1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyến đi ngày cuối tuần (Chủ nhật 14/11: Phố Hiến - Làng hương xạ Cao Thôn)

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi paper_hn, 23/08/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trangeric

    trangeric Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    1
    Tớ được nghỉ 2 ngày nên định ngày mai đi làng Thổ Hà. Chả dám đi đâu xa vì đợt vừa rùi tớ đi cũng tương đối nhiều, các cụ ý kiến thì chết.
    Ko phải cuối tuần, nhưng bạn nào có nhã hứng đi thì join cùng cho vui [r23)]

    ID: trangeric0122
  2. rosewhite82

    rosewhite82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Có chị bạn ở SG ra không bít đi chơi đâu ngày mai và ngày kia, đây là mobi của c ý: 0908546123( Van)
  3. paper_hn

    paper_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Tuần này bạn caovut chủ trì kế hoạch đi chơi ạ ;))

    Bạn ý dự tính đi làm hương ở Hưng Yên, đây là link chi tiết hơn:
    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Huong-xa-Cao-Thon/14198
    Vào thứ 7 ngày 16/10, sẽ đi từ 6h30' ở Nhà hát Lớn.
    Mọi người sẽ đến sớm 15-20' để sắp xếp chung, ACE dự tính đi tự chuẩn
    bị đồ uống và đồ ăn trưa để ăn ngòai trời, ai đến sau sẽ tự đi theo sau, vẫn như các lần trước ạ.
    Chi tiết khác xin liên hệ bạn caovutđể biết thêm.

    Hẹn gặp các bạn vào t7 :P
  4. paper_hn

    paper_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hương trầm, sợi dây nối với thế giới tâm linh
    Cứ vào tháng cuối năm, khi mọi người bàn tán về việc sắm tết, làm tôi nhớ lại lúc bé khi còn ở quê được mẹ Cứ vào tháng cuối năm, khi mọi người bàn tán về việc sắm tết, làm tôi nhớ lại lúc bé khi còn ở quê được mẹ cho đi chợ huyện sắm hàng tết là thích lắm. Thế nào tôi cũng đòi được mẹ mua cho đủ thứ, nào pháo dây, con tò he, và một vài thứ khác nữa....
    Những lần ấy, trước khi đi chợ bà tôi thường dặn mẹ:”Mẹ cái gái đi chợ nhớ mua bó hương trầm nhé”. Bà tôi vẫn thường nói;” Ngày tết thiếu thứ gì cũng được nhưng nhất thiết phải có bánh chưng và nén hương thơm để cúng tổ tiên , ông bà”. Bây giờ bà tôi không còn nữa, tôi cũng đã thoát ly ra Hà Nội. Nhưng mỗi dịp về thăm quê, nhất là vào dịp giỗ, tết bao giờ ngoài bánh mứt tôi cũng nhớ mua vài bó hương trầm về và thành kính dâng lên ban thờ và thắp những nén hương thơm ngát. Tôi có cảm giác nén hương trầm toả ra mùi thơm ngào ngạt như sợi dây máu thịt nối liền giữa người đang sống với vong linh những người đã khuất. Đúng như câu ca dao:
    “Vẫn còn đây những lời ru
    Vờn bay phảng phất cho dù tháng năm
    Tổ tiên một nén nhang trầm
    Nối dòng máu đỏ âm thầm thiết tha”.​
    Cũng như một số vật dụng khác, tưởng chừng rất nhỏ bé, nhưng không thể thiếu được trong đời sống của chúng ta. Hương trầm cũng là một thứ nằm trong số đó, nhất là trong đời sống tâm linh của người dân Việt nam dù đang sống tại quê hương hay ở nơi xa sứ trên đất khách quê người.
    [​IMG]
    Hương thơm đặc trưng của khói trầm​
    Hương là thứ mà nhà nào cũng thường dùng, trong những ngày giỗ ,tết hay lễ hội ngày một, ngày rằm hàng tháng, nó không thể thiếu được. Nhưng tôi tin rằng, sẽ rất ít người trong chúng ta quan tâm tìm hiểu về nguồn gốc nén hương đó có từ đâu, bao giờ và làm như thế nào, bằng gì ? Vậy chúng ta cùng nhau làm cuộc tìm hiểu nhỏ về nén hương nhỏ bé ấy.
    Tìm đến hiệu hương Đồng tiến của cụ Đức Ngọc ở số 10 phố Hàng khoai, Hà nội - Một trong số rất ít những nhà làm hương gia truyền nổi tiếng còn lại ở Hà nội ngày nay. Cụ Đức Ngọc nay tuy đã quá tuổi “cổ lai hy” nhưng cụ vẫn rất khoẻ mạnh và tinh nhanh, cụ cho chúng tôi biết. Cụ là hậu duệ thứ 7 trong gia đình truyền thống làm hương gốc ở làng Cao thôn, xã Bảo khê, huyện Kim động, tỉnh Hưng yên mà ngày xưa thường gọi là làng Đông lỗ. Qua cụ Đức Ngọc và một số tư liệu tôi được biết, nghề làm hương ở nước ta có từ rất lâu rồi khoảng 2000 năm, từ thời Hai Bà Trưng nhưng thời đó chỉ có loại hương đen. Hương đen được làm từ một loại nhựa, gọi là nhựa trám mua ở vùng miền núi phía bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên....Nhựa trám được trộn với bột than sau khi tán mịn tạo thành thứ bột dẻo quánh, mầu đen. Mỗi khi se hương người ta véo một ít khoảng ngón tay cái rồi vê vào tăm tre và lăn cho tròn. Loại hương đen này khi thắp lên có mùi hơi hắc, ngai ngái. Nó xuất sứ ở xã Xà Kiều, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây .
    Còn loại hương trầm nén, hương vòng như ngày nay thường dùng có nguồn gốc tại quê của cụ là làng Cao thôn, xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên .Cụ Đức Ngọc cho biết: Ở làng cụ ngày xưa có cụ bà tên là Đào Thị Khương, lúc sinh thời cụ lấy chồng người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc, rồi về ở quê chồng bên Phúc kiến. Tại quê chồng cụ theo nghề nhà chồng làm hương. Sau khi chồng mất, buồn thương chồng và nhớ nhà, cụ trở về Việt Nam thăm quê hương, nơi chôn rau cắt rốn. Lúc này tại quê nhà thấy bà con họ hàng nghèo túng vì lúc đó không có nghề phụ gì ngoài nghề nông, khi nông nhàn thì ngồi chơi chẳng có việc làm. Thấy vậy cụ dậy cho bà con họ hàng ở quê nghề làm hương trầm. Từ đó nghề hương trầm xuất hiện ở Việt Nam. Và cũng từ đó cuộc sống của người dân trong làng cũng dần một khấm khá lên, làng xóm đông vui sầm uất hơn. Để tưởng nhớ công ơn của cụ, cụ tổ nghề hương trầm người khai sinh ra nghề hương trầm ở Việt Nam, hàng năm cứ đến ngày 21 tháng 8 âm lịch, mọi người lại trở về quê làm lễ giỗ tổ nghề.
    [​IMG]
    Người dân đi lễ chùa với những bó hương thơm​
    Để làm ra được nén hương trầm trông đơn giản là vậy nhưng quả là cũng lắm gian truân và nhiều công phu. Hoá ra, cái mùi hương dìu dịu, man mát mang đến cho lòng người cảm giác linh thiêng và thành kính ấy được làm ra từ rất nhiều vị, chủ yếu là thuốc bắc. Công việc ấy tưởng chừng rất đơn giản, thậm chí nhiều người còn cho rằng chỉ cần một ít mùn cưa và trầm là làm được. Để làm được những công đoạn này không phải là dễ. Gần 60 nguyên phụ liệu cho một nén hương chủ yếu là những vị thuốc bắc như: Tùng, trắc, quy đầu, bạch chỉ, hắc hương, hoa hồi, quế chi, cam thảo và hàng chục vị khác nữa. Tất cả được đem xay nhỏ thành bột riêng từng loại rồi pha trộn chúng từng thứ theo công thức nhất định. Dù biết rằng đó là bí quyết gia truyền, nhưng tôi hỏi vui cụ tỉ lệ pha trộn các vị thế nào? Cụ chỉ cười, một nụ cười rất hiền lành, đôn hậu. Cụ Đức Ngọc cho biết nghề làm hương là nghề “tích phúc” cho con cho cháu, bởi vậy với tâm niệm lớn nhất của cụ là giữ gìn nghề truyền thống của gia đình, và cụ đã truyền nghề cho con gái là chị Tú chủ hiệu hương Đồng Tiến, số 10 Hàng khoai và con dâu mình là chị Nguyễn Kim Thuý chủ hiệu hương Tiến Thành, ở 146 Trần Nhật Duật - Hà Nội.
    Chị Kim Thuý - chủ cơ sở hương Tiến Thành đã không phụ lòng mong ước của mẹ chồng mình. Từ nhiều năm nay, cơ sở hương Tiến thành của chị cũng như cơ sở hương Đồng Tiến của chị Tú đã nổi tiếng trong Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác với những sản phẩm từ hương nén, hương vòng và trầm viên.
    Theo chị Thuý ,công việc làm ra một sản phẩm hương trầm khá tỉ mỉ và phức tạp. Nếu ai không có lòng kiên nhẫn, không yêu nghề thì không làm được. Để có được nén hương thơm, nguyên liệu phải chọn loại thật tốt sau đó các vị thuốc được đem xay nhỏ mịn, khi cân đong phải thật chính xác, đúng tỉ lệ. Dẫn tôi đi thăm xưởng sản xuất, chị nói :”ngay cả khi trộn bột, nước cũng phải đong chính xác ”Sau khi bột hương được trộn nhuyễn, mà phải trộn trong chậu sành, dưới bàn tay khéo léo, thoăn thoắt của người thợ nén hương được hình thành. Công đoạn cuối cùng là lăn que hương vào một thứ bột, trong nghề gọi là bột xoa
    Lúc này những nén hương không bị dính vào nhau nữa và được đem đi phơi. Hương được phơi khắp sân, sắc vàng rực rỡ. Hương được bó chân lại với nhau từng bó lớn, thân xoè ra phơi nắng, mầu vàng sáng trông tựa như những bông cúc đại đoá thật đẹp mắt. Còn hương vòng thì công đoạn sản xuất phức tạp hơn nhiều. Tôi hỏi chị sao không đưa máy móc vào sản xuất, chị cho biết hương làm bằng máy bị ép chặt cháy rất lâu, tụng hết bài kinh mà hương vẫn chưa cháy hết là không được vả lại độ thơm cũng bị giảm đi và khói nhiều. Hương làm bằng máy chỉ dùng cho hương muỗi, nhà chị không sản xuất.
    Cùng với sự phát triển của nghề làm hương, gia đình chị Thuý đã tạo điều kiện kiếm sống bằng chính sức lao động của mình cho rất nhiều lao động trẻ ở nông thôn trong lúc nông nhàn, hay cho những trẻ em bị khuyết tật. Phần nào giúp cho cuộc sống của họ đỡ khó khăn hơn.
    Nhưng giữa thời buổi kinh tế thị trường, hàng ngoại tràn ngập nhiều loại hương nước hoa hoá chất hay hàng giả bầy bán la liệt, người người thắp hương ,nhà nhà thắp hương. Để giữ được chữ tín, giữ được nghề gia truyền và tôn thêm vẻ đẹp bản sắc văn hoá dân tộc, cụ Đức Ngọc nói “người làm nghề hương phải yêu nghề và quan trọng nhất là phải có cái TÂM.”.Khách có thể dễ dàng mua hương ở bất kì đâu, nhưng khi đã thắp nén hương trầm của thương hiệu Đồng Tiến hay Tiến Thành sẽ không bao giờ quên được mùi hương thơm ngát, dịu nhẹ và họ biết rằng mình đang thắp lên bằng tấm lòng thành kính, trong sạch, không vương víu bụi trần.
    Cụ còn cho biết hương nhà cụ sản xuất hoàn toàn bằng những vị thuốc bắc, như vậy mùi thơm mới tự nhiên, trong sạch và thoát tục. Còn những loại hương làm bằng hoá chất, mùi nước hoa vừa không tốt cho môi trường và vừa thơm mùi thơm trần tục.

    Nén hương biểu tượng cho tấm lòng thành kính của những người đang sống với thế hệ đã khuất. Tượng trưng cho sự biết ơn của thế hệ trẻ với thế hệ cha anh đi trước. Nén hương là sợi dây liên lạc với thế giới tâm linh, nén hương được thắp lên với lòng thành kính tổ tiên .Hương thơm ngan ngát, nhè nhẹ lan toả, khói hương cuộn bay lên mờ ảo. Nhưng đằng sau đó là bao nỗi nhọc nhằn, vất vả, là sự yêu nghề và là cái TÂM của những người làm nghề hương tiêu biểu như gia đình cụ Đức Ngọc - chị Kim Thuý chủ hiệu hương Đồng Tiến và hiệu hương Tiến Thành.
    Vân Khánh










    Làng nghề hương xạ Cao Thôn [​IMG] [​IMG] [​IMG] Thứ sáu, 09 Tháng 7 2010 16:36
    Hưng Yên xưa có một số làng chuyên làm hương, nay chỉ còn hai nơi duy trì nghề này: thôn Hạ, xã Trai Trang, huyện Yên Mỹ chuyên làm hương đen nhưng nay quy mô bị thu hẹp do không có thị trường; thôn Cao (quen gọi là Cao Thôn) xã Bảo Khê, thị xã Hưng Yên chuyên làm hương xạ. Nghề làm hương ở Cao Thôn (Bảo Khê, Hưng Yên) đã có từ rất lâu. Các cụ cao tuổi trong làng cũng không ai biết rõ là nghề truyền thống này có từ bao giờ. Trải qua bao thăng trầm, hương Cao Thôn vẫn giữ được những đặc tính mà ít loại hương nào sánh được. Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng mà nồng nàn chứ không sực nức như nhiều loại hương khác.

    Hương xạ Cao Thôn vốn là sản phẩm truyền thống đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Hưng Yên và nhiều tỉnh lân cận. Người dân trong làng đã trải qua gần hai trăm năm sống và gắn bó với những nén hương. Theo tục truyền, xưa kia, bà Đào Thị Khương, người con gái quê có tài có sắc lấy chồng tận bên Trung Quốc đã học được nghề làm hương xạ. Sau này bà trở về quê hương truyền dạy nghề cho dân làng.

    Trải qua bao thăng trầm, nén hương xạ Cao Thôn đã có được những phẩm chất mà ít làng hương nào sánh được, từ mùi thơm, độ bắt lửa đến hình thức. Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.

    [​IMG]

    Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là dây keo được mua từ Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa... và cả trong miền Nam. Dây keo được nghiền thành bột, sau đó trộn lẫn với các loại thảo mộc như: xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, hoàng đàn, tùng bạch chỉ, đinh hương, mỏ quạ. Tùy từng thợ mà cho ra các loại hương với mùi thơm khác nhau do cách pha chế của mỗi người mỗi khác.

    Hầu hết các công đoạn từ pha chế thuốc, se, nén đều phải tiến hành bằng phương pháp thủ công. Các công đoạn đòi hỏi sự chú tâm của người thợ, phải thật đều, thật chuẩn xác thì sản phẩm mới như ý. Nén hương làm xong được đem phơi trên những chiếc phên, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp mà giữ nguyên mùi thơm. Trời nắng thì phơi một ngày, trời râm thì phải phơi từ hai đến ba ngày. Họ tránh đưa hương qua lửa vì như thế hương sẽ bị mất mùi. Sự chu đáo, nghiêm khắc của người thợ trong từng công đoạn chính là bí quyết làm nên thương hiệu của hương Cao Thôn.

    Công nghệ sản xuất hương đơn giản, dụng cụ có thể tự tạo hoặc mua sắm không tốn kém, nguyên liệu làm hương đều lấy từ thảo mộc, vốn sản xuất cũng không đòi hỏi lớn lắm, thế nhưng không phải ai cũng có "duyên" với nghề này. Người thực sự sống bằng nghề làm hương chỉ có thể là người ở Cao Thôn. Một số gia đình làm ăn phát đạt đã ra thành phố mở hiệu chuyên bán hương nổi tiếng một thời như Quảng Thái, Vạn Hoa, Hoàng Phát (Hà Nội), Đồng Phát (Hà Đông), Hồng Phúc (Huế), Đồng An Xương (Sài Gòn), Đồng An Mỹ (Hải Dương),... Đến thời vụ làm hương, vào hai tháng giáp Tết Nguyên Đán, người Cao Thôn còn đổ ra các thành phố, thị xã làm hương bán tại chỗ để giảm bớt chi phí chuyên chở, tuy vậy sản lượng hương sản xuất tại địa phương vẫn là chính.

    [​IMG]

    Người Cao Thôn cho rằng, nghề làm hương liên quan đến tâm linh, lương tâm làm nghề không cho phép họ cẩu thả, làm hương giả, hương kém chất lượng. Mỗi mẻ hương, người thợ đều cẩn thận đốt thử để kiểm tra chất lượng xem có cháy đều, cháy hết không, hương thơm ra sao, hình thức thế nào...

    Về Cao Thôn những ngày giáp Tết mới thấy không khí làng nghề thật náo nhiệt. Ngay từ ngoài Quốc lộ 39 đã san sát những gian hàng bầy bán hương, đủ loại hương quế, hương đen, hương vòng, hương đậu tan... Mùi thơm của hương toả kắp nơi. Trong làng, khung cảnh lao động diễn ra rất khẩn trương. Từ những em bé mới chỉ học lớp một, lớp hai đến những cụ già tóc bạc, răng rụng, ai đấy đều rất tất bật sản xuất hàng phục vụ cho mùa làm ăn tốt nhất trong năm. Cả làng có 120/190 hộ làm hương. Công việc không nặng nhọc nên có thể tận dụng được hết nguồn lao động trong làng, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể làm được.

    Nghề làm hương đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong làng. Hiện nay ở Cao Thôn có khoảng 300 lao động làm hương, sản lượng hương xạ đạt xấp xỉ 10 triệu nén/năm với doanh thu từ 2,5 - 3 tỷ đồng. Thời vụ làm hương đông nhất là hai tháng giáp Tết Nguyên Đán.

    Nghề làm hương ở Cao Thôn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn rất thân thiện với môi trường. Nhiều năm nay, người thợ vẫn lưu giữ được những bí quyết truyền thống để bảo đảm cho chất lượng hương ngày càng tốt mà không phải sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Từ xa xưa đến nay, những loại cây, thuốc bắc như quế chi, hoàng đàn, hồi... vẫn là nguyên liệu để làm ra sản phẩm hương truyền thống.

    Để đáp ứng nhu ngày càng cao của người tiều dùng, cả làng không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá sản phẩm ngày càng rộng rãi. Một trong những cơ sở sản xuất quy mô lớn ở Cao Thôn hiện nay phải kế đến là cơ sở hương Thế Hưng của ông Đào Văn Cơ. Hiện cơ sở này đã xây dựng được nhà xưởng thu hút trên 40 lao động thường xuyên, có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, thường xuyên xuất hàng đi Ấn Độ.

    Tin vui đã đến với người dân, mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên đã về nghiên cứu, xây dựng logo riêng cho làng nghề nhằm từng bước quảng bá, xây dựng thương hiệu. Làng nghề hương xạ Cao Thôn vẫn có triển vọng giữ được nghề và ổn định phát triển.

    Văn Phô (tổng hợp)
  5. tung5917

    tung5917 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Thứ 7 này mình bận vụ chụp ảnh ở Văn Miếu rồi, không thì cũng tham gia. Chưa đi làng nghề này bao h.
  6. BCK

    BCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    624
    Đã được thích:
    0
    Vi vi vu vu

    Sáng thức dậy thấy mưa lạnh, ngài ngại lại ngủ tiếp [:D] Thế rồi ẩm thực Hà Thành là bún thang Cầu Gỗ & cafe dân dã hiên nhà khu phố cổ Tạ Hiện lôi kéo cơn buồn ngủ [:P] , bật tung người, vơ vội máy ảnh ra khỏi nhà nhập nhóm :)>-

    Chuyến đi trong 1 ngày mà thời tiết như 1 người có tính cách " thời tiết ". Trời se lạnh, gió rít từng cơn, mưa 1 lúc rồi tạnh, tạnh rồi lất fất mưa, fiêu du...

    Trong lúc 1 số bạn rẽ vô đền chùa, tìm hiểu nghề cổ xưa, tớ loăng quăng chụp 1 số pô:

    Hồ Bán nguyệt, lúc đấy mưa lộp đà lộp độp, ngại leo lên cái nóc điếm canh trên triền đê để view đc toàn cảnh hơn:

    [​IMG]


    Có 01 chú Cuội... ?!
    [​IMG]

    Bờ dậu nhà ai:

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. paper_hn

    paper_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Tớ post lịch đi từ bây giờ đến hết tháng 11 lên Facebook page rồi nhé.
    Các chuyến đi hoặc vào thứ Bảy hoặc vào Chủ nhật, sẽ cập nhật thông tin nơi hẹn gặp và thông tin khác (nếu có) ngay trước chuyến đi cũng trên đó luôn.

    Ko hạn chế số người tham gia và bạn ko cần đăng kí trước, nhưng bạn nào muốn tham gia xin vui lòng đọc các topic trước để biết bạn phải chuẩn bị và chú ý gì. Các lí do như bận, quên, hay ko biết tìm ở đâu để mà đọc ko phải là lí do nhé.

    Sau khi đọc các topic trước, nếu thấy có gì ko thích hợp với bạn, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn để đi với... các nhóm khác :P
    Thông tin về điểm đến và các thông tin khác (nếu có), mời bạn... Gooogle it. Xin tìm hiểu càng nhiều càng tốt về điểm đến trước khi đi nhé :x

    Sau đó, tớ cũng ko còn thời gian với topic này nữa, hi vọng bạn Ánh hay là bạn nào đó có thể duy trì nó tiếp tục ở đây >:D<
  8. son1610

    son1610 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ đường link facebook của bạn paper_hn với.
  9. NhocVet

    NhocVet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    mình chơi với
    ngày mai là t7 rồi, lịch và thời gian cụ thể thế nào nhỉ? cả liên lạc nữa?
  10. paper_hn

    paper_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai sẽ có lúc đi vào gần hang đá, mọi người mang theo áo ấm nhé.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bạn vui lòng đọc kĩ trước khi hỏi, đọc kĩ thêm một lần nữa trước khi quyết định đi, nếu ko đủ cẩn thận để làm việc trên mời bạn.... đi với nhóm khác nhé :)

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trả lời như trên. Chuyến đi chỉ dành cho người cẩn thận.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Thêm một số notes nhé:

    - Đường đi dài gấp rưỡi đường hôm trước đến chợ Chuông, vì vậy mọi người cố gắng hẹn trước để có thể đi chung nhé. Nếu đã hẹn trước rồi, xe còn thừa có thể gửi từ trước đó tại bãi gửi xe ở chân cầu Vượt.
    - Vì mình phải đến sớm để xem chợ phiên, cho nên nếu lúc đi mọi người ko mệt thì có thể đi thẳng đến đó. Nếu ko, có thể nghỉ giữa đường và vào cái chùa mà bạn Ánh yêu cầu đi [​IMG])
    Ngoài phiên chợ Sêu, trong cùng ngày hôm đó chúng ta sẽ đi xem:

    + Nghề làm nghề dâu tằm (cùng nơi đó), đi thăm làng đó và khu ven sông gần đó.
    + Chùa Bối Khê (đã nói ở phía trên). Xem vào lúc nghỉ trên đường đi hoặc lúc nghỉ trên đường về.
    + Hang Cửa Hương ở xã An Tiến.
    Sẽ ăn trưa ngoài trời ở đây. Bạn nào thích bơi có thể mang theo quần áo bơi.
    Hang Cửa Hương được hình thành do một dòng nước bắt nguồn từ địa phận thôn Ái Làng, xã An Phú, xuyên qua lòng núi, rồi tụ lại ở thôn Phú Duy, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức. Nước trong hang rất trong và sạch, mát lạnh về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Người dân khi làm đồng về, chỉ cần nhảy xuống tắm táp, để dòng nước vuốt ve, xoa dịu là bao mệt mỏi như tan biến. Với đám trẻ thì hang Cửa Hương là một điểm vui chơi lý thú suốt bốn mùa.

    Tương truyền, trước kia, có người vô tình thả quả bưởi ở vùng nước xoáy Ái Làng, rồi lại vớt được nó ở chính đầm nước hang Cửa Hương. Như vậy, đầm nước được hình thành từ dòng chảy ngầm khoảng 10km trong lòng núi. Nhiều du khách hiếu kỳ đã thử bơi sâu vào trong để khám phá, nhưng do thiếu ánh sáng mặt trời nên chưa có ai đủ dũng khí đi đến tận cùng của mạch nước ngầm.

    Tại khu vực hang, người ta đã phát hiện ra nhiều chứng cứ lịch sử quan trọng. Năm 1965, trong khi đào đất đắp đê, nhân dân đã phát hiện trống đồng cổ, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hà Tây. Tương truyền, ngày trước nơi đây là bãi tập của quân lính Ngô Xương Xí, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân thời vua Ngô Tôn Quyền. Bãi tập của nghĩa quân xưa kia chính là những bãi trên núi quanh đầm Cửa Hương. Cách đây 5-7 năm, những người đi tìm nguồn sắt đã bắt gặp rất nhiều dấu tích vũ khí của nghĩa quân được chôn giấu sâu dưới lòng núi.

    + Di chỉ Lăng Dứa, xã Thượng Lâm. Đến vào buổi chiều, sau khi ăn trưa.
    Di chỉ khảo cổ học được khai quật năm 1971, tại gò Lăng Dứa, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là mộ hợp chất ngoài quách trong quan, quách dài 2,40m, rộng 1,30m, cao 0,94m, dày 0,155m gồm 11 lớp và lớp trong cùng là quách bằng gỗ Ngọc Am. Quan tài gỗ dài 1,86m cũng bằng gỗ Ngọc Am. Đồ tùy táng là quần áo gấm, lụa và nhiều thứ khác.

    Người nằm trong mộ được xác định là Bùi Thị Qúy, vợ của Đặng Đình Tướng. Đặng Đình Tướng (1649-1736), đỗ tiến sĩ năm 1670, làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại, làm quan võ đến chức Đô đốc trấn thủ Sơn Nam, gia phong Thái phó, tham dự triều chính, lên quốc lão rồi về hưu.

Chia sẻ trang này