1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ sưu tập hình ảnh về Trường Sa - Nơi Tổ Quốc nhìn từ phía biển (Phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Lasonphutu83, 21/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Thuần Việt: Trường Sa = Cát dài; Hoàng Sa = Cát Vàng. Ok?
    Em thì ủng hộ từ thuần Việt, nhưng không đến mức cực đoan mà bài từ ngữ Hán Việt.
    Bài từ Hán Việt thì thanhks, comment... thì là cái mie gì trong tiếng Việt? Thiếu từ đồng nghĩa thuần Việt éo đâu mà cứ phải dùng tràn lan? (từ thanhks thì thực ra, ở 1 vài trường hợp viết cho lẹ - thay từ cảm ơn hoặc cám ơn - chấp nhận được).
    Rồi còn hok, thjk, bjt kiểu teen mèo mửa ra sữa chua hết hạn, đọc ngứa mắt bỏ mẹ ra, sao không bài?
  2. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    209
    Thời kỳ đầu khi chúng ta mời có tàu, khắp nơi gọi là Hỏa xa. Thế rồi đổi lại thành Xe Lửa. Ban đầu nghe cũng quê quê :-??thế rồi gọi riết cũng quen. Và nếu có gọi là quần đảo Cát Vàng với quần đảo Cát Dài thì cũng chả sao, có điều nó thành tên riêng rồi này, nó thành cái mà chúng ta đang mang đi khắp thế giới để chứng minh nó là của mình này,...v.v. và nó cũng được gọi như thế từ lâu rồi. Thì chả cớ gì phải đổi lại. Tôi không cực đoan đến vậy. Tuy nhiên những từ có thể thay đổi được thì nên thay. Ví dụ Hải Đăng ----> Đèn Biển , đổi như thế không ảnh hưởng đến việc gì nghiêm trọng, lại dùng được từ Thuần Việt, và nghe cũng đẽ hiểu hơn là Hải Đăng cho các cháu mới đi học ( nếu trên lớp, một đứa chưa biết Hải Đăng là cái của nợ gì, thì vẫn phải giải thích : Hải Đăng là Đèn Biển, là một loại đèn ....) .v.v. Tóm sờ lại là cái gì dễ hiểu hơn, dùng được thì nên thay. Chứ nếu cứ để tình trạng như hiện nay, dùng tràn lan các từ ngoại, lẫn lộn cả vào Tiếng Việt một cách không khoa học, thích là dùng, thích là dùng thì việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt coi như bỏ.
    Cũng không nên lấy cách viết tin nhắn của teen ra làm thước đo hay đánh giá cách dùng đó này nọ. Vấn đề là ở các văn bản chính thống sẽ không bao giờ cách viết đó được chấp nhận. Bạn thử vào các diễn đàn nghiêm túc mà viết một đoạn như thế xem. Có bị ném đá không . Và tôi nhắc lại một luận điểm nữa : Tiếng nói và Chữ viết là hai khái niệm khác nhau. Dù nó có viết là hok bjk thì khi phát âm nó sẽ vẫn phát âm ra là : không biết!
    Stop lại vụ này đi! Bác nào có ảnh mơi Trường Sa không up lên tiếp đi.
  3. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Viết kiến nghị lên Bộ GD - ĐT.
    Tên Đảo Cát Dài với Đảo Cát Vàng, tồng chí thấy hay, tồng chí thích, là ý kiến cá nhân của tồng chí, tớ thì không! Tớ thích gọi là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa hơn.
    Tồng chí thử xem bao nhiêu người thích cách dùng tên gọi ý - trong khi box này đã dùng từ lâu với mục đích là nói tránh, không đụng chạm trực tiếp đến chủ thể 2 quần đảo so với 2 tên gọi TS và HS. Muốn biết vì sao phải tránh, phải né thì tồng chí chịu khó đọc từ đầu nhé.
    Mà này, nếu thuần Việt thì cái tên nước Việt Nam, trước kia là Đại Nam, Đại Việt thì hiểu theo nghĩa gì và từ đâu mà ra nhỉ?[:D]
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình giao lưu văn hóa lâu đời. Những cái nào tồn tại và được đại chúng chấp nhận thì nó trở thành tài sản cần được gìn giữ.

    Ngôn ngữ Việt Nam phong phú là nhờ sự đóng góp của biết bao từ gốc Hoa (cả gốc Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến...), gốc Pháp, gốc Anh (Mỹ), gốc Khmer... Nếu chỉ cực đoan dùng từ thuần Việt, phải nói chúng ta nghèo nàn văn hóa biết bao.

    Giống như vụ quân phục dã chiến, vẫn còn nhiều người thấy chướng mắt. Họ quên mất tính thực tiễn phục vụ của nó mà quên mất, giờ nó là tài sản của ta.

    Còn về chữ Hán Nôm, không rõ vì sao mà nói là nó kém nhỉ? Có ai hiểu cái hồn tinh hoa, dạy chữ cùng với dạy đạo nghĩa làm người của nó không? Phục hoạt (không phải phục hồi) Hán Nôm là bảo tồn văn hóa, để trăm năm sau không có người phán câu "thứ chữ của phong kiến" đòi đục bỏ di sản tổ tiên.

    Nhật - Hàn vẫn dạy song song cả chữ gốc Hán và Quốc ngữ của họ. Thường một sinh viên tốt nghiệp phải biết khoảng 5000 chữ gốc Hán, đủ để đọc văn bia hàng trăm năm trước. Ngẫm lại ta xem, có bao nhiêu người làm được?
  5. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    đầu tiên thực hiện ca sinh mổ trên đảo Trường Sa04/04/2011 17:43

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    lần đầu tiên thực hiện ca sinh mổ trên đảo Trường Sa04/04/2011 17:43
  6. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    209
    nguồn :
    http://vnexpress.net/Files/Customize/chu_quyen_tren_2_quan dao_hoang_sa_truong_sa.pdf

    ------------------------
    Danh từ Cochinchine (tiếng Pháp) hoặc Cochinchina (tiếng Anh) trong tài liệu phương Tây trích dẫn ở đây có 2 nghĩa tuỳ theo văn cảnh: a) nước Việt Nam thời bấy giờ, sách này dịch là nước Cochinchine; b) Xứ Đàng Trong thời bấy giờ, sách này dịch là xứ Cochinchine.

    Đưa cái này vào một là để bác nào quan tâm thì theo link đó đọc thêm. Và cũng để nói rằng ban đầu đã có tên rất Việt Nam như vậy.. Cũng đừng bạn nào quy chụp tôi đang đòi đổi tên hai quần đảo này. Nếu hứng thú bàn luận thì đề nghị đọc kỹ những bài viết của tôi ở phía trên. Đừng đọc lướt qua vài câu rồi bắt bẻ câu chữ.
  7. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Cũng thật buồn cười vì một số người kêu đau lòng rằng khi đi tham quan cùng các bạn Trung, Hàn, Nhật... mà các bạn đấy đọc được chữ trên các đền chùa của mình mà mình lại chịu chết. Âu cũng là hậu quả của lịch sử để lại thui! Thực ra ngày trước vào thời kỳ phong kiến thì để đọc được mấy văn bia ở đền chùa miếu mạo thì thử hỏi là có bao nhiêu % dân số hay chỉ là 1 bộ phận hay được gọi là "sỹ" thui! Đến thời kỳ Pháp đô hộ thì đến lượt tầng lớp này bị triệt tiêu thay bằng 1 tầng lớp "Tây học"! Chỉ đến sau cách mạng tháng 8 thành công thì việc toàn dân biết chữ mới dần trở thành hiện thực!
    Nhà e xét thấy việc đọc được mấy chuyện để đào tạo ra các thế hệ có thể đọc được văn bia là không cần thiết và rất lãng phí! Giờ nhiều nơi bên cạnh bia chữ hán đã có thêm 1 bảng dịch ra chữ việt hiện đại rùi! Thế là xong, đơn giản, rẻ tiền mà vẫn hiểu được văn bia viết gì! [r2)]
  8. yukiter1408

    yukiter1408 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    2.203
    Đã được thích:
    3
    Phát âm là Hốc Bích đó cụ ạ [:D]
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Bạn nhầm rồi! Việc học chữ tượng hình không đơn giản là học cái chữ viết, mà bao hàm cả cái đạo lý trong văn hóa chữ tượng hình. Chính cái đạo lý này là gốc rễ của đạo lý văn hóa Đông Á, hình thành cả một nền triết học tồn tại lâu dài.

    Tôi không phủ nhận chữ Quốc ngữ là cơ bản. Nhưng tại sao chúng ta có thể học thêm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga bắt buộc từ phổ thông để giao lưu quốc tế mà nội ngữ chúng ta lại không hướng để bảo tồn truyền thống. Học chữ Hán Nôn không khó về ngữ pháp, không khó về cách phát âm, chữ viết mỗi năm vài trăm chữ thông dụng thì khó đến mức không học được sao?

    Tất nhiên, tôi và bạn đều không đủ thẩm quyền. Nhưng việc nêu quan điểm thì có thể (dù có hơi lạc đề).
  10. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    209
    người yêu em là teen cụ ạ, em cũng hay phải hộ tống một lũ bạn nó đi chơi. Chưa thấy đứa nào trong lúc nói chuyện mà phát âm theo cách chúng nó viết. Thực tế là phát âm rất khó, trẹo quai hàm. Nó chỉ có lợi cho việc nt SMS, ban đầu với mục đích là viết nhanh, ít chữ mà nói được nhiều ý trong cái giới hạn 160 chữ cái của nhà mạng. Sau mới dần dần đi sâu vào quần chúng internet.

Chia sẻ trang này