1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Estonque

    Estonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2010
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Hay là mình đưa ra đường lưỡi rìu nhể :))


    [​IMG]
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Mình mới đọc bài "Học giả VN trả lời phỏng vấn truyền hình HongKong, thấy đã thiệt. Phát biểu như vậy mới là học...thiệt, chứ không như thằng cha học ... giả su hào bắp cải gì đó của khựa nói bậy bị chúng xúm lại bề hội đồng ...

    Mình túm lại được mấy điều tâm đắc từ bài phỏng vấn này:

    1/ Vạch mặt khựa là thằng vừa ăn cướp vừa la làng: tại nó gây sự trước nên VN mới phải phản ứng dữ vậy chứ;
    2/ Nhân dân TQ là tốt, nhưng hiểu sai về tình hình do khong được thông tin đầy đủ (đá giò lái sương sương thôi ....);
    3/ Đây là vấn đề chủ quyền thiêng liêng tối thượng, đố thằng nào con nào dám vô cướp, ăn thua đủ đó nha!;
    4/ Không phải cứ cùng chế độ chính trị mới hữu hảo, nói dại lỡ mai đây TQ bị b.ạo l.oạn l.ật đổ thì không còn hữu hảo à? (cú đá giò lái này mới thật là tuyệt cú mèo!...). Suy rộng ra thì khác chế độ vẫn cứ hữu hảo vói nhau được mà (vì dụ như VN và ...Mẽo chẳng hạn.)
  3. dhx_pegasus

    dhx_pegasus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    thông tin nồi chõ là mấy ngày qua liên tiếp xuất hiện nhiều lượt máy bay quân sự TQ trên các vùng EEZ mới xảy ra sự cố

    có ai biết rõ không, và vì sao lại không công khai ra nữa
  4. visco

    visco Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2011
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    38
    Những điểm yếu chỉ tử của quân đội trung quốc là gì? Bạn nào giỏi về phân tích quân sự chỉ ra giúp mình với. Liệu chính sách 421 của trung quốc về dân số có ảnh hưởng gì đến sức mạnh của quân đội nước này hay không?
  5. minhnet2006

    minhnet2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Nhìn lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm

    Thứ hai, 24 Tháng 1 2011 07:00
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/747-nhin-li-hip-nh-vnh-bc-b-sau-10-nm


    Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông.
    Viết cho BBCVietnamese.com từ Oxford.




    Sau 27 năm đàm phán, hiệp định Vịnh Bắc Bộ được Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25/12/2000. Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh.
    Hiệp định này đã gây ra nhiều tranh cãi giữa người Việt.
    Ở một thái cực là quan điểm cho rằng công ước Pháp-Thanh năm 1887 đã phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ bằng kinh tuyến 108°3’ (đó cũng là quan điểm ban đầu của Việt Nam trong đàm phán), phân định lại là sai và thiệt hại cho Việt Nam. Ở thái cực kia là quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng.
    Công ước Pháp-Thanh 1887
    Công ước Pháp-Thanh về phân định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc năm 1887 viết:
    Các đảo phía đông kinh tuyến Paris 105 °43, kinh độ đông, tức là đường bắc-nam đi qua điểm cực đông của đảo Tch'a Kou hay Ouan-chan (Trà Cổ) và làm thành biên giới cũng được cho là của Trung Hoa. Các đảo Go- tho và các đảo khác phía tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.
    Những người Trung Hoa phạm pháp hoặc bị cáo buộc phạm pháp tìm nơi trú ẩn tại các đảo này, sẽ được, theo quy định củađiều 27 của Hiệp định ngày 25 tháng Tư năm 1886, tìm kiếm, bắt giữ và dẫn độ bởi Chính quyền Pháp.
    Công ước không nói rằng kinh tuyến 105°43’ Paris, tức là kinh tuyến 108°3’ Greenwich, là ranh giới phân định biển cho toàn bộ Vịnh Bắc Bộ. Bản đồ đính kèm công ước vẽ ranh giới dọc kinh tuyến 105°43’ Paris từ cực đông đảo Trà Cổ ra biển và ngừng cách đảo khoảng 5 hải lý, tức là chỉ cho một phần rất nhỏ của Vịnh.
    Vào năm 1887, Pháp, Việt Nam và Trung Quốc không có tuyên bố hay luật về chủ quyền hay quyền chủ quyền bao gồm toàn bộ Vịnh Bắc Bộ.
    Luật ngày 1/3/1888 về lãnh hải của Pháp tuyên bố lãnh hải của Pháp rộng 3 hải lý. Nghị quyết ngày 9/12/1926 của chính phủ Pháp áp dụng luật lãnh hải 3 hải lý này cho thuộc địa của Pháp. Nghị quyết ngày 22/9/1936 của bộ trưởng thuộc địa Pháp tuyên bố vùng đánh cá rộng 11 hải lý cho Đông Dương. Những vùng biển đó cách bờ (bao hàm của đất liền và đảo) dưới 12 hải lý.
    Tới năm 1958 thì khái niệm về thềm lục địa xa bờ hơn 12 hải lý mới được pháp điển hóa trong công ước quốc tế. Tới năm 1982 thì khái niệm vùng đặc quyền kinh tế xa bờ hơn 12 hải lý mới được pháp điển hóa trong UNCLOS.
    Những điều trên cho thấy, vào năm 1887, trong Vịnh Bắc Bộ, Pháp không cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển cách bờ hơn 12 hải lý. Cũng không có chứng cớ là vào thời điểm đó Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển này.
    Vì công ước Pháp-Thanh và bản đồ đính kèm không nói rằng công ước đã phân định toàn bộ vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, và vì khó có thể suy diễn rằng người ta phân chia cái người ta không cho rằng họ sở hữu, khó có thể cho rằng công ước này đã phân định toàn bộ vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ.
    Sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng kinh tuyến 108°3’ trong công ước chỉ phân chia đảo và phân chia lãnh hải ven bờ. Như vậy, công ước Pháp-Thanh chưa phân định phần lớn Vịnh Bắc Bộ, và việc phân định là cần thiết.
    Đường trung tuyến
    Hiệp định Vịnh Bắc Bộ bao gồm 21 điểm phân định, trong đó điểm 1 đến 9 là ranh giới lãnh hải 12 hải lý và điểm 9 đến 21 là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xa bờ hơn 12 hải lý.
    21 điểm đó có công bằng hay không?
    Trong phần lớn vùng biển hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đối diện nhau. Vì vậy, theo luật quốc tế thì đường trung tuyến có điều chỉnh là nguyên tắc phân định công bằng nhất.
    Thông tin chính thức của Việt Nam là:
    ● Ranh giới trong Vịnh là một đường trung tuyến có điều chỉnh.
    ● Đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực, đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực.
    ● Tỷ lệ diện tích Việt Nam, Trung Quốc đạt được, 1.135:1, gần bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển Việt Nam, Trung Quốc, 1.1:1, cho nên hiệp định Vịnh Bắc Bộ là công bằng.
    Tuy nhiên những thông tin trên không đủ để trả lời cho các câu hỏi về 21 điểm trong hiệp định có công bằng hay không.
    Theo luật sư Brice Clagett thì việc vạch ranh giới phải dựa trên cơ sở địa lý, và nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển chỉ là một thước đo phỏng chừng cho sự công bằng. Tác giả bài này cho rằng dù tỷ lệ diện tích bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển, vẫn có thể tồn tại những sự bất công mà nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển không phát hiện được. Vì vậy cần phải xét đến các khía cạnh địa lý, quan trọng nhất là đường trung tuyến được vạch giữa những điểm nào và ảnh hưởng của các đảo của Việt Nam và Trung Quốc trong việc vạch và điều chỉnh đường trung tuyến – đó là mấu chốt của sự công bằng.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/01/22/110122122227_vinh_bac_bo_549x549_bbc_nocre***.jpg

    Hiệp định Vịnh Bắc Bộ. Nếu vòng tròn với tâm ở một điểm phân định tiếp xúc lãnh thổ Trung Quốc và phủ trùm lên lãnh thổ Việt Nam thì điểm đó nằm gần lãnh thổ Việt Nam hơn.

    So sánh khoảng cách từ mỗi điểm 9-21 đến lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận xét:
    Điểm 9: gần các đảo Vĩnh Thực và Trần của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc khoảng 4 và 6 hải lý.
    Điểm 10: gần các đảo Thanh Lam, Cô Tô và Bạch Long Vĩ của Việt Nam các đảo Vị Châu và Tà Dương của Trung Quốc khoảng 7, 7 và 14 hải lý.
    Điểm 11, 12: tương đương đương với đảo Bạch Long Vĩ được “dời vào” đất liền khoảng 75% khoảng cách. Mặc dù như thế phù hợp với quan điểm chính thức là đảo được khoảng 25% hiệu lực, nhưng điều đó lại có nghĩa hơn hai ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đã không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm này.
    Điểm 12: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lý.
    Điểm 13: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 10 hải lý.
    Điểm 14: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 20 hải lý.
    Điểm 15, 16: gần bờ biển vùng Ninh Bình hơn đảo Hải Nam khoảng 12 hải lý.
    Điểm 17: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 27 hải lý.
    Điểm 18: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lý.
    Điểm 19, 20, 21: phù hợp với đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực.
    Cho đến nay chưa có thông tin chính thức để trả lời các câu hỏi thí dụ như:

    • Tại sao điểm 9 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc?
    • Tại sao điểm 10 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn các đảo của Trung Quốc? Nếu sự thật là tất cả các đảo này đã bị bỏ qua trong việc tính điểm 10 thì như thế có công bằng hay không?
    • Với quan điểm chính thức là đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực, có vẻ như là hơn hai hàn ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đã không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm 11, 12. Sự thật là thế nào và nếu đúng là như thế thì có công bằng hay không?
    • Tại sao vùng cửa Ba Lạt đã không được tính tới trong việc tính điểm 12.
    • Tại sao các điểm 13, 14, 15, 16, 17, 18 nằm gần đất liền Việt Nam hơn đảo Hải Nam?
    Kết luận
    Quan điểm phê phán hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 rằng công ước Pháp Thanh 1887 đã phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ, có vẻ thiếu cơ sở pháp lý.
    Ngược lại, quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng, vẫn chưa thuyết phục.
    Những nghi vấn tồn tại có thể, nhưng không nhất thiết, có nghĩa hiệp định Vịnh Bắc Bộ là không công bằng. Điều chắc chắn là chưa có thông tin chính thức để giải thích chúng. Tác giả cũng không có giải thích công bằng cho tổng thể các nghi vấn này.
    Hướng về tương lai, câu hỏi quan trọng là nếu Việt Nam và Trung Quốc ký kết hiệp định phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì các điểm phân định có sẽ nằm gần lãnh thổ Việt Nam hơn lãnh thổ Trung Quốc hay không? Đó là chưa kể đến sự nan giải của tranh chấp quần đảo và vùng biển Hoàng Sa.
    Tác giả xin cảm ơn Lê Trung Tĩnh, Phạm Quang Tuấn và Vũ Hữu San về góp ý và thảo luận hữu ích
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    +++++++++++++++++

    Sợ chết! Vì đa số chúng nó là con một mà [:D]
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
  8. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?

    Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.

    Trích tin phỏng vấn từ TTXVN web
  9. visco

    visco Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2011
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    38
    Cảm ơn bạn nhé vì mình cũng nghĩ như vậy. Có lẽ đây là điểm yếu chí tử của quân đội trung quốc. Một quân đội toàn những thằng con một, vừa ích kỷ, vừa sợ chết sẽ dẫn đến bạc nhược và không có khả năng chiến đấu trên thực địa. Liệu một quân đội như vậy thì có đáng phải sợ hay không?
    Hơn nữa chắc là không giống nhau lắm nhưng như trong bóng đá người ta hay so sánh lịch sử đối đầu giữa hai đội. Nếu như so sánh 1000 năm trở lại đây ( Từ năm 938) thì lịch sử có vẻ ủng hộ Việt nam mình các bạn nhỉ.
    Thực tế thì dân tộc Hán là một dân tộc bạc nhược và bị thống trị bởi ngoại bang nhiều nhất trong lịch sử. Nhứng triều đại mang lại sức mạnh thật sự cho Trung quốc hoá ra lại là ngoại bang. Nhà Đường là của người Tiên Ty, Nhà Nguyên Mông Cổ, Nhà Thanh của người Mãn, còn lại Nhà Tống bạc nhược bị hết Đại Liêu, Đại Kim, Tây Hạ, Thổ Phồn đến Đại Việt kìm kẹp đánh cho tetua. Nhà Minh , Minh Thái Tổ đuổi được Nguyên Thuận đế đến Nội Mông thì lại bị nó quay lại đánh cho tuột cả áo giáp chạy về. Bạn nào có thời gian tìm đọc cuốn người trung quốc xấu xí thì sẽ hiểu được phần nào về sự bạc nhược này. Một cuốn sách nữa cúng rất hay về văn hoá và lịch sử trung quốc là cuốn Tô tem sói, đọc nó để biết được văn hoá vay mượn, ăn cắp ý tưởng rồi đưa lên thành học thuyết của người trung quốc có từ thồi du mục của người Hoa cơ.
  10. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    http://sgtt.vn/Kinh-te/146920/Thuong-nhan-Trung-Quoc-do-xo-toi-Vietfish-mua-thuy-hai-san.html

    Đây là 01 trong những trò của TQ nhằm phá hoại thị trường cũng như sự ổn định kinh doanh với sự tiếp tay của 1 số công ty thương mại xuất khẩu VN.
    Hằng năm Hội chợ Trung Sơn-Trung Quốc cũng có doanh nghiệp thủy sản VN qua tham dự triển lãm mà không thấy ma TQ nào.
    Năm nay xuất hiện đột biến và đi theo đoàn như thế là có vấn đề.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    http://sgtt.vn/Kinh-te/146920/Thuong-nhan-Trung-Quoc-do-xo-toi-Vietfish-mua-thuy-hai-san.html

    Đây là 01 trong những trò của TQ nhằm phá hoại thị trường cũng như sự ổn định kinh doanh với sự tiếp tay của 1 số công ty thương mại xuất khẩu VN.
    Hằng năm Hội chợ Trung Sơn-Trung Quốc cũng có doanh nghiệp thủy sản VN qua tham dự triển lãm mà không thấy ma TQ nào đặt vấn đề.
    Năm nay xuất hiện đột biến và đi theo đoàn đến VN như thế là có vấn đề. Thanh toán biên mậu trả trước 40% trong thương mại hàng tươi sống và đông lạnh là ngu xuẩn.

Chia sẻ trang này