1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Hơ hơ... Người TQ lại có cái phong cách rất giống VN là : chuộng màu mè, ưa hình thức, khoái thành tích... Điều đó dẫn đến sự tự tin thái quá, và chính sự thái quá đó đã dẫn đến sự suy đoán về thời điểm chín của chính sách "quyền lực mềm", kết quả là họ đã ra tay hơi sớm, điều này sẽ gây những khó khăn cho chính họ...
    Như em đã nói về việc học cách gây ảnh hưởng của Anh, Mỹ...
    Người Anh đã là một thế lực trong cả thế kỷ từ 14-16 nhưng đến cuối thế kỷ 17 trở đi họ mới bắt đầu thể hiện sức mạnh
    Người Mỹ thì từ cuối TK 19 đã là một thế lực rất mạnh rồi, nhưng đến cuối WW1 họ vẫn chưa nho nhe gì, chỉ sau WW2, khi họ thực sự đủ mạnh, và các đối thủ, đồng minh của họ đã kiệt quệ sau chiến tranh họ mới vươn lên làm bá chủ...
    Với TQ, về kinh tế mới thực sự phát triển từ 1979... Về chính trị, vai trò quốc tế được công nhận thực sự chỉ từ những năm giữa của thập kỷ 90, tuy nhiên vẫn còn đó những ngờ vực, nghi kỵ... TQ mới chỉ thực sự là một thế lực, được coi là đối trọng tương lai của Mỹ từ đầu những năm 2000, uy tín của TQ đạt mức cao vào năm 2008... Nhưng sự vội vàng của TQ sẽ phá hỏng tham vọng của chính họ!
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Báo Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa Việt Nam

    Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng xã luận mang tiêu đề 'Cứng rắn với Trung Quốc không mang lại lợi ích gì cho Việt Nam', chứa đầy những lời lẽ xuyên tạc sự thật và hăm dọa. Bài báo đó được đăng sau khi tàu Trung Quốc vô cớ xông vào cắt, phá cáp của tàu thăm dò Việt Nam.

    Trước những tuyên bố ngang ngược của báo chí Trung Quốc thời gian gần đây, hôm qua Đại Đoàn Kết - tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đăng bài xã luận với tiêu đề "Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam".

    Nội dung bài xã luận như sau:

    Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành "láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

    Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.


    Hai trong số ba tàu hải giám Trung Quốc đã lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5. Trong ảnh nhỏ là đoạn cắt thăm dò bị cắt đứt.
    Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc "lớn tiếng” nhất. Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

    Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới - đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông - hiểu đúng sự việc, cần nói lại đôi điều.

    Bài xã luận nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là "đe dọa” hay "dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ.

    Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.


    Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý.
    Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, xin nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt).

    Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

    Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11/6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là "người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

    Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương "tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa "trỗi dậy hòa bình”.

    Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế..., phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước... Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại.

    Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu "trùm chăn mà đánh” được!

    Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)?

    Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

    Bài xã luận đánh giá rằng, "Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ "Hà Nội” bằng chữ "Bắc Kinh” là đủ!

    Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

    Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
  3. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Nhà em xin được góp vài thiển ý:

    1/ TQ là một đất nước rộng lớn với nhiều khu tự trị. Với thực trạng kinh tế phát triển gây ra nhiều vấn đề hiện nay, nền kinh tế chính trị xã hội của TQ có nguy cơ sụp đổ, buộc giới lãnh đạo phải quyết liệt đổi mới.
    Để giải quyết vấn đề này, giới chính trị buộc phải chuyển các mâu thuẫn xã hội ra ngoài.

    Hiện tại, với mục tiêu là đảm bảo nguồn tài nguyên để phát triện,đặc biệt là nguồn "vàng đen" trên Biển Đông, và với chính sách chiến lược phù hợp với "tư tưởng Bình Thiên Hạ" của giới quân đội, giới lãnh đạo TQ đã chuyển nguồn chú ý của dư luận, của các học giả TQ vào Biển Đông với "cốt truyện" TQ đang bị các nước nhỏ "bắt nạt" (???), rằng TQ là "người bị hại".

    Quyết liệt giải quyết các mâu thuẫn xã hội và giải quyết tình hình chính trị tại các khu vực tự trị, TQ đã mạnh tay sử dụng quân đội như là một công cụ hiệu quả.
    Đối với sự ủng hộ ngầm của Ấn Độ với vài khu tự trị của mình, TQ đã tính toán cho một cuộc tấn công quân sự chớp nhoáng vào AĐ bằng cách xây dựng các tuyến đường vận tải, tập luyện binh lính trong điều kiện khắc nghiệt của vùng núi cao, chuyển quân nhanh chóng, mở rộng và xây dựng mới nhiều sân bay ...

    Kết thân với Pakistan, Sri Lanka, Myanmar để hình thành gọng kềm trên Ấn Độ Dương và phù hợp với "chiến lược chuỗi đảo ngọc" của mình , TQ khôgn ngần ngại "vung tiền", viện trợ vốn, chuyển giao công nghệ quân sự (Pakistan)....

    Đối với vấn đề Biển Đông, một mặt vu cáo các nước nhỏ hơn cố tình khiêu khích, mặt khác tăng cường các tàu mang mác dân sự, cố tình gây hấn để buộc hải quân các nước khác nổ súng trước, ngụy tạo chứng chứ mà dễ dàng độc chiếm biển Đông.

    Với một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, là trung tâm sản xuất của TG, TQ vẫn còn dư sức mạnh để "muốn làm gì thì làm" trong khu vực.

    Với vị thế và tiềm lực hiện tại, TQ đã và đang thực hiện đúng các ý đồ của mình. Như vậy TQ không hề nói suông.

    2/ Tử tưởng Bình Thiên Hạ của giới quân sự TQ có từ lâu đời, với tiềm lực kinh tế quân sự hiện tại, họ đủ sức thực hiện tư tưởng đó trong khu vực.

    Liệu TQ có phải là kẻ gầm thét "thùng rỗng kêu to" không? Câu trả lời này rất khó nói vì:

    a/ Mọi người ai cũng biết hàng TQ chất lượng thế nào nhưng hàng quân sự thì chưa có đánh giá cụ thể trong thời điểm HIỆN TẠI.
    Ví dụ đơn giản:

    Cuộc đối đầu giữa TQ và VN sẽ là cuộc đối đầu được giới chuyên môn chờ đợi. Ở cuộc đối đầu đó, cả TQ lẫn VN đều sử dụng vũ khí và công nghệ từ Nga. Tiểu biểu sẽ là cuộc chiến trên không.

    Máy bay chiến đấu Su 30 sẽ là loại máy bay được sử dụng trong cuộc đối đầu này. Vậy thì giữ Su 30 TQ và Su 30 VN có gì khác biệt? Khác biệt ở chỗ...nước sản xuất: Nga.

    Trong các phiên bản xuất khẩu của Su 30 từ Nga, có một chi tiết đáng thú vị là các loại Su xuất khẩu sẽ không thể lock mục tiêu là chính các Su của Nga. (đây là một chi tiết cực kỳ thú vị)
    Vậy Su VN và Su TQ thế nào? Câu trả lời sẽ có.

    b/ TQ nhái vũ khí Nga và cạnh tranh về xuất khẩu vũ khí, Nga đã phảỉ làm gì để ngăn chặn? Nga cần một cuộc đối đầu trực diện giữa vũ khí Nga xuất khẩu và vũ khí nhái của TQ. Điều này khi có cuộc đụng độ xảy ra giữ TQ và VN, vũ khí của VN phải tỏ ưu thế vượt trội rõ ràng. Chìa khóa cho mục (a) các bạn phải tự tìm hiểu.

    c/ VN đối với TQ là "một kẻ cứng đầu khó bảo". Dọa nạt đối với VN sẽ không có tác dụng, vì thế, TQ phải "gầm thét" và "không chỉ là gầm thét" trong tương lai gần.

    Với một hạm đội hải quân hùng mạnh về số cũng như về "chất" (???) mà TQ tuyên bố, TQ sẽ không e ngại sử dụng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn xã hội của chính mình và thực hiện chiến lược các chuỗi đảo.

    VN sẽ là đối tượng đầu tiên để TQ dằn mặt các quốc gia khác và VN cũng sẽ là quốc gia đầu tiên có thể ngăn chăn TQ thực hiện tham vọng của mình.
    TQ dù yếu đi hoặc mạnh lên, kẻ đầu tiênmà TQ muốn đánh thị uy cũng chỉ là VN. Và vì thế, VN phải có những chiến lược cụ thể và kiên quyết trong việc "Liệu TQ gầm thét và chỉ có gầm thét thôi?"



    Đôi lời về ý kiến chủ quan của tớ, các bác ném đá cũng nhẹ tay giùm. :-ss

    P/S: bác TB, thấy bác uất ức Vinashin quá nên nhà em cũng góp đôi lời. Vinashin lâm nợ là do đầu tư dàn trải quá nhiều, không thu lợi trogn vòng 15 năm. Còn vấn đề kỹ thuật hay gì, Vinashin vẫn là một đàu tàu của đất nước. Tham nhũng thì cũng chỉ một ít trong tổng số tiền thệit hại thôi. Bác phải hiểu là VNS có đội ngũ kỹ sư, công nhân tay nghề cao, hòan toàn đảm đương được việc đóng tàu thuyền theo công nghệ hiện đại.
  4. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Philippines yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật biển quốc tế

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Ảnh: AP.
    Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua kêu gọi Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế trong việc giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông.

    Ông Aquino cho rằng vấn đề chủ quyền ở Biển Đông nên được giải quyết đa phương trên cơ sở của những hiệp ước quốc tế như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

    "Chúng tôi trông đợi Trung Quốc tôn trọng điều đó", AFP dẫn lời ông Aquino phát biểu.

    Tổng thống Philippines cũng cho rằng giải quyết về tranh chấp trên Biển Đông theo UNCLOS là có lợi cho các bên ở Đông Nam Á, Mỹ, Liên Hợp Quốc và tất cả các nước sử dụng tuyến đường biển ở khu vực này. Theo công ước này, mỗi nước có đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý từ đất liền.

    Philippines gần đây tỏ ra cứng rắn trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông dù thiếu nguồn lực quân sự, AFP nhận định. Hồi đầu tháng, hải quân Philippines điều soái hạm của họ - một tàu chiến già nua từ hồi Thế chiến II - tuần tra vùng Biển Đông sau khi Trung Quốc điều một tàu hải tuần lớn qua vùng này.

    Phát biểu của Aquino đưa ra sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng Mỹ cần thúc đẩy việc hỗ trợ về chính trị và quân sự đối với các nước Đông Nam Á để đối phó lại tuyên bố chủ quyền "không có cơ sở" của Trung Quốc.

    Trong khi đó, hôm qua, Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Mỹ không can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. "Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp" ở Biển Đông "vì thế tốt nhất Mỹ nên để các bên tranh chấp tự giải quyết vấn đề", Inquirer dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cho biết hôm qua.

    Bình luận của ông Thôi được cho là lời cảnh báo trực diện nhất gửi tới Washington trong những tuần gần đây. Nó được đưa ra trong thời điểm căng thẳng vì vấn đề chủ quyền biển đảo tại khu vực lên cao nhất trong nhiều năm nay.

    Hồi đầu tuần, Singapore lần đầu lên tiếng yêu cầu Trung Quốc làm rõ hơn tuyên bố chủ quyền của họ. Singapore cho rằng việc mập mờ của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
  5. TieuBao

    TieuBao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    643
    Đã được thích:
    0
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    "ăn thịt Đường Tăng"

    học giả MMichelHung


    PV: Có nhiều ý kiến cho rằng do bất ổn trong nước nên họ muốn "chuyền bóng" ra ngoài nhằm hướng những bất ổn đó ra ngoài. Học giả MMichelHung nghĩ như thế nào?

    MMichelHung: Hùng không bác bỏ quan điểm đó[:D], nhưng có ý kiến dư lày. Họ hoàn toàn có dư khả năng giải quyết nhưng bất ổn đó. nguyên nhân chính để họ "liếm" biển Đông bằng đường lưỡi bò là do khu vực này có nhiều "chất ngọt" và là "điểm G" của thế giới[:D], liếm được khu vực này không khác gì "ăn thịt Đường Tăng", một giấc mộng mà bao đời họ luôn theo đuổi. Để thực hiện giấc mộng này, họ đã chuẩn bị "lộ trình" một cách rất rõ ràng. Nhưng mọi chuyện không dễ và không đơn giản như những gì họ nghĩ.:-"
    [:D]

    @A3: [:D]:))
  7. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Tự ẩn. >:P
  8. uranni

    uranni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    1
    chính vì thế mà có "tôn ngộ không" bảo vệ "Đường tang" [r23)] cũng như VN ở ĐNÁ thôi [:D]
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    dùng từ khả ố! :)):)):))

    "mperial Dragon says, "When Vietnam Army is defeated, the Vietnamese girls will naturally all want to be with Chinese men."

    As a Vietnamese girl, I can tell you that we will never be with ugly ***ist men with small monolid eyes and snaggly teeth. Vietnamese men not only treat women better, have better personalities, but are also way better-looking. Self-respecting Vietnamese girls would rather die than ever be touched by a Han barbarian. "

    bạn gái này dễ thương quá cơ! @};-@};-@};-

    http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabi...react-to-Vietnams-provocation.aspx#Comment195
    sau khi đọc xong bài này, chính thức tuyên bố: "Chống Tàu đến thằng Mỹ cuối cùng" :)):)):))
  10. chelsea0351

    chelsea0351 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Thế còn vị Bồ Tát mà Tôn Ngộ Không vẫn hay đi "cầu" thì là ai(không có Bồ Tát thì thầy trò Đường Tăng "toi" rồi),chẳng nhẽ là anh .....A mê ri cần.
    Trong Tây Du Ký tập bắt yêu quái Gấu Đen,Lão Tôn có hỏi 1 câu rất hay: "Bồ Tát biến thành yêu tinh hay yêu tinh biến thành Bồ tát? ".anh MC Hung nói cho anh em đi

Chia sẻ trang này