1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Tàu Hải quân Việt Nam tuần tra liên hợp và thăm Trung Quốc
    http://dantri.com.vn/c728/s728-490957/tau-hai-quan-viet-nam-tuan-tra-lien-hop-va-tham-trung-quoc.htm

    Theo báo Quân đội Nhân dân: Chiều 18/6, hai tàu HQ375 và HQ376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân) đã rời bến đến địa điểm tập kết để cùng với tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
    Hai tàu nói trên được Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ đại diện Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp tháng 10/2005.
  2. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    Chán thật. Lần sau bạn nên đọc hết các topic trước khi pót tin nhé. Cảm giác đang mong một tin gì đó mới mẻ thì lại vớ phải một miếng đã nhai đi nhai lại thì chán lắm.
  3. l0uIsAndy

    l0uIsAndy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    tình hình là ở chỗ cháu hiên nay là những ngư dân được tuyên truyền làm dự án đánh cá ở trường sa các bác àh,mà điều đặc biệt là được nhà nước cấp tiền dầu,đá,tiền lương công nhân,ai ở cửa lò chắc sẽ biết rõ hơn về việc này,mong các bác ai biết rõ nội tình thế nào thì cho cháu biêt với ạ
  4. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
  5. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Cụ có vẻ thạo tin nhỉ !!!
    News đó mà cũ rùi hả cụ...???^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. chelsea0351

    chelsea0351 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Không biết tình hình này rồi sẽ ra sao nữa.Theo Khựa thì nó cũng ức hiếp đến chết,theo MẼO thì khi lợi ích của nó thay đổi thì nó cũng bỏ rơi mình thôi,mà tự lực tự cường thì cứ loay hoay mãi thế này nghĩ mà càng thấy lo.hix
  7. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Sau 2 vụ cắt cáp thì VN đều đòi bồi thường thiệt hại, không biết thực tế có được bồi thường gì chưa nhỉ?
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    vài chăm nghìn đô la tiền cáp cũng không có nghĩa gì so với vài nghìn tỷ đô la trong lòng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Quan trọng là chúng nó bồi thường để khẳng định sự vi phạm chủ quyền mà thôi.
    bọn khựa này nghìn năm nay luôn là quả bom nổ chậm[:D]. nếu không tháo ngòi mềnh còn phải lo dài dài:-w
    Còn có chơi với Mỹ hay không? Để các bác trên tính[r2)].
    Cái gì đến sẽ đến. Chúng ta tin ở Chúa, đó là câu nói in trên đồng đô la Mỹ (In God we trust)[r23)]


    105 tỷ thùng, mỗi thùng 100dla->có 10.500 tỷ dla ~ GDP Mỹ:))
    Mỗi ngày lấy 3 triệu thùng-> có 300rtiệu dla, tha hồ mua võ khí[r2)]
  9. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Chúng nó đòi bồi thường ngược lại, bồi thường xăng dầu trả lưởng cho chúng nó ra phá.

    Chuyến tuần tra và thăm khựa này tàu HQ Vịt đừng để cho chúng cài thiết bị theo dõi. Nếu không khi có biến cố, chúng xử đẹp ngay hai chú này.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Có 1 bài mới đăng báo HongKong, xin post lên để mọi người cùng tham khảo nhé.

    +++++++++++++++++++++

    Tuyên bố lập trường
    South China Morning Post
    18-6-11
    Jonathan London đánh giá hậu quả của việc bác bỏ mạnh mẽ của Việt Nam về tuyên bố lãnh thổ một cách hung hăng của Trung Quốc, và cảnh báo rằng sự tranh cãi dữ dội có thể làm khích động tính dân tộc và dẫn đến xung đột.

    Các diễn biến gần đây ở Tây Thái Bình Dương rung một hồi chuông báo động đến các thủ đô xung quanh khu vực và xa hơn nữa. Sau khi bị bắt nạt quá nhiều lần, Việt Nam đang đương đầu với sự quá đáng của Bắc Kinh. Vấn đề là Bắc Kinh nỗ lực thực thi tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp của mình. Các nỗ lực này hiện đã đạt đến sự trơ tráo. Và hậu quả của chúng là không hết sức chắc chắn.
    Gốc rễ của vấn đề là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 90 phần trăm của Biển Đông, một địa danh của lịch sử đế quốc châu Âu và Trung Quốc. Bắc Kinh khẳng định rằng thế giới phải chấp nhận hầu như toàn bộ khu vực này là lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam, tiếp tục yêu cầu phải chấp nhận hải phận Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế công nhận. Những yêu sách này thực sự khó giải quyết.
    Cơn bão hiện đã được tích tụ một thời gian. Năm 1974, Bắc Kinh chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa trong một cuộc giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu với lực lượng của Việt Nam Cộng hoà. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu đánh cá-quân sự hải giám sát ngày càng lớn và xông xáo trong một nỗ lực thực thi tuyên bố của mình thông qua một chiến dịch phối hợp cưỡng chế và đe dọa.
    Chiến dịch này được đặc trưng bởi việc bắt giữ và cướp đoạt định kỳ tàu thuyền của người Việt Nam, đánh đập thân thể và giam giữ bất hợp pháp rất nhiều thủy thủ Việt Nam, mà Trung Quốc bắt giữ để đòi tiền chuộc. Trong quá khứ, Hà Nội đã đánh giá thấp các sự cố này.
    Phải chăng sự việc đã thay đổi? Trong một số khía cạnh thì không. Việt Nam nhỏ so với Trung Quốc và mối quan hệ giữa hai nước sẽ luôn luôn bất đối xứng. Mặc dù Trung Quốc đã từng chiếm đóng khu vực hiện nay là miền Bắc Việt Nam trong hàng ngàn năm, Việt Nam đã luôn luôn kháng cự quyền lực của Trung Quốc.
    Thật vậy, các sai lầm, sai phạm, và tội ác của Pháp và Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thế kỷ 20 là đặc biệt trầm trọng so với câu chuyện dài hơn nhiều của cuộc kháng cự chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
    Nhưng thế giới hiện nay đã trở nên nhỏ hơn. Có các nguồn tài nguyên trong vùng biển tranh chấp mà các chính phủ cả hai nước thèm muốn. Các vùng biển tranh chấp là một tuyến hàng hải chiến lược quan trọng. Và bây giờ Bắc Kinh đang thách thức Hà Nội về quyền sở hữu khu đặc quyền kinh tế.
    Thoạt nhìn, có thể thấy Việt Nam ít có cơ hội ngăn cản các dự định của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng cần nhớ lại Việt Nam đã đóng vai trò người lép vế trước đây. Và Hà Nội có ít nhất ba lợi thế.
    Trước tiên, có luật pháp quốc tế có vẻ ủng hộ Việt Nam. Không nghi ngờ gì, Trung Quốc và Việt Nam đã có một số hoạt động trong các vùng biển tranh chấp trong nhiều thế kỷ. Nhưng một phần lớn các tuyên bố của Trung Quốc không dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, và một cách tương ứng thì các hành động Bắc Kinh đã thực hiện để thực thi tuyên bố bất hợp pháp của họ cũng là bất hợp pháp. Việc có thể thực thi được luật pháp quốc tế vẫn là một câu hỏi mở.
    Thứ hai, Việt Nam có dư luận quốc tế về phía mình. Điều này có thể hoặc không là vấn đề. Thời gian sẽ trả lời. Điều rõ ràng là Hà Nội đã thay đổi chiến thuật của mình với những kết quả đáng khích lệ.
    Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam dè dặt nói về các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh trong quá khứ đã nhường chỗ cho một phản ứng mạnh mẽ, đúng mức và thích hợp hơn. Mặc dù nguy hiểm, các nỗ lực gần đây của Việt Nam để quốc tế hóa cuộc xung đột đã có hiệu quả thực sự. Hoa Kỳ đã trở thành một bên liên quan trong cuộc xung đột, đủ để Bắc Kinh thất vọng.
    Thứ ba, Việt Nam đang tiến hành chiến lược ngoại giao có thể chống lại sự đe dọa của Trung Quốc. Đặc biệt là nó bao gồm, quan hệ ấm lên của Hà Nội với Hoa Kỳ và sự khôi phục quan hệ quân sự với Nga. ASEAN có thể là quá phân tán để có thể hỗ trợ do những quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mặc dù Philippines cũng đã phản đối kịch liệt các hành động của Bắc Kinh. Vậy ý nghĩa thật sự của các mối quan hệ này là gì?
    Từ lịch sử, người Việt Nam biết rằng không nên tin tưởng vào sức mạnh từ nước ngoài. Nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với một trường hợp bất thường để xây dựng một liên minh quốc tế hỗ trợ có hiệu quả cho việc bảo vệ tuyên bố chủ quyền hợp pháp của mình. Về bản chất, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
    Tất cả điều này dường như Bắc Kinh không có với sự tự thêu dệt sai lầm về Việt Nam và thế giới. Lấy ý kiến gần đây của nhà lục địa học Singapore Wang Hanling, một chuyên gia về các vấn đề đại dương, đã nói rằng: “Nếu người anh lớn bắt nạt người em trai thì không tốt và không nên xảy ra, [nhưng] nếu người em trai thách thức hay bắt nạt người anh lớn thì chỉ là sự lố bịch.” Lời châm biếm là đầy màu sắc khi mới suy nghĩ thoáng qua. Ðọc kỹ hơn, nó phản ánh một thái độ gia trưởng của quyền lực Trung Quốc mà Việt Nam từ lâu đã kháng cự.
    Vậy, việc gì sẽ tiếp theo? Tình hình đáng lo ngại thực sự. Chúng ta có thể mong đợi tuyên bố từ Bắc Kinh về “tội lỗi của Việt Nam” và không nghi ngờ về cảnh báo đáng ngại về hậu quả mà Hà Nội không thể xem nhẹ. Cũng không phải là không chắc rằng Bắc Kinh sẽ gây sự cố hơn nữa và có thể làm chìm tàu. Người Việt Nam cũng có thể đáp trả lại kiểu này.
    Điều này sẽ dẫn đến một loạt các cuộc *b.iểu t.ình trên đường phố ở cả hai nước và nhu cầu trả thù bằng bạo lực. Mỹ, Nga hay Hiệp hội các nước Đông Nam Á có thể đáp ứng như thế nào là khó thể biết. Rất khó để dự đoán bất kỳ sự giảm leo thang tại thời điểm này. Rõ ràng là Việt Nam không sợ Trung Quốc và sẽ hành động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng Bắc Kinh sẽ làm gì? Cần phải tìm ra giải pháp sáng tạo đa phương, nhưng Bắc Kinh phản đối bất kỳ biện pháp nào làm suy yếu tham vọng hoặc thách thức tuyên bố của mình. Tuyên bố gần đây nhất của Bắc Kinh là sẽ “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực” nên được xem là đáng nghi ngờ, vì nó mâu thuẫn với các hành động và che dấu vấn đề cơ bản là tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quá giới hạn và không có cơ sở của Bắc Kinh.
    Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại các chính sách của mình, các chính sách dựa trên sự kiêu ngạo, hiếu chiến và bất hợp pháp. Than ôi, điều này dường như khó xảy ra. Vì vậy, câu hỏi sẽ là làm thế nào để có thể tránh được một cuộc xung đột và bạo lực. Có câu trả lời nào chăng?

    Jonathan D. London là một giáo sư xã hội học tại Đại học Hồng Kông

Chia sẻ trang này