1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Những đòn nghi binh lớn của Trung Quốc
    Tháng Mười Một 30, 2012 — Lê Mai
    Với cái nhìn từ lịch sử, cộng với sự quan sát những nước cờ liên tục của TQ trong thời gian gần đây, nổi lên một vấn đề mà VN không thể không dè chừng, đó là TQ đang chơi những đòn nghi binh lớn.

    Có nhà nghiên cứu cho rằng, lịch sử tư tưởng mấy ngàn năm của TQ nằm ở hai chữ “che dấu”. Khác với sự cởi mở của người phương Tây, người TQ luôn tìm cách che dấu suy nghĩ của mình, che dấu việc làm của mình, che dấu ý đồ của mình, tức là nói một đằng, làm một nẻo.

    Nghi binh là gì? Nghi binh là “giương Đông, kích Tây”, đánh lạc hướng đối phương, đánh lừa đối phương. Nghi binh là che dấu ý đồ thực sự của mình, ru ngủ đối phương bằng những động tác giả, để rồi sau đó tung ra một cú đánh quyết định hòng giành thắng lợi. Thông thường, hoạt động nghi binh diễn ra thường xuyên trong lĩnh vực quân sự nhưng đối với TQ, có lẽ không một lĩnh vực nào mà họ không thực hiện chiến thuật ấy – thậm chí, kể cả lĩnh vực hình thái ý thức.

    Quả có vậy! TQ nói TQ và VN kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng chẳng phải TQ sử dụng công thức “một nước – hai chế độ” để thu hồi Hồng Kông đó sao? Như thế, “chế độ” đâu phải là cái họ đặt lên hàng đầu? Nếu thiếu sự sáng suốt, rất dễ mắc mưu họ. Cho nên, xét cho cùng, “một nước – hai chế độ” là một đòn nghi binh lớn. TQ cho rằng, TQ có thể chung sống với mọi nước trên thế giới có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, thế thì tại sao không thể sống chung với Hồng Kông – dù chế độ xã hội khác nhau? Sáng tạo “thiên tài” đó của Đặng đã đưa Hồng Kông trở về TQ. Ở đây, điều quan trọng nhất là chừng nào Hồng Kông trở về TQ, chừng đó TQ có quyền đóng quân đội tại đó. Đây là điều mà Đặng kiên quyết đòi bằng được khi đàm phán với “Bà đầm thép” Thatcher. Đặng lập luận, không có quyền đóng quân tại đó thì còn gì là chủ quyền của TQ? Nếu xẩy ra động loạn lớn thì làm thế nào? Như vậy, đòi quyền đóng quân (tại Hồng Kông) mới là thực, là cốt lõi của “một nước – hai chế độ”, cái khác chỉ là nghi binh. Một khi quân đội đã đóng tại Hồng Kông thì TQ hoàn toàn sẽ khống chế được cục diện. Cho nên, Đặng đã vô cùng tức giận và công khai bác bỏ phát biểu của Cảnh Tiêu khi ông này cho rằng trong tương lai TQ không đóng quân tại Hồng Kông. Tuy nhiên, rủi thay (cho TQ), công thức “một nước – hai chế độ” cho đến nay không sao áp dụng thành công đối với trường hợp Đài Loan.

    Phải công nhận, TQ là bậc thầy trong những đòn nghi binh lớn. Nhớ lại thập kỷ sáu mươi, bảy mươi thế kỷ trước, mâu thuẫn Trung – Xô ngày càng tăng cao và có thể nổ ra chiến tranh lớn bất cứ lúc nào. Nhận được tin mật LX đang chuẩn bị đánh đòn hạt nhân hạn chế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân của TQ đúng ngày Quốc khánh, Chu Ân Lai rất lo lắng, lập tức đến Trung Nam Hải gặp Mao Trạch Đông.

    - Thưa Chủ tịch, có Thủ tướng đến, đang chờ Chủ tịch ở phòng khách. Giọng nói của một nhân viên công tác cắt ngang dòng suy tư của Mao.

    - Ân Lai, ngồi xuống ta nói chuyện. Giọng Mao hồ hởi.

    - Thưa Chủ tịch, báo cáo khẩn cấp Chủ tịch đã xem chưa?

    - Ờ, xem rồi, cũng vẫn chuyện có thể có chiến tranh hạt nhân thôi mà. Bom nguyên tử lợi hại thật, nhưng kẻ hèn này không sợ. Mao nở nụ cười dửng dưng.

    - Thưa Chủ tịch, khả năng LX đánh lén nhân ngày Quốc khánh của ta rất lớn. Ý của tôi, ta có nên nghiên cứu lại cách tổ chức mít tinh quần chúng năm nay?

    - Ờ! Không tổ chức mít tinh, tôi thấy không hay lắm! Làm như vậy chẳng phải là bảo với người ta rằng, chúng tôi cũng “hốt”? Mít tinh vẫn phải làm, tôi vẫn phải có mặt ở Thiên An Môn. Với lại tôi cũng muốn mở to mắt, xem xem uy lực của bom nguyên tử rút cục lớn đến chừng nào?

    Những câu hỏi dồn dập đến trong đầu Chu. Mấy chục vạn con người tập trung ở quảng trường, có chuyện gì xảy ra, sơ tán thế nào, ẩn nấp ra sao? Mao và các vị lãnh đạo khác trên lầu Thiên An Môn làm thế nào kịp an toàn rút xuống đường hầm? Năm phút, bốn phút hay ba phút sau khi có báo động? Kế sách nào vẹn toàn nhất đây?

    Thế nhưng, Mao lại cười cười, bàn thêm:

    - Nếu thực sự không yên tâm, xem xem có thể cho nổ thử hai quả bom nguyên tử để doạ họ? Để họ cũng rối rít lên vài ba ngày, chờ mọi việc sáng tỏ thì Quốc khánh của ta cũng xong rồi.

    Cho nên, ra quân trước tiên đánh bằng mưu, sau đó đánh bằng ngoại giao, sau nữa đánh bằng quân đội, cuối cùng mới đánh thành. Mao kết luận.

    Với đòn nghi binh quỷ quyệt đó, Mao và Chu đã làm phá sản kế hoạch tấn công của LX. Cho nên, chúng ta đừng quên những đòn nghi binh lớn của TQ. Trong cuộc chiến biên giới năm 1979, TQ đã thực hiện nghi binh chiến lược làm cho VN không tin là TQ sẽ đánh VN. Và thực tế là VN đã bị bất ngờ lớn vào thời điểm bị TQ tấn công – ngày 17.2.1979.

    Chiến lược “thu mình dấu tài” của Đặng cũng là một đòn nghi binh lớn vậy. Đặng nói rõ, “che dấu thành tích, giữ vững trận địa, thu mình dấu tài, làm nên công tích”. Thậm chí, bấy giờ TQ không cần phải giữ thể diện, cốt để được việc mình đã. Che dấu tài năng của mình, đợi đến thời điểm thích hợp, đột ngột bung ra, chiến lược “thu mình dấu tài” đã tỏ ra thành công, làm thế giới sửng sốt và bắt đầu lo ngại.

    Cái gọi là xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc TQ lại là một đòn nghi binh lớn khác. Có người hỏi, TQ xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu gì mà vừa bắt chước y như tư bản, lại vừa khác rất xa? Trả lời, đó thứ chủ nghĩa xã hội “đặc sắc” TQ. Như vậy, mọi thứ TQ đều có thể giải thích, chỉ cần gán cho hai chữ “đặc sắc” là xong. Quả là họ rất khôn ngoan, nói như vậy là không bị ràng buộc gì. Một sự “nghi binh lớn” – nói vậy mà không phải vậy. Nó khác với VN, xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một cách nói cách cứng nhắc, tự mình ràng buộc mình, không còn chỗ để xoay trở, vì cái “định hướng” ấy.

    Đến đây chúng ta tự hỏi, vậy TQ nói TQ và VN cùng kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội, rằng VN và TQ “văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” liệu có còn đáng tin? Hay chỉ là một đòn nghi binh lớn?

    Và “16 chữ vàng”, tinh thần “bốn tốt” là nghi binh, còn ru ngủ, dẫn đắt VN vào mê cung của mình mới là thực? Làm VN suy yếu toàn diện, phụ thuộc hoàn toàn vào TQ, tiến đến thôn tính VN mới là thực, còn hợp tác, giúp đỡ VN chỉ là nghi binh?

    Hộ chiếu “lưỡi bò” là một bước đi có thực, còn làm ra vẻ đàm phán về COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) là nghi binh; kỷ niệm Quốc khánh TQ ngày 1.10 là thực, còn tổ chức kỷ niệm tại Hoàng Sa của VN là nghi binh – đặt VN vào tình huống khó xử vì đã gửi điện chúc mừng; chiếm trọn Hoàng Sa của VN là thực, còn đang giữ nguyên trạng Trường Sa là nghi binh – TQ có thể chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào; “gác tranh chấp” là nghi binh, còn cấp tốc khai thác biển Đông mới là thực; khuyên VN coi trọng đại cục là nghi binh, còn dập tắt mọi tiếng nói yêu nước của người VN phản đối hành động ngang ngược của TQ mới là thực.

    Những đòn nghi binh lớn hiện này của TQ kết hợp một cách chặt chẽ giữa chính trị và kinh tế, giữa lịch sử và hiện thực, giữa trên biển và đất liền, giữa quân sự và dân sự, giữa trên và dưới. Đặc điểm nổi bật của nó là “hư hư thực thực” hòng đánh lừa VN và thế giới.

    Song, một khi lẽ phải không thuộc về TQ thì sự thất bại của những đòn nghi binh lớn ấy là tất yếu. Tuy nhiên, trong một tương lai có thể thấy trước, còn rất nhiều những đòn nghi binh lớn của TQ đang chờ VN. Vấn đề là phải nhận ra nó và sự sáng suốt là điều kiện tiên quyết để giành chiến thắng.

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    PHILÍPPIN THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

    TTXVN (Hồng Công 27/11)

    Theo báo mạng Asia Times Online, trong phiên họp mới đây của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario đã có một bài phát biểu rõ ràng nhằm tập hợp sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho vị thế về mặt luật pháp của Philíppin trước Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.

    Ngoại trưởng Philíppin nêu rõ: “Hiện nay Philíppin đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất về lãnh hải và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như hiệu quả trong bảo vệ môi trường biển. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) chưa bao giờ liên quan nhiều như hiện nay. Theo UNCLOS, tất cả các quốc gia cần tuân thủ nghĩa vụ của mình trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp hòa bình, mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực”.

    Trong một ngụ ý nhằm chỉ trích hành động cứng rắn của Trung Quốc, ông del Rosario đã kêu gọi một “cách tiếp cận trên cơ sở luật pháp” để tránh cho các quốc gia yếu hơn bị buộc phải chấp nhận rằng “kẻ mạnh luôn đúng”. Bài phát biểu của ông del Rosario là một lời kêu gọi sự can thiệp quốc tế nhiều hơn, đồng thời thể hiện Philíppin là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ là một công cụ cho “sự hiện diện” của Mỹ tại châu Á nhằm kiềm chế Trung Quốc.

    Thiếu khả năng ngăn cản đáng kể, Philíppin đã đầu tư nhiều thời gian và công sức cho nỗ lực ngoại giao, đặc biệt là tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN vừa diễn ra tại Campuchia với sự tham dự của các lãnh đạo trên thế giới trong đó có Tổng thốngMỹ Barack Obama, đã có những đánh giá sát hơn về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

    Hồi đầu năm, 10 nước thành viên ASEAN đã thể hiện sự bất đồng thường thấy khi không thể ra một thông cáo chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 do quan điểm không đồng nhất đối với vấn đề Biển Đông. Trong khi Manila thể hiện quyết tâm sử dụng mọi sức mạnh của quốc gia trong đó có cả quan hệ quân sự với Mỹ đế bảo vệ tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông, những nỗ lực ngoại giao cũng được đặt vào trọng tâm chiến lược tổng thể của Philíppin.

    Có ba lý do cho sự thay đổi chiến lược này: Sự không chắc chắn lâu nay về phạm vi cam kết của Mỹ trong hỗ trợ quốc phòng cho Philíppin, đặc biệt là trong việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ. Tầm quan trọng ngày càng tăng của việc khôi phục quan hệ với Trung Quốc, tạo đà cho mối quan hệ tốt hơn với đội ngũ lãnh đạo mới tại Bắc Kinh. Sự tự tin hơn đối với cách tiếp cận đa phương từ ASEAN, với việc Brunây (một bên liên quan đến mâu thuẫn hiện nay tại Biển Đông) sẵn sàng tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN từ Campuchia (một đồng minh trung thành của Trung Quốc). Trong những tháng gần đây, nỗ lực ngoại giao của Philíppin đã tăng lên rất nhiều. Một mặt, Philíppin thúc đẩy đối thoại song phương trực tiếp với Trung Quốc sau khi đã có nỗ lực ngầm ngăn chặn trước đó, vốn làm gia tăng bất đồng và chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo của Philíppin. Những tín hiệu gần đây cho thấy chính quyền của Tổng thống Philíppin Aquino III muốn tạo ra một bầu không khí tích cực hơn trong thời kỳ nhạy cảm chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc.

    Do tầm quan trọng của quan hệ kinh tế song phương, Philíppin trở nên thận trọng hơn trong kế hoạch thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Philíppin, nhận thức rõ về sự quan sát thận trọng và kiên trì của Trung Quốc, đã hạ giọng một cách đáng kể trong những phát biểu của mình.

    Manila luôn cổ gắng làm giảm những quan ngại chiến lược của Trung Quốc với việc bảo đảm rằng các cuộc tập trận chung với Mỹ đơn thuần là hành động phòng thủ tự nhiên chứ không nhằm vào Trung Quốc. Philíppin nhẩn mạnh rõ ràng rằng hợp tác quân sự với Mỹ tập trung chủ yếu vào các vấn đề an ninh phi truyền thống hơn là nhằm vào tranh chấp tại Biển Đông.

    Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất của Philíppin đến từ việc tổ chức Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần thứ ba, với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu cũng như đại diện cấp cao đến từ khắp khu vực Thái Bình Dương. Diễn đàn đã tạo ra một nền tảng quan trọng cho Manila trong việc tập trung nỗ lực của ASEAN về vấn đề an ninh trên biển, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đoàn kết và tăng cường hợp tác trong khu vực.

    Trước đó, Manila đã thất bại trong việc giành được sự hỗ trợ hiệu quả cho các đề xuất ngoại giao, đặc biệt là liên quan đến Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong suốt thời gian diễn ra Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) 2011 tại Inđônêxia. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2012 tại Campuchia – dưới áp lực rõ ràng của Bắc Kinh – thậm chí đã bế tắc trong việc đưa ra kết luận về tranh chấp hiện nay trên Biển Đông trong bản tuyên bố chung.

    Với nguy cơ COC bị quên lãng và những mối quan ngại ngày càng tăng về sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN, Philíppin quay trở lại tập trung cho nỗ lực ngoại giao và hướng tới một sự tiếp cận đoàn kết hơn trong khu vực.

    Hợp tác hàng hải

    Nsày 3/10, Philíppin đã đăng cai tổ chức AMF lần thứ ba, nơi tập trung các quan chức ngoại giao kỳ cựu khu vực Đông Nam Á trong 3 ngày nhằm tập trung vào các vấn đề trong quan hệ hàng hải như kết nối hàng hải, môi trường biển, chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, đánh bắt thủy sản và an ninh trên biển.

    Diễn đàn thành lập dựa trên kết luận tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 6, khi các nhà lãnh đạo EAS nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và an ninh trên biển. Bên cạnh vai trò là diễn đàn chính của khu vực thảo luận về các vấn đề hàng hải, AMF năm nay cũng là Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF) lần đầu tiên, với sự tham dự của tất cả 18 nước thành viên của EAS mở rộng.

    Trong ngày cuối cùng của diễn đàn, thành phần tham dự được mở rộng với các đại diện trong nhiều lĩnh vực như các học giả, các doanh nghiệp tư nhân và quan chức chính phủ từ 8 nước đối tác của ASEAN là Ôxtrâylia, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và Niu Dilân. Đáng chú ý, trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối tiết lộ danh tính đại diện tham dự diễn đàn, trong khi đó có những tín hiệu cho thấy đại diện của Nhật Bản nỗ lực đưa ra bàn thảo vấn đề tranh chấp với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông.

    Các quan chức của Philíppin đã nêu rõ mục tiêu của diễn đàn. Trợ lý Ngoại trưởng Philíppin Raul Hernandez khẳng định: “Philíppin muốn các đổi tác tham gia thảo luận một cách tích cực về các vấn đề liên quan đến hàng hải và tìm ra những phương cách và biện pháp để tăng cường các hoạt động nhằm bảo đảm hợp tác và an ninh hàng hải tại Đông Á”.

    Philíppin đồng thời bày tỏ mong muốn thảo luận cởi mở các vấn đề nhạy cảm với Mỹ và Trung Quốc, trong khi tập hợp sự ủng hộ từ các thành viên ASEAN cũng như các đối tác chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương cho việc xây dựng an ninh cụ thể cho các tranh chấp lãnh hải hiện nay. Do vậy, Philíppin muốn công khai các tranh chấp hiện tại để tạo nên sự cấp thiết cho việc bắt buộc thực hiện COC.

    Diễn đàn cũng nhấn mạnh vấn đề “tự do hàng hải” liên quan đến các tranh chấp. Năm 2010, tại ARF ở Hà Nội, Mỹ đã cho thấy sự ủng hộ Việt Nam và Philíppin khi gián tiếp chỉ trích hành động cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Oasinhtơn cũng xác định “tự do hàng hải” là quyền lợi của các quốc gia, chiếm một vị trí trung tâm trong các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông.

    Trước diễn đàn, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bày tỏ sự ủng hộ của Oasinhtơn đối với mục tiêu và cách thức tổ chức diễn đàn với tuyên bố: “Tất cả 18 nước thành viên EAS đều được mời tham dự các cuộc thảo luận chuyên sâu về việc cải thiện sự an toàn trên biển trong khu vực, chống lại nạn cướp biển, bảo vệ môi trường và chúng ta vui mừng với những đối thoại không chính thức gần đây giữa ASEAN và Trung Quốc, khi các bên tiến tới một bộ quy tắc ứng xử toàn diện trên Biển Đông như là một giải pháp nhằm tránh những căng thẳng tại khu vực trong tương lai”.

    Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của AMF, Phó Tổng thống Philíppin Jejomar Binay cũng tham dự diễn đàn. Trong bài phát biểu chủ chốt của mình, ông Jejomar Binay đã sử dụng những ngôn từ ôn hòa hơn trong vấn đề họp tác hàng hải bằng việc nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế những thách thức an ninh phi truyền thống đang gia tăng trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định của việc vận chuyển năng lượng trên các tuyến hàng hải quan trọng. Phó Tổng thống Jejomar Binay cũng nhấn mạnh ích lợi của AMF như là một nền tảng cho sự hợp tác chiến lược trên biển. Ông Jejomar Binay nêu rõ: “Bảo đảm giao thông trên biển và chống cướp biển có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với việc bảo đảm tự do và an toàn hàng hải tại khu vực Đông Nam Á. Để không chồng chéo công việc của các cơ quan liên quan của ASEAN, AMF cần trở thành một nền tảng hợp tác toàn diện cho các cam kết chiến lược”.

    Do những vấn đề nhạy cảm trong lịch trình, ban đầu các vấn đề về tiềm năng hợp tác giữa các nước thành viên đã được thảo luận kín. Tuy nhiên, tuyên bố của Chủ tịch AMF lần thứ 3 đã đề cao hai điểm; (1) tầm quan trọng của các bên tham dự với việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như Nguyên tắc sáu điểm mới đây của ASEAN tại Biển Đông; và (2) sự công nhận của các bên tham gia về tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn.

    Trong ngày đầu tiên của diễn đàn, Philippin đã thúc đẩy một đề xuất về hệ thống chia sẻ thông tin trong khu vực để bảo vệ toàn bộ các khu vực biển Đông Nam Á chống lại tất cả các thách thức, trong đó có buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí, buôn người, đánh bắt thủy sản trái phép và biến đổi khí hậu. Theo đề xuất, hệ thống sẽ “cung cấp các thông tin liên quan và hữu ích một cách kịp thời để các cơ quan đưa ra hành động thích hợp nhằm chống lại các nguy cơ an ninh phi truyền thống trên biển”.

    Để tránh xung đột và bảo đảm sự cam kết của các bên tham dự với các vấn đề hiện đang mâu thuẫn, đề xuất đã sử dụng những ngôn từ chung chung. Đặc biệt, đề xuất này không chỉ rõ nhừng cơ chế “chia sẻ thông tin” và không đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông. Rõ ràng khi viễn cảnh của COC vẫn còn mơ hồ. Philippin đã muốn thông qua con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề an ninh hàng hải và sự cần thiết đặt vấn đề hợp tác vào trọng tâm các cuộc thảo luận chính thức tại khu vực.

    ***

    TTXVN (Băngcốc 27/11)

    Tờ “Dân tộc” của Thái Lan ngày 26/11 đăng bài bình luận của Termsak Chalermpalanupap cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp đểbắt đầu làm rõ các tranh chấp trên Biển Đông. Tác giả hiện là nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Học viện ISEAS. Sau đây là nội dung bài báo:

    Philíppin đã đưa ra sáng kiến mời Việt Nam, Brunây, Malaixia và Trung Quốc tham dự một cuộc họp tại Manila liên quan tới các tranh chấp trên Biển Đông. Được biết Trung Quốc đã từ chối lời mời, nhưng Brunây, Malaixia và Việt Nam sẽ cử quan chức cấp cao tham dự. Cuộc gặp này sẽ xem xét những khía cạnh sau:

    1. Liên quan tới cả sáu thành viên ASEAN khác

    Biển Đông có nhiều vấn đề hơn chỉ là các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Có những vấn đề cũng liên quan tới tất cả các nước ASEAN như làm thế nào để thuyết phục Trung Quốc bắt đầu thảo luận một cách chính thức về dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Cái mà chúng ta đang thấy là một tình trạng nghịch lý. ASEAN muốn sớm có kết luận về vấn đề COC nhằm khôi phục lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc nói sẽ cùng ASEAN bàn về dự thảo COC “chỉ khi các điều kiện chín muồi”. Lần đầu tiên Bắc Kinh muốn xây dựng lại lòng tin bằng việc thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) hiện nay.

    Ngoài sáu nước ASEAN khác, cuộc họp tại Manila của 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền vào ngày 12/12 này sẽ cho thấy sự thống nhất của ASEAN. ASEAN được coi là đang chịu những thất bại nghiêm trọng trong cả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 21 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 45 vì những bất đồng xung quanh Biển Đông.

    2. Làm thế nào để DOC hiệu quả hơn?

    Tất cả các bên trong DOC (10 nước ASEAN và Trung Quốc) đều phải đồng ý rằng DOC đã thất bại trong việc cải thiện tình hình trên Biển Đông. Liệu còn có cái gì thêm nữa để có thể tránh được sự đối đầu và hành động đơn phương trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông, điều có thể dẫn tới các cuộc xung đột và leo thang vũ trang?

    3. Xác định rõ ai tuyên bố chủ quyền ở nơi nào

    Đây sẽ là lần đầu tiên 4 nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể làm rõ với nhau về việc họ tuyên bố chủ quyền ở những địa điểm nào. Tuyên bố của Brunây ở các bãi ngầm Louisa và bãi cạn Rifleman là rất nhỏ và ít được nhắc tới như một nước tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp trên Biển Đông. Việt Nam, được biết, là có tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhưng chưa rõ liệu họ có tuyên bố chủ quyền bãi ngầm Scarborough, nơi đang có những tranh cãi nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philíppin kể từ tháng 4 hay không. Malaixia là một bên nữa có tuyên bố chủ quyền ở một nửa phía Nam của Trường Sa.

    4. Dựa trên cơ sở nào?

    Một điều cũng hữu ích là dựa trên cơ sở nào để mỗi nước có thể tuyên bố chủ quyền một khu vực biển tranh chấp trong Biển Đông. Việt Nam dường như sẽ sử dụng “quyền lịch sử” rất giống với Trung Quốc trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Nhưng “quyền lịch sử” chưa được trực tiếp công nhận trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển.

    5. Thỏa thuận về những gì được tuyên bố

    Một vấn đề khác cũng quan trọng hơn cả vấn đề kỹ thuật là cố gắng thỏa thuận về cơ sở pháp lý và kỹ thuật của từng địa điểm đang tranh chấp xem liệu đó là một hòn đảo, một bãi đá, một bãi ngầm hay một cơ sở nhân tạo. Theo Công ước LHQ về luật biển, chỉ có hòn đảo nào – một khu đất được hình thành tự nhiên và bao quanh bởi nước, nổi trên mặt nước khi thủy triều lên và có thể sinh sống hoặc duy trì được cuộc sống kinh tế tự túc – mới có quyền tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế (lên tới 200 hải lý) hoặc thềm lục địa. Quyết định của Tòa án quốc tế ngày 19/11 về trường hợp giữa Nicaragoa và Côlômbia đã chỉ ra rằng tòa án thế giới không ủng hộ việc các hòn đảo (thuộc về Côlômbia) được trao quá nhiều quyền lợi kinh tế hoặc sẽ xâm lấn vào khu vực đặc quyền kinh tể của các nước ven biển (như Nicaragoa).

    6. Giải mã tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc

    Một vấn đề quan trọng nữa sẽ được thảo luận là đường chín đoạn nổi tiếng trong tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, cái cắt ngang các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển trên Biển Đông, bao gồm đảo Natuna Besar ngoài khơi của Inđônêxia. Trung Quốc vẫn chưa xác định cơ sở hình thành đường chín đoạn hình chừ U, hay còn gọi là “lưỡi bò” này. Nếu nó mô tả đường biên giới biển của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải có cơ sở pháp lý đằng sau đường chín đoạn đó. Một hàm ý nghiêm trọng là Trung Quốc có thể tuyên bố có quyền pháp lý quy định hoạt động hàng hải hoặc các hoạt động khác trong hầu hết các khu vực trên Biển Đông.

    Điều này rõ ràng không chỉ gây lo ngại cho 4 nước ASEAN tuyên bố chủ quyền mà còn cho toàn bộ các thành viên ASEAN, cũng như các nước khác sử dụng các tuyến đường biển quốc tế trên Biển Đông vì mục đích vận tải và thương mại.

    7. Các hoạt động quân sự trên Biển Đông

    Đây là một vấn đề nữa gây lo ngại cho tất cả các nước thành viên ASEAN. Điều gì sẽ diễn ra với các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của các quốc gia ven biển, nhưng nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý? Nhiều nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam và Inđônêxia, không cho phép các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài trong các khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, Mỹ, nước vẫn chưa phê chuẩn Công ước về luật biển, lại khẳng định rằng các tàu chiến của họ có “quyền tự do hàng hải” bên ngoài vùng lãnh hải của tất cả các nước duyên hải trên Biển Đông. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nước ASEAN cần có một lập trường chung.

    8. Vai trò của Đài Loan là gì

    Một vấn đề khác mà các nước ASEAN có thể giải quyết một cách tập trung là làm thế nào để giải quyết với Đài Loan. Đài Loan đang chiếm đảo Itu Aba hay còn gọi là Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa. Các quan chức và các học giả Đài Loan đã tham gia Hội thảo Track 1.5 về việc xử lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông, do Inđônêxia tổ chức trong 22 năm qua. Đài Loan hiện muốn được quốc tế công nhận như là một bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và một số còn muốn tham dự soạn thảo COC.

    9. Tiến tới cùng phát triển

    Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình những năm 1980 đã đề nghị gác lại tranh chấp tuyên bố chủ quyền và cùng tham gia phát triến trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng lời đề nghị này không được các nước tuyên bố chủ quyền khác đáp lại bởi họ cho rằng Trung Quốc làm như vậy là muốn khẳng định toàn bộ các khu vực biển đằng sau đường lưỡi bò thuộc về nước này.

    Để lời đề nghị này hấp dẫn hơn, Trung Quốc có thể đưa ra một tuyên bố mới thể hiện việc chấp nhận lời đề nghị trên của Trung Quốc để cùng phát triển sẽ không làm khó bất kỳ một quốc gia tuyên bố chủ quyền nào khác trên Biển Đông. Đây là giải pháp được cả ASEAN và Trung Quốc xây dựng nhằm tạo khả năng để Trung Quốc ủng hộ một Khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân.

    Sự phát triển chung như vậy có thể bắt đầu ở những khu vực chỉ có hai nước tuyên bố chủ quyền như bãi ngầm Scarborough giữa Trung Quốc và Philíppin hay khu vực Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam.

    10. Cần cách tiếp cận mới

    Tranh chấp sẽ trở nên phức tạp bằng những tuyên bố chồng lấn trong khu vực kinh tế biển cũng như gia tăng những đòi hỏi về bản chất của từng địa điểm tuyên bố chủ quyền trong khu vực tranh chấp. Mỗi bên tuyên bố chủ quyền vì vậy đều cố gắng hành động đơn phương nhằm củng cố tính hợp lệ của các tuyên bố của mình nhằm tận dụng tối đa lợi thế của nó.

    Như vậy là một giải pháp đều thắng là không thể.

    Điều cần thiết hiện nay là cần một cách tiếp cận mới, một cách suy nghĩ mới với vấn đề là: mỗi bên tuyên bố chủ quyền có thể làm gì để từ bỏ tuyên bố nhằm tạo điều kiện phát triển một giải pháp mới để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo một phương thức cùng thắng?./.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mấy cái báo chính thống nhà mềnh chậm quá pác nhể .Hay họ suy tư về 16 chữ và 4 tốt pác nhể....
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Vì lâu nay nó vào tận Cồn Cỏ cũng chả ai đưa tin...
    Sau mấy mươi năm giải phóng. Bị dập nhiều quá mới nhớ nổi cái đảo anh hùng đó.

    Tội nghiệp!
  3. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Bực hết cả mình...mấy ông bên ta đang làm gì mà ngay tới tàu cá tụi nó vào cũng cắt đứt cáp thế kia...?Hộ vệ kiểu gì kỳ vậy...?
  4. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Đang bận làm luật cho Thủ đô và phân chia - xin xỏ cuối năm. Hỏi hoài!
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đang bận làm luật cho Thủ đô và phân chia - xin xỏ cuối năm. Hỏi hoài!
  5. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Hic. Nó chọn nhắm trúng ngay lúc phái đoàn của tên Lý Kiến Quốc qua VN để cố tình cắt cáp.Bựa thật....thảo nào báo nề phải hôm nay mới thấy hót[:P]
  6. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Nó chơi tàu cá,[​IMG]


    Mình không ngờ nó dở võ bẩn thế, Với cái màn rada thế này thì biết cái tàu nào của nó sẽ vào cắt cáp để mà chặn.
    Mấy cái tàu hộ tống hẳn là đã bị bất ngờ.
  7. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    "phải" với lại "trái"!!!!
    Quay lại húc chết mẹ nó đi chứ giờ bù lu bù loa dc cái gì!!! Nó có thèm quan tâm éo đâu!!!
  8. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Tàu thì vứt nằm bờ hậu Vinashin đầy cả ra. Giờ cải tiến chỉ cần đi húc hoặc làm hậu cần nghề cá thôi cũng ối anh có cơm. Thế mà cũng chịu. Bố tổ!
  9. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Bọn [​IMG] nói viết thế này:

    (Ngoài các Báo điện tử đã ký kết hợp tác với Petrotimes như Dân trí, VietnamNet và VnMedia... các trang giới thiệu tin vui lòng không lấy lại bài viết này nếu chưa có sự đồng ý của Ban biên tập Petrotimes.)

    Thế mà bọn kia vẫn cắm đầu vào lấy của nó, không biết nhục cái mẹt :))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đọc lại đi: Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.[​IMG]
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    không biết chiếc tàu cắt cáp mình bị xử lí như thế nào?

Chia sẻ trang này