1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên đi tiêm phòng dại ko?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi nuhoncuagio, 22/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuhoncuagio

    nuhoncuagio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    1.151
    Đã được thích:
    1
    Có nên đi tiêm phòng dại ko?

    Hix, tình hình là cách đây 2 ngày em bị 1 con chó cắn vào lưng, vết thương có chảy máu và không sâu lắm, bây giờ cũng không thấy sưng. Mama em đang bắt em phải đi tiêm phòng dại, nhưng sáng nay đọc mấy bài về têm phòng dại thấy nguy hiểm quá. Bác nào đã tiêm rồi hay có kinh nghiệm chỉ cho em với, tự dưng thấy o quá.
  2. vietdoan20062006

    vietdoan20062006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    5.751
    Đã được thích:
    7
    đi tiêm đi, chỉ bị giảm mấy điểm IQ thôi
  3. rooney91

    rooney91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2009
    Bài viết:
    1.472
    Đã được thích:
    0
    Không tiêm thì có khi chả còn điểm nào
  4. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Không phải cứ bị chó cắn là tiêm văcxin dại
    Bác sĩ ở các điểm tiêm dại đã từ chối tiêm ngay cho nhiều người bị chó mèo cắn, và dặn theo dõi con vật trong 15 ngày.
    Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu:
    - Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
    - Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ.
    - Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
    - Không theo dõi được con vật.
    - Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
    Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày:
    - Vết cắn nhẹ, xa não.
    - Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
    - Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.
    Theo tiến sĩ Xuyến, nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.
    Những câu hỏi thường gặp về bệnh dại
    - Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn? Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.
    - Cách xử trí tại chỗ như thế nào? Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày.
    - Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không? Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.
    - Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không? Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
    - Thuốc Nam có chữa được bệnh dại? Không. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm văcxin và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.
    (St)
    Được hehehihihoho sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 22/07/2010
  5. esc_force

    esc_force Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2007
    Bài viết:
    2.835
    Đã được thích:
    0
    Bác nên qua trung tâm y tế dự phòng nào, để người ta tư vấn cho. Nhưng theo em, cứ tiêm cho nó chắc. Ngày xưa có ông trong họ nhà em, cũng bị chó cắn. Vết cắn cũng thường, chảy máu một ít, khoảng 10 ngày sau, vết thương đã lên da non rồi, vẫn thấy khoẻ mạnh. Thế mà tự nhiên, sùi bọt mép, và ..... hu hu
  6. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp nào, người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay?
    Phải đi tiêm phòng dại ngay trong các trường hợp sau:
    - Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
    - Vết cắn gần thần kinh trung ương như thân, đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục và nhiều vết cắn nguy hiểm.
    - Không theo dõi được con vật.
    Trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo và theo dõi trong bao lâu?
    Nếu vết cắn, liếm rất nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng. Tuy nhiên, phải theo dõi con vật 10-15 ngày. Trong thời gian đó, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... thì phải đi tiêm phòng dại ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi cắn người mà con vật vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.
    (Sức khoẻ & Đời sống)
  7. 844group

    844group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng có thể sẽ thành PTBH thứ 2!
  8. nuhoncuagio

    nuhoncuagio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    1.151
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn hihi nhá. Hix, mình chả biết thế nào, mà công việc của mình lại đòi hỏi phải di chuyển suốt.
  9. ga_day_ga_day

    ga_day_ga_day Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    867
    Đã được thích:
    0
    Bàc canh con chò tĂ?m 1 tuĂ?n,xem nò cò là?m sao ko.Nò mà? sù?i bòt mèp chẮt hay mẮt tìch thì? 'j tiĂm sớm.Cò?n 1 tuĂ?n mà? nò vĂfn thẮ thì? ko phà?i tiĂm 'Ău
  10. chim_lac_viet

    chim_lac_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.037
    Đã được thích:
    1
    Khổ thân, em đi đâu để con chó nó cắn vào lưng ngỡ như nụ hôn của gió làm tung bay bông bồ công anh thế?
    Em chưa cần tiêm phòng ngay đâu nhưng cần làm những việc sau:
    1. Theo dõi con chó đó;
    2. Tránh gặp, đi đám ma (tuyệt đối tránh nhé);
    3. Nhai thử hạt đỗ xanh, nếu thấy tanh thì không sao, nếu thấy ngọt là chó dại;
    4. Cái này có khi không kịp: rửa vết thương bằng xà phòng ngay sau khi bị chó cắn;
    5. Nếu con chó bị chết, hoặc nhai hạt đỗ xanh thấy ngọt, thì đi tiêm;
    6. Mua cái đĩa CD của Phan Thị Bích Hằng kể chuyện, về nghe lấy niềm tin;
    7. Chúc em chóng khỏe, kiếm cái nanh, vuốt hổ (xịn) đeo sẽ không bị chó cắn nữa. Vì chó khôn thì nó sợ những thứ của hổ, chỉ có chó dại thì nó vẫn cắn như thường. Khỏi phải hỏi.

Chia sẻ trang này