1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

new laser CIWS

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi anhtuan133, 23/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Vũ khí chống tên lửa hiện nay thì vấn đề không phải ở súng đạn mà là máy ngắm. Tên lửa tấn công có tốc độ cao nên máy tính không kịp tính toán góc quay, góc cao để bắn, còn phải tính tới độ giật của súng, độ lệch của chân đế, bánh đà... nên mới cần nhiều đạn để phủ 1 diện rộng.
    Laze bắn điểm thì tốt, nhưng bắn diện tao ra 1 bức màn chắn thì không bằng đạn thép được.
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    @anhtuan133
    Cho mình cái chỗ nói 300 km.
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 24/07/2010
  3. SSX999

    SSX999 Guest

    Cắt: quá trình cơ học.
    Plasma: ở đâu ra thế? Laser muốn biến cái gì đó thành plasma thì phải cực mạnh như ở phòng thí nghiệm Los Alamos.
  4. anhtuan133

    anhtuan133 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    102
    Cái long range này là của Boeing YAL-1 Airborne Laser Testbed. 300km tới 600km là từ wiki. Đó là mô tả khi sản phẩm đạt độ hoàn thiện. (http://en.wikipedia.org/wiki/Boeing_YAL-1)
    If the ABL achieves its design goals, it could destroy liquid-fueled ICBMs up to 600 km away. Tougher solid-fueled ICBM destruction range would likely be limited to 300 km, too short to be useful in many scenarios, according to a 2003 report by the American Physical Society on National Missile Defense.[19]
    Lần thử vừa rồi nghe nói tầm 100km.
    http://www.vietnamdefence.com/Home/ktqs/vukhicongnghemoi/vukhilaser/Vu-khi-laser-cua-My-lan-dau-tien-ban-ha-ten-lua-duong-dan/20102/49054.aspx
    Tui không nghĩ là bạn có thể tìm được số liệu chính xác về range của các vũ khí thử nghiệm này, cũng như của chính các lần thử nghiệm vừa qua. Tư liệu về laser gun cũng ít.
    Công nghệ tracking của họ đã tới đó rồi. Không phải dễ như ăn kẹo hoặc là khó tới mức ko thể làm được. Hiện thực là bây h đế quốc mẽo đã thu lượm khá khá về laser rồi. Chừng chục năm nữa thôi là nó trở thành vũ khí trong kho.
    Đối với hệ thống tầm gần thì film có thể thấy trên youtube
    http://www.youtube.com/watch?v=LThD0FMvTFU
    http://www.youtube.com/watch?v=nVxZ9IHTH2E&feature=related
    Như vậy khái niệm laser phòng không đã bắt đầu đi vào hiện thực.
    Máy bay F35 cũng có đề cập tới khoang chứa vũ khí laser.
    Ở trên độ cao lớn thì hầu như không còn ảnh hưởng của thời tiết nữa, nên laser lên máy bay là điều được trù liệu rồi.
    Về cái vụ đồ lưu niệm thì do cấu tạo máy khác nhau có các nguyên lý khác nhau. Trước đây tôi nghe người ta tư vấn về cái máy dùng 4 tia laser hội tụ tại 1 điểm (người ấy gọi là giao thoa nên tui cũng gọi là giao thoa) --> nhựa bị sôi ở trong lòng. Tui không nghĩ đến mức thành plasma.
  5. anhtuan133

    anhtuan133 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    102
    Tốc độ tên lửa là tốc độ cơ khí. Tốc độ máy tính là tốc độ điện tử. FPGA và DSP đáp ứng được hầu hết các phép tính nhanh nhất.
    Bắn nhiều hay ít là do tham số môi trường không xác định được, các sensor cũng không thật sự lý tưởng. Bắn càng nhiều xác suất trúng càng cao, nhưng cũng tốn kém hơn và có nhiều nguy cơ hỏng súng hơn.
    Theo như tui thấy thì tia laser không phải bắn bừa, mà nó được chọn vào những vùng nhạy cảm dễ bị phá hủy. Cấu trúc của các loại đạn động lực và đạn tên lửa hầu hết có thể nhận diện. Ví dụ phát bắn đạn pháo tui thấy nó bắn vào kíp nổ, còn tên lửa nó bắn vào phần chứa nhiên liệu.
  6. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Plasma do cái laser YAG nó tạo ra đấy ạ.
    Em toàn phải dùng cái này để cắt...thịt NGƯỜI ở nhà thương thôi.
    Khi bắn nghe nó nổ đách toạch, toé lửa xanh nữa kia.
    Kinh ra phết.
    Bác thích thì lúc rảnh đến sở em, em làm cho mà xem
    http://en.wikipedia.org/wiki/Nd-YAG_laser
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Ngoài tốc độ, còn một yếu tố khác: độ phân giải
  8. anhtuan133

    anhtuan133 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    102

    Đối với súng gatling thường bắn bằng radar, độ phân giải không đủ cao nhưng lại hoạt động được trong mọi thời tiết. Việc gắn thêm hệ kính ngắm tele và laser traking có lẽ không phải big problem. Nhưng để chiến đấu trong mọi thời tiết từ mưa tới gió cát thì vẫn phải dùng radar. Nếu thời tiết tốt thì cơ số đạn bắn sẽ ít đi vì hệ ngắm quang và laser phát huy được tác dụng.
    Cũng vì lý do thời tiết có thể hấp thu năng lượng ánh sáng laser nên Laser CIWS vẫn chỉ phát huy tác dụng khi trời quang mây tạnh. Vẫn cần các dàn iron-dome để bảo vệ 24/24. Laser CIWS có thể có chi phí bắn thấp hơn các loại kia.
  9. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Nếu là bài toán giản lập thì tốc độ tên lửa không bao giờ nhanh hơn tốc độ phản ứng của máy tính. Khi rada bắt đuợc tên lửa, sau vài giây là quĩ đạo đã đuợc tính toán xong, súng sẵn sàng bắn khi vào tầm.
    Nhưng đấy là tốc độ trên máy tính, ngoài đời còn có nhiều bưóc điều khiển cơ khí nữa ( ống thuỷ lực sẽ nhận lệnh nâng góc bao nhiêu, chân đế nhận lệnh quay bao nhiêu ...) mà những thứ " cơ khí" này không phải bấm nút là chạy ngay, chính nó làm chậm tốc độ phản xạ của súng máy, và làm sai lệch trong quá trình bắn vì rung lắc.
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Em xin góp vui bằng một số hệ thống vũ khí laser của Mỹ, nếu trật chìa, mong bác chủ thớt nhắc nhở để em khỏi post bài nữa.
    1-Tactical High Energy Laser:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chương trình vũ khí laser đã được bắt đầu nghiên cứu từ hai thập niên trước đây và chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm việc sử dụng vũ khí laser chiến thuật THEL (dự án Tactical High Energy Laser) để bắn rơi hàng chục quả rocket Katyusha trong sa mạc New Mexico.
    Israel là bên hợp tác phát triển hệ thống THEL, nhưng dự kiến phải đến năm 2007 mới đưa vào trang bị vì thiết bị laser còn phải phát triển thêm.
    Riêng radar của hệ THEL đã ở trạng thái hoàn thiện. Năm 2004, Israel đã sử dụng radar của THEL để phát hiện đạn rocket do người Palestine bắn từ dải Gaza và đây đã là đủ để sử dụng radar trong điều kiện chiến đấu. Hệ THEL được thiết kế để bắn hạ các đạn rocket lớn hơn và được chế tạo tốt hơn các đạn rocket Kassam của người Palestine. Hệ thống THEL có thể bám các rocket Kassam nhỏ và bắn hạ chúng bằng laser. Trong khi đó, các vụ thử của Mỹ cho thấy THEL có thể bám và phá huỷ các mục tiêu nhỏ hơn đang bay như đạn cối.
    Hệ thống laser và radar có thể bám đồng thời tới 60 mục tiêu (đạn pháo, cối, rocket) và phá huỷ các quả đạn này ở tầm tới 5 km. THEL có thể phá huỷ khoảng 12 mục tiêu/phút với chi phí khoảng 3000 USD/phát bắn. Mỹ và Israel đã phải mất 8 năm và chi phí 0,5 tỷ USD để đưa hệ thống THEL đạt đến trình độ công nghệ cao như hiện nay.
    Hiện tại, THEL còn cồng kềnh và không thật sự cơ động. Mỗi hệ thống cần có 6 chiếc xe kéo trở lên để chở radar, tiếp nhiên liệu và thiết bị laser.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Biến thể mới MTHEL (Mobile Tactical High-Energy Laser - hệ thống laser chiến thuật năng lượng cao cơ động) đã được thiết kế, sử dụng 3 xe kéo và đã sẵn sàng cho thử nghiệm. Theo đánh giá của các chuyên gia, MTHEL có thể sẵn sàng cho sử dụng trên chiến trường vào khoảng năm 2011 và chi phí cho việc phát triển tiếp hệ này là 1 tỷ USD nữa. Trong vài năm nữa, các nhà thiết kế có thể chế tạo được một hệ thống MTHEL lắp vừa trên 1 xe ôtô đa năng hạng nhẹ cơ động cao HMWV.

Chia sẻ trang này