1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cái tên người Việt Nam một cái.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Giao_Hoang, 04/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CrassPunkIsDead

    CrassPunkIsDead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Đọc gần hết 30 trang, em cũng muốn kể cho cácbác mấy thứ tên ở nhà em.
    Em đọc gia phả, thấy họ Trần nhà em là thuộc họ Dương ở Trung Quốc đi thuyền xuôi sông Hồng vào Việt Nam, vốn là dòng họ làm nghề đánh cá, thế nên mới là họ Dương chăng? Mà sao sang Việt Nam lại đổi sang Trần? Hay bởi ở Nam Định thấy nhiều người họ Trần thì cứ lấy đại?
    Lại nữa, thời nhà em làm vương tướng thì nhà em đặt tên Trần Quốc , . Rồi sau đó không làm vương tướng nữ thì đặt sang Trần Phúc, em thấy chữ phúc khá hay, các ông em tên Trần Phúc ... ông nào ông nấy cũng tài năng, giỏi giang
    Nhưng mà sau này đến đời con cháu không được học chữ Nho nữa thì xem kể cho các bác mấy chuyện đặt tên của bố em với bác em.
    Bố em thì thích tên Trần Đại Tài
    còn bác em thì thích tên Trần Ngọc Hoàng
    Hồi đấy em lại đẻ ra làm con gái. Thế là thôi, chả biết đặt tên gì. Bố em về nhà bật đài nghe: Nha Trang mùa thu lại về thế em thành Trần Thu Trang, thế rồi cả họ nhà em có luôn 3 chị em trùng tên Trần Thu Trang mới sợ. Kể tên là mùa thu đẹp thì cũng hay, nhưng em cũng muốn hỏi Nha Trang nó nghĩa là gì? Răng đẹp chắc?
    Nhưng rồi thì bố em vẫn máu Trần Đại Tài nên phải sinh đứa thứ hai, vẫn con gái. Thế cũng chẳng biết đặt tên gì. Cô y tá bảo hay là Nguyễn Y Vân, Vẫn Y Nguyênthế bố em bào ừ, Vân thì Vân, thế gì Vân? Thành ra con em em giờ là Trần Ngọc Vân.
    Đến bác em cầu được ước thấy thằng cu, viết ngay vào giấy hộ sinh là Trần Ngọc Hoàng bà nội em sợ quá, chạy lên chạy xuống để sửa, cho nó thành Trần Phương ĐÔng. Chết cười.
    Xong sau này bố em vẫn máu, thế là ra đời thằng Trần Đại tài thật.
    Thế rồi từ đó người quen của nhà em là cứ bắt chiếc: Nào Đức Tài, nào Đại Đức, Đại Nghĩa . Riêng em mà đẻ con trai, em thích nó phải là:
    TRẦN KÌ TÀI, nhưng em ko rõ lắm Kì hay là Kỳ.
    Con gái thì em thích tên Nhật Huyền, hoặc Trang Du
    Được crassPunkIsDead sửa chữa / chuyển vào 22:19 ngày 02/01/2008
  2. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì "Nha Trang" chả liên quan gì đến "răng" (nha) đẹp/ xấu cả, nó là "Nhà Trắng", viết kiểu không dấu đấy ợ. Nếu có ai ở Nha Trang city có kiểm chứng điều này dễ dàng, nếu không có người nào ở Nha Trang thì cũng có thể search vài Website về Du lịch hay Lịch sử Nha Trang.
    Cái từ "giấy hộ sinh" thì hình như là từ mới hoặc ít được dùng, chỉ hay nghe người ta nói "giấy chứng sinh" , "giấy khai sinh" thôi.
    P/S: biết sao nói vậy, thấy lạ thì tham gia chút cho vui thôi chứ không có ý châm chọc gì đâu ợ, xin miễn trách.
  3. dangminhtienpy

    dangminhtienpy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    0
    Chào các bro Forum Tiếng Việt.
    Tham gia diễn đàn đã lâu nhưng quả thực hôm nay em mới tìm tới các bác mà lần đầu tiên đã xin được giúp đỡ cũng mong các bác đại xá bỏ qua cho em (hi` hi`)
    Chả là thế này:
    Em mới sinh cháu trai 10h 20/12/07 nhưng có quá nhiều ý kiến về cái tên cả bên nội và bên ngoại đâm ra em lúng túng chẳng biết làm sao để dàn hoà đành phải tự nhận trách nhiệm về mình là bây giờ chưa đặt tên ( đợi đến đầy tháng cháu sẽ đặt) nhưng quả thật em vẫn chưa thể làm đưọc diều đó đến giờ phút này mong các bác hỗ trợ cho em để đó cũng là lời giải thích cho hai bên nội ngoại
    Tên em là: Đặng Minh Tiến 27/05/1979
    Nhà em là: Phạm thị Song Bình 28/08/1981
    Kính mong nhận được sự giúp đỡ!
  4. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Cậu rất am hiểu về văn hoá TQ và chữ Hán, nhưng tôi không hiểu cậu dựa vào cơ sở nào để khẳng định tên của con người thời xưa phải bắt buộc được thể hiện bằng một con chữ nào đó, khi nó chỉ dùng để gọi? Tại sao tên những người nông dân làng quê VN thời Đinh Lê Lý trở về trước lại phải đặt theo một chữ Hán nào đó, trong khi họ không cần biết tới con chữ đó? Một cái tên không thể viết ra thì không gọi được và không có ý nghĩa hay sao?
    Mấy trăm năm trước nhiều người có 2 tên, trong đó có 1 cái có thể viết ra được, 1 cái có thể không viết ra được, nhưng vẫn dùng để gọi ngon lành và gọi nhiều luôn.
  5. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0

    Bài viết của bạn chỉ có vài chữ mà có nhiều điều cần phải bàn đó! Nhưng trước tiên xin tạm dùng ...tác phẩm...của bạn để trả lời cho câu hỏi này trước đã.
    tôi không hiểu cậu dựa vào cơ sở nào để khẳng định tên của con người thời xưa phải bắt buộc được thể hiện bằng một con chữ nào đó?
    1/ Nếu bạn xem kỹ phần tô vàng thì có lẽ bạn sẽ nhìn ra được vấn đề -> Đối với cái tên viết ra được thì ta phải dùng ....cái chữ ...để viết chứ nhỉ?
    Xin bổ sung thêm là ....vào cái thời xa xưa khi chưa có chữ viết thì không kể, nhưng từ khi ta biết tới chữ viết, và biết viết ...sử....để cho con cháu học, thì đương nhiên phải dùng ...cái chữ ...để viết tên rồi, đúng không nào? Có thế thì dù sống cách nhau cả ngàn năm, nhưng bạn vẫn biết được ông vua thời Đinh có tên là Đinh Bộ Lĩnh, ông vua thời Lê tên là Lê Hoàn, ông vua thời Lý tên là Lý Công Uẩn đó chứ! Nếu bạn nói rằng không biết điều đó thì TV ...không dám bàn tiếp với bạn nữa rồi!
    2/ Bạn dựa vào đâu mà dám khẳng định ngày xưa cái tên chỉ dùng ...để gọi? Đừng vội nghĩ rằng người dân quê vì không biết chữ thì không thể có cái tên viết bằng chữ. Vì tuy họ không biết viết chữ, nhưng tên của họ vẫn được cha mẹ họ nhờ người khác viết giùm. Chưa kể dù cho cha mẹ của họ chỉ đặt tên theo kiểu ...khẩu truyền...đi nữa, thì các vị chức sắc trong làng, xã cũng phải nghe theo cái tên đó mà ghi lại thành chữ. Làm cơ sở để ghi sổ sách.
    Cuối cùng thì ....bạn dựa vào đâu mà dùng cách xưng hô với giọng điệu ....kẻ cả....để gọi TV là ....cậu như vậy? Điều này cho thấy ngay hiện tại, bạn chưa biết người và ta ai hơn ai mà đã tự ý ...nghĩ rằng người nhỏ hơn ta, vì thế mà ung dung gọi họ là ...cậu một cách vô cùng trịch thượng. Đó là phong cách của những kẻ có thái độ ...mục hạ vô nhân.
    Dù không xét tới chuyện lễ nghĩa đi nữa thì qua cách xử sự như vậy người ta đủ có thể nhận thấy được 1 điều là ....bạn không chịu mở cái đầu trước khi muốn ...há cái miệng vậy!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  6. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn nếu bạn coi việc tôi gọi bạn là cậu làm bạn phật ý. Tôi thấy việc tôi gọi bạn là cậu đúng là giọng điệu kẻ cả theo cách vô cùng trịnh thượng, đúng là thái độ của một kẻ hạ mục vô nhân. Tôi rất tiếc về điều đó, và hy vọng bạn với tinh thần bao dung rộng lượng, sẽ coi những lời xin lỗi của tôi không phải là không chịu mở cái đầu trước khi muốn ...há cái miệng vậy
    Cũng xin góp ý với bạn chuyện tôi nói mấy trăm năm nước người ta có 2 cái tên đó không liên quan đến thời Đinh Lý trở về trước, đó là chuyện cả ngàn năm trước rồi, bạn ghép vào sợ hơi có chút lệch lạc với ý của tôi. Và tôi cũng nói là có người có 2 cái tên, chứ không phải thời đó ai cũng có 2 cái tên như vậy.
    Có rất nhiều bản trường ca truyền miệng còn đến tận bây giờ, lưu giữ đựơc tên các vị anh hùng với chiến công của họ, điều đó giúp tôi khẳng định người ta hoàn toàn có thể có cái tên không cần phải viết ra, vẫn được nhớ tới như thường.
    Tôi không phản đối việc đặt tên bằng từ Hán Việt, vì từ Hán Việt có ý nghĩa sâu sắc và nhiều từ đẹp, nhưng ở nông thôn bây giờ nhiều người mang tên thuần việt như Trần thị Tốt, Nguyễn thị Lành, Lê thị Thơm... tôi thấy vẫn hay như thường.
    Quan điểm cho rằng người dân Việt nam thời Đinh Lý về trước có cái tên đặt theo chữ là tôi phản đối.
    Chúc bạn và gia đình đầu xuân năm mới hạnh phúc nhé
  7. ZEROIN

    ZEROIN Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2008
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
  8. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ ra đời trước chữ viết nhiều. Chữ viết ra đời ra sau và ghi âm lại tiếng nói thôi. Nhiều dân tộc có thể không có chữ viết riêng nhưng không vì thế mà nói người ta không có tiếng nói riêng. Tiếng của người khác mà mình không biết thì cũng có thể dùng chữ của mình (nếu có) để ghi âm lại mà chưa chắc đã biết hoặc cần biết nghĩa của nó là gì.
    Người Tàu có thể phiên âm những từ nước ngoài và ghi lại bằng chữ Hán được, người Việt cũng vậy thôi, nếu từ nước ngoài mà tiếng Việt chưa có thì cũng có thể phiên âm thành tiếng Việt. Trước đây những người học chữ Nho còn dịch lại từ mà người Tàu phiên âm thành chữ Hán ra dạng Hán-Việt / Hán Nôm nên mới có các từ như "Nã Phá Luân", "Á Căn Đình", "Hoa Thịnh Đốn",.... sau này nếu nói những từ đó với người ta thì chẳng ai biết là đang nói đến tên ai đó / địa danh nào đó trên đất nước họ cả --> phiên âm lại theo chữ quốc ngữ để phát âm cho gần giống nhất với tiếng người ta thì người ta mới hiểu ("Na-pô-lê-ông", "Ác-hen-ti-na", "Oa-sinh-tơn",....)
    Những người dân tộc thiểu số như Ê-đê, H''mông,.... người ta đâu cần biết đến tiếng Hán, chữ Hán hay thậm chí cả tiếng Kinh, chữ quốc ngữ,... nhưng ai dám nói là họ không thể đặt tên cho con cái họ và không thể gọi tên chúng?
  9. KhiDotGia

    KhiDotGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Nhầm rồi chàng trai ơi. Tên Anh là hơi bị ý nghĩa đấy. Sách Nam tử xưa có nói: Trí hơn vạn ngưòi thì gọi là Anh; trí hơn nghìn người gọi là Hùng; trí hơn trăm người gọi là Hào; trí hơn 10 người gọi là Kiệt. Thế nên ta mới hay nói Anh, Hùng, Hào, Kiệt là chỉ người có trí tuệ hơn người.
    Thế thì ai chả muốn đặt tên con là Anh.
  10. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Cái mục đích đó cũng là 01 lý do để người ta đặt tên cho con chứ có gì mà nhầm?
    Có thể đến quá nửa số người đặt tên con là "Anh" chả cần biết đến sách Nam tử/ Bắc tử,.... là gì.
    Tiếng Việt viết chữ "anh" cũng có nhiều nghĩa khác nhau. Âm "anh" mà viết bằng chữ Tàu cũng có thể viết ra những chữ khác nhau, có nghĩa khác nhau.

Chia sẻ trang này