1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lượng hạt nhân Vietnam. Vũ khí chiến lược, vũ khí công nghệ cao, vũ khí sinh hoá của Việt Nam.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 15/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Có 2 khâu quyết định nhất để làm ra 1 quả bom A là khâu làm giàu nhiên liệu (U235 hoặc Plutioni) và khâu kích nổ. Nói theo những thông tin không bí mật thì hiện nay chưa có 1 công nghệ nào được coi là tốt để có thể tách U 235 từ hỗn hợp U tự nhiên cả, chỉ cần nhìn qua số lượng máy ly tâm khổng lồ mà bác Iran định trang bị là biết liền [:D] Vấn đề kích hoạt quả bom cũng là bài toán khó vì phải dư nhiều nơtron chậm sau khi kích nổ mới gây bùng phát PƯHN được, có thể việc kích hoạt U 235 nguyên chất thì dễ hơn hỗn hợp đồng vị 235-238. Nghe bảo một số nước làm giàu được U 235 nhưng không cách nào làm cho nó nổ được nên đành bỏ cuộc [:D]
    Theo lý thuyết thì với U 235 nguyên chất chỉ cần hơn 1kg là có thể làm ra bom A rồi, tuy nhiên đọc cái cách mà bọn Mỹ hồi 1945 nó làm giàu Urani thấy cũng ngán ngẩm, VN mình có giàu lên 10 lần chắc mới dám chơi như nó ^:)^
    Tóm lại là cho dù phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ mục đích gì đi chăng nữa thì cũng không thể đi theo con đường làm giàu truyền thống được vì ta không đủ gạo để bán, nghiên cứu ra phương pháp làm giàu mới ưu việt hơn thì may ra ~X
  2. withmefile3

    withmefile3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2011
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    66
    @MaiTrang84 Theo sách giáo khoa thì kích nổ không khó, cứ khối lượng vưt hạn là nổ. Chính vì thế nên người ta mới lo cho cái nhà máy ở Nhât. Em nghĩ vấn đề chính là làm giàu, đúng như bác nói, quá khó. Vì nếu không đủ giàu thì đầu đạn sẽ rất to, gây khó khăn cho việc vận chuyển.
  3. 1968khesanh

    1968khesanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Các Bác giỏi quá cái gì cũng biết ..! Tôi nghĩ như thế này thì nước ta có khoảng hơn 100 chuyên gia có thể chế tạo được VKHN.
  4. stephenkendy

    stephenkendy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0

    Thầy ấy hiện nay đâu rồi hả bạn. Trong bất cứ lĩnh vực nào con người là số 1, tiền bạc là số 2. Có đứa bạn rất giỏi, ước muốn đưa nó vào nghành công nghệ tên lửa của VN thông qua 1 người quen mà ko được ?

    Thực trạng của KH nói chung và đất nước nói riêng sau hàng chục năm sai lầm nhiều ngổn ngang quá.

    Những nghành mũi nhọn kiếm ra nhiều tiền thì các cường quốc chia nhau hết cả ( nếu ko có sự thay đổi nào ở chuỗi cung trên toàn TG với sự trỗi dậy của 1 số nước có lẽ những nước như VN khó đi lên được) , ngay cả đồ sinh hoạt cơ bản cũng có thương hiệu của nó ( đồ gỗ , điện, dệt may...Đức, Đài Loan, TQ).

    Cứ cố gắng cộng với may mắn những thành quả về kinh tế, khoa học có thể đến với VN trong tương lai xa....

    Nhắc lại là VN luôn tôn trọng, thực thi đầy đủ các công ước quốc tế.
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đúng vậy, con người là 1. Vũ khí nhà miểnh không bằng bọn nó nhưng "dòng máu Vietnam" luôn làm nên điều vĩ đại. Khi nào nhà mềnh còn đối xử với nó như 1 chư hầu ngày đó nó còn coi bình là 1 "chầu hư:D" và luôn muốn chiếm. Nhưng chính sách ngoại giao hiện giờ là đúng đắn và kế thừa kinh nghiệm của ông cha ta hàng ngàn năm nay. Bên cạnh đó phải hiện đại hóa QP để có răn đe mạnh[:D]
  6. zolahn

    zolahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
    Theo các bác,VN mình nên chọn loại tên lửa hành trình nào để thay thế Scud? Nhà em thấy Club-M là một hệ thống rất tuyệt!Vừa có thể sử dụng tên lửa đối đất,vừa có thể sử dụng tên lửa đối hải.Thêm nữa,hệ thống Iskander-K đang được thử nghiệm sử dụng bệ phóng y chang Club-M,giới báo chí thì nghi rằng loại tên lửa mới mà Iskander-K sử dụng là biến thể nâng cấp của họ tên lửa Club:3m54,3m14.
    Nếu tiến hành hiện đại hóa lực lượng tên lửa chiến thuật em nghĩ nên quan tâm tới lũ này :D
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    nhà miềng đi đờ réc lên hiện địa thì những loại này là chuyện nhỏ, bác yên tâm nhé[​IMG]
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Nhật khảo sát địa chất điện hạt nhân Ninh Thuận

    Tàu khảo sát địa chất M.T. Choyo Maru, thuộc Công ty khảo sát địa chất Kawasaki Nhật Bản đến Việt Nam và đang khảo sát địa chất biển phục vụ dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ĐHN Ninh Thuận 2.

    Tàu M.T. Choyo Maru sẽ tiến hành khảo sát địa chất trong vòng 43 ngày tính từ 14/9, thời gian hoạt động từ 7h đến 17h mỗi ngày. Tàu kéo theo một cáp tiếp sóng dài 70 m, phía cuối cáp có một phao để giữ cho cáp nổi trên mặt nước từ 2 đến 5 m. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Thuận cử 2 tàu tham gia làm nhiệm vụ hộ tống.

    Ông Võ Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ đoàn khảo sát, tỉnh đã có thông báo yêu cầu các chủ phương tiện nổi, tàu thuyền đánh cá của ngư dân trong và ngoài vùng biển này tạm thời không hoạt động tại các khu vực thuộc phạm vi hoạt động của tàu khảo sát M.T. Choyo Maru, với bán kính ít nhất 2 km.

    [​IMG]
    Tàu khảo sát địa chất Choyo Maru. Ảnh: dokai.co.jp

    Theo tính toán của Bộ Tài nguyên Môi trường, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, động đất 8,3 độ richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila có thể tạo nên sóng thần cao 5,2 m tại Quảng Ngãi và 2,1m vùng Nha Trang. Động đất 9,2 độ richter có thể tạo ra sóng thần cao 10,6 m ở Quảng Ngãi và 5 m tại Nha Trang. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới bờ biển Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng trên vùng biển Trung Nam Bộ sau khoảng 2 giờ. Ninh Thuận được các nhà địa chất xác định là vùng động đất cấp 5 hoặc 6.

    Về mặt khoa học, các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ richter ở các vùng biển có khả năng gây ra sóng thần. Bộ Khoa học công nghệ đã đặt hàng các nhà khoa học Viện Địa chất và Viện Vật lý địa cầu thực hiện đề tài “Đánh giá về hoạt động đứt gãy ở khu vực dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2”. Đây cũng là cơ sở để hoàn thiện những quy chuẩn về an toàn cho máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

    Tại hội nghị điện hạt nhân Ninh Thuận lần thứ 9 diễn ra hồi tháng 8, ông Vương Hữu Tấn - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho biết dự kiến đầu năm 2013, tất cả thông số về địa chất, nguy cơ thiên tai (bao gồm cả sóng thần) sẽ có đầy đủ, để đến năm 2014 có thể khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 theo đúng kế hoạch.

    Trong hội nghị này, các nhà khoa học cũng đề nghị khảo sát bổ sung địa chất hai khu vực dự kiến xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, do những nghiên cứu ban đầu chưa đầy đủ. Tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Khoa học địa chất và khoáng sản, cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã khảo sát địa chất của vùng đất Vĩnh Hải, Phước Dinh - địa điểm dự kiến xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân. Kết quả cho thấy có một số đứt gãy đã bị bỏ sót trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây.

    Ví dụ hai đứt gãy Suối Mía ở Phước Dinh và Vĩnh Hải 2 ở Vĩnh Hải. Đứt gãy Suối Mía không thể hiện rõ ràng trên đất liền nhưng đáy biển biểu hiện rõ dưới dạng một lạch nước ngầm. Hệ đứt gãy này tạo thành một địa hào rộng khoảng 1.520 m cắt qua cả đá gốc lẫn thềm biển và tạo nên đoạn bờ biển khá thẳng ở Vĩnh Hải. Hiện chưa có cơ sở để kết luận về tuổi và tính chất hoạt động của nó.

    Tương tự, đứt gãy Vĩnh Hải cũng chưa được đo vẽ, nghiên cứu nhưng tiến sĩ Văn cho rằng rất đáng lưu ý bởi nó tạo nên bờ biển rất thẳng ở khu vực Vĩnh Hải, đồng thời tách Hòn Đeo ra khỏi đất liền và gây giập vỡ mạnh một loạt đảo phía đông bắc. Đứt gãy này cũng làm xuất lộ nước ngầm chứa soda tạo nên cát sạn vôi ở ngay sát mép nước dọc bờ biển Vĩnh Hải.

    Nhóm nghiên cứu đặc biệt lưu ý hai đứt gãy nêu trên và đứt gãy Núi Chúa có thể gây động đất, dịch chuyển làm biến dạng, phá hủy công trình.

    [​IMG]
    Khu vực được quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận ở Vĩnh Tường. Ảnh: Sơn Ninh

    Cũng tại hội thảo, PGS.TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 sẽ xây dựng các lò phản ứng thế hệ thứ 3 hoặc 3+. Do vậy, hệ số an toàn sẽ cao hơn nhiều lần so với lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

    Việt Nam và Nga đang gấp rút thực hiện các nghiên cứu để xây dựng một báo cáo đầy đủ trình Thủ tướng phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Theo tiến sĩ Tấn, nếu trong quá trình nghiên cứu phát hiện các yếu tố không đảm bảo an toàn cho dự án thì phải thay đổi địa điểm đã chọn.

    Theo đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệp định về xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga. Hai bên đang thảo luận hợp đồng làm báo cáo khả thi và tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy.

    Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đang được các đối tác Việt Nam và Nhật Bản thảo luận để triển khai nghiên cứu địa điểm và lập báo cáo khả thi. Thủ tướng đã đồng ý triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân hợp tác với Liên bang Nga. Hai bên đã tiến hành đàm phán hiệp định và dự kiến sẽ ký kết hiệp định liên chính phủ về xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân vào cuối năm 2011.

    Ông Sueo Machi, nguyên Phó Tổng Giám đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), hiện là Điều phối viên Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA), phát biểu tại hội thảo là vai trò của người vận hành nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng, đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu. Ông cho biết thêm: "Năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50-60 lượt cán bộ trong lĩnh vực điện hạt nhân. Tới đây, Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm vận hành nhà máy điện hạt nhân an toàn".

    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/09/nhat-khao-sat-dia-chat-dien-hat-nhan-ninh-thuan/
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Hoang mang khí độc lạ xả ra môi trường ở Quảng Ngãi
    10/5, Quân khu 5 đã cử đoàn công tác về huyện Nghĩa Hành để tiến hành xem xét và kiểm tra chất độc do anh Bùi Thống (28 tuổi) vô tình xả thải làm hàng loạt cây trồng chết, gây lo lắng ở địa phương.
    Nhìn bên ngoài thì chiếc bình có hình dáng giống như bình gas mà người dân vẫn hay sử dụng để nấu ăn, tuy nhiên kích cỡ to hơn.
    Theo thông số ghi trên vỏ, thì bình có chiều dài trên 2m, đường kính khoảng 85cm, nặng khoảng 436kg, dung tích khoảng 800 lít. Ở phần giữa thân bình có hàng chữ lớn được phỏng đoán là tiếng Trung Quốc.
    [:D]
    http://www.zing.vn/news/xa-hoi/hoan...-truong-o-quang-ngai/a249151.html#home_tintop
    đem cái này về nghiên cứu vk hóa học là ok=))=))=))
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    a

Chia sẻ trang này