1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc thông tin lục soát tàu bè ở Biển Đông
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay 30/11 cho biết Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin cho biết cảnh sát Trung Quốc sẽ lên và chặn các tàu bè đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tức gần như toàn bộ Biển Đông.
    Trong cuộc họp báo tại Washington ngày 30/11, trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc truyền thông Trung Quốc đưa tin là kể từ năm 2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu, chặn bắt các tàu bè nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển do tỉnh này quản lý, tức là Biển Đông, bà Victoria Nuland Bà Nuland nói: “Chúng tôi cũng đọc thấy những thông tin báo chí như quý vị. Chúng tôi sẽ đưa một vài câu hỏi đối với chính phủ Trung Quốc về việc này, một cách thẳng thắng, để có thể hiểu rõ hơn những điều đó. Do vậy, từ nay cho đến lúc chúng tôi có dịp hỏi về việc này, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận nào bởi vì cho đến lúc này, đó chỉ là thông tin báo chí”.[:D]
    Thông báo kiểm soát tàu bè trên của Trung Quốc, được tờ China Daily đăng tải, là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei có chủ quyền đối với một số khu vực và quần đảo.
    Về vấn đề hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, bà Nuland cho biết Mỹ đã nêu “vài lần với chính phủ Trung Quốc” và Mỹ sẽ để Trung Quốc tự nói về vấn đề này. Song bà cũng nhấn mạnh Mỹ đang cùng với các quốc gia khác yêu cầu Trung Quốc cân nhắc lại tín hiệu chính trị của việc phát hành loại hộ chiếu này.
    China Daily cho biết, “nếu tàu nước ngoài hoặc thủy thủ vi phạm quy định, cảnh sát Hải Nam có quyền bắt giữ tàu hoặc hệ thống thông tin của họ, theo những quy định được sửa đổi”.
    Tờ báo cũng cho biết các hoạt động như tiến vào vùng biển của đảo Hải Nam mà không được phép, gây hư hại cho cơ sở quân sự ven biển, tiến hành các hoạt động tuyên truyền đe dọa đến an ninh nước này đều có thể bị xem là bất hợp pháp.
    Trong khi đó người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua tuyên bố rằng các Bắc Kinh có quyền thực hiện các quy định mới, và “việc tiến hành quản lý các vùng biển phù hợp với luật pháp là quyền chính đáng của một quốc gia có chủ quyền”.
    Theo phân cấp quản lý hành chính của Bắc Kinh, tỉnh Hải Nam ở cực nam Trung Quốc quản lý khoảng 2 triệu km vuông vùng Biển Đông, nơi được coi là có nhiều tiềm năng thủy sản và là huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.
    Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành lập phi pháp một căn cứ đồn trú trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc đã đánh chiếm hồi tháng 1/1974.
    Mặt khác, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng cường số tàu hải giám và ngư chính để gia tăng kiểm soát vùng Biển Đông. Trong một diễn biến khác, Trung Quốc hôm chủ nhật vừa qua công bố chiến đấu cơ tự chế J-15 đã hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay đầu tiên của nước này, tàu Liêu Ninh.
    Ngoài ra, Trung Quốc cũng vướng vào một cuộc tranh chấp chủ quyền khác với Nhật Bản, trên quần đảo Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Hoa Đông. Căng thẳng song phương leo thang kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo vào tháng 9 vừa qua.
    báo dân trí​
  2. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    Hiện nay các nước lớn đang làm trò hề với nhau ( Diễn kịch).mà những con rối là những nước nhỏ. nếu mình không đúng với vai trò diễn xuất của mình thì sẽ là.....?
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    bình luận cho e nó vui[:D]. Biết địch biết ta giống như đánh bài tiến lên mà nhìn thấy bải của người khác. như vậy không thắng thì là đánh dỡ[r23)][:P]>:)
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Bọn chúng là lái súng mà lị, đảm bảo chúng thắng trên nhiều phương diện...thân phận gà chọi, trâu chọi biết làm sao được. Không muốn húc nhau nó cũng dàn xếp cho húc, bởi không húc là toi. mà nếu có thắng thì cũng dễ bị xơi như thường do đã kiệt sức cần vỗ bép lại.
  5. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    "Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông"

    Kế hoạch của Trung Quốc về việc cho phép lực lượng cảnh sát xông lên lục soát và truy đuổi tàu thuyền “đi lại bất hợp pháp” trong khu vực mà nước này coi là lãnh hải của họ ở Biển Đông có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột hải quân và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong khu vực. Đây là lời cảnh báo vừa được Tổng thư ký Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)....

    http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=370445&CatId=17
  6. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    TTXVN (Băngcốc 27/11)

    Tờ “Dân tộc” của Thái Lan ngày 26/11 đăng bài bình luận của Termsak Chalermpalanupap cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp đểbắt đầu làm rõ các tranh chấp trên Biển Đông. Tác giả hiện là nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Học viện ISEAS. Sau đây là nội dung bài báo:

    Philíppin đã đưa ra sáng kiến mời Việt Nam, Brunây, Malaixia và Trung Quốc tham dự một cuộc họp tại Manila liên quan tới các tranh chấp trên Biển Đông. Được biết Trung Quốc đã từ chối lời mời, nhưng Brunây, Malaixia và Việt Nam sẽ cử quan chức cấp cao tham dự. Cuộc gặp này sẽ xem xét những khía cạnh sau:

    1. Liên quan tới cả sáu thành viên ASEAN khác
    Biển Đông có nhiều vấn đề hơn chỉ là các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Có những vấn đề cũng liên quan tới tất cả các nước ASEAN như làm thế nào để thuyết phục Trung Quốc bắt đầu thảo luận một cách chính thức về dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Cái mà chúng ta đang thấy là một tình trạng nghịch lý. ASEAN muốn sớm có kết luận về vấn đề COC nhằm khôi phục lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc nói sẽ cùng ASEAN bàn về dự thảo COC “chỉ khi các điều kiện chín muồi”. Lần đầu tiên Bắc Kinh muốn xây dựng lại lòng tin bằng việc thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) hiện nay.

    Ngoài sáu nước ASEAN khác, cuộc họp tại Manila của 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền vào ngày 12/12 này sẽ cho thấy sự thống nhất của ASEAN. ASEAN được coi là đang chịu những thất bại nghiêm trọng trong cả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 21 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 45 vì những bất đồng xung quanh Biển Đông.

    2. Làm thế nào để DOC hiệu quả hơn?
    Tất cả các bên trong DOC (10 nước ASEAN và Trung Quốc) đều phải đồng ý rằng DOC đã thất bại trong việc cải thiện tình hình trên Biển Đông. Liệu còn có cái gì thêm nữa để có thể tránh được sự đối đầu và hành động đơn phương trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông, điều có thể dẫn tới các cuộc xung đột và leo thang vũ trang?

    3. Xác định rõ ai tuyên bố chủ quyền ở nơi nào
    Đây sẽ là lần đầu tiên 4 nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể làm rõ với nhau về việc họ tuyên bố chủ quyền ở những địa điểm nào. Tuyên bố của Brunây ở các bãi ngầm Louisa và bãi cạn Rifleman là rất nhỏ và ít được nhắc tới như một nước tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp trên Biển Đông. Việt Nam, được biết, là có tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhưng chưa rõ liệu họ có tuyên bố chủ quyền bãi ngầm Scarborough, nơi đang có những tranh cãi nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philíppin kể từ tháng 4 hay không. Malaixia là một bên nữa có tuyên bố chủ quyền ở một nửa phía Nam của Trường Sa.

    4. Dựa trên cơ sở nào?
    Một điều cũng hữu ích là dựa trên cơ sở nào để mỗi nước có thể tuyên bố chủ quyền một khu vực biển tranh chấp trong Biển Đông. Việt Nam dường như sẽ sử dụng “quyền lịch sử” rất giống với Trung Quốc trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Nhưng “quyền lịch sử” chưa được trực tiếp công nhận trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển.

    5. Thỏa thuận về những gì được tuyên bố
    Một vấn đề khác cũng quan trọng hơn cả vấn đề kỹ thuật là cố gắng thỏa thuận về cơ sở pháp lý và kỹ thuật của từng địa điểm đang tranh chấp xem liệu đó là một hòn đảo, một bãi đá, một bãi ngầm hay một cơ sở nhân tạo. Theo Công ước LHQ về luật biển, chỉ có hòn đảo nào – một khu đất được hình thành tự nhiên và bao quanh bởi nước, nổi trên mặt nước khi thủy triều lên và có thể sinh sống hoặc duy trì được cuộc sống kinh tế tự túc – mới có quyền tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế (lên tới 200 hải lý) hoặc thềm lục địa. Quyết định của Tòa án quốc tế ngày 19/11 về trường hợp giữa Nicaragoa và Côlômbia đã chỉ ra rằng tòa án thế giới không ủng hộ việc các hòn đảo (thuộc về Côlômbia) được trao quá nhiều quyền lợi kinh tế hoặc sẽ xâm lấn vào khu vực đặc quyền kinh tể của các nước ven biển (như Nicaragoa).

    6. Giải mã tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc
    Một vấn đề quan trọng nữa sẽ được thảo luận là đường chín đoạn nổi tiếng trong tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, cái cắt ngang các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển trên Biển Đông, bao gồm đảo Natuna Besar ngoài khơi của Inđônêxia. Trung Quốc vẫn chưa xác định cơ sở hình thành đường chín đoạn hình chừ U, hay còn gọi là “lưỡi bò” này. Nếu nó mô tả đường biên giới biển của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải có cơ sở pháp lý đằng sau đường chín đoạn đó. Một hàm ý nghiêm trọng là Trung Quốc có thể tuyên bố có quyền pháp lý quy định hoạt động hàng hải hoặc các hoạt động khác trong hầu hết các khu vực trên Biển Đông.

    Điều này rõ ràng không chỉ gây lo ngại cho 4 nước ASEAN tuyên bố chủ quyền mà còn cho toàn bộ các thành viên ASEAN, cũng như các nước khác sử dụng các tuyến đường biển quốc tế trên Biển Đông vì mục đích vận tải và thương mại.

    7. Các hoạt động quân sự trên Biển Đông
    Đây là một vấn đề nữa gây lo ngại cho tất cả các nước thành viên ASEAN. Điều gì sẽ diễn ra với các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của các quốc gia ven biển, nhưng nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý? Nhiều nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam và Inđônêxia, không cho phép các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài trong các khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, Mỹ, nước vẫn chưa phê chuẩn Công ước về luật biển, lại khẳng định rằng các tàu chiến của họ có “quyền tự do hàng hải” bên ngoài vùng lãnh hải của tất cả các nước duyên hải trên Biển Đông. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nước ASEAN cần có một lập trường chung.

    8. Vai trò của Đài Loan là gì
    Một vấn đề khác mà các nước ASEAN có thể giải quyết một cách tập trung là làm thế nào để giải quyết với Đài Loan. Đài Loan đang chiếm đảo Itu Aba hay còn gọi là Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa. Các quan chức và các học giả Đài Loan đã tham gia Hội thảo Track 1.5 về việc xử lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông, do Inđônêxia tổ chức trong 22 năm qua. Đài Loan hiện muốn được quốc tế công nhận như là một bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và một số còn muốn tham dự soạn thảo COC.

    9. Tiến tới cùng phát triển
    Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình những năm 1980 đã đề nghị gác lại tranh chấp tuyên bố chủ quyền và cùng tham gia phát triến trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng lời đề nghị này không được các nước tuyên bố chủ quyền khác đáp lại bởi họ cho rằng Trung Quốc làm như vậy là muốn khẳng định toàn bộ các khu vực biển đằng sau đường lưỡi bò thuộc về nước này.

    Để lời đề nghị này hấp dẫn hơn, Trung Quốc có thể đưa ra một tuyên bố mới thể hiện việc chấp nhận lời đề nghị trên của Trung Quốc để cùng phát triển sẽ không làm khó bất kỳ một quốc gia tuyên bố chủ quyền nào khác trên Biển Đông. Đây là giải pháp được cả ASEAN và Trung Quốc xây dựng nhằm tạo khả năng để Trung Quốc ủng hộ một Khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân.
    Sự phát triển chung như vậy có thể bắt đầu ở những khu vực chỉ có hai nước tuyên bố chủ quyền như bãi ngầm Scarborough giữa Trung Quốc và Philíppin hay khu vực Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam.

    10. Cần cách tiếp cận mới
    Tranh chấp sẽ trở nên phức tạp bằng những tuyên bố chồng lấn trong khu vực kinh tế biển cũng như gia tăng những đòi hỏi về bản chất của từng địa điểm tuyên bố chủ quyền trong khu vực tranh chấp. Mỗi bên tuyên bố chủ quyền vì vậy đều cố gắng hành động đơn phương nhằm củng cố tính hợp lệ của các tuyên bố của mình nhằm tận dụng tối đa lợi thế của nó.

    Như vậy là một giải pháp đều thắng là không thể.
    Điều cần thiết hiện nay là cần một cách tiếp cận mới, một cách suy nghĩ mới với vấn đề là: mỗi bên tuyên bố chủ quyền có thể làm gì để từ bỏ tuyên bố nhằm tạo điều kiện phát triển một giải pháp mới để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo một phương thức cùng thắng?./
    .
  7. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Cái vụ cắt cắp thế nào rồi, đã có tin mới cập nhật gì chưa các bác[:D]
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    có lẽ đó là tin đồn thôi e, tôi nghiệp e chưa, ngóng chi cho mệt, khi nào có tin chính xác thì biết thôi, nếu mà không muốn công bố thì e ngóng cũng vô ích, thôi về ngóng người yêu e có khi còn hay hơn:-*
  9. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    DM, trên đời mình khing những thằng dốt nhưng cứ thích nói chữ, lâu lâu xổ nho có vẻ bụng đầy chữ!

    Đã không biết thì copy & paste nguyên xi cho nó đỡ lộ hàng, đằng này trích lại cũng không đúng, sai mẹ nó cả ý nghĩ câu nói bất hủ của Tôn Tử binh pháp.

    Trích Tôn Tử binh pháp: "Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi"

    Tạm dịch : "
    Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại."

    Từ cái "trăm trận trăm thắng" nó khác xa cái "trăm trận không bại".

    Dm, trăm trận mà trăm thắng cả thì làm gì có sự sụp đổ các vương triều trước đây ?


  10. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Bên tay kia cầm 3 thằng 2, mấy thằng Ace thì bên mình biết cũng chỉ để biết thôi, móc tiền chung độ chứ đánh đấm gì nữa.
    Mà tin sốt dẻo, lắm người quan tâm nhỉ. Lại cắt cáp nữa àh?

Chia sẻ trang này