1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ta0_thjch_the

    ta0_thjch_the Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    cũng không hẳn. bác nghĩ lại đi. có 1 số sai lầm chết người.
  2. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận rõ bộ mặt thật của giới cầm quyền! Một bài viết hiếm thấy đăng tải trên diễn đàn của mạng chính thống China.com:

    Học giả Trung Quốc: Chúng ta đã bị Chính phủ tuyên truyền, lừa dối như thế nào trong tranh chấp "Nam Hải"?

    Dayi Dadao
    • [​IMG]
    • [​IMG]

    Bài viết của tác giả Dayi Dadao đăng trên Chuyên mục Quân sự, Báo Trung Hoa (Jun shi_Zhong hua Wang) bình luận, phân tích việc người dân Trung Quốc đã bị Chính phủ, báo chí, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc lừa dối như thế nào trong vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) và Hoa Đông.
    Thời gian gần đây, dân chúng chỉ trích chửi mắng chính phủ yếu kém dường như đã và đang trở thành chủ đề nổi bật nhất khi đề cập đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia! Bất kể ai, bất kể việc gì, dù người giàu sang hay nghèo hèn, chỉ cần đề cập đến chủ đề này là tất cả dân chúng đều chỉ trích chửi mắng chính phủ! Trong số những người này có cả tôi.
    Thế nhưng sau khi bình tĩnh xem xét lại vấn đề, tôi phát hiện ra rằng: những hành động mà chính phủ áp dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, những thông tin mà báo chí đăng cập về tranh chấp lãnh thổ, những dự đoán của các nước khác, cũng như sự chỉ đạo một cách sai lầm của *******... đây là những nguyên nhân chính khiến việc dân chúng không ngừng chỉ trích chửi mắng chính phủ. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ biết chỉ trích chửi mắng mà không hề phân biệt được đúng sai, thực sự không hề biết chính phủ đã và đang làm những gì!
    Đầu tiên, căng thẳng leo thang trong tranh chấp khu vực chính là kết quả của việc Trung Quốc chủ động điều chỉnh chiến lược.
    Rất nhiều người chỉ nghe nói đến ““Nam Hải” (Biển Đông)” (Nanhai, VN:Biển Đông, A: The South China Sea) và Đông Hải (Donghai, VN: Biển Hoa Đông, A: East China Sea) đang xảy ra tranh chấp mà không biết rằng vì sao lại xảy ra tranh chấp? Dân chúng đều lầm tưởng rằng đó là do người nước ngoài tạo ra, cho rằng Trung Quốc phải đánh lại. Chính do cách tư duy lệch lạc này nên dân chúng mới chỉ trích chửi mắng chính phủ. Đây là quan niệm sai lầm! Sau khi phân tích sự việc, tôi cho rằng: căng thẳng leo thang trong tranh chấp khu vực hoàn toàn là hệ quả của hành động giải quyết tranh chấp cũng như chiến lược điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc. Mà những hành động này đều là chính phủ Trung Quốc cố ý tạo nên.
    Mọi người biết sự đối đầu về tàu, tàu chiến và máy bay giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, thế nhưng mọi người đã bỏ qua một sự thực rằng: chỉ có máy bay quân sự, tàu quân sự, tàu giám sát, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc chủ động tiến vào những khu vực tranh chấp này nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và tần suất các hoạt động này tăng lên một cách rõ rệt.
    Theo báo gần đây nhất đưa tin, máy bay trinh thám Trung Quốc áp sát khu vực đảo tranh chấp Điếu Ngư và xảy ra xung đột với máy bay quân sự Nhật Bản. Đây chính là kết quả của không quân Trung Quốc trong hành vi chủ động công kích nêu trên. Nhưng sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã có những cảnh cáo rất hùng hồn như sau:
    Thứ nhất, nhấn mạnh máy bay quân sự Trung Quốc trinh thám địa phận lãnh thổ Trung Quốc là điều đương nhiên. Thứ hai, cho rằng hành vi của quân đội Nhật Bản dễ gây hiểu lầm. Hai điều này chứng minh cho vấn đề gì? Chứng minh chúng tôi đang kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng tôi, chứng minh nếu phía Nhật Bản tiếp tục ngăn chặn hành động chính đáng của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột thì Trung Quốc sẽ dùng hành động để đính chính lại nguyên nhân sự hiểu lầm này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp tuyên chiến! Nhưng rất nhiều cư dân mạng lại không hoàn toàn hiểu thấu căn nguyên vấn đề, chỉ trích chửi mắng tại sao máy bay quân sự Trung Quốc không trực tiếp đánh trả máy bay quân sự Nhật, v.v... Cách phát biểu này nhằm mục đích chính là đánh lừa cảm giác của người dân, thực sự là ý đồ nham hiểm!
    Hãy xem vấn đề ““Nam Hải” (Biển Đông)” (Biển Đông), cũng giống như vậy. Tàu giám sát, tàu ngư chính của Trung Quốc liên tục đòi chủ quyền các quần đảo ở “Nam Hải” (Biển Đông), trực tiếp ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Philippines, điều này rất hiếm xảy ra trong quá khứ. Đồng thời, các cuộc diễn tập quân sự của hải quân Trung Quốc không ngừng diễn ra, nội dung diễn tập bao gồm các chiến thuật có khả năng dùng tới trong chiến tranh khi giành các quần đảo đã bị chiếm đóng tại Biển Đông. Mặt khác, giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu Biển Đông đã đi vào hoạt động tại đây. Có thể nói, chính bởi cách làm “mang tính chất áp bức” của Chính phủ đã khiến tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) ngày một căng thẳng. Đây chẳng phải là hệ quả của chuỗi hành vi chủ động công kích và dùng chiến thuật chiến lược mới để giải quyết tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) của Chính phủ hay sao?
    Do vậy, nguyên nhân căng thẳng leo thang ở khu vực này chính là do việc Chính phủ dùng thủ đoạn mới để giải quyết, là do sự chưa thích ứng của đối phương đối với kế sách điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, đây là mục tiêu Trung Quốc hy vọng đạt được, để từ đó thông báo cho cả cộng đồng thế giới biết rằng khu vực này có tranh chấp, thuộc chủ quyền của tôi, lãnh thổ của tôi bị kẻ địch xâm phạm, và bảo vệ chủ quyền là hành động chính đáng của tôi. Đồng thời, hành vi này của Trung Quốc cũng nhằm mục đích thăm dò thái độ của Mỹ, thử xem siêu cường Mỹ sẽ phản ứng ra sao! Nếu Trung Quốc kiên trì làm theo cách này thì hiệu quả sẽ là quá rõ ràng: đối phương sẽ dần dần thích ứng, địa phận Trung Quốc sẽ ngày một lan rộng. Một khi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trở nên lớn mạnh thì quyền giải quyết tranh chấp không còn là vấn đề đối với Trung Quốc nữa.
    Mặt khác, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu biết học cách nói một đằng làm một nẻo, "miệng nam mô bụng một bồ dao găm". Đừng nghĩ rằng những ngôn từ lịch thiệp trong từ điển ngoại giao kia chính là chính sách ngoại giao thực thụ.
    Trong các hoạt động ngoại giao, Trung Quốc luôn luôn tỏ ra: thông qua thương lượng hòa bình để giải quyết các tranh chấp, sẵn sàng làm tất cả để có được hòa bình. Đây là một loại chiến lược ngoại giao, hay còn gọi là giành quyền chủ động trong ngoại giao, giành sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh Nhật Bản, chúng ta cũng phát biểu rằng: chúng tôi tuyên bố với cộng đồng thế giới về chiến tranh chính nghĩa chống ngoại xâm của chúng tôi. Bây giờ là thời kỳ hòa bình, chính sách ngoại giao của Trung Quốc cũng là chính sách ngoại giao hòa bình, chủ trương thông qua thương lượng hòa bình giải quyết tranh chấp. Đây đều là một loại chiến lược. Ngoại giao là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược của một quốc gia. Khi đấu tranh vì lợi ích quốc gia của mình thì Trung Quốc phải suy ngẫm xem xét đến nhiều khía cạnh, trong đó một nhân tố quan trọng là phải giành được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Ví dụ như Trung Quốc muốn đánh Việt Nam, đánh Philippines, hay đánh Nhật Bản, v.v... thì Trung Quốc phải giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phải để thế giới biết rằng nước tôi bị áp bức, hành động bảo vệ chủ quyền của chúng tôi là chính đáng và hợp pháp. Có như vậy mới đúng là nguyên tắc làm việc của người Trung Quốc.
    Mặt khác, hành vi đáp trả của Trung Quốc hiện nay rất thâm độc. Ví dụ, như khi Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự, báo chí trong nước đều quan tâm quá mức đến các cuộc diễn tập quân sự của Việt Nam. Nhưng sau thông tin nêu ra này chỉ đưa thêm một thông tin rất ngắn rằng: Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự, mà còn là 6 cuộc, quy mô lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần. Trong đó có một đoạn video quay về cuộc tập dượt không quân. Không biết mọi người có để ý điều này hay không, trong đoạn video này có câu giải thích như sau: cuộc diễn tập không quân chủ yếu nhằm mục đích ủng hộ lực lượng hải quân khi chiến đấu, nội dung diễn tập nhằm cắt bỏ phương tiện liên lạc của kẻ địch khi chiến đấu, đồng thời giành quyền kiểm soát không quân. Chính sau mỗi cuộc tập dượt như thế này, người Việt Nam lại tìm đến thương lượng. Vì sao? Bởi vì hạng mục của cuộc diễn tập đó khiến người ta vô cùng lo sợ. Nếu như chiến tranh thật sự xảy ra, căn cứ vào các hạng mục đã luyện trong các cuộc diễn tập này thì máy bay của Việt Nam không bay đến được thì cũng có nghĩa là nó đã bị bắn trúng ngay từ lúc còn chưa cất cánh. Nếu máy bay của Việt Nam bay đến nơi thì cũng có nghĩa là sẽ bị mất liên lạc và rồi bị xử lý ngay trên không. Từ đó việc Trung Quốc nắm quyền kiểm soát không quân sẽ không còn là vấn đề nữa. Thử nghĩ xem, người Việt Nam chứng kiến cảnh tập dượt này sẽ có suy nghĩ gì? Hơn nữa, căn cứ vào thực lực của hạm đội “Nam Hải” (Biển Đông) và của lực lượng hải quân đóng xung quanh “Nam Hải” (Biển Đông) thì khi xảy ra chiến tranh, toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của Việt Nam bị gián đoạn sẽ không còn là vấn đề.
    Khi 13 tàu chiến quân sự của Trung Quốc thông qua vùng biển tranh chấp Okinawa Nhật Bản đến Đại Tây Dương tập dượt, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng của chúng ta đã phát biểu những gì? Phát biểu rằng: đó là cuộc tập dượt như thông lệ. Nhưng thực chất họ đến khu vực đó để làm gì? Ai biết? Người Nhật Bản biết, người Mỹ cũng biết bởi vì họ đã giám sát từ lâu.
    Như vậy, cư dân mạng cũng đừng cho rằng những nội dung ghi trong từ điển ngoại giao đều là sự thực. Đó chỉ là một cách nói, quan trọng vẫn phải xem cách làm, nhìn xem Trung Quốc làm như thế nào rồi hãy bàn tới Chính phủ!
    Hơn nữa, “******* dẫn đường” (dai lu Dang) đã trở thành ác quân trên mạng, trở thành “thủy quân” kiểu mới, đã đem đến hồi chuông cảnh báo cho những cư dân mạng thực sự yêu nước!
    Gần đây, khi lên mạng xem thông tin, tôi thấy rằng hoạt động của "******* dẫn đường” này đã trở nên vô cùng hung hăng. Những thành viên trong mạng lưới này đã bóp méo, xuyên tạc khi giải thích một số thông tin từ báo chí, khiến cư dân mạng chỉ trích, chửi mắng Chính phủ, hiểu sai về sự bất mãn của nhân dân đối với Chính phủ. Ngay như hôm nay, khi tôi nghe đài phát thanh đưa tin về cuộc bàn bạc giữa tướng quân Trần Bỉnh Đức với tướng Mullen- chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cùng giới báo chí, tướng Trần đã thẳng thắn và trực tiếp nêu ra việc Mỹ can thiệp trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) là không hề khôn ngoan chút nào, cho rằng vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) không cần Mỹ phải thao tâm, chỉ trích Mỹ trong việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, v.v... Lời nói không một chút khách sáo và có thể nói là rất hùng hồn! Đương nhiên, với tư cách là một tướng quân, một vị tổng tham mưu trưởng của toàn Trung Quốc thì không thể giống như lời ở ngoài đầu đường xó chợ được! Thế nhưng, lời phát biểu hùng hồn của tướng quân vẫn chưa toại nguyện được những thành viên trong " ******* dẫn đường", họ cho rằng tướng quân yếu kém. Ví dụ, tướng quân chỉ ra máy bay trinh sát không người lái của Mỹ thăm dò cách vị trí hải lý Trung Quốc 16 km là không cần thiết, yêu cầu phải dừng lại. Có thành viên trong "******* dẫn đường" còn phát biểu nên bắn hạ v.v... Từ đó cho rằng tướng quân Trần yếu kém! Ý đồ của những cá nhân này rất rõ ràng, hòng gây hiểu nhầm trong nhân dân! Cách địa phận hải lý Trung Quốc 16 km thì sẽ là vùng biển chung, nước khác có quyền tự do hàng hải. Ta bắn hạ tức là ta vi phạm Luật quốc tế!
    Mọi người có thể lên mạng nghiên cứu thông tin sẽ thấy ngay một điều: hễ xảy ra tranh chấp nào là y như rằng "******* dẫn đường" xuất hiện, lôi kéo mọi người chỉ trích, chửi mắng chính phủ. Điều này hết sức nguy hiểm!
    Lúc đầu, mọi người có thể cho rằng mắng chửi như thế là yêu nước nhưng kỳ thực chửi mắng trong một thời gian dài chính là bạn đã đeo cái kính có màu để nhìn Chính phủ, chính là đã hiểu lầm những hành động của Chính phủ, thậm chí còn làm tăng thêm sự phản cảm đối với Chính phủ. Đây chính là điều mà “******* dẫn đường” mong muốn. Đây chính là cái gọi là diễn biến hòa bình!
    Kỳ thực, chửi mắng không có nghĩa là yêu nước, người yêu nước thật sự chỉ phê bình chứ không nguyền rủa chửi mắng! Nếu như chỉ có lời nguyền rủa chửi mắng thâm độc mà không phải là phê bình và góp ý kiến thì đó mới chính là công kích, đó không phải là yêu nước mà là hại nước!
    Do vậy, chúng ta cần thay đổi cách nhìn, có chính kiến, hiểu đúng căn nguyên vấn đề. Chỉ có vậy mới chính là người yêu nước thực thụ!
    Theo China.com ngày 13/7, Nguồn: “在南海和东海,我们对政府有多少误读?

  3. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
  4. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Ngón đòn hiểm ác' của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng Cập nhật lúc 25/07/2011 09:46:00 AM (GMT+7)
    Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc.


    TIN BÀI KHÁC
    Chợ Tây giữa Thủ đô
    Sale off 'khủng'... vẫn khó 'câu cơm'
    Chóng mặt mỗi ngày ra chợ
    Tiết lộ gia tài kếch xù của các đại gia 'tiền tài, mệnh mỏng'
    53 tỉ phú Trung Quốc chết bất thường



    Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.


    Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.


    Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

    1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

    Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.


    Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. “Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…” – ông Sinh cho biết.


    [​IMG]
    Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách,
    nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ.


    Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta mất hút trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. “Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy”- ông Sinh nhớ lại.


    Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.


    2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

    “Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương”, anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.


    [​IMG]
    Có một thời gian, nông dân VN đua nhau lấy móng trâu để bán.


    Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

    Cái gọi là "chính sách thu mua" của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

    Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia “xuống nước” để mua lại sức kéo.


    3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng

    Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

    Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

    Trước cơn “lốc” thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.


    [​IMG]
    Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu
    nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của TQ.


    Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

    Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

    Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: “Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa”.

    4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

    Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.


    [​IMG]
    Số cáp quang bị cắt trộm được thu hồi.


    Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

    Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.

    Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.



    Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ

    Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì “rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này”. GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.


    Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.

    Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.
  5. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Biết mình biết người

    Chỉ lệnh của Bộ Chính trị Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông
    24-07-2011 06:33

    Ảnh minh họa, Nguồn Internet
    Tình hình tranh chấp Biển Đông đã đặt các quyết sách cấp cao của Trung Quốc trước cuộc khảo nghiệm mới kể từ khi bước sang thế kỷ 21. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới “Báo cáo về sự phát triển của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông” do Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đệ trình.

    Nội dung các chỉ lệnh như sau:

    1. Tăng cường công tác trên các phương diện liên quan tới sách lược ngoại giao và chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo, xem xét tới toàn cục của Trung Quốc.

    2. Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối mưu đồ quốc tế hóa tranh chấp.

    3. Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân, nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước.

    4. Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc.


    Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới “Báo cáo về sự phát triển của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông”
    Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, tạp chí "Tranh Minh" cho biết vào ngày 10/6 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó *************, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình làm tổ trưởng; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn làm tổ phó. Các thành viên tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông còn lại gồm có: Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Tướng Trần Bính Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA Liêu Tích Long, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Trương Bí Sinh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Vưu Quyền… Ông Tào Cương Xuyên - nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng - và ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, được mời làm cố vấn đặc biệt.

    Tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông nằm dưới quyền phụ trách trực tiếp của Thường vụ Bộ Chính trị, với các chức trách và nhiệm vụ như sau:

    1. Nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo trước sự thay đổi cũng như các tình huống bất ngờ.

    2. Đưa ra phán đoán về sự phát triển và thay đổi của tình hình Biển Đông, đệ trình phương châm và quyết sách chiến lược.

    3. Xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông.

    4. Xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại khu vực tiền duyên Biển Đông.

    Link:
    http://www2.vietinfo.eu/chuyen-muc-...-tri-trung-quoc-ve-tranh-chấp-bien-dong-.html
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bắc Kinh "thèm khát" Biển Đông không chỉ vì tài nguyên
    Ở Biển Đông, Bắc Kinh không chỉ quan tâm đến năng lượng và thủy sản, mà khu vực này còn bộ phận không thể tách rời trong chiến tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

    Trong nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này đối với châu Á, nhà phân tích địa chiến lược Nicholas Spykman đã từng mô tả Biển Đông như “Địa Trung Hải của châu Á”. Gần đây nhất, Biển Đông cũng đã được gọi là “Caribê của Trung Quốc”. Và, cũng như Italia và Mỹ đã kiểm soát Địa Trung Hải và Caribê, Trung Quốc hiện đang tìm cách thống trị Biển Đông.
    http://vtc.vn/311-295066/quoc-te/bac-kinh-them-khat-bien-dong-khong-chi-vi-tai-nguyen.htm
    Hoá ra chủ quyền của nhà miềng là "hàng khủng", nếu giữ vững và khai hác được nhà miềng nhanh chóng gia nhập G9[​IMG]
  7. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
  8. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

    Tác giả: Lê Hồng Hiệp (ĐHQG TP.HCM)*
    Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

    • Recomend
    • Thanks
    • +0
    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)






    Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này.
    Vì vậy, cũng giống như Cuba đối với Mỹ hay Grudia đối với Nga, Việt Nam, như cách nói của giáo sư Carl Thayer, đã bị chi phối bởi một "lời nguyền địa lý" (tạm dịch từ "tyranny of geography"). Theo đó Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài học cách chia sẻ số phận của mình với người láng giềng Trung Quốc trong suốt từng bước đi lịch sử của mình.
    Trong thực tế, một nước Trung Quốc mạnh hơn từ lâu đã là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh của Việt Nam. Việt Nam đã nằm dưới ách thống trị của các triều đại Trung Quốc suốt gần một ngàn năm cho đến năm 938 sau Công nguyên. Từ thời điểm đó cho tới khi Việt Nam bị Pháp biến thành thuộc địa vào nửa sau thế kỷ 19, Trung Quốc đã xâm lược và chiếm đóng Việt Nam một vài lần…Các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam không chỉ xuất phát từ sự gần gũi về mặt địa lý mà còn từ sự bất đối xứng về sức mạnh giữa hai nước. Ví dụ như Trung Quốc rộng gấp 29 lần so với Việt Nam, và dân số của Việt Nam, mặc dù đông thứ 14 thế giới, cũng chỉ tương đương với số dân một tỉnh tầm trung của Trung Quốc mà thôi.
    Thành tích kinh tế ấn tượng của Việt Nam từ cuối những năm 1980 cũng không cho phép Việt Nam thu hẹp khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc. Ngược lại, cùng với quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua, khoảng cách quyền lực giữa hai nước càng được nới rộng. Ví dụ, theo dữ liệu Ngân hàng Thế giới, GDP của Trung Quốc tính theo đô la Mỹ hiện hành đã tăng hơn 16 lần trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2009, từ 307 tỷ USD lên 4.985 tỷ USD. Tuy nhiên, trong cùng thời gian trên, GDP của Việt Nam chỉ tăng 7 lần, từ 16 tỷ USD vào năm 1985 lên 97 tỷ USD trong năm 2009.
    Nhờ kinh tế phát triển, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng được gia tăng mạnh mẽ, đặt ra một mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh Việt Nam. Trong năm 2011, theo tuyên bố chính thức của Trung Quốc, ngân sách quân sự của nước này là 91,5 tỷ USD, trong khi Việt Nam được cho là chỉ chi 2,6 tỷ USD cho quốc phòng (khoảng 2,5% GDP). Điều đặc biệt đáng lo ngại đối với Việt Nam là chi phí quân sự gia tăng của Trung Quốc được tập trung dành cho lực lượng không quân và hải quân, giúp nước này tăng cường khả năng triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực Biển Đông, nơi Trung Quốc và Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền.
    [​IMG]Ảnh minh họa: tutor2u.net Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một nền kinh tế thị trường mở lại bổ sung thêm một khía cạnh khác cho "lời nguyền địa lý" mà Việt Nam phải gánh chịu, đó chính là khả năng bị tổn thương về kinh tế ngày càng gia tăng.
    Kể từ khi Việt Nam nối lại quan hệ thương mại với Trung Quốc vào cuối những năm 1980, sản xuất trong nước của Việt Nam đã từ lâu bị đe dọa bởi hàng hóa Trung Quốc, tràn vào Việt Nam thông qua đường thương mại chính thức lẫn buôn lậu. Ví dụ như vào đầu những năm 1990, hàng tiêu dùng Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam quá nhiều và gây bất lợi cho sản xuất trong nước đến mức chính phủ Việt Nam đã phải áp đặt một lệnh cấm trên 17 chủng loại hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, bất chấp khả năng cạnh tranh ngày càng cao của sản phẩm Việt Nam và ấn tượng về tình trạng kém chất lượng của hàng hóa Trung Quốc, buôn lậu từ Trung Quốc vẫn còn phổ biến. Điều này không chỉ tạo nên tác động tiêu cực đối với sản xuất trong nước mà còn đe dọa người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều mặt hàng nhập lậu từ Trung Quốc có chất độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng.
    Một điểm dễ bị tổn thương khác chính là tình trạng thâm hụt thương mại kinh niên của Việt Nam với Trung Quốc, lên tới 5,4 tỷ USD trong tổng thâm hụt thương mại 7,5 tỷ USD của Việt Nam trong nửa đầu năm 2011. Hơn nữa, Trung Quốc đã nổi lên như là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần một phần tư kim ngạch nhập khẩu trong năm 2010. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu đầu vào cho một số ngành xuất khẩu chủ yếu của mình, chẳng hạn như giày dép, dệt may, hay đồ nội thất. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, nếu Trung Quốc quyết định ngưng trao đổi thương mại với Việt Nam vì lý do nào đó, thiệt hại cho nền kinh tế của Việt Nam sẽ là rất lớn.
    Một mối quan ngại được nêu lên ở Việt Nam gần đây chính là việc các công ty Trung Quốc đã giành được đến 90% các hợp đồng EPC (Thiết kế/Mua sắm/Xây lắp) cho các dự án công nghiệp lớn của Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy điện đốt than. Nhà thầu Trung Quốc được ưa chuộng vì họ cung cấp công nghệ giá rẻ và hứa sẽ giúp đỡ bố trí vốn cho chủ đầu tư từ các ngân hàng Trung Quốc. Dù có vẻ là rẻ nhưng trong thực tế Việt Nam đang phải trả giá đắt cho các hợp đồng này.
    Thứ nhất, công nghệ rẻ gây nên ô nhiễm. Các báo cáo cho thấy một số công nghệ được cung cấp bởi các công ty Trung Quốc đã bị nước này đào thải hoặc cấm sử dụng từ năm 2005. Thứ hai, năng lực nhà thầu Trung Quốc hạn chế làm cho nhiều dự án bị chậm tiến độ, ngay cả khi dự án hoàn thành đúng thời hạn thì họ cũng để lại cho các chủ dự án những hóa đơn bảo dưỡng tốn kém. Thứ ba, do nhà thầu Trung Quốc từ chối sử dụng các sản phẩm sẵn có ở địa phương và thay vào đó nhập khẩu mọi thứ từ Trung Quốc, kể cả những chi tiết cơ bản như bù-loong, nên góp phần làm cho thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng cao. Nhà thầu Trung Quốc thậm chí không sử dụng lao động địa phương mà còn đưa lao động Trung Quốc vào làm việc bất hợp pháp, gây nên sự phản đối trong công luận Việt Nam.
    Một điểm dễ bị tổn thương về kinh tế của Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc được thể hiện trong thời gian gần đây liên quan đến việc các thương lái Trung Quốc mua ào ạt số lượng lớn nông sản Việt Nam, từ vải thiều, sắn đến hải sản hay thịt lợn. Điều này đã góp phần khiến giá thực phẩm tại Việt Nam tăng mạnh, khiến cho tới tháng Sáu lạm phát đã tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp những nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ.
    Những điểm dễ tổn thương về kinh tế hiện nay mang lại cho Việt Nam một mối đe dọa khác bên cạnh những mối đe dọa quân sự vốn rõ ràng hơn. Nếu Trung Quốc quyết định phát động một cuộc "chiến tranh kinh tế", Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề.
    Tuy nhiên, Việt Nam dường như có ít lựa chọn để xử lý tình trạng dễ bị tổn thương của mình trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một mặt, các phản ứng nếu có sẽ bị hạn chế bởi thực tế rằng Việt Nam hiện phải tuân thủ các luật lệ thương mại và đầu tư quốc tế, như các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam đã là thành viên từ đầu năm 2007. Mặt khác Việt Nam cũng phải cảnh giác về khả năng trả đũa quy mô lớn nếu có động thái tiêu cực đối với Trung Quốc.
    Tất nhiên, ở đây cũng không thể không kể tới các điểm tích cực. Việt Nam hy vọng rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng, cho dù không đối xứng, cũng sẽ giúp làm giảm khả năng Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam, đặc biệt là trên Biển Đông. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thấy hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn ít tốn kém và thuận tiện hơn so với hợp tác với doanh nghiệp các nước khác.
    Chính vì vậy, Việt Nam vẫn muốn kiên trì hợp tác kinh tế với Trung Quốc, tiếp tục cố gắng gặt hái càng nhiều lợi ích càng tốt từ nền kinh tế đang bùng nổ của người hàng xóm phương Bắc. Nhưng tục ngữ Việt Nam vẫn có câu "mật ngọt chết ruồi". Việt Nam vì vậy cần phải luôn nhận thức đầy đủ về các nguy cơ và tìm ra các chiến lược phù hợp để ít nhất có thể hóa giải được khía cạnh kinh tế mới nổi của "lời nguyền địa lý" mà Việt Nam đang phải gánh chịu.
  9. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  10. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    là đây...

Chia sẻ trang này