1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thatvovan

    thatvovan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    107
  2. duong.dl06

    duong.dl06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2012
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    oi cái bọn tàu 3 lá này diệt đến khi nào cho hết chứ. kệ nó đi
  3. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    TH "tuyệt giao" hả???:)) Chẳng qua là mấy kụ Khmer đỏ sống chung với quỷ dữ đủ lâu nên đã kịp nhận ra bản chất đê tiện, hèn hạ, dơ bẩn của mấy "ông anh" Háng tộc và đã chuyển sang phe Anh - Mỹ (còn có bưng bô hay không thì chỉ có mấy chú hay bưng bô mới biết), thế là mưu đồ hèn hạ thọc gậy sau lưng Đại Việt của anh bạn dơ bẩn phương Bắc đã bị chôn vùi xuống địa ngục, đến thế kỷ 21 vẫn còn đau hơn hoạn. =))
    (Báo hại bạn ghẻ phương Bắc bi giờ phải đổ hàng tỷ Mẽo kim ra để mua vài câu nói cửa miệng của vua Cao Miên, nhưng chắc gì đã mua được lòng người, xin nhắc cho bạn nhớ: Nhất cự ly - nhì tốc độ, nước xa không cứu được lửa gần ;)), Đại Việt cuối cùng vẫn chiếm thế thượng phong thôi, lo về mà giữ quần chú em Miến Điện cho chắc đi!):o)
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc ‘dấn sâu’ tại Campuchia

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120402/trung-quoc-dan-sau-tai-campuchia.aspx
    Trung Quốc đang là nhà đầu tư và tài trợ lớn nhất của Campuchia với các dự án trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
    Ngày 2.4, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kết thúc chuyến thăm 3 ngày đến Campuchia với cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương từ 2,5 tỉ USD (năm 2011) lên 5 tỉ USD trước năm 2017, theo Reuters. Trong các cuộc hội đàm tại Phnom Penh, ông Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng đã thảo luận về vấn đề tranh chấp ở biển Đông. AFP dẫn lời cố vấn Sri Thamrong của ông Hun Sen nói lập trường của Campuchia là muốn các bên liên quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN - Trung Quốc và không quốc tế hóa vấn đề này. Trước đó, Phnom Penh thông báo chuyện biển Đông không nằm trong nghị trình của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ngày 3 - 4.4.
    Đầu tư toàn diện
    Từ năm 1994 đến tháng 6.2011, với mức đầu tư trị giá 8,8 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chính, du lịch và nông nghiệp. Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào nước này trong năm 2011 là 1,19 tỉ USD, nhiều xấp xỉ 10 lần so với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỉ USD, chủ yếu là vốn vay ưu đãi để phát triển cầu đường, thủy lợi.
    Theo nghiên cứu Cambodia -China Relation: Past, Present and Future của nghiên cứu sinh người Campuchia Phou Sambath tại ĐH Thành Công (Đài Loan), Bắc Kinh đã lập tức viện trợ 6 triệu USD cho Phnom Penh sau khi hai bên nối lại quan hệ chính thức vào năm 1997. Sau đó, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh đóng cửa Văn phòng liên lạc Đài Loan tại Phnom Penh dù Đài Bắc đang là nhà đầu tư lớn của nước này. Tháng 2.1999, Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Trung Quốc và mang về khoản vay không lãi trị giá 200 triệu USD cùng 18,3 triệu USD viện trợ.
    Đến tháng 10.1999, phái đoàn quân sự cấp cao Campuchia đến thăm Trung Quốc và sau đó, một số nguồn tin cho hay, Bắc Kinh đề nghị cung cấp 250 xe tăng, 230 đơn vị pháo binh, 100 xe tải quân sự cùng số lượng lớn súng máy cho Phnom Penh. Tháng 5.2010, Thủ tướng Hun Sen thông báo Trung Quốc hứa viện trợ 257 xe tải quân sự và 50.000 bộ quân phục cho quân đội Campuchia. Tháng 8.2011, Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua trực thăng quân sự Z-9 của nước này, theo Reuters. Bên cạnh đó, hai bên còn tập trận chung và tàu chiến Trung Quốc thường xuyên ghé thăm Campuchia.
    Giáo dục và văn hóa cũng là lĩnh vực đầu tư mà Trung Quốc chú trọng nhằm gia tăng ‘quyền lực mềm’ tại Campuchia, theo báo Phnom Penh Post. Năm 2009, Trung Quốc mở Viện Khổng Tử tại Campuchia, tài trợ cho khoảng 75 trường dạy tiếng Hoa tại nước này, đồng thời cũng miễn giảm học phí để sinh viên Campuchia sang du học.
    Gây quan ngại
    Thời gian qua, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia hứng chịu không ít chỉ trích và nghi ngờ. Trong đó, các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc mua quyền khai thác bị cáo buộc đe dọa môi trường sinh thái địa phương. Reuters dẫn lời Giám đốc Tổ chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Campuchia Chut Wutty chỉ ra nhiều bất ổn trong dự án của Công ty bất động sản Thiên Tân. Công ty này thuê vùng đất rộng 340 km2, gần bằng nửa diện tích Singapore, của Công viên quốc gia Botum Sakor ở tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, trong thời gian 99 năm để biến thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Thời gian thuê quá lâu khiến ông Chut nghi ngờ: ‘Bạn nghĩ sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Campuchia và người Trung Quốc sẽ bị đuổi đi? Không đời nào’.
    Ngoài ra, người dân thuộc diện giải tỏa còn tố cáo bị chuyển đến vùng tái định cư thiếu nước sạch và không có trường học cũng như chẳng biết làm gì để sống, theo Reuters. Ngược lại, nhà của các kỹ sư Trung Quốc không chỉ khang trang mà còn được binh sĩ Campuchia bảo vệ.
    Đập thủy điện Kamchay ở tỉnh Kampot, giáp tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, thuộc Công ty Sinohydro (Trung Quốc) và được khởi công vào năm 2007 cũng bị chỉ trích. Trong khi người dân sống gần nhiều dự án khác thiếu công ăn việc làm, thì nhà thầu Trung Quốc lại thuê phần lớn công nhân đến từ nước họ. Vì thế, nhiều người dân vô cùng bất bình. Reuters dẫn lời ông Sem On, một người dân tại thủ đô Phnom Penh, nói: ‘Họ có tiền nên cũng có quyền’.

    +++++++++++++++++++++++++

    Thằng khựa đã từng dùng Cam làm bàn đạp thọc dao vô sườn mình hồi 78-79. Nay nó lại
    muốn tái bản trò mèo này !! [r23)].

    Còn chú Cam vẫn chưa học thuộc bài học xương máu diệt chủng. Có được ít tiền khựa thí
    cho là sẵn sàng "bán anh em gần mua láng giềng xa". Bọn Cam sớm đầu tối đánh thành bản
    chất rồi ! Nghĩ mà nản cho cái khối "Asean đoàn kết !!! [-(
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Cambodia chỉ là 1 trong những nước cờ của nước lạ thôi, họ đã đang từng phút từng giây triển khai những nước cờ để thôn tín biển Đông. Do đó chung ta cần có những bước đi chủ động hơn để đối phó[:D]
  8. Romanov_Tatarin

    Romanov_Tatarin Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ai mà chẳng có tâm địa riêng cơ chớ ;)). Mục đích của việc thành lập Đảng CS Đông Dương là gì ! ko phải muốn ôm mộng Đại Đông Duơng đó sao ;))
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nga tham gia dự án khí ở Biển Đông
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120405_scs_oil_gas.shtmlFacebook <IMG class=imageattach border=0 alt=[/IMG]
    Hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi Vũng Tàu
    Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP (British Petroleum) từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.
    Thông cáo của Gazprom ra hôm thứ Năm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
    Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là ‘nằm bên trong hải giới truyền thống’ của Trung Quốc.
    Chính tại đây, vào năm 2007, Trung Quốc đã gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ đôla. BP chính thức rút khỏi dự án này năm 2009.
    Ngược lại, Việt Nam khẳng định các mỏ khí nói trên hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của mình.
    Hà Nội cũng nhiều lần tỏ rõ quyết tâm theo đuổi dự án mà sau đó được PetroVietnam đặt tên là Dự án Biển Đông 1, do Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BĐPOC) - một công ty con của PetroVietnam quản lý.
    Hiện chưa thấy có phản ứng gì từ Bắc Kinh trước thông tin Dự án Biển Đông 1 có đối tác nước ngoài mới.
    Báo Việt Nam cũng chưa có thông tin gì về thỏa thuận này, nhưng Thông tấn xã Việt Nam cho hay Tổng giám đốc Tập đoàn Gazprom Alexey Miller cùng đoàn công tác ‘đang thăm và làm việc tại Việt Nam’.
    Chia lợi nhuận
    Ông Miller đã có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hôm thứ Năm 5/4.
    Thông cáo của Gazprom vừa công bố nói sẽ chia sẻ 49% lợi nhuận với PetroVietnam theo thỏa thuận đạt được giữa hai bên.
    Trữ lượng của hai mỏ này ước tính vào khoảng 55,6 tỷ mét khối khí gas. Khi đưa vào khai thác, mỗi ngày hai mỏ có thể sản xuất từ 15.000-20.000 thùng khí ngưng tụ.
    Gazprom và đối tác Việt Nam dự tính sẽ khoan 16 giếng ở độ sâu 2.000-4.600 mét để khai thác khí.
    Trước đây, BP giữ 75,9% cổ phần ở mỏ Hải Thạch.
    Hải Thạch và Mộc Tinh là hai mỏ khí thiên nhiên, nằm ở rìa thềm lục địa và khá xa đất liền, cách Vũng Tàu gần 200 hải lý.
    Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực đối với các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại các vùng Biển Đông mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
    Giới phân tích nói phản ứng của các tập đoàn phụ thuộc nhiều vào hậu thuẫn của các chính phủ.
    Trong khi các hãng dầu như BP của Anh chấp nhận ngừng dự án, thì các công ty Mỹ, được tin là có Washington 'chống lưng', giữ thái độ kiên quyết hơn.
    Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ ngừng dự án với Việt Nam tại các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn.
    Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án cho tới tháng 10 năm ngoái khi công ty này thông báo đã tìm thấy dầu sau mũi khoan thứ hai hồi tháng Tám.

    Đàm phán song phương
    Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh vừa một lần nữa kêu gọi đàm phán tay đôi và trực tiếp với các nước quanh Biển Đông, một ngày sau khi Hội nghị Thượng đỉnh khối Asean bế mạc tại Phnom Penh, Campuchia.
    Thượng đỉnh Asean lần thứ 20 không đưa ra được đột phá gì trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa nhiều quốc gia Asean và Trung Quốc, và tuyên bố của người phát ngôn Trung Quốc đưa ra hôm thứ Năm 5/4 cho thấy quá trình này đang gặp bế tắc nghiêm trọng.
    Ông Hồng Lỗi một lần nữa nhắc lại những điều đã nói nhiều lần, rằng Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông ‘phải đạt được thông qua đàm phán trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước Asean’.
    Một số quốc gia Asean cho rằng Asean, với tư cách một khối, cần đưa ra phương án chung của mình trước khi thảo luận với Trung Quốc.
    Tuy nhiên quan điểm này dường như không được một số nước khác trong Hiệp hội chia sẻ.
    Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012, đang bị chỉ trích đã thuận theo áp lực của Trung Quốc trong chủ đề Biển Đông, điều mà Phnom Penh cực lực bác bỏ.

  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465

Chia sẻ trang này