1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    ----------------------------------------

    Lô 133, 134 là Conoco Phillips ký với nhà mình trước đây đấy, không phải với TQ đâu. Hiện lô 133 và 134 đã đổi chủ sang Talisman rồi.
  2. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Đã có hồi âm! Đúng là đồng chí GS này bị trẻ con nó lừa:
    THƯ ÔNG NGUYỄN THÉ SỰ GỬI BẠN ĐỌC Hà Nội, ngày 07/07/2011
    Kính gửi bạn đọc.
    Tôi vừa đọc những bài viết và ý kiến rất gây gắt của mọi người có liên quan đến tôi, xung quanh bài báo được cho là “ Bài trả lời phỏng vấn” của tôi đăng trên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau đó đăng lại trên mạng Phượng Hoàng và Hoàn Cầu TQ ngày 2/7/2011. Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo đó nếu đúng tôi nói như vậy. Nhưng sự thực không phải như thế.
    Trước hết tôi xin được cải chính: đấy không phải là một cuộc phỏng vấn. Tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào.
    Sự thực là như thế này:
    Tôi nhớ sáng hôm đó là một ngày cuối tháng 6, trời mưa rất to, có một sinh viên cũ (tôi không nhớ tên) đưa một thanh niên TQ bằng xe máy đến nhà, giới thiệu với tôi là phóng viên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, TQ. Anh này có nói là muốn tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt Nam về quan hệ Trung – Việt hiện nay, và đề nghị tôi giới thiệu nơi có thể đến để tìm hiểu. Tôi có giới thiệu anh ta đến vài cơ quan, tổ chức mà tôi biết. Lúc ấy trời vẫn đang mưa to. Nhìn anh phóng viên còn rất trẻ, có lẽ chưa đến 30 tuổi, nên tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ cho anh ta biết một số ý kiến của mình về quan hệ Việt – Trung với tư cách là một người dân, một nhà giáo đã về hưu.
    Tôi có nói với anh ta, tôi là người có nhiều tình cảm với nhân dân Trung Quốc nhưng tôi không đồng tình với những việc làm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ví dụ năm 1979 Trung Quốc dựng lên chuyện Việt Nam xua đuổi người Hoa, khiêu khích ở biên giới phía Bắc để kiếm cớ đánh Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh này. Rồi năm 1974, Trung Quốc lợi dụng lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu đã huy động hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1988 lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Tôi nói với anh ta rằng tình hình Biển Đông hiện nay hết sức căng thẳng là do Trung Quốc gây nên. Tàu của Trung Quốc đã hơn hai lần quấy nhiễu, cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi các tàu này đang tác nghiệp sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi nói với PV này là từ khi TQ đưa ra bản đồ có hình “ lưỡi bò” chín đoạn , yêu sách chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, tình hình càng trở nên phức tạp, đây là yêu sách hết sức ngang ngược , không nước nào chấp nhận được.
    Tôi còn dẫn những tư liệu trong “Phú biên tạp lục” của Lê Quý Đôn để chứng minh với anh ta rằng Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà người Việt Nam đã phát hiện, khai thác và thực hiện chủ quyền trên 2 quần đảo này từ thế kỷ 16-17.Tôi nói với anh ta rằng Việt Nam là một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên rất quý trọng hòa bình và mong muốn sống hữu nghị với tất cả các dân tộc, nhất là với các dân tộc láng giềng. Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới nên phải tập trung sức lực xây dựng đất nước, thực hiên công cuộc đổi mới, mở cửa. Việt Nam vẫn phải đối phó với những âm mưu phá hoại, diễn biến hòa bình của các thế lực phản động. ******* Việt Tân là ******* ************** thành lập ở nước ngoài bị Việt Nam coi là tổ chức ************ vẫn luôn tìm cách quấy rối. Bây giờ Trung Quốc lại gây hấn ở Biển Đông làm cho Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm của Trung Quốc làm tổn hại đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, ngay cả những người có nhiều tình cảm với Trung Quốc cũng rất phẫn nộ. Việt Nam là nước nhỏ không bao giờ lại đi gây chuyện với nước lớn TQ, TQ đừng có bức Việt Nam phải ngả về phía Mỹ…
    Tôi có nói với anh phóng viên này là, anh nên viết bài nói với nhân dân Trung Quốc những sự thật đó.
    Khi phóng viên này hỏi tôi có biết những cuộc ************ phản đối Trung Quốc tại Hà Nội? Tôi nói là có biết và cho đó là phản ứng của người dân trước những hành động quá đáng của phía Trung Quốc. Tôi không hề nói “…những thanh niên đi ************ chủ yếu là do phái “**************” Việt Nam kích động gây ra.”
    Bây giờ đọc kỹ bài báo, hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó…tôi cảm thấy tôi đã bị lợi dụng. Việc phóng viên này đến tận nhà hỏi thăm, trao đổi, xin chụp ảnh, rồi hỏi về gia cảnh… sau này mô tả cách bài trí căn phòng…là việc làm có ý đồ đã chuẩn bị trước. Rõ ràng phóng viên này đã cố tình tạo ra một cuộc gặp gỡ, trao đổi có thật, hết sức thân tình tại gia với một người có thật, rất cụ thể để rồi sau đó lắp ghép, nhào nặn, chế biến ra một “cuộc phỏng vấn” với nội dung xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc.
    Tôi xin cam đoan những gì tôi trình bày trên đây là những ý kiến tôi đã bày tỏ với phóng viên Trung Quốc với tư cách một công dân Việt Nam.
    Tôi xin cực lực bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của tôi đăng trên báo và một vài trang mạng của Trung Quốc ngày 2/7/2011.
    Nguyễn Thế Sự – Nhà giáo đã nghỉ hưu.

    Lời bàn của Mao Tôn Cương: Tuy nhiên, ở đây có điều khó hiểu: tay học sinh nào đến nhà thầy mà thầy lại không nhớ tên. Bây giờ muốn tìm thằng pv Tàu ấy để chửi cho một trận mà thày lại không nhớ tên trò cũ thì làm sao?? Thày Sự không nhớ bài học của GS Nguyễn Huy Quý ư? Xin các vị khi tiếp xúc với đám pv Tàu hãy cảnh giác bởi bịa đặt, xuyên tạc, phóng đại, kích động đang là "chủ lưu" của báo chí Trung Quốc hiện nay khi tuyên truyền về tình hình Biển Đông và quan hệ Việt-Trung hiện nay. Chả lẽ các vị biết tiếng mà không vào mạng đọc? Riêng tôi, tôi không tin ô Sự lại bị sa bẫy, trừ phi ông kiên quyết làm cho ra lẽ vụ này vì danh dự của một trí thức!!
  3. chelsea0351

    chelsea0351 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng ko biết tiếng Trung,hix.
    Vừa rồi mình liên lạc với Bác Vũ Cao Phan để xin bản phỏng vấn tiếng Trung của bài phỏng vấn của đài Phượng Hoàng hôm trước để post lên,nhưng ko liên lạc được với bác ấy (buồn thật).Bạn nào biết bác ấy thì cố gắng xin cho anh em để đẩy lên mạng nha,mọi người chung tay góp sức cho công cuộc giữ nước !!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    mình ko tuyên truyền gì nhiều,chỉ cần nói lên sự thật cho dân họ hiểu là được.Sợ gì chúng nó ném đá chứ,chỉ sợ ko giữ được chủ quyền thôi
  4. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Tôi có Videoclip phát biểu ghi âm qua điện thoại của bác Phan trên đài Phượng Hoàng nhưng không biết cách post lên. Bạn nào biết bày giúp với! Liệu có up qua Upanh.com được không? Hay dùng trang nào khác?
    Nhưng cũng xin nói để các bạn biết là: Tivi Tàu chỉ trích chưa hết câu đầu trong 4 câu bác Phan trả lời phỏng vấn, thời lượng rất ngắn. Hơn nữa ý kiến của bác ấy luôn bị các học giả Trung Quốc loại hiếu chiến, hung hăng cắt ngang, bác bỏ hoặc bình luận có ý giễu cợt.
    Mình nghĩ sức lan tỏa của nó không lớn như báo điện tử của ta viết đâu. Cũng xin nói thêm: chương trình "Nhất Hổ nhất tịch đàm" tối hôm đó kéo dài trong 9 đoạn clip ngắn, phần bác Phan nói chỉ có tí tẹo trong 1 clip, còn lại toàn là ý kiến "bịa đặt, xuyên tạc, kích động, vu khống" chống Việt Nam theo đúng tôn chỉ của Đài Phượng Hoàng xưa nay. Phượng Hoàng là đài của Trung Quốc Đại lục đặt ở Hongkong làm ra vẻ "trung lập, công bằng" trong các vấn đề nhằm lòe bịp dư luận mà thôi. Họ đã mời bác Phan tham gia theo ýn đồ đó. Là người hay xem đài này, tôi đâu có lạ về nó! Thế mà có vài đài địa phương của ta (truyền hình cáp) cứ bệ nguyên si chương trình chống việt nam của nó phát cho đồng bào và người Hoa ở ta xem. Chả hiểu các vị Ban Tuyên giáo TW lúc này đi đâu hết mà không quản không cấm? chỉ chăm chăm lo "thổi còi" báo chí mình!!
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    chính vì họ lường được tình hình trước vụ cắt cáp, đó mới là vấn đề[:D]
    @Hương: bạn up lên You. rồi đưa link là ok, mà cũng chả cần là j.:-w
  6. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    [-( nhắc đến Ban Tuyên giáo TW với mảng dân vận mà buồn
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Khựa "xuống nước" rồi !!! :-bd

    +++++++++++++++++++++++++

    Làm thế nào để giải quyết vấn đề Biển Đông
    China Daily) [/SIZE][/FONT]


    China has been making continuous efforts to defuse the tension over the South China Sea issue, even though some countries have taken unilateral actions to meet their interests. Trung Quốc đã nỗ lực liên tục để xoa dịu sự căng thẳng trên Biển Đông, mặc dù một số quốc gia đã thực hiện những hành động đơn phương nhằm đạt lợi ích của họ.

    The South China Sea issue is complicated with legal disputes, which should be solved within the framework of international laws, including the Charter of United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) and the 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea.
    Vấn đề biển Đông là rất phức tạp với các tranh chấp pháp lý cần được giải quyết trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

    The legal disputes can be divided into two parts: China's territorial disputes with some Southeast Asian countries, and its disagreements with the US on military action in the region.
    Các tranh chấp pháp lý có thể được chia thành hai phần: Tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, và bất đồng với Hoa Kỳ về hành động quân sự trong khu vực.

    The US claims to defend free navigation in the South China Sea, but actually it is defending its own military interests.
    Mỹ tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải trong vùng biển Đông, nhưng thực chất là bảo vệ các lợi ích quân sự của mình.

    The disputes between countries can be resolved peacefully either politically or diplomatically, or through legal procedures.
    Các tranh chấp giữa các quốc gia có thể được giải quyết một cách hòa bình bằng chính trị hay ngoại giao, hoặc thông qua các thủ tục pháp lý.

    The key to solving the territorial disputes over the islands, islets and reefs in the South China Sea through political means lies in related countries' (such as the Philippines and Vietnam) willingness to "shelve the disputes" and consent for "joint development".
    Chìa khóa để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên các đảo, đảo nhỏ và rặng san hô ở Biển Đông thông qua phương tiện chính trị nằm trong tay các nước liên quan (chẳng hạn như Philippines và Việt Nam) và trong mong muốn "gác tranh chấp" và chấp nhận "cùng khai thác".

    Since some countries are already exploiting many of the islands, it is very difficult to define the sea areas which need to be jointly developed and help resolve the disputes politically.
    Vì một số quốc gia đã khai thác trên nhiều hòn đảo, sẽ rất khó khăn để xác định các vùng biển cần phải được cùng khai thác và giúp giải quyết các tranh chấp bằng chính trị.

    It is difficult to resolve them by using international laws, too, because neither China nor Vietnam has accepted the jurisdiction of the UN's International Court of Justice (ICJ) without reservations.
    Cũng sẽ khó giải quyết tranh chấp bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế, bởi vì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không hoàn toàn chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công Lý quốc tế (ICJ) của Liên Hợp Quốc.

    The Philippines has accepted the ICJ's jurisdiction but has reservations on its jurisdiction over sea and land territorial disputes. Thus the possibility of solving the problem through the ICJ can also be ruled out.
    Philippines đã chấp nhận thẩm quyền của ICJ nhưng có dự phòng về thẩm quyền của mình trên biển và các tranh chấp đất đai lãnh thổ.
    Do đó, khả năng giải quyết vấn đề thông qua ICJ cũng có thể bị loại trừ.

    Besides, according to Article 298 of UNCLOS, China made a statutory declaration on Aug 25, 2006 to the UN secretary-general that it doesn't accept any international court or arbitration in disputes over sea delimitation, territorial disputes and military activities. Bên cạnh đó, theo Điều 298 của UNCLOS, Trung Quốc đưa ra tuyên bố theo luật định vào ngày 25 tháng 8 năm 2006 gởi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng TQ không chấp nhận bất cứ tòa án hoặc trọng tài quốc tế trong các tranh chấp về phân định biển, tranh chấp lãnh thổ và các hoạt động quân sự.

    So the International Tribunal for the Law of the Sea cannot intervene in the South China Sea disputes between China and some Southeast Asian countries.
    Vì vậy, Tòa án quốc tế về Luật Biển không có thể can thiệp vào tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

    Moreover, without an agreement among the relevant countries, no arbitration organization can deal with the disputes. Therefore, the disputes cannot be resolved politically any time soon.
    Hơn nữa, nếu không có một thỏa thuận giữa các nước có liên quan, không có tổ chức trọng tài nào có thể xử lý các tranh chấp. Vì vậy, các tranh chấp không thể được giải quyết sớm bằng chính trị.

    But there are some good examples of success. On June 30, 2004, the China-Vietnam Agreement on the Demarcation of the <ST1:PBeibu</ST1:P Gulf</ST1:P and the Beibu Gulf Fishery Cooperation Agreement came into force.
    Tuy nhiên, có một số ví dụ điển hình của sự thành công. Ngày 30 tháng 6 năm 2004, Hiệp định Trung Quốc-Việt Nam về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Thuỷ sản vùng Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực.

    On March 14, 2005, China, Vietnam and the Philippines signed the Tripartite Agreement for Joint Marine Seismic Undertaking in the Agreement Area in the South China Sea. And recently, China and Vietnam have intensified negotiations on new agreements to resolve their other disputes.
    Ngày 14 Tháng Ba, 2005, Trung Quốc, Việt Nam và Việt Nam đã ký Hiệp định ba bên cùng khảo sát địa chấn biển trong khu vực thỏa thuận ở Biển Đông. Và gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đã tăng cường đàm phán về hiệp định mới để giải quyết các tranh chấp khác.

    Considering the difficulties a state faces in compromising its territorial claims, political negotiation will be a long-drawn process. Before reaching a solution, a wise choice for China and other countries locked in the disputes would be to discuss and sign some cooperative agreements on "low-level" issues such as environmental protection, marine transportation, and anti-piracy and anti-smuggling actions to prevent the disputes from worsening.
    Xem xét những khó khăn mà quốc gia phải đối mặt trong việc thỏa hiệp chủ quyền lãnh thổ, đàm phán chính trị sẽ là một quá trình kéo dài. Trước khi đạt được một giải pháp, lựa chọn khôn ngoan cho Trung Quốc và các nước khác bị mắc trong các tranh chấp sẽ là thảo luận và ký một số thỏa thuận hợp tác về các vấn đề "cấp thấp" như bảo vệ môi trường, vận tải đường biển, chống cướp biển và hành động chống buôn lậu, để tránh làm các tranh chấp ngày càng xấu đi.

    Such cooperation will be not only in line with the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, but also in accordance with the Article 123 of UNCLOS on "cooperation of States bordering enclosed or semi-enclosed seas".
    Sự hợp tác như thế sẽ không chỉ phù hợp với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, mà còn phù hợp với Điều 123 của UNCLOS về "hợp tác của các quốc gia chung đường biên giới vùng biển kín hoặc nửa kín".

    Sino-US disputes, on the other hand, are more complex and can only be resolved politically. The two countries understand and interpret UNCLOS differently, including the scientific research in and peaceful use of exclusive economic zones.
    Mặt khác, tranh chấp Trung-Mỹ phức tạp hơn và chỉ có thể được giải quyết bằng chính trị. Hai nước hiểu và giải thích UNCLOS khác nhau, bao gồm cả nghiên cứu khoa học và sử dụng hòa bình của vùng đặc quyền kinh tế.

    Both have different interpretations of the third point of Article 58 of UNCLOS, which says: "In exercising their rights and performing their duties under this Convention in the exclusive economic zone, States shall have due regard to the rights and duties of the coastal State and shall comply with the laws and regulations adopted by the coastal State in accordance with the provisions of this Convention and other rules of international law in so far as they are not incompatible with this Part."
    Cả hai đều có giải thích khác nhau về điểm thứ ba Điều 58 của UNCLOS, nói rằng: "Trong khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Công ước này trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia phải quan tâm thích đáng đến quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định của quốc gia ven biển theo quy định của Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế cho đến nay không phải là không tương thích với phần này. "

    But neither has accepted the jurisdiction of the ICJ. So they cannot use its explanation or rulings. And since the US has not joined the convention and China has ruled out the possibility of international arbitration in the issue, a legal solution to the problem is not possible.
    Tuy nhiên, không bên nào chấp nhận thẩm quyền của ICJ. Vì vậy, không thể sử dụng giải thích hoặc quyết định của ICJ. Và vì Hoa Kỳ đã không tham gia Công ước và Trung Quốc đã loại trừ khả năng của trọng tài quốc tế trong vấn đề này, một giải pháp pháp lý cho vấn đề này là không thể.

    Several mechanisms exist between China and US, such as dialogues on sea security and Asia-Pacific affairs, through which they resolve their disputes politically. The two countries need to deepen their understanding and strengthen mutual trust, especially on the interpretation of UNCLOS to maintain peace and stability in the region.
    Có nhiều cơ chế tồn tại giữa Trung Quốc và Mỹ, chẳng hạn như đối thoại về an ninh biển và các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, mà qua đó họ giải quyết tranh chấp bằng chính trị. Hai nước cần phải làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, đặc biệt là về việc giải thích UNCLOS để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

    But because neither international nor regional mechanisms on the sea are likely to be changed in the near future, it is essential for China to give the final shape to its domestic laws and regulations.
    Tuy nhiên, do các cơ chế không có tính quốc tế cũng như tính khu vực trên biển có thể được thay đổi trong tương lai gần, Trung Quốc cần đưa ra hình dạng cuối cùng của pháp luật và các quy định trong nước của mình.

    First, China should clarify the legal status of its "nine-dash" U-shaped line in the South China Sea.
    Đầu tiên, Trung Quốc cần phải làm rõ tình trạng pháp lý của "đường đứt khúc 9 đoạn" hình chữ U trong vùng biển Đông.

    Second, China should publicize its mare clausum (baseline of territorial sea) in the South China Sea, especially near the <ST1:PNansha Islands, apart from setting up a special committee on sea affairs and making sea laws and regulations more coordinated.
    Thứ hai, Trung Quốc nên công bố công khai đường cơ sở của lãnh hải của mình trong vùng biển Đông, đặc biệt là gần quần đảo Trường Sa, ngoài việc thiết lập một ủy ban đặc biệt về các vấn đề biển và làm cho luật biển và các quy định có tính phối hợp hơn.

    Third, cooperation between the Chinese mainland and Taiwan should be enhanced. Given the progress in cross-Straits relations, the two sides can start cooperation on easier issues such as environmental protection, scientific research, fisheries and disaster prevention to set up a cross-Straits framework on sea issues, because both have the responsibility of defending the interests of the nation.
    Thứ ba, hợp tác giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan cần được tăng cường. Với những tiến bộ trong quan hệ xuyên eo biển, hai bên có thể bắt đầu hợp tác về các vấn đề dễ dàng hơn, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, thủy sản và phòng chống thiên tai để thiết lập một khuôn khổ qua eo biển về các vấn đề biển, bởi vì cả hai đều có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của dân tộc.

    The author is a law scholar with the Shanghai Academy of Social Sciences and the Academy of Ocean of China.
    Tác giả là một học giả về pháp luật của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Thượng Hải và Học viện Hải Dương của Trung Quốc.





















  8. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Ban bé thơ cũng nhận được báo cáo về vụ này. Người phỏng vấn nhà giáo về hưu Nguyễn Thế Sự (đứng bên trái hình) là phóng viên Thái Húc Siêu (đứng bên phải hình) của Tề Lỗ vãn báo.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trung Quốc cần một cái cớ để hạ nhiệt phái sô vanh trong nước và cái cớ đó được khai thác từ nội dung cắt xén trong buổi tọa đàm với một trí thức về hưu trung tuổi có nhiều kỷ niệm với đất nước và con người Trung Hoa. Các bạn đừng hiểu sai vấn đề.
  9. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Bác nghĩ thế ư? Chuyện đâu có đơn giản vậy! Như thế thì Trung Quốc nghĩ và hành động như lãnh đạo Việt Nam ta rồi! Đúng là tinh thần quốc tế vô sản!!=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. sivextien

    sivextien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    1
    ...hôm nay (8-7), người Philippines ở 12 thành phố tại Mỹ, Canada, Úc và Philippines cùng lúc biểu tình trước các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc, công khai cho thế giới biết việc Trung Quốc đã phớt lờ thỏa thuận với ASEAN là đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình thông qua đàm phán. Thế nhưng tháng 3-2010, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và không có gì bàn cãi. Và như China Daily đưa tin, Trung Quốc đã đầu tư 892 triệu USD để xây dựng một siêu giàn khoan dầu và đưa vào hoạt động trong tháng này ở khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines khẳng định Trung Quốc không có quyền làm như vậy, báo Asian Journal cho biết. Trong một cuộc họp báo tại New York ngày 6-7, chủ tịch USP4GG, tổ chức của cộng đồng người Philippines ở nước ngoài, đã tuyên bố: “Trung Quốc đang bắt nạt Philippines và là người Philippines khắp nơi trên thế giới, chúng tôi nên cùng gánh vác trách nhiệm và cùng đứng lên bảo vệ quê hương”.

    http://tuoitre.vn/The-gioi/445606/Trung-Quoc-%E2%80%9Ctao-ap-luc-thi-chi-gay-tai-hai%E2%80%9D.html


    Người Philipin trện khắp thế giới thì như vậy, các bác "rân chủ" Hải ngoại thì vẫn ra rả chửi trong nước bám váy Tàu khựa.. chán

Chia sẻ trang này