, chỉ vẻn vẹn có 4 chiếc tàu nhỏ, thế là can đảm hẳn lên. Tàu hộ tống 5 cậy mình thừa đủ trọng tải mã lực đã va vào trước đánh chặn 2 tàu dò mìn 396 và 389 của bên quân ta, tàu dò mìn 396 của ta bị hư hỏng nhẹ, dùng mấy chiếc xuồng máy đưa khoảng 1 trung đội lính đánh bộ lên 2 hòn đảo Trân Hàng, Quảng Kim, đã bị bên quân ta khống chế (2 hòn đảo này có 1 đại đội dân binh của ta đóng trên đó), đối đầu với dân binh Trung Quốc trên đảo. Tàu bên quân ta nhằm hỏa pháo vào quân Nam Việt đang đổ bộ lên đảo, hiệp trợ dân binh trên đảo, còn tàu quân sự lớn của Nam Việt do ở quá gần đảo, nên chủ pháo ** đã bị rơi vào góc chết, chẳng trợ giúp gì được. Trong tình huống có cảnh cáo cũng vô hiệu ấy, dân binh Trung Quốc đã nổ súng trước, giết chết 1 tên địch, làm bị thương 3 tên, buộc quân Nam Việt phải quay đầu rút chạy thảm hại.

    Khi thấy không dễ gì chiếm được đảo, tàu quân sự Nam Việt đã thu hồi quân đổ bộ lên đảo, lượn một vòng ra ngoài khơi (khiến cho tàu bên quân ta bị nằm vào tầm bắn của hỏa pháo ** bên họ), triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội tàu Trung Quốc không những không lui về, mà còn dốc hết mã lực cũng triển khai đội hình chiến đấu để đón đầu tàu quân sự Nam Việt (bởi nếu như bị chúng giãn cách cự ly, thì bên quân ta chỉ còn cách chịu đòn). Hai bên đối trận lúc này, pháo chĩa vào nhau, lưỡi lê đã tuốt, khoảng cách ngày một thu hẹp, căng thẳng tột độ. Cuối cùng tàu quân sự Nam Việt không nén nổi, các tàu cùng nổ súng về phía quân Trung Quốc, ngay chính trong khoảnh khắc lửa pháo lóe lên, pháo thủ bên quân ta cũng ấn nút điện, trận hải chiến Tây Sa chính thức bắt đầu!

    Chương IV: Giải mật tư liệu

    Về chuyện ai nổ súng trước, có một loạt quan điểm cho rằng, tàu quân Nam Việt lúc ấy nổ súng trước là khi lui về phía sau để giãn cách cự li, cho hỏa pháo ** ở vào vị trí lợi thế, thì tàu quân Trung Quốc đã truy kích để thu hẹp cự ly, thực ra không phải như vậy. Trước hết, nếu đúng là như vậy, thì tàu quân Nam Việt chắc chắn đã đối mặt với quân Trung Quốc bằng pháo đuôi chứ không phải bằng chủ pháo, không phải ở vị trí đắc địa; thứ hai, khi đối đầu, tàu của hai bên ở cách nhau rất gần, dùng theo cách nói của người Nam Việt là “trong tầm cự ly bắn của **”, thì tàu bên quân ta lại chạy nhanh hơn tàu quân Nam Việt (bên Trung Quốc tốc độ 25, bên Nam Việt tốc độ 20), nên chẳng cần phải đợi đến khi tàu quân Nam Việt chạy xa rồi mới đuổi theo; thứ ba, các văn bản chính thức của phía Trung Quốc cũng nói khi ấy hai bên chĩa súng vào nhau, quân Nam Việt nổ súng trước. Cho nên, tình huống khi ấy nên hiểu là khi hai bên tiếp cận chính diện với nhau, đối với quân Nam Việt, nếu quân Trung Quốc tiến gần vào nữa là sẽ bị rơi vào góc chết của chủ pháo ** hạm đội Nam Việt, sẽ bất lợi cho họ, nên họ phải nổ súng trước.

    Khẩu pháo ** số 1 của tàu quân Nam Việt là đài chỉ huy của tàu bên quân ta, do ** rất lâu, nên đạn pháo đã bắn rất chuẩn. Một loạt đạn pháo bắn ra, mấy thuyền trưởng và chính ủy bên quân ta khi ấy đã có thương vong. Nhưng tàu bên quân ta tiếp tục áp sát địch hết tốc lực, phát huy ưu thế cự ly gần của pháo bắn tốc độ **, nên đã áp chế được tàu quân Nam Việt. Còn tàu quân Nam Việt lúc này do tốc độ bắn của hỏa pháo ** chậm, tàu của bên quân ta lại nhỏ, chiều cao chỉ có 2 m, cự ly lại quá gần, rơi vào góc chết của pháo rất khó điều chỉnh, không phát huy được ưu thế hỏa lực, nên đã bị tàu Trung Quốc bắn trả điên cuồng. Để thoát khỏi thế bị động, tàu quân Nam Việt có ý đồ giãn cách cự ly, còn tàu bên quân ta thì truy đuổi đến cùng, áp sát tàu quân địch. Tập trung hỏa lực bắn vào các tàu khu trục 04, tàu hộ tống 16. Quân ta dũng mãnh tấn công tàu khu trục 4 và tàu hộ tống 16 của Nam Việt, vì những con tàu ấy lần lượt ở vào vị trí tàu chỉ huy trong các tàu quân sự Nam Việt. Còn cho đến sau trận hải chiến ấy, phía Trung Quốc đều cho rằng tàu khu trục 04 là kỳ hạm của cả hạm đội Nam Việt. Thực tế, tin của tình báo Trung Quốc rất chuẩn xác, cho đến ngày 18, tàu khu trục 04 luôn là kỳ hạm của Nam Việt, nhưng vào sớm ngày 19, do sự thay đổi về chỉ huy hạm đội Nam Việt, tàu hộ tống 05 đã biến thành kỳ hạm, đây là điều bên quân Trung Quốc không ngờ tới. Hỏa lực từ các tàu chống ngầm 271 và 274 của bên quân ta đã chuyển hướng bắn về phía chủ pháo cùng hệ thống điều khiển bắn, thông tin và chỉ huy của tàu hộ tống 04 Nam Việt.

    Mặc dù có sự cứu viện của tàu hộ tống 05, tàu này vẫn bị đánh tới mức làm gián đoạn thông tin, chỉ huy vô hiệu lực, tàu bị cháy khói um lên. Cùng lúc ấy, các tàu quân sự của Nam Việt cũng cố sức bắn trả về phía quân Trung Quốc, pháo ** bắn tàu Trung Quốc ở gần không được liền bắn tới tàu Trung Quốc ở xa, để chi viện cho đồng đội. Do tàu quân ta và quân địch đánh nhau ở cự ly gần, nên không ít ** lực của Nam Việt đã bị đánh gục trên tàu của mình, các tàu của Nam Việt đều bị xơi phải đạn pháo của người mình.

    Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt đã lao tới và nhả đạn điên cuồng vào tàu dò mìn 389 của ta, để tìm hiểu cứu vãn tàu hộ tống 16 đang bị 2 tàu dò mìn 396 và 389 của quân ta vây đánh. Tàu dò mìn 389 của ta đang chịu tấn công từ hai phía đã bị trúng đạn nhiều chỗ, 6 sĩ quan và lính tử trận, trên tàu bốc cháy, nhưng vẫn dũng cảm chiến đấu, cùng với tàu 396 quay họng pháo bắn trả xối xả về phía tàu tuần tiễu số 10 của đối phương, rồi quay đầu lao tới tàu này. Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt bị bắn trúng phải kho đạn đã phát nổ bốc cháy. Tàu dò mìn 389 của ta lúc này đạn pháo cũng đã hết sạch, nhưng vẫn dũng cảm lao lên, xông thẳng tới chỗ cách tàu số 10 mấy chục mét, hải quân Trung Quốc xách cả bệ phóng rocket, súng tiểu liên, bắn xối xả về sàn tàu số 10 (số vũ khí này vốn là vận chuyển cho dân binh của ta đóng trên đảo, nhưng do đêm 18 [tháng 1-1974] sóng quá lớn, nên không thể đưa lên đảo được). Thuyền trưởng tàu tuần tiễu số 10 của Nam Việt đã bị bắn chết trong trận chiến (4).

    Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt muốn tiến tới cứu tàu tuần tiễu số 10, nhưng đã bị tàu dò mìn 396 của ta đánh chặn. Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt đã bị trúng phải một phát đạn pháo từ tàu hộ tống số 5 của họ (may mà quả đạn pháo này không nổ, nếu không thì quân Nam Việt đã đánh đắm mất con tàu của họ trước), sau đó lại bị 2 tàu của quân ta tấn công, lúc này các hệ thống thông tin, điều khiển và cung cấp điện đều bị mất hiệu lực hoàn toàn, tàu bị nghiêng 20º (khi về đến cảng quân sự Nam Việt bị nghiêng tới 40º, chỉ còn lại phần máy chính là còn có thể vận hành), không thể tiếp tục tác chiến, thế là quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi.

    Nhìn thấy tàu số 16 rút chạy, chính ngay lúc đó, 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đã đuổi đến vùng biển chiến trận (hai con tàu này đã đến địa điểm được chỉ định sớm hơn một chút, đêm 18 gặp phải sóng lớn, đã vội chạy với tốc độ tối đa cao hơn so với thiết kế của tàu, cuối cùng được phía Trung Quốc kịp thời đưa về sinh lực quân, khiến cho cán cân chiến thắng của trận hải chiến Tây Sa cuối cùng đã nghiêng về phía Trung Quốc). Tàu tuần tiễu 04, tàu hộ tống 05 của Nam Việt không còn lòng dạ nào để chiến đấu tiếp, bỏ lại tàu số 10 đã bị đánh cho tơi tả, cũng quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi. Kể từ lúc tàu Nam Việt nổ súng cho đến khi tàu của chúng bị đánh cho tơi tả, chỉ vẻn vẹn trong vòng có mười mấy phút. Theo kiểm nghiệm của hải quân Nam Việt sau trận chiến, ngoại trừ tàu tuần tiễu số 10 bị ta đánh chìm ra, 16 chiếc tàu hộ tống đã bị trúng 820 phát đạn, 2 chiếc tàu còn lại đều bị trúng trên cả ngàn phát đạn, có thể thấy được độ ác liệt của trận chiến và sự anh dũng trong tác chiến của hải quân Trung Quốc.

    Mặc dù hạm đội của Nam Việt đã bị đánh tơi bời, tàu bên quân ta lúc này cũng ở trong tình trạng không hay: Tàu 389 cháy mãi không tắt, thân tàu bị nghiêng lệch nặng, buộc phải đưa vào bãi cạn với sự hiệp trợ của các tàu bên ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị thương tổn, đạn dược lại còn ít, nên chẳng biết làm gì với tầu tuần tiễu số 10 đã không còn đủ năng lực tự vệ của Nam Việt. Cuối cùng phải để cho 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đưa tàu tuần tiễu số 10 của bên quân địch nhấn chìm xuống biển.

    Trận hải chiến Tây Sa cùng hậu quả của nó đã khiến cho Trung Quốc và chính phủ Nam Việt cùng cảm thấy kinh hoàng và bất ngờ. Trung Quốc là bên yếu thế về hải quân đã giành được thắng lợi không hề có sự chuẩn bị ở Tây Sa đã lập tức bắt đầu tổng động viên chiến tranh, với ý đồ mở rộng chiến quả, ra tay giải quyết luôn vấn đề Tây Sa. Phía Trung Quốc khẩn cấp trưng dụng 500 lính đánh bộ và dân binh, đưa các tàu quân sự và tàu cá ra vùng chiến địa vào ngày 20, ngoài việc điều các tàu của hạm đội Nam Hải khẩn cấp ra chi viện Tây Sa, 2 tàu khu trục đạn đạo của hạm đội Đông Hải cũng từ phía nam eo biển Đài Loan tới tăng viện. Về không quân, nghe nói khi ấy đã điều máy bảy chiến đấu F-7 vừa mới được nghiên cứu chế tạo (có tính năng ngang với Mic-25), mặc dù thời gian đậu lại giữa không gian trên vùng biển Tây Sa của loại máy bay chiến đấu này chưa đầy 10 phút, nhưng sự xuất hiện của nó vẫn gây sự phấn chấn lớn lao. Ngày 20 tháng 1, bộ đội tinh nhuệ của Trung Quốc đã đến Tây Sa, dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo hạm, đã chiếm gọn cả 3 hòn đảo từng bị hải quân Nam Việt chiếm giữ từ năm 1956, bắt sống 48 tên địch, trong đó có 1 sĩ quan liên lạc Mỹ.

    Tuy Bắc Việt đang đánh nhau với Nam Việt, nhưng khi chúng ta trừng phạt Nam Việt, trong lòng Bắc Việt chưa hẳn đã hài lòng. Với trận hải chiến Tây Sa, hải quân Nam Việt vốn đã có sự chuẩn bị, với ý chí quyết giành bằng được, không ngờ lại bị ăn một đòn trời giáng, đột nhiên trở nên hoảng loạn. Khi viên chỉ huy trận hải chiến đến gặp Tổng thống Nam Việt để báo cáo, không dám nói là trận hải chiến đã bị thất bại, mà chỉ một mực trách không quân không đến chi viện. Đến chiều ngày 20 tháng 1, Nam Việt mới đưa tàu quân sự Kỳ lân chở 1 tiểu đoàn lính đánh bộ, với ý đồ tăng viện cho quân đóng ở Tây Sa (nửa đường đã quay về), ngoài ra còn cho tập kết lính hải, không quân rải khắp làm khung sườn tái chiếm, nhưng sau khi đối mặt với sự tăng viện lớn của bên quân ta, lính hải quân Tây Sa bám trận địa chờ thời từ trước, đã không hề dám manh động, cuối cùng phải rút về.

    Trong trận chiến ở Tây Sa, các tàu quân sự của phía Nam Việt đã bị đánh chìm, bị đánh trọng thương, bị thương nhẹ mỗi loại 1 chiếc, lính tử trận hơn 100 người, bị bắt sống 18 người, số bị thương không rõ. Các tàu phía Trung Quốc bị đánh trọng thương 1 chiếc, bị thương nhẹ 3 chiếc, lính tử trận 18 người, bị thương 67 người. Mặc dù phía Trung Quốc đã không lường trước được hết quyết tâm khai chiến của Nam Việt, binh lực điều động hết sức yếu ớt, nhưng sĩ quan binh lính hải quân Trung Quốc tham gia chiến trận đã chiến đấu dũng cảm, chiến thuật vận dụng cũng hết sức thành công, nên cuối cùng đã giành được thắng lợi. Khi xem xét đến sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa hai bên, sẽ thấy chiến quả như vậy là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt được quân đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm 1956, là đã đánh đuổi sạch thế lực Nam Việt. Nếu không, đợi đến hơn một năm nữa thôi, Việt Nam sau khi thống nhất sẽ tiếp quản luôn cả mấy hòn đảo ở đó, thì nỗi rầy rà của phía Trung Quốc sẽ còn lớn hơn.

    1) Số lượng tàu tham chiến

    Con số thực và loại hình tàu tham chiến của phía Trung Quốc: 2 tàu chống ngầm, 2 tàu dò mìn, 2 tàu hộ tống cao tốc; trong đó có 4 tàu khai chiến trước, 2 tàu đuổi theo sau, và chính 2 chiếc tàu đuổi theo sau này đã khiến hải quân Nam Việt cho là còn có một loạt tàu tăng viện nữa đang đuổi tới, gây khiếp đảm, làm quân Nam Việt phải bỏ chạy, ở bước ngoặt quyết định cuối cùng đã làm cho cán cân thắng lợi nghiêng về phía quân ta.

    2) Ai là người nổ phát súng đầu tiên?

    Thật tình là hiện giờ cũng không thể nói rõ được ai là người nổ phát súng đầu tiên. Theo những người tham chiến nói, khi ấy bên quân ta chắc chắn không ra lệnh nổ súng, nhưng trước khi nổ súng, bên quân Nam Việt đã bắn 1 phát đạn pháo về phía quân ta bằng pháo **, (đương nhiên là không có trong lệnh), do hỏa pháo chủ yếu của các tàu bên quân Nam Việt đều được điều khiển tự động bằng rađa, cho nên phát đạn pháo này bên quân ta phán đoán là để hiệu chỉnh hệ thống điều khiển bắn tự động, đồng thời sau khi tàu bên quân Nam Việt lui lại với ý đồ giãn cách cự ly (điều này buộc phải làm về mặt chiến thuật khi tàu lớn khai chiến với tàu nhỏ), chỉ huy bên quân ta phải ra lệnh cho 2 biên đội bám sát, đồng thời cảnh báo: Chú ý, quân địch sắp nổ súng! Vào lúc ấy, trận hải chiến đã nổ ra. Khi người bên quân ta phát hiện thấy nòng pháo bên quân địch tóe lửa một cái là liền lập tức đạp cò! Cho nên gần như cùng lúc với bên quân địch nổ súng, đạn pháo bên quân ta cũng nhả luôn! Nhưng do phía quân ta pháo nhỏ, vận tốc cao, thế nên loạt dạn pháo đầu tiên của bên quân ta đạp cò sau, nhưng lại rơi xuống đầu hải quân Nam Việt trước (quả có chút nực cười). Lúc này, chỉ huy bên quân ta quả thực không ra lệnh nổ súng, bắn trả hoàn toàn là sự phản ứng tự động của các chiến sĩ (sự phản ứng tự động này tương đối quan trọng, nếu như đợi đến khi chỉ huy ra lệnh mới bắn trả, thì rất có thể lịch sử về trận hải chiến Tây Sa sẽ phải viết lại). Viết đến đây, đã có thể rõ được ai là người nổ súng trước rồi.

    3) Trận hải chiến đã liều ném luôn cả lựu đạn?

    Không phải là bên quân ta đã có chiến pháp liều ném lựu đạn trong trận hải chiến, mà là một chiếc tàu khi ấy do bị thương, mất lái, tốc độ chạy quá nhanh, đâm thẳng vào giữa 2 chiếc tàu bên quân Nam Việt, nên đã bị tấn công bằng hỏa lực chằng chịt rồi bốc cháy, tổn hại nghiêm trọng, chiếc tàu phía sau của quân ta nhìn không rõ (khi ấy cho là khói do tự mình tuôn ra) sợ đánh bị thương nhầm tàu mình, lại không thể chi viện được, nên kết quả là chiếc tàu này lái luôn cả khói lửa đâm thẳng vào tàu số 10 của địch, thuyền trưởng hoa mắt: Lắp tên lửa chống tàu ngầm! Chuẩn bị sống chết với quân địch. Thế là tàu số 10 quay lái sạt qua tàu của ta, nguy hiểm tới cực điểm. Lúc này hỏa pháo của hai bên đều không thể dùng được, thuyền trưởng gặp nguy ứng biến: Ném lựu đạn! Khi ấy bên quân ta cơ bản chưa chuẩn bị đánh trận hải chiến, trên tàu này có mấy hòm lựu đạn chuyển cho dân binh đóng trên đảo, vào lúc này đã được điều dùng cho trận chiến. Thế là mọi người tranh nhau vớ lấy lựu đạn ném sang tàu số 10 của Nam Việt, có người còn ôm luôn cả bệ phóng tên lửa chống tăng của bộ binh bắn về phía tàu Nam Việt! Đây chính là xuất xứ của chuyện quân Trung cộng đã sử dụng lựu đạn mà Nam Việt đã thông tin cho giới truyền thông sau này, nhân lúc quân địch hoảng loạn chuyển hướng, quân ta đã ngoặt tàu chạy hết tốc độ, đẩy lui được cuộc tấn công của Nam Việt, sau đó lao tới tự cứu lại được bãi đá ngầm.

    4) Được mất về chiến thuật của trận hải chiến

    Về kết quả của trận hải chiến mọi người đều đã rõ: Bên quân Nam Việt: 1 chiếc tàu hộ tống nhỏ nhất (phiên hiệu “Sóng dữ”, 650T) bị chìm, 3 chiếc tàu khu trục còn lại bị thương (rất nhẹ). Bên quân ta: 1 chiếc tàu dò mìn gần như bị chìm (đưa lên bãi cạn thành công, tất nhiên, nếu đưa lên bãi cạn không kịp thì chắc chắn sẽ chìm), bị thương 1 chiếc, 2 chiếc còn lại cũng bị thương nhẹ, nhưng 2 chiếc thêm vào sau đó lại không hề bị sứt mẻ gì.

    a) Khi khai chiến, cả hai bên đều theo quan điểm đã đánh phải đánh cho giập đầu, tấn công vào tàu chỉ huy của đối phương, song đều phán đoán nhầm: Trong số 2 biên đội bên quân ta, 1 chiếc tàu xông lên trước nhất là tàu chỉ huy, mà bên quân địch tấn công lại là 2 chiếc tàu ở đằng sau 2 biên đội bên quân ta, phán đoán sai (nếu như quân địch khi ấy đọc được báo chí Trung Quốc thì sẽ không bị sai). Bên quân ta phán đoán quân địch sợ chết, cho nên viên chỉ huy sẽ nấp ở đằng sau, vì thế cũng tấn công 2 tàu ở đằng sau, và cũng phán đoán sai! Xác minh sau trận chiến cho thấy, tàu chỉ huy bên quân địch là tàu đầu ở biên đội số 2!

    b) Bên quân Nam Việt đã sai lầm về vận dụng chiến thuật: Hải quân Nam Việt cho rằng tàu của ta đại pháo lớn, dùng đạn xuyên thép làm thủng cho mấy lỗ là tàu nhỏ của mày chìm ngay, cho nên trong lúc bắn nhau bên quân Nam Việt đã sử dụng đạn xuyên thép (tất nhiên, không thể nói là không đúng, nhưng nếu như một tàu dùng đạn xuyên thép, một tàu dùng đạn bộc phá thì rất có thể bên quân ta sẽ phải chịu kết cục thảm hại, bởi dẫu sao thì tàu của ta cũng quá nhỏ).

    Bên quân ta cho rằng, mặc dù mày là hỏa lực tự động, nhưng có phải lúc nào cũng có người đến thao tác đâu? Tao đánh cho mày bò lê bò càng hết cả ra, thì mày có tự động hóa thì cũng chẳng có ai đến ấn nút được cả! Cho nên tình hình bên quân ta sử dụng đạn bộc phá (người viết cho rằng đây là chiến thuật khi ấy không có biện pháp để đề xuất) trong giao chiến là: Hai bên vừa bắn nhau, toàn bộ hải quân trên tàu quân sự Nam Việt đều chui hết cả xuống dưới boong tàu, còn hỏa pháo tự động hóa cũng bị mất hiệu lực khi bị quân ta tấn công trọng điểm vào hệ thống điều khiển tự động bằng rađa, người điều khiển pháo đương nhiên là không bắn được chúng ta nữa rồi. Sau khi bên quân ta bị bắn đạn xuyên thép, phần tàu chìm dưới nước bị thủng mấy lỗ lớn, mà những miếng nút chúng ta chuẩn bị sẵn thì lại không đủ, may mà có các chiến sĩ xả thân bịt lại thì mới bảo vệ được tàu. Từng có tin là có chiến sĩ đã hi sinh vì dùng thân mình bịt tàu, thế nhưng quân lính hiện giờ đã được điều đi xa rồi, lát nữa người viết kể cho mọi người nghe về trận hải chiến Xích Qua Tiêu (tức Bãi đá Gạc Ma – ND) thì sẽ biết.

    Lời cuối: Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.

    Trong trận hải chiến oai hùng thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa của quân dân Trung Quốc, hải quân Trung Quân ở vào thế yếu về trang bị, tổng cộng đã bắn chìm một tàu hộ tống, bắn bị thương ba tàu khu trục, tiêu diệt thuyền trưởng tàu “Sóng dữ” cùng hơn 100 quân dưới quyền bên quân Nam Việt; trong khi đổ bộ thu hồi ba hòn đảo Cam Tuyền, đảo San Hô và đảo Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc đã bắt sống được thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 quân dưới quyền bên quân Nam Việt, viên sĩ quan liên lạc Kirsch thuộc Lãnh sự quán Mỹ thường trú tại Đà Nẵng cũng đã thành tù nhân của quân dân Trung Quốc. Tất nhiên, trong trận chiến đấu bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải trả những cái giá nhất định. Chính ủy tàu 274 của hải quân Trung Quốc, Phùng Tùng Bá cùng 18 sĩ quan binh lính khác đã anh dũng hy sinh, 67 chiến sĩ tham chiến bị thương, tàu 389 của ta bị bắn hỏng.

    ————

    Ghi chú của BTV:

    (1) Chiếc HQ-10 mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ” (怒涛), Việt Nam gọi là Nhật Tảo, do ông Ngụy Văn Thà làm thuyền trưởng lúc đó .

    (2) Ông Nguyễn Thành Trí lúc đó giữ chức đại úy.

    (3) Có lẽ bài gốc được viết trước năm 2004.

    (4) Tức thiếu tá Ngụy Văn Thà, sau khi mất, ông được truy phong hàm Trung tá Hải quân.

    Nguồn: Canglang.com

    Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

    Bản tiếng Việt © Quốc Trung
  4. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
  5. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    686
    Nói thời đại nào rồi mà còn nghĩ đến bom nguyên tử là nói với bọn Mỹ, Nga, Tây Âu, Nhật, Hàn... chứ ở cạnh thằng Tàu thì bom nguyên tử vẫn là cách phòng thủ an toàn nhất!
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]

    Chiều 16-12, tại cầu cảng Hải đội 812, Vùng 2 Hải quân, tàu HQ 608 đã rời bến, chở đoàn công tác của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân cùng phóng viên báo, đài Trung ương và địa phương đi thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, thềm lục địa phía Nam.
    Trong chuyến đi này, đoàn công tác sẽ đến các nhà giàn DK1, các tàu trực và huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chốt giữ, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
    [​IMG]
    Kiểm tra, chăm chút cây mai trước khi chuyển xuống tàu.

    [​IMG]
    Chia tay tàu.
    Tin, ảnh: XUÂN CƯỜNG - QĐND
  7. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG] Tấm hình này do nhà báo Nguyễn Văn Minh - Báo Quân đội nhân dân chụp lại từ Phòng chính trị Lữ đoàn Phòng thủ Trường Sa Đoàn 146 Vùng 4 Hải quân.

    Bạn có thấy điều gì đặc biệt không?

    Trong ảnh, là hình ảnh những người lính trẻ đang hát văn nghệ quần chúng ở Trường Sa, “cờ, đèn, kèn, trống” kê ngay trên một trụ xi măng thấp lè tè. Đó chính là cột mốc chủ quyền của thời Trường Sa còn chưa được xây dựng, chưa được “tôn nền Tổ quốc” như bây giờ.

    Chuyện xây cột mốc chủ quyền ở Trường Sa rất nhiều điều thú vị. Nhà báo Nguyễn Văn Minh hứa hẹn sẽ có những ký sự về đề tài này trong thời gian tới....

    Đã có rất nhiều mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lính Công binh đổ xuống để có được những đảo xanh, đảo ngọc, những cột mốc chủ quyền rạng rỡ mà các bạn ra Trường Sa thường đứng bên chụp ảnh.

    Đúng như một nhà thơ ở báo Quân đội nhân dân đã viết: Tổ quốc lớn mỗi ngày trên những phong ba...
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Cánh sóng canh trời, giữ biển Trường Sa

    QĐND Online – Trên quần đảo Trường Sa-mảnh đất phên giậu của Tổ quốc, sát cánh cùng các chiến sĩ Hải quân, còn có những người lính Ra đa của Quân chủng Phòng không-Không quân, đang hiên ngang trước sóng gió, bão bùng, bảo vệ vùng trời, vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
    Triển khai chiến đấu trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng các chiến sỹ Ra đa luôn phát huy trách nhiệm, khắc phục và vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bám máy bám đài để cánh sóng vươn xa. "Mắt thần" Rađa đã góp phần cùng quân, dân Trường Sa quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không.
    Báo QĐND Online xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh bộ đội Ra đa trên quần đảo Trường Sa.
    Vũ Hoàng (thực hiện)
    [​IMG] Tham gia đón các đoàn đại biểu lên thăm đảo Trường Sa Lớn
    [​IMG] Chiến sỹ tiêu đồ Trạm ra đa 11 trong phiên trực
    [​IMG] Giao lưu cùng các bạn thanh niên lên thăm đảo
    [​IMG] Các bạn trẻ tham quan chiến sỹ thực hành gấp chăn màn
    [​IMG] Tăng gia cải thiện đời sống ở đảo Trường Sa Lớn
    [​IMG] Cánh sóng Ra đa trên đảo Trường Sa Lớn

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/71/6/369/psa/Default.aspx
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
  10. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Trường Sa Lớn, những người tôi gặp

    (HNM) - Tôi đến Trường Sa Lớn đúng những ngày biển động. Cả đơn vị đang tất bật lo chuyện chống chọi với bão số 7 đang tiến vào bờ. Gặp chỉ huy đơn vị lúc này thật không tiện, nghĩ vậy tôi xách máy ảnh lọ mọ và tình cờ đã có dịp tiếp xúc với những con người bình dị. Họ là anh lính trẻ được giao một công việc đặc biệt, không phải ai cũng làm nổi; một đại úy "bất đắc dĩ" trở thành nhà điêu khắc chuyên kẻ vẽ pa nô, áp phích. Và nữa, một cô giáo tình nguyện ra đảo phụ trách lớp chỉ có 8 em học sinh, lứa tuổi từ mẫu giáo đến lớp 5...

    [​IMG]Anh Hoàng Đình Hậu tỉ mỉ sơn tấm pa nô bằng bê tông trên đảo Trường Sa Lớn.
    Người được giao "nhiệm vụ đặc biệt"

    Chiều muộn, sóng ngoài đảo Trường Sa gầm gào, tung bọt trắng xóa. Gió giật liên hồi, cây bàng quả vuông (loại cây đặc trưng chỉ có ở Trường Sa) nghiêng ngả như muốn bật gốc. Giữa lúc ấy, tôi thấy anh lính trẻ binh nhất quần xắn móng lợn tất tả chạy khắp đơn vị. Tôi hỏi đi đâu mà vội thế, cậu ta cười nói: "Cháu đi tìm mấy con lợn chú ơi, sắp bão rồi". Mất cả tiếng đồng hồ, chờ anh binh nhất "điểm danh" đủ 75 con lợn đã yên vị trong chuồng, cậu mới thủng thẳng, e ngại khi được hỏi về bản thân. Binh nhất Cao Trọng Vị sinh năm 1991, quê Diễn Châu, Nghệ An. Nhà nghèo, bố mẹ làm nông nghiệp lại nuôi 5 miệng ăn, vì thế em làm đơn xin đi bộ đội. Thuộc diện lính nghĩa vụ, biên chế về Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, tháng 12-2010, Vị chính thức được điều động ra Trường Sa Lớn. Ngày xách ba lô lên tàu ra đảo, em vừa mừng vừa lo. Lo vì xa đất liền, mừng vì được biết thế nào là Trường Sa. Điều quan trọng nhất, chế độ phụ cấp dành cho lính đảo cao hơn trên bờ, vì thế Vị có thể dành dụm tiền gửi về giúp ba mẹ lo việc học hành của các em. Được phân về tổ chiến sỹ nuôi quân, Vị rất thạo việc chăn nuôi gia súc và được giao phụ trách mảng này. Ngày 3 lần kéo xe bò đi lấy nước gạo, cơm thừa canh cặn ở các tổ đội, em gom về cho lợn ăn. Chẳng biết cậu lính trẻ có tài huấn luyện gì mà hễ cứ nghe Vị gõ kẻng, gần trăm con lợn thả rông từ đâu đâu chạy về tập trung trước cửa chuồng. Có những chú lợn mới mang từ đất liền ra đảo, vừa say sóng, vừa không quen với khí hậu khắc nghiệt trên đảo, vậy mà qua tay Vị là đâu vào đấy. Từ chỗ đàn lợn chỉ có hai chục con, nay đã sinh sôi nảy nở, tất thảy 75 con…

    Thượng tá Phạm Văn Trung, Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn tâm sự: "Chăn nuôi đàn lợn, đàn gà nghe rất đỗi bình thường nhưng đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của bộ đội, nhất là lính hải đảo. Có chăn nuôi, trồng trọt, đời sống cán bộ chiến sỹ mới được cải thiện. Lính có no, quân có khỏe thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ".

    "Nhà điêu khắc"… bất đắc dĩ

    Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào, vào quân đội đã 27 năm, nay đại úy Hoàng Đình Hậu lại có năng khiếu đột xuất về bộ môn kẻ, vẽ. Đến Trường Sa Lớn, ai cũng hỏi những tấm pa nô, áp phích đúc bằng bê tông kia ai làm mà đẹp thế. Lính đảo hóm hỉnh trả lời: "Anh Hậu "khờ" làm đó!".

    Anh mang tiếng Hậu "khờ" ấy là bởi tình yêu với biển đảo. Đang biên chế thuộc Lữ đoàn 146 trên đất liền, anh xin ra Trường Sa. Năm nay đã sang tuổi 46 nhưng lấy vợ muộn, thành thử con gái anh giờ mới lên ba. Hôm anh Hậu nhận quyết định ra đảo, vợ anh khóc đứng khóc ngồi. Ai biết tin cũng bảo ông này khờ thật. Thấy chồng quyết tâm, vợ anh không dám cản, chỉ biết động viên chồng cố gắng giữ gìn sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ và hằng tháng nhớ gửi tiền về để "bà xã" nuôi con. Lên đảo, anh được chỉ huy đơn vị phân công làm nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật vũ khí trang bị. Thời gian rảnh rỗi, anh Hậu đi ngắm quang cảnh đảo. Thấy các tấm pa nô, áp phích làm bằng tôn mới sơn được vài ngày đã hoen gỉ vì nước biển, anh tự hỏi tại sao mình không đắp và kẻ vẽ trên bê tông. Xin ý kiến được Đảo trưởng nhất trí, anh Hậu bắt tay ngay vào công việc. Từ bé đến lớn chả bao giờ kinh qua thợ nề hay kẻ vẽ nhưng anh cứ mạnh dạn làm. Ban đầu ngượng tay, dần trở thành chuyên nghiệp, anh làm hết tấm pa nô này đến tấm áp phích khác, cái nào cũng đẹp và bền chắc. Thị trấn Trường Sa ngày càng khang trang, hùng vĩ, ấy cũng bởi những tấm áp phích do đôi bàn tay khéo léo của Hậu "khờ" tạo nên.

    Anh Hậu nói nhỏ đủ để tôi nghe thấy: "Ba tháng một lần, tui gửi toàn bộ tiền lương về cho bà xã theo đúng lời hứa nghen. Trên đảo không có tiêu gì hết trơn à".


    [​IMG]Cô giáo Bùi Thị Nhung hướng dẫn học sinh tập viết
    Lớp học có một không hai

    Nghe tiếng trẻ ê a đọc bài văng vẳng phía trụ sở UBND thị trấn Trường Sa, tôi lặng lẽ tiến về phía lớp học. Lạ kỳ chưa, lớp chỉ có 8 học sinh, ngồi 4 bàn quay về 4 hướng, hướng nào cũng có một chiếc bảng đen. Độ tuổi học sinh trong lớp cũng chẳng đồng đều, cháu lớn lên mười, cháu bé chỉ chừng ba tuổi. Đợi đến giờ ra chơi, tôi lân la hỏi chuyện, cô giáo Bùi Thị Nhung cười hiền: "Lạ không anh. Lớp học này là con em của cư dân trên đảo. Em dạy cùng lúc 8 cháu tuổi từ mẫu giáo tới lớp 5, thành thử phải có 4 dãy bàn quay lưng vào nhau và 4 chiếc bảng đen là vì thế. Vì điều kiện trên đảo còn khó khăn, các cháu ở đây chỉ học tới lớp 5 thôi. Từ lớp 6 trở đi, các cháu chuyển vào đất liền học tại các trường công lập". Chuyện với cô giáo tôi được biết, Nhung theo chồng ra đây lập nghiệp đã nhiều năm. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Nhung về nhận công tác tại Trường tiểu học Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (cũng là quê của Nhung). Hồi đó, anh Chương chồng Nhung ra đảo Trường Sa làm công nhân quốc phòng. Một chốn đôi nơi, đảo lại đang thiếu giáo viên đứng lớp nên Nhung mạnh dạn làm đơn xin hộ tống "phu quân" ra đảo lập nghiệp. Hai ngày đêm lênh đênh trên biển ra đảo, cô giáo trẻ cũng sợ sệt, lo lắng đủ điều. Trong suy nghĩ của Nhung, đảo là mô đất rộng trơ trụi, khô cằn chỉ có nắng gió và bão táp. Không ngờ, khi tàu gần cập cảng Trường Sa Lớn, Nhung quên cả say sóng, thốt lên đầy tự hào: " Biển đảo quê mình to đẹp thế này ư?".

    Chia tay tôi, cô giáo Nhung nói tự đáy lòng: "Em mãn nguyện với cuộc sống ở đây anh ạ. Giờ vợ chồng hạnh phúc, hai đứa con có nếp có tẻ, học hành chăm ngoan thì còn mong chi nữa". Vừa là cô giáo vừa là Phó Chủ tịch HĐND kiêm Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thị trấn Trường Sa, công việc bộn bề nhưng nụ cười lúc nào cũng thường trực trên khuôn mặt của "bông hoa nơi đảo xa".

    Trường Sa, đêm 18-12-2011

    Tống Ngọc Thanh

Chia sẻ trang này