1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. biagu

    biagu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra hãy để đám con ông cháu cha đi chiến đấu đầu tiên. " Chắc chúng nó chạy hoặc bán nước luôn"
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641

    Trung Quốc sẽ điều chỉnh việc tập trận phù hợp với lịch cắm giàn khoan dầu ...
    Mục tiêu là cắm của mình, cản thằng khác cắm ... chứ TQ cũng chả cần phải mở rộng quy mô, phạm vi làm gì ...

    Định đánh nhau thì có kiểu khác chứ cắm giàn khoan - 1 họat động thúc đẩy phát triển kinh tế, thì cũng phải ngó trước trông sau ...
    Chứ tưởng cắm xong là cứ thế hút chắc ...

    Nhưng điều đó thể hiện nó tìm được mỏ dầu trữ lượng khá ở đó rùi ... mà thăm dò ở tầm sâu vậy, cả Asean ko ai biết nó họat động thì phải ...
  3. yancodon1983

    yancodon1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    1
    trung quốc không ngờ rằng Việt Nam vẫn còn một con cờ bí mật mà khi tung ra có thể trung quốc sẽ phải đắng cay ngậm ngùi .FTA Asian -trung quoc


    Bô' không ký lấy gì mày được vào hehhehehhehehe:))
  4. hkva1104

    hkva1104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    87
    Em đồng ý với ý kiến của bác Javelin! Mình phải biết phân hóa địch ra mà chống, chứ chống toàn thể nhân dân Khựa thì sức ta sao đủ.
  5. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
  6. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Giá mà Việt Nam có máy quay tốt như Nhật trên thuyền thì tha hồ bằng chứng. Mấy vụ tàu Bình Minh và Viking quay mờ quá:

  7. nhs

    nhs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Tàu TQ nó có lại gần Bình Minh và Viking đâu, nó phá cách thì chỉ cần chạy cách xa vài trăm mét.
  8. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Sau hàng tuần lễ ngồi chầu hẫu trước màn hình, đọc như nuốt lấy từng lời phân tích của các bác về một trong những vụ nghi án lớn của lịch sử hàng không vũ trụ nhân loại: Người Mỹ đã đặt chân đến mặt trăng chưa? Nay có lẽ em các bác lại có dịp nghếch mỏ lên mà hóng hớt cao luận của chuyên gia về một vụ nghi án khác - đình đám không kém, mà mang tính thời sự hơn nhiều: Người Trung quốc đã đi dạo ngoài khoảng không vũ trụ chưa?

    Cách đây chừng hai tháng, Tân Hoa xã thông báo rùm beng một bước ''đại nhẩy vọt'' trong lịch sử nghành hàng không vũ trụ nước Tàu: du hành gia của họ đã bước ra đi dạo trong khoảng không vũ trụ...nhưng sau khi xem những bằng chứng họ đưa ra, một số người khác lại không nhĩ thế. Ví dụ như các phóng viên báo Epoc Times

    Shi Yu & Zhang Haishan, Phóng viên Epoch Times
    Ngày 9-12-2008

    Tưởng rằng sẽ là một chuyến du ngoạn để phô trương danh tiếng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thế nhưng nó chỉ đưa đến sự bẽ mặt.
    Một phái đoàn 40 người, bao gồm ba phi hành gia vũ trụ trong chuyến giả vờ bước ra khoảng không vũ trụ mang ý nghĩa lịch sử của Trung Quốc, đã tới Hong Kong trong một chuyến viếng thăm 4 ngày như một phần của kế hoạch ban đầu từ mùng 5 tháng 12. Do buổi truyền hình trực tiếp về chuyến bước ra khoảng không vũ trụ đã bị những mối nghi ngờ nghiêm trọng rằng nó có vẻ như là một đoạn phim video được ghi hình từ trước tại căn cứ huấn luyện, nên chuyến thăm đã phải giữ ở một cấp độ rất thấp so với những chuyến viếng thăm trước đây của các phi hành gia tàu Thần Châu 5 và 6.
    Khoảng hai tháng trước, hai vụ bê bối lớn về chuyến bước ra khoảng không lịch sử của Trung Quốc, tàu Thần Châu 7, đã bị phơi bày. Một ngày trước khi con tàu được phóng lên, Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, cái loa của Bắc Kinh đã loan tin tàu vũ trụ đang bay vào quỹ đạo lần thứ ba mươi ...
    Rồi Tân Hoa Xã sau đó đã xin lỗi do có sự nhầm lẫn. Tuy nhiên buổi truyền hình được khẳng định là phát trực tiếp [live] về chuyến bước ra khoảng không vũ trụ lịch sử của Trung Quốc thậm chí đã gây nên những trận cười vỡ bụng
    Các chuyên gia lướt mạng Internet đã phát hiện những bong bóng không khí trong cảnh "truyền hình trực tiếp" được phát đi bởi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Hiện tượng này không thể tồn tại trong những điều kiện chân không vô cùng cao ví như bên ngoài khoảng không vũ trụ.
    Giống như vụ giả tiếng hát của bé gái và màn làm giả pháo hoa tạo nên những bước chân không tưởng được trong Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mà chế độ này thực hiện , độ tin cậy của màn bước ra khỏi tàu vũ trụ này cũng rất đáng ngờ.

    Kỹ sư của NASA phát hiện thêm bằng chứng
    Tiến sĩ Qu Zheng, Kỹ sư Vật lý Cao cấp thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, đã phân tích những mâu thuẫn trong đoạn phim truyền hình trực tiếp. Những điểm nghi vấn bao gồm cả trường hợp khí quyển trái đất không được thể hiện rõ như nói ở trên. Một đám mây bất ngờ chuyển dịch trong một khuôn hình rất rõ ràng, không có tạp âm tại hiện trường như trong các cuộc trò chuyện trước đó giữa các phi hành gia trong tàu vũ trụ với nhà lãnh đạo Hồ Cẩm Đào dưới mặt đất. Đoạn video cho thấy con tàu bay ngang qua vùng biển trong khi nó được cho là phải qua vùng đất liền theo như những tính toán quỹ đạo bay.
    Kể từ khi con tàu vũ trụ Thần Châu 5 được phóng lên năm 2003, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn sắp xếp cho các phi hành gia viếng thăm Hong Kong và Macau để khoe khoang công nghệ vũ trụ của mình và khích động chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Bắc Kinh đã không còn lớn tiếng được nữa do đã có những vụ bê bối, nên đã phải hoãn chuyến du ngoạn được lên kế hoạch từ trước tới Hong Kong từ tháng 11 sang tháng 12.
    Các tin bài của Bắc Kinh về tàu Thần Châu 7 cũng đã chuyển sang giọng không quá sôi nổi như trước nữa và buổi lễ gắn huân chương chính thức đã phải kết thúc vội vàng. Chuyến kinh lý toàn quốc của phái đoàn Thần Châu 7 cũng phải giữ ở một mức độ thấp một cách không bình thường.

    Quảng bá cho thứ khoa học giả hiệu
    Ngày 14 tháng 11, một ngày sau khi chế độ này loan báo chuyến du ngoạn của phái đoàn Thần Châu 7 tới Hong Kong, nó liền bị báo hoãn. Như một màn mở đầu cho chuyến viếng thăm, ông Wang Zhonggui, phó giám đốc Cơ quan Khoa học Vũ trụ Có Người lái của Trung Quốc, và ông Yu Dengyun, phó giám đốc Viện Kỹ nghệ Vũ trụ, đã xuất hiện để bảo vệ tính xác thực của chuyến bước ra khoảng không vũ trụ trên các phương tiện truyền thông khác. Họ thậm chí đã cố bẻ công những quy luật vật lý trước mặt hành ngàn người xem bằng cách biện minh rằng có thể gây ra các bong bóng khí trong một môi trường chân không rất cao độ.
    Đây là hành động biện hộ công khai đầu tiên của chế độ này sau khi vụ bê bối bị phát hiện bất ngờ tận một tháng trước.

    Mời đọc bản gốc tiếng Trung của bài báo tại: http://epochtimes.com/gb/8/12/6/n2354146.htm.

    Chổ này tin tức chu đáo hơn, gồm cả videos:

    http://en.epochtimes.com/n2/china/sh...walk-5809.html
  9. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Biển Đông: Không thể trông chờ lòng tốt của kẻ khác

    Tác giả: GIÁP VĂN DƯƠNG
    Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước
    Recomend
    +15
    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Biển Đông: Không thể trông chờ lòng tốt của kẻ khác
    Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa?
    Sức hậu thuẫn của toàn dân tộc
    Tiêu dùng và đầu tư


    Lịch sử đã cho thấy, trông chờ vào lòng tốt của kẻ mạnh là một sai lầm. Với chủ quyền quốc gia thì đó là sai lầm lớn nhất và không được phép mắc phải. Vì thế, không còn cách nào khác là phải tự mình cứu mình trước. - TS Giáp Văn Dương đặt vấn đề.

    ASEAN xé lẻ

    Trong lúc căng thẳng ở Biển Đông ngày càng gia tăng thì nội bộ ASEAN - diễn đàn chính được kỳ vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình - lại đối mặt với nhiều vấn đề nóng có khả năng gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong khu vực.

    Ngày 9/6/2011 vừa qua, sự kiện tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi 2 tàu ngư chính xông vào cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam cùng với sự kiện ngày 26/5/2011 khi 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam 120 hải lý để uy hiếp và cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã làm nổi lên những đợt sóng mới, tiếp nối những căng thẳng đã có về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Trong khoảng thời gian đó, Thái Lan và Campuchia lại đang bận bịu với việc đưa nhau ra Tòa quốc tế vì tranh chấp đền Preah Vihear ở gần biên giới của hai nước, sau một thời gian đối đầu bạo lực.

    Chỉ trước đó không lâu, Lào với dự định xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mekong dưới sự đầu tư của Thái Lan, có nguy cơ tổn hại lớn đến nguồn nước và môi trường sinh thái của Campuchia và Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, đã gây lo ngại sâu sắc của nhiều giới nhiều ngành, không chỉ ở những nước trực tiếp bị ảnh hưởng, mà còn cả trong một số tổ chức môi trường quốc tế.

    Tàu Viking 02 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp trong vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Ảnh PVN
    Với thực tế đó, ASEAN đang bị xé lẻ trước nhiều vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển, ổn định và an ninh của khu vực, đặc biệt với vấn đề tranh chấp Biển Đông, được dự báo sẽ ngày càng phức tạp và có nguy cơ trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới.

    Tranh chấp Biển Đông diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì thế, ASEAN nghiễm nhiên được coi là diễn đàn khu vực để thương lượng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tuy nhiên, Myanmar - một thành viên của ASEAN -lại bày tỏ quan điểm đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp. Một số nước khác chỉ kêu gọi chung chung, không bày tỏ chính kiến rõ ràng vì không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông.

    Sự đoàn kết nội bộ của ASEAN đang bị thử thách nghiêm trọng. Trên thực tế, thỏa thuận về quy tắc ứng xử của ASEAN và Trung Quốc (DOC 2002) hầu như vẫn chỉ nằm trên giấy, ít có giá trị ràng buộc.

    Trong khi đó, Trung Quốc với tiềm lực vượt trội về kinh tế và quân sự lại gia tăng áp lực tranh chấp toàn diện và đưa các tàu "ngư chính, hải giám" đi quấy phá vùng biển các nước ASEAN; liên tục dùng ngoại giao chi phiếu và viện trợ quân sự đối với các nước không có tranh chấp trực tiếp để kiểm soát và gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN.

    Tự mình cứu mình

    Vậy phải làm gì trong bối cảnh này? Trông chờ vào lòng tốt của Trung Quốc - nguyên nhân chính của căng thẳng bằng việc đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của mình - hay tự mình cứu mình trước khi quá muộn?

    Lịch sử đã cho thấy, trông chờ vào lòng tốt của kẻ mạnh là một sai lầm. Với chủ quyền quốc gia thì đó là sai lầm lớn nhất và không được phép mắc phải. Vì thế, không còn cách nào khác là phải tự mình cứu mình trước.

    Vậy cứu mình bằng cách nào? Không còn cách nào khác là làm cho mình mạnh lên và lôi kéo bạn bè, đồng minh, những người có cùng lợi ích và mối quan tâm đứng về phía mình.

    Nhưng làm mình mạnh lên bằng cách nào? Không còn cách nào khác là đoàn kết lòng dân, làm cho dân tin. Muốn thế, lãnh đạo phải gương mẫu, bản lĩnh, có tâm có tài, và quan trọng, phải vì dân trước hết, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Vì nhân dân, thời nào cũng thế, đều nhìn vào lãnh đạo để hành xử.

    Nhân dân phải được tôn trọng và bảo vệ, phải được lắng nghe, phải được thông tin về mọi diễn biến lớn của đất nước. Được như thế, dân sẽ không ngại hy sinh để bảo vệ đất nước.

    Trong cuộc chiến pháp lý, những nghiên cứu về Biển Đông, được công bố trên các tạp chí và sách báo quốc tế, sẽ có sức nặng quyết định. Vì thế, chính phủ cần công khai khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, các viện nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, tăng cường đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu về Biển Đông trong nhiều lĩnh vực khác nhau để từ đó xây dựng cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

    Còn lôi kéo bạn bè, đồng minh? Với ASEAN, do có khác biệt nhiều về Tôn giáo, Văn hóa và Thể chế chính trị, nên những mối quan tâm chung không hẳn đã đồng qui. Việt Nam không thể chấm dứt tranh chấp đền Preah Vihear nếu Thái Land và Campuchia không muốn, cũng không thể quyết định thay cho Lào trong việc dừng xây dựng thủy điện Xayaburi. Vì thế, sợi dây khả dĩ nhất để liên kết các nước ASEAN là triển vọng xây dựng một khu vực an ninh, thịnh vượng và chia sẻ những lợi ích chung thông qua hợp tác, tuy còn ở dạng tiềm năng nhưng có thể trở thành hiện thực nếu biết khai thác.

    Với Biển Đông, lợi ích chung đó chính là sự bình yên, tự do hàng hải và sự đảm bảo các lợi ích hợp pháp của quốc gia theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Trong số năm nước có tranh chấp với Trung Quốc thì có đến bốn nước ASEAN, đó là: Việt Nam,Phillipines, Malaysia và Indonesia và cũng không loại trừ Brunei, khi nói đến đường lưỡi bò.

    Với ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thể hiện qua "đường lưỡi bò" trong bản đồ họ trình lên Liên hiệp quốc ngày 7/5/2009, thì lợi ích hợp pháp của cả năm nước ASEAN đều bị Trung Quốc đe dọa. Đó chính là một trong những đầu mối quan trọng để liên kết các nước ASEAN trong công cuộc đoàn kết chống lại ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

    Ngoài ASEAN, một số nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... cũng có quyền lợi trực tiếp thông qua tự do hàng hải ở Biển Đông, nên việc xiển dương và chia sẻ những lợi ích về tự do hàng hải này cũng sẽ là một động lực để họ đứng về ASEAN trước tham vọng của Trung Quốc.

    Việc xiển dương những lợi ích chung này, không nên chỉ nằm trong chương trình hoạt động của chính phủ, mà cần thiết phải được triển khai rộng mở đến các tầng lớp nhân dân, thông qua các chương trình ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa, trao đổi khoa học, giáo dục, thể thao... Vì suy cho cùng, chính sách và hoạt động của các chính phủ, đều do lòng dân qui định, và chịu điều chỉnh liên tục khi nhận thức của nhân dân thay đổi.

    Việt Nam, với tư cách là một trong những nước chịu tác động nhiều nhất của tranh chấp Biển Đông cũng như việc khai thác dòng sông Mekong, cần phải là người chủ động hơn nữa trong việc đoàn kết các nước ASEAN, trước hết vì lợi ích trực tiếp của chính mình, sau nữa vì hòa bình và ổn định chung cho toàn khu vực.

    Ngoài ra Việt Nam cần chính xác và minh bạch các thông tin công bố, chẳng hạn trong sự kiện 26/5/2011: Ban đầu thông tin nói rằng đây không phải là lần đầu Trung Quốc quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí. Nhưng sau đó, lại có thông tin rằng đây là lần đầu. Điều đó khiến cho giới quan sát bị lẫn lộn, và một số người đã suy diễn rằng tại sao lần này Việt Nam lại quyết định đưa chuyện này ra công khai, còn những lần trước thì không. Vì vậy, một chính sách thông tin minh bạch và nhất quán là điều tối cần thiết đối trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

    Không có sự thông cảm và hiểu biết chung nào tự nhiên đến. Cũng không có thành quả nào tự trên trời rơi xuống. Tất cả đều là kết quả của một quá trình nỗ lực bền bỉ lâu dài. Nên việc Việt Nam cần chủ động có một chiến lược ngoại giao nhân dân, song song cùng việc tăng cường ngoại giao chính phủ,  trước một thực tế ASEAN đang bị chia rẽ, là điều vô cùng cần thiết.

    Nói cách khác, chính phủ và mỗi người dân Việt Nam cần phải là người chủ động trong việc đoàn kết ASEAN để bảo vệ lợi ích của chính mình cũng như hòa bình và an ninh chung trong khu vực.

    ---

    Tác giả cảm ơn Lê Vĩnh Trương, Phạm Thu Xuân, Dự Văn Toán và Nguyễn Đức Hùng đã đọc và góp ý cho bản thảo.
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Cuộc bắn đạn thật vừa rồi cách HS 135 hải lý:-w, chưa xem được clip bắn ban đêm, chắc đẹp lắm:-w

Chia sẻ trang này