1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Hợp tuyển văn box Du lịch 2010 - Quyển số 4 - Link download trang 8" nhé.

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi ga_ru_21, 20/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    [Đại Hội] Nhận bài đóng góp cho Hợp tuyển Văn học Box Du lịch - Quyển số 4

    Thưa anh chị và các bạn,

    Trong chặng đường hơn 8 năm của box Du lịch, hàng ngàn thành viên của box đã trải nghiệm trên khắp nẻo đường của đất nước từ nơi thâm sơn cùng cốc đến vùng hải đảo, và "ta ba lô" lang thang khắp nơi xa xôi trên thế giới. Mỗi hành trình đều đọng lại trong mỗi người những cảm xúc vô tận mà có thể truyền cho nhau đôi ba câu chuyện được kể bên chén rượu hoặc chén trà, hay qua những khuôn hình đẹp, khoảnh khắc vô giá được chụp lại; nhưng hình như đã lâu, ít người chắp bút để chau chuốt lại dòng suy nghĩ tuôn trào về chặng đường - "người tình", cảm nhận về cuộc sống, văn hóa dân tộc nơi mình đã qua, trải nghiệm với niềm đam mê xê dịch của những đôi chân không mỏi. Mỗi hình thức chia sẻ thể hiện đều có ngôn ngữ riêng, chữ nghĩa cũng là một ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn đồng điệu hoặc dẫn đường cho người mới đến.

    Nhân dịp Đại hội lần thứ V, và cũng để khuyến khích phong trào viết trong box vốn đang ngày một thoái trào, BTC Đại hội mong muốn sự đóng góp bài vở của các cá nhân tham gia box để có thể cho ra đời Hợp tuyển Văn học Box Du lịch - Quyển số 4.

    Hợp tuyển, ngoài là nơi lưu lại những ký ức và cảm xúc một thời, còn là món quà tinh thần giá trị dành tặng cho tất cả thành viên box Du lịch, để những đam mê luôn căng đầy và những hành trình mới được mở ra bất tận, hãy cùng ngồi cạnh nhau và nhóm lên ngọn lửa nhé.

    Hình thức: mỗi cá nhân được gửi không giới hạn số lượng bài viết (văn, thơ) về những xúc cảm, trải nghiệm trên đường phiêu du của mình (trong nước lẫn ngoài nước). Độ dài không hạn chế. Ngoài ra BTC cũng sẽ tự lựa chọn những bài viết tốt nếu chẳng may tác giả không biết về đợt kêu gọi này.

    Các bài viết không cần thiết phải trong năm 2010, mà có thể bất kỳ thời gian nào.

    Tiêu chí tuyển chọn: những chia sẻ giàu cảm xúc, có sức khơi gợi và truyền cảm hứng

    Thời gian nhận bài: từ ngày hôm nay cho đến hết ngày 20/10/2010

    Bài viết (file word 2003, không kèm ảnh) xin gửi về địa chỉ email: hoptuyenvanhocdulich@gmail.com hoặc post trực tiếp trên topic này.

    Phụ trách: Dumdum, Xttran23, Deny_me, Ga_ru_21

    Rất mong nhận được sự quan tâm, cộng tác của tất cả thành viên trong box mình @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

    Các bạn có thể ghé qua topic để đọc bài viết hợp tuyển năm trước nhé Hợp tuyển văn học box Du Lịch 2009 - Quyển số III. Link download trang 12


    P/s: Xin phép
    chị Dumdum, anh Xttran23, chị Deny_me em post topic này lên cho mọi người đóng góp. Mọi vấn đề cần sửa chữa thì pm em hoặc mod ạ [:D] Xin chúc đại hội thành công !!


  2. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Em mạn phép copy bài viết của quan280285 trên VnExpress


    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2010/08/3BA1FAD0/

    Chinh phục ngã 3 Đông Dương

    Điểm đến đầu tiên trong chuyến xuyên Việt 2010 năm nay của chúng tôi đó là ngã 3 Đông Dương. Đây tưởng chừng như điểm mốc rất dễ chinh phục nhưng để tìm thấy được cột mốc thì quả là một hành trình khá gian nan. Bạn đọc tên Hong Quan viết.

    16h15 chiều ngày 3/7/2010, chúng tôi có mặt tại thị xã PlayCần (Ngọc Hồi) cách Bờ Y khoảng 20 km. Thời tiết rất đẹp, có nắng có gió và có cả những gợn mây trắng vắt ngang qua bầu trời.

    Chúng tôi mải miết chạy theo con đường nhựa từ Ngọc Hồi vào Bờ Y được khoảng 15 km thì bắt đầu đến đoạn đường đất rất khó đi. Dọc theo con đường vào Bờ Y đã có những khu dân cư đang được hình thành, nơi đây có lẽ sẽ được xây dựng và phát triển về giao thương giữa 3 nước Việt - Lào - Cam.

    Theo những người dân ở đây tả thì đường lên cột mốc rất khó khăn và có nhiều dốc cao. Chúng tôi lại háo hức đi theo con đường đất, đi mãi… quang cảnh những đồng cỏ rộng lớn trải rộng trong tầm mắt xanh bát ngát.

    Thật khó khăn khi hỏi đường tại đây, ngoài một trạm thu phí phía ngoài đường nhựa thì vào đến phía trong này chúng tôi như mất phương hướng. Rất nhiều những con đường đất nhỏ và chúng tôi không biết đâu là đường lên cột mốc, xe vẫn chạy trong tình trạng gần hết xăng.

    May mắn chúng tôi cũng gặp được 2 anh thợ làm đường chở theo máy phát điện, và chúng tôi hỏi mua của anh được một lít xăng, và cũng rất ngạc nhiên khi chúng tôi trả tiền thì các anh không nhận và còn chỉ đường cho chúng tôi rất tận tình đường lên cột mốc.

    Phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi đã tìm thấy một con đường xây gạch, hình như đây là con đường lên mốc, nó được phủ cây râm mát nên chúng tôi không thể nhìn lên trên xem đúng đó là mốc Bờ Y hay không. Tôi đã là người thăm dò leo bộ lên khoảng mấy chục bậc và thật ************* khi đó chính là cột mốc mà chúng tôi đang tìm kiếm.

    Được đứng trên cột mốc ngã 3 Đông Dương trải dài hết tầm mắt là những dãy núi hùng vĩ, những đồng cỏ xanh bất tận, trời cao trong vắt, xa xa có những gợn mấy trắng… Tuy nhiên trên cột mốc cũng rất nhiều “phân bò”, có lẽ do những người chăn thả gia súc ở đây họ không có ý thức khi thả rông tại địa điểm này.

    Khoảng 18h15, chúng tôi bắt đầu thu dọn hành trang và chuẩn bị rút khỏi cột mốc, khi đó trời cũng đã sẩm tối. Ra khỏi con đường đất cũng là lúc trời tối hẳn, chúng tôi vội vàng tìm đến cây xăng đổ xăng và hỏi đường về PlayKan. Không khí buổi tối ở đây thật mát mẻ, thoáng đãng. Chúng tôi từ chạy về đến thị xã PlayKan là 20h tối. Cất đồ đạc nghỉ ngơi và đi ăn tối, trong người vẫn còn cảm giác tự hào vì đã chinh phục được cột mốc Bờ Y. Điểm đầu tiên trong chuyến hành trình xuyên Việt của chúng tôi đã được chinh phục như vậy đấy.

    Hồng Quân
  3. ga_ri

    ga_ri Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    2.172
    Đã được thích:
    0
    Nếp Tú Lệ​
    Trên đường đi Mù Căng Chải chúng tôi dừng chân ở thị trấn Tú Lệ.Hôm nay trời nắng đẹp nên không khí thị trấn nhộn nhịp. Vào quán Truyền Dung gọi 1 đĩa xôi ăn thưởng thức hương vị nếp Tú Lệ lừng danh với thịt nướng. Bà chủ quán nói nếp Tú Lệ nấu với nước suối Mường Lùng thì ngon hơn nấu với nước ở nơi khác. Có vẻ thế thật, năm trước ăn xôi ở Nghĩa Lộ cũng nấu bằng nếp Tú Lệ không thơm ngon bằng. Tôi đùa bà chủ khi bán gạo thì phải kèm theo can nước suối Mường Lùng nữa để bảo đảm thương hiệu không bị nhái.

    Thấy có đống khoai sọ tôi hỏi giá, bà chủ nói 10k/kg. “ Đắt hơn Hà Nội hả chị” “ Chú mua ăn thử đi xem có đắt hơn không, khoai này trồng trên núi ngon hơn trồng dưới xuôi” “ Chị cho mỗi đứa vài cân về ăn xem sao” . Về nhà ăn quả là ngon hơn thật, rất thơm và dẻo, không sần sật như khoai dưới xuôi.Nấu canh khoai này với sườn non ngon tuyệt cú mèo luôn, he he.

    Trong lúc ăn xôi chúng tôi được tiếp chuyện một cụ già gần 80t. Cụ vui chuyện kể cho chúng tôi nghe truyền thuyết về giống nếp Tú Lệ. Tôi chế lại câu chuyện theo thời đại công nghệ cao cho vui chút. Câu chuyện như sau: Thiên hạ những năm đó mất mùa đói kém, người Thái được Tiên Ông ban cho giống nếp quý hiếm. Tiên Ông phán giống lúa này không phải trồng chỗ nào cũng được, còn chỗ nào trồng được thì ta cũng bó tay. Các con phải chịu khó lọ mọ mới tìm ra vùng đất thích hợp.

    Già làng người Thái liền tập hợp các trai bản, gái bản nhanh nhẹn, tháo vát, khỏe mạnh thành 4 đội. Mỗi đội đi về 1 hướng và có nhiệm vụ trồng thử giống lúa quý đó để tìm ra vùng đất phù hợp. Sau 3 năm thì gửi tin nhắn báo cáo cho già làng. Hết thời hạn đội 1 nhắn tin: “Lúa không nẩy mầm nhưng nhiều mầm sống Thái con ra đời, hi hi” Già làng reply: “Bọn mày chỉ giỏi táy máy, trồng với trọt cái giề”.

    Đội 2 báo cáo: “ Lúa không trổ bông nhưng lá rất tươi tốt, trâu bò rất khoái ăn lá lúa” . Già làng chỉ thị “ Rút quân ngay trồng lúa cho trâu bò ăn lá có mà hâm à” . Đội 3 nhắn tin có hình “ Đã thu hoạch được gạo nhưng không ngon bằng gạo cũ của ta, năng suất thấp tè” . Già làng alo: “ Thằng đội trưởng về lấy giống cũ đến đó mà trồng”.

    Đội 4 nhắn tin hoành tráng, kèm cả clip : “ Very good, thành công rồi già làng ơi. Vùng đất Sừng Trời ( Khau Phạ ) này rất hợp với giống lúa tiên. Bông lúa to như đuôi trâu, gạo trắng trong, thơm nức, nấu với nước suối Mường Lùng ngon tuyệt. Mấy đứa trai tráng khi đi xấu xí, mấy đứa con gái cũng thế. Giờ ăn mấy vụ lúa tiên đứa nào cũng đẹp trai, xinh gái cả ra mới hay chứ.Các baby mới sinh trông cứ như thiên thần” . Già làng hồ hởi: “ Tập trung khai phá nhanh vùng đất đó trước khi các đối thủ cạnh tranh biết đến”.

    Càng lên cao trên đèo Khau Phạ càng gặp nhiều cảnh đẹp mê hồn. Nhiều con suối len lỏi giữa các ruộng lúa dưới chân núi, có con suối chạy song song với đường quốc lộ, những thác nước nhỏ ven đường, những mảnh ruộng nhiều màu sắc xen kẽ nhau như tranh vẽ, những cây cỏ dại ven đường nở hoa vui mắt, những chú ngựa nhẩn nha ăn cỏ.

    Tác giả : Thống Nhất
    Nick TTVN : ga_ri
  4. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Em copy bài thơ của Nobitus nhà Chum lên đây ạ

    Khi cuộc đời là những chuyến đi

    Khi cuộc đời là những chuyến đi
    Đừng ngập ngừng hãy vững vàng tiến bước
    Bởi thời gian không thể nào dừng được
    Hãy lên đường chinh phục những vinh quang.

    Khi cuộc đời là những chuyến đi
    Sẽ nhiều lắm những chông gai ngập lối
    Sẽ nhiều lắm gian lao và bóng tối
    Đừng quay đầu hãy đối mặt vượt qua.

    Khi cuộc đời là những chuyến đi
    Cũng cần lắm trên đường những trạm nghỉ
    Cũng cần lắm những phút giây ngẫm nghĩ
    Nhìn lại mình trên những chặng đã qua.

    Khi cuộc đời là những chuyến đi
    Hãy trân trọng những gì ta đã có
    Rộng vòng tay và thả hồn theo gió
    Trao ân tình để đón nhận yêu thương.

    Khi cuộc đời là những chuyến đi
    Cuối con đường là bến bờ hạnh phúc
    Vững tâm thế của con người chinh phục
    Vì cuộc đời vốn là những chuyến đi.

    Nguyễn Ngọc Tú
    01/2010
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngẫu hứng Hà Giang

    Hà Giang mây núi điệp trùng
    Khi về lòng nhớ khôn cùng người ơi.
    Hà Giang phong cảnh tuyệt vời
    Đổ đèo, vượt dốc lả lơi phiêu bồng.
    Hà Giang, nhớ núi, nhớ sông,
    Nhớ cô sơn nữ chưa chồng tắm tiên.
    Nhớ đàn em nhỏ ngoan hiền
    Vô tư, thơ dại không niềm âu lo.
    Hà Giang tung cánh tự do,
    Thả hồn theo gió đem cho cuộc đời.
    Hà Giang yêu lắm con người,
    Thật thà, chân chất, miệng cười xinh tươi.
    Hà Giang tiên cảnh ở đời,
    Đi rồi nhớ mãi một thời xuân xanh.

    Nobitus
  5. xttran23

    xttran23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    BẢN TỤNG CA TÌNH YÊU BÊN HỒ MẠC -

    Tác giả: IG_**** [COPY BÊN NHÀ TỰ DO NĂM NGOÁI]


    Đêm thứ bảy. Muộn lắm. Gió thổi ***g lộng. Mặt hồ khẽ lay động. Cỏ cây, hoa lá như đang thì thầm. Ánh trăng khuya đã chìm vào giấc ngủ, chỉ có muôn vàn vì sao đang nhấp nháy vui đùa trên bầu trời thăm thẳm.

    Xa xa phía bên kia thấp thoáng ánh lửa bập bùng dưới những ngôi nhà sàn vắng vẻ. Tiếng hát, tiếng cười vẫn còn vang vọng đâu đó, khuấy động chút bình an của khu rừng già đã ngàn năm tuổi tác.

    Hồ Mạc như mặt gương phẳng lặng, vẫn êm đềm và thanh thản trước mọi sự xáo trộn của cuộc sống. Và mặt nước tím thẫm thi thoảng lại sóng sánh ánh sao in bỗng rì rầm như hé mở một câu chuyện bí mật được chôn giấu tự bao giờ…

    Một cơn hưng phấn lạ kì bỗng lôi cuốn ta vào một giấc mộng thần tiên. Trong cơn mê muội điên rồ ta thấy mình như Trang sinh hóa ****, tung tăng rảo cánh bay khắp nẻo thiên đường.

    Ta chập chờn đậu trên ngọn cỏ vẫn chưa phai mùi nắng. Ta uốn lượn cùng chiếc lá rơi bay theo chiều gió. Ta vờn nghịch với vòng nước rộng tỏa trên mặt hồ tĩnh lặng…

    Và rồi ta nhận thấy những bóng người đang âu yếm bên lùm cây, những dáng hình đang đắm say bên bờ nước, những đôi tình nhân đang hòa nhập thành làm một. Những bờ môi nóng bỏng, những tấm thân cuồng nhiệt, những tiếng hoan ca êm ái, dịu dàng…

    Ta như nghe thấy nhịp đập rộn rã của những trái tim đang ngập tràn cảm xúc. Ta như cảm nhận được sự ngọt ngào của những nụ hôn cháy bỏng. Và ta như chìm đắm trong chất men say của những đôi lứa đang mải mê chinh chiến và yêu đương

    Hãy yêu nhau đi, hỡi những đôi tình nhân hạnh phúc!
    Hãy thuộc về nhau đi, hỡi những người bạn yêu qúy của ta!

    Hỡi các chàng trai mạnh mẽ, hãy chứng tỏ cho người yêu sự cuồng nhiệt từ người đàn ông của lòng nàng.

    Còn các cô gái quyến rũ, hãy âu yếm một nửa thật dịu dàng, nồng nàn và mãnh liệt như cái cách mà chàng sẽ yêu ta.

    Khi cảm xúc tình yêu đã lên tới tột đỉnh thăng hoa, được sự chở che âu yếm của thiên nhiên, với trăng sao soi rọi, với gió nước vỗ về, với cỏ cây ve vuốt, thì… hỡi những con người may mắn, hãy yêu nhau thật nhiều, thật nhiều nữa mà ngần ngại chi tai mắt của thiên hạ, mà sợ hãi gì trước miệng lưỡi của thế gian…

    Hãy yêu thêm nữa! Hãy yêu nhiều vào! Hãy yêu thật sự! Cho quên đi biết bao những muộn phiền, cho ơ hờ với xiết bao cay đắng.

    Hãy chứng tỏ rằng chúng ta sinh ra chỉ để yêu và được yêu. Hãy thể hiện rằng chúng ta có mặt trên thế gian này để yêu nhau và thuộc về nhau mãi mãi. Hãy chặt đứt những ràng buộc, hãy vứt bỏ những toan tính, hãy vượt qua những trở ngại và mặc cho trái tim cất tiếng hát yêu đương. Để trong giây phút ngây ngất tuyệt vời này, mãi chỉ còn có đôi ta…

    Hồ Mạc như nổi sóng. Câu chuyện tình của bao đôi lứa bỗng cuồn cuộn trào dâng. Những đợt sóng tình yêu nổi trận ba đào… Ta giật mình tỉnh giấc, người ướt đẫm mồ hôi (hay nước hồ Mạc nhỉ?!), bên cánh tay trái vẫn còn đau rát, in rõ hình một cánh **** đêm… Ta là **** hay **** là ta nhỉ… Đầu óc bải hoải bởi cơn mê mị, cơ thể đau thắt rã rời, nhưng những hình ảnh cảm xúc vẫn còn in đậm trong tâm trí. Đành châm tạm điếu Vina, rít một hơi thật dài, rồi cười buồn phóng tay viết nhanh mấy chữ “ Bản tụng ca cho Tình Yêu bên hồ Mạc”.

    Chúc mừng Đại Hội thành công!
    Chúc mừng những đôi tình nhân của hồ Mạc!
    Chúc mừng cho những cháu bé được kết tinh và hun đúc bởi núi rừng Cúc Phương. Kì ĐH tới các cháu sẽ là những chứng nhân lịch sử của một đêm hè tháng bảy lãng mạn đầy gió sao, cỏ cây và những điều tốt đẹp nhất!!!
  6. IG_Shit

    IG_Shit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    2.201
    Đã được thích:
    1
    Thằng ku này mày chưa xin phép gì a mà đã đưa lên thế à, nhỡ đâu có người nhớ lại chuyện cũ lại đến tìm a đòi cho con nhận bố thì sao [r23)]
  7. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Hị hị ;))

    -------------------

    Em copy đoạn "Người lái đò trên sông" của bác Tabalo bên topic Giã biệt sông Đà http://ttvnol.com/f_233/1255518/page-3 sang đây


    Người lái đò trên sông

    Lịch kịch di chuyển đống đồ đạc thuyền bè chất ngất, đầy ắp một xe tải 1.25 tấn xuống đến bến Đồi Cao, bơm căng đầy đủ các chiếc thuyền, cũng đã tới hơn 2 giờ. Theo hành trình, chúng tôi chỉ xuôi xuống chừng 15 km và dừng nghỉ ở bản Huổi Mức, ngay sát dòng Nậm Mức.

    Tuy thế, ngay khi bơm căng xong con thuyền cuối cùng, xếp sắp đồ đạc gọn gàng chuẩn bị khởi hành, phía Tây và phía Bắc, từng đám mây đen kịt bỗng ở đâu dồn về, tiếng sấm ì ầm xa xa đầy đe dọa, một vài con chớp rạch nhẹ trên đường chân trời càng làm nặng thêm mối lo. Trên nhà nổi dưới mé sông, hai mẹ con chủ nhà chạy vội ra, lạc cả giọng trong tiếng gió bắt đầu giật:

    “ không xuôi được đâu các chú ơi! Gió giật nguy hiểm lắm! dưới kia ghềnh thác nhiều thuyền lật như chơi”
    ….
    "Thời tiết năm nay lạ lắm các chú ạ, đầu mùa đã mấy cơn bão lớn, gió giật, mưa to. Mọi khi giờ này sông còn hiền, gió còn lặng. Gió mạnh cuốn phăng cả con thuyền sắt trước nhà lên bãi đó. Còn thuyền của các chú, cứ như gió hôm kia thì chả biết cuốn tận đâu!"

    Cơn gió giật đầu mùa và lời cảnh báo của bà chủ khiến chúng tôi phải lưu lại một đêm trên căn nhà nổi. Nhưng cũng vì thế, chúng tôi lại có dịp chuyện trò với “người lái đò trên sông”.

    Khác với nhân vật xưa của Nguyễn Tuân, T. bác lái đò già quê gốc tận dưới Trung Hà, cứ men lần ngược sông mà lên, đến được vùng ngã ba sông Đà, Nậm Tè này rồi dừng lại, định cư vài mươi năm nay. Mặc cho dòng sông cuồn cuộn chảy, cuốn theo những gốc cây gộc gạc quăng bên này, quật bên kia vách đá ngay trước cửa nhà, mặc cho gió rít qua những khe núi, mặc cho mưa táp như bay mái nhà, bác lái đò vẫn trầm tĩnh ôn lại chuyện dòng sông, chuyện buồn, chuyện vui dễ đến 30 năm có lẻ.

    Cỡ những năm 20 tuổi, lão đã từng đi gỗ xuôi sông Đà, thuở đó, đi gỗ là thứ nghề mình đồng da sắt, gan lì cóc tía. Đêm hôm khuya khoắt, sáng sớm tinh mơ, trời lạnh như cắt là lúc dân đi gỗ bắt đầu hoạt động. Bè gỗ đóng cả dàn, nhưng trôi qua các điểm gác của kiểm lâm là phải lấy đá dìm cho trôi là là dưới mặt nước mới mong thóat qua, dân đi gỗ mình trầm dưới nước theo bè gỗ của mình, lạnh thấu xương mà vẫn chớ kể. Rồi bè gỗ trôi qua những thác những ghềnh mà nghe thấy tên đã lạnh sống lưng, nhưng vẫn phải bám theo, vì chỉ xuôi qua ghềnh mà không có chủ là khắc có người vớt gỗ trôi lấy hết gỗ của mình. Có những con ghềnh có vài cửa vào, nhưng chỉ có một cửa sinh, còn lại là cửa tử. Vào cửa sinh, phải may và khéo thì mới thóat ra bên kia nguyên vẹn cả người lẫn của. Bằng không, sang bên kia bè gỗ vỡ tan tác, thuyền cũng đắm như chơi. Còn trong dòng nước cuồn cuộn kia, chỉ lỡ nhịp chèo, sai nhịp chống, thuyền lao vào cửa tử, cầm chắc là tan xác thuyền. Bởi trong đó, là những vũng xoáy dữ dội, là những hom đá nhọn hoắt, thuyền vào chỉ còn như một trò chơi trẻ con của thiên nhiên.
    Nghề đi gỗ đã đúc nên một lão quái sông Đà, thuộc từng ghềnh, hiểu từng con sóng. Mà cái ghềnh sông cứ mỗi mùa nó lại khác vì mức nước khác nhau, ghềnh cũng dữ dằn khác hẳn.

    Sau đận đi gỗ, lão cũng đã từng làm đủ nghề trên sông, từ những nghề hiền hiền như chạy đò xuôi chở khách kiếm bạc lẻ, đến những nghề dữ dằn như đãi vàng dọc theo dòng sông. Nhà lão cũng như là một công xưởng nhỏ nhưng làm đủ mọi thứ cơ khí, từ việc vặt cho đến đóng cả một con tàu sắt. Nhưng rồi nghề nào thì cũng nhọc nhằn vất vả và khắc nghiệt như nhau, chỉ có tình yêu với con sóng bạc, con ghềnh hiểm là vẫn giữ lão và bầu đoàn thê tử cứ mỗi năm lại dài thêm một khúc, ở lại với khúc sông dữ dằn này.

    “Cái thuyền sắt này của tớ đóng hết ngót ba chục, thêm cái máy công nông dăm triệu vào là tớ chạy phe phé, tuyền chở khách du lịch đấy” – lão khoe- “mà cái hay là thuyền sắt trên sông nó không ăn tiền như xe ô tô – làm mỗi lần thôi rồi cứ thế là chạy, năm sau thuyền nó vẫn thế, máy vẫn ngọt chứ không như cái anh ô tô, chạy trên đường ăn lốp, hỏng máy, xuống gầm nhanh lắm”.

    Lão cũng chả lắm xúc động như nhưng gia đình tái định cư trên đất, di dân, dời nhà là dời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, là một cuộc sống hoàn toàn khác. Nước lên, nhà của lão nổi lên theo, ghềnh thác chìm đi lão lại càng dễ thuyền bè. Thế nên, dẫu có đất được cấp trên đồi kia, lão vẫn để trống hoác mà bám lấy cái nhà nổi, có cái sân cũng nổi thênh thang làm từ cái tàu xúc vàng…

    Mai đây, sông Đà chẳng còn ghềnh thác nữa, sẽ là một con hồ mênh mông, chắc gọi là hồ Đà, vậy liệu còn “ người lái đò sông Đà” mang trong mình những tính cách mạnh mẽ của ghềnh thác Đà giang nữa không? Xin giã biệt người, lão lái đò sông Đà.

    …Trăng trên sông Đà mùa nước sớm lặng lẽ. Những mảnh trăng tung tóe khi mỗi con sóng lớn đập ào vào vách núi đối diện. Chênh chếch, trên những lưng chừng trời, sao lập lòe lẫn với ánh đèn cũng lập lòe, dưới khe nhìn lên, không biết đâu là trời, đâu là núi, đâu là sao, đâu là đèn... đêm trăng sông Đà nhẹ nhàng trôi qua, chỉ còn ngoài kia, vẫn bập bềnh những con thuyền kayak, chờ đến sáng để lao mình thử sức ghềnh thác...

    Tabalo
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cũ và mới

    Ừ ! Cái nơi ấy, những con dốc ngược, những khúc cua hốc đá hun hút gió hay những con đường bé xíu như sợi chỉ giăng ngang trời lẩn khuất sau cụm bông, thấp thoáng những mái nhà đất Trình Tường. Những thửa ruộng bậc thang ngai ngái màu đất, sóng sánh màu bạc mùa nước đổ. anh với con la già vẫn dềnh dang bò lên. Nậm Chạc lối đi biết lạc nhưng vẫn đi vào. Cái tính tò mò của kẻ độc hành hay nỗi nhớ ? Anh cũng chẳng biết nữa !

    Y Tý anh gặp lần này nắng lắm em ạ...không còn những hạt sương đọng trên mí mắt, làm mờ mắt kính. Pắc Ta....Hoa Gạo tháng Giêng thắp lửa với nắng nơi đầu nguồn Sông Hồng em nhé...Nghêu ngao dăm câu của bác Dương Soái rồi lại ê a lên đường ! A Lù vẫn những cọn nước. Đầu con dốc !

    Một mình nhìn ngựa sắt anh cũng chưa thấy cô đơn, vẫn tủm tỉm cười "Ơ kìa !...Gốc rạ đẹp chưa kìa". Gió vẫn lùa qua hốc đá...xe ngả nghiêng không dám đi tiếp...chắc do xe nhẹ hơn em nhỷ !

    Anh vẫn mê mải những con đường với lời ví von "Người tình".

    Những gốc đào nở muộn bên chái nhà người Dao, lũ trẻ thập thò sau liếp cười vang...Anh đi 1 mình không có kẹo nên chẳng dụ được chúng rồi. Cô Sy đi vắng rồi...E Thương xuống xuôi học...cánh cửa gỗ khóa im ỉm như chẳng muốn chào đón bước chân kẻ độc hành thì phải.
    ... Anh say cái men rượu mầm thóc, đêm mơ những tiếng cười trong veo của lũ trẻ líu ríu bước chân xuống chợ hay ánh mắt ngơ ngác thò đầu trong gùi lạ lẫm ngóng ra. Tháng Giêng Chợ Y Tý buồn thiu...chẳng có nhưng đôi mắt ướt mi hờn dỗi, đôi tay run run túm váy mẹ hay vội vàng gặm miếng táo từ tay đứa anh. Cũng chẳng chị chẳng em xúng xính vòng bạc xuống chợ.

    Ừ...1 mình buồn thiu ! Chả thèm đổ thêm xăng định bụng bảo dạ mò vô Hồng Ngài xem lời cái lão Kỳ nhà báo Lào Cai giắng "Đi Y Tý không vào Hồng Ngài thì coi như là chưa đi" xem có đúng không ! Cơ mà lại nghĩ cứ các bạn giang hồ đồn thổi là giảm mất cái sự thích rồi...Thồi, vào Phìn Hồ xem cái sân bay cũ nó ra làm sao !

    Sau một đêm không ngủ, dạ dày được lắc tròn đều như cái chén của các chuyên gia thử Rượu trên cái toa tàu nối thêm tăng cường và cả ngày dài độc hành.

    Đêm trong veo em nhé ! Trăng giát bạc lên bóng núi xám xịt nhưng chẳng có ai cắm fone cùng nghe…!
    Sớm Y Tý, Lạnh và Khô ! Khoác vội cái áo, vơ túi máy ảnh. Cô Sy với theo “Trưa về ăn cơm nhé, có món lạ đãi mày đấy”. Mận trắng phất phơ sau bờ tường đất, leng keng đồng bạc lẫn với tiếng bước chân của lũ trẻ mỗi khi anh dừng xe em ạ.

    Lên cao dần, càng lúc càng nắng ! Trời trong veo, tử nhủ mình chẳng có duyên với Mây Y Tý rồi.
    Đường vào Phìn Hồ bạt ngàn những gốc Mận, gốc Đào đại thụ to hơn thân người ý. Mùa hoa sang năm lên đây ăn đứt Mộc Châu xô bồ.
    Con la già cứ gằn lên từng tiếng, thở phì phò sặc mùi xăng đốt không hết. Đường xấu kinh, từng thớt đá như được ai đó chém chĩa lên, thi thoảng gầm lại sập 1 nhát ê hết 2 bả vai…chả kém đường vô Sơn Vỹ là mấy.
    Cũng gần trưa rồi…ra thôi.

    Lùa trệu trạo bát cơm với chén Nậm Pung thơm lừng, cái món lòng lợn gác bếp rán béo ngậy lạ lạ miệng mà ngon phết !
    - Chợ ra giêng chả có cái gì mua cho mày ăn, món này làm để nhà tao ăn thôi đấy.
    Mày đi 1 mình sao đi đường Lũng Pô làm gì cho mệt. Lần sau đừng đi 1 mình nữa nhé.
    - Hì hì ! Dạ vâng ạ.

    Chào Y Tý ! Hẹn lần sau gặp lại nhé. Sớm thôi…!
    Rừng Già róc rách tiếng suối, Giàn cũ qua mùa, cây cầu tre tránh ngầm cuối cùng về tới Mường Hum.

    14h 27–02-2010 – Sapa.
    Harchitec
  8. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Xin copy bài viết của bạn lantuvien_ttt , 1 trong những đóa hoa xanh của box Thi Ca, đã lang thang vài cung ở box mình. Hiện bạn mới sang Pháp từ đầu tháng 9 thôi nhưng chịu khó thăm thú và viết bài chia sẻ ở facebook, đây là 1 trong những bài ấy.

    Arles – những mắt xanh thời gian

    Hồi còn ở nhà, tôi thích đọc đi đọc lại « Khát vọng sống » của nhà văn Xtoun kể về cuộc đời Van Gogh - người họa sĩ tôi hằng yêu mến. Trong cuốn sách, Arles được nhắc đến là nơi Van Gogh đã sống những năm tháng cuối đời và vẽ những bức tranh đẹp nhất trong sự nghiệp. Từ đó Arles, với tôi, là bầu trời Địa Trung Hải xanh thẳm rực rỡ, nắng nồng ấm như những đóa hoa hướng dương trong tranh Van Gogh, là những cánh đồng lúa mì tháng Năm vàng rực màu mật ong, những cô gái da nâu với nụ cười sáng và đôi mắt trong đi hồn nhiên trên phố…

    Thành phố Arles thuộc vùng Provence- Alpes – Côte d’Azur, nằm giữa Nimes và Marseille. Arles có lịch sử 2500 năm, nổi tiếng với chuỗi công trình cổ: đấu trường, nhà hát, rạp xiếc La Mã.

    Chúng tôi đến đây vào một ngày đầu tháng Chín, để đăng ký nhập học cho cô bạn ở trường Espace Van Gogh. Còn riêng tôi, háo hức đến Arles như háo hức gặp một người bạn thân thương đã quen từ lâu nhưng chưa biết mặt.

    Arles – nơi gìn giữ những đóa hoa của Van Gogh

    Thuở còn sống, Van Gogh yêu say mê mảnh đất này. Ông thích ánh nắng chói chang miền Nam, khung cảnh tươi sáng của đồng cỏ, những khu phố hẹp, thanh bình mà vẫn không ngớt người lại qua. Ông đã vẽ quán cafe trong đêm sao, vẽ cây trắc bá trên cánh đồng, những bông hoa Iris tháng Năm. Và Arles cũng đáp lại tình yêu của ông thật dịu dàng. Giờ đây ở Arles luôn có thể bắt gặp điều gì đó liên quan hoặc gợi nhớ về người họa sĩ tài hoa. Tên ông được đặt cho đại lộ, cho trường đại học, trung học. Cây trắc bá trong tranh của ông được lấy làm biểu tượng thành phố, và khắp nơi bán carte postale in lại tác phẩm terrasse cafe, đồng hoa Iris…Người ta thành lập một galerie trưng bày tranh Van Gogh trong khu phố cổ.

    Phố cổ - những mái nhà cổ tích

    Giống như ở Hà Nội, phố cổ Arles là khu du lịch tấp nập người lại qua. San sát quán cafe, cửa hiệu bán đồ lưu niệm, quần áo. Lối đi hẹp, ngắn, là những bậc cầu thang lên xuống uốn lượn. Mái nhà lợp ngói đỏ nhạt màu qua thời gian, những ô cửa sổ bằng gỗ xanh lam hoặc nâu nhẹ cũ kĩ, cảm tưởng chúng có thể sẽ mục ra trong một ngày mưa bất kì. Những chậu hoa xinh xắn nở rộ trên balcon tầng hai các ngôi nhà nhỏ. Khung cảnh đẹp đẽ, hiền hòa đến mức một bạn trong nhóm thốt nhiên buột miệng: Cứ như mình đang đi trong truyện cổ tích.
    Phố cổ đông đúc là thế nhưng qua 1h trưa, hầu hết các cửa hiệu đóng cửa. Tôi và cậu bạn đã phải đi bộ một đoạn dài để tìm mua nước uống. Những ngõ nhỏ vắng tênh im lặng, ô cửa sổ khép cánh, bước chân chúng tôi sải dài trên nền đá hàng nghin năm lịch sử, thấy mình nhỏ bé và hạnh phúc như đóa hoa Iris nở giữa ngày nắng thơm.

    Năm 1996 khu phố cổ Arles được Unesco đưa vào danh sách các thành phố cần được bảo tồn.

    Đấu trường Arles – những mắt xanh thời gian

    Nếu ai đó hỏi công trình nào có giá trị nhất ở Arles? Câu trả lời hiển nhiên sẽ là Đấu trường Arles – được Unesco công nhận là di sản thế giới vào năm 1981. Tôi biết đến nơi này khi học sách giáo khoa tiếng Pháp. Hồi cấp 3 xa xửa xưa ấy, đã ước ao biết bao được một lần leo lên đấu trường, đặt tay vào những gờ đá xa xăm trầm tích, ngắm sàn đấu viền đỏ rực lên trong nắng và mỉm cười.

    Đấu trường Arles được xây dựng ở phía bắc thành phố từ cuối thế kỉ I sau Công Nguyên, mang đậm dấu ấn La Mã cổ đại với sàn đấu hình ô van, những bậc ghế bằng gỗ, cầu thang và hành lang được thiết kế thông minh để tạo lối thoát nhanh nhất. Đấu trường uốn hai tầng có tổng chiều cao 136m, đủ sức chứa 25000 khán giả. Lối ra gồm rất nhiều hành lang. Sân trung tâm hình elip được bao quanh bởi các dãy ghế, những mái vòm cổ kính bằng đá trổ 60 ô cửa, mỗi cửa dài 21m. Qua thế kỉ V, đấu trường trở thành nơi sinh sống của người dân Arles và được xem như một pháo đài với bốn tháp canh cùng 2 nhà nguyện, nhưng sau đó một tháp canh bị phá hủy. Ngày nay đấu trường Arles vẫn được sử dụng để tổ chức các trận đấu bò tót, đua ngựa, hòa nhạc…

    Sau khi trả 4,50 euros mua vé vào cửa, bạn có thể từ từ khám phá đấu trường. Dạo vòng quanh tầng một, xuyên qua những lối đi sáng tối như đường hầm nhỏ để vào sân đấu, nơi hàng trăm nghìn trận đấu bò tót đã diễn ra hào hứng say mê. Bước lên tầng hai, dãy hành lang bằng đá mềm mại tuyệt đẹp dẫn bạn băng qua những ô cửa mở vào trời biếc. Bạn có thể nhìn toàn cảnh sân đấu, hoặc ngồi xuống bậc thềm gỗ có đánh số đã mờ dần qua tháng năm. Tầng thượng ngập tràn nắng và gió. Đây thực sự là góc lý tưởng để ngắm nghía thành phố Arles từ trên cao. Phố cổ phía dưới với những mái nhà nhấp nhô lúp xúp, những lối nhỏ đi bộ xinh xinh ngang dọc, những vỉa hè xếp đầy bàn ghế cho du khách ngồi uống cafe, những cửa hàng treo váy bohemienne phơ phất. Phía xa, dòng sông Rhône hiền hòa thơ mộng lặng lờ chảy dưới bầu trời nhiều mây bay. Arles bé nhỏ, thanh bình và êm mát.

    Thành phố đã quyến rũ tôi bởi vẻ cổ kính thân tình, bởi cửa sổ bạc màu duyên dáng, balcon xinh đẹp nở đầy hoa, bởi mối liên hệ vô hình nhưng bền chặt với người nghệ sĩ tôi đem lòng yêu mến.

    Dưới mái vòm cao rộng của đấu trường Arles, những ô cửa bằng đá thâm nghiêm ánh lên màu vàng nhạt trong nắng trưa Địa Trung Hải, những ô cửa mở vào bầu trời như con mắt của thời gian lúc nào cũng biếc xanh trong sáng. Vicent của tôi đã bao lần nhìn qua con mắt ấy để thấy cuộc đời tươi đẹp biết bao.

    Còn tôi, cô gái Việt Nam bé nhỏ lọt thỏm giữa không gian và thời gian Arles, tôi chỉ có thể lặng im ngắm vệt nắng bên thềm, và khẽ mỉm cười nói với ông: Vicent, tôi đã đến!

    16.9.2010
    Lan Tử Viên
  9. lantuvien_ttt

    lantuvien_ttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    984
    Đã được thích:
    0
    Thankx bạn Tú đã cho bài viết của tớ vào topic này. Rất vui khi được chia sẻ cùng mọi người cảm xúc trên mỗi chặng đường đi.

    Mình xin góp thêm một bài thơ nữa, viết cho giấc mơ thảo nguyên Mông Cổ của mình sẽ đến vào một ngày không xa lắm. :P


    Tháng Sáu không hát tình ca

    Em lại đi qua những ngày mặt trời
    Tháng Sáu không hát tình ca
    Tất cả con đường đã hóa dòng sông
    Chảy quanh thành phố mình mùa hạ

    Anh có trở về nơi góc quán quen
    Ngắm bình hoa sớm mai vẫn thơm mùi sen quế
    Hồ Gươm gần im lặng
    Như hôm ta bên nhau chẳng nói câu gì
    Tháng Sáu không hát tình ca.

    Ô cửa sổ nằm nghiêng
    Tưởng vươn một ngón chân là chạm vào mây trắng
    Vươn một ý nghĩ chạm vào anh
    Vươn một buổi chiều thành mùa nhớ
    Tháng Sáu không hát tình ca.

    Thong thả
    Em kê chiếc ghế trước hiên nhà
    Nghe gió rắc xuống vườn bao nhiêu vì sao bạc
    Những ngôi sao không bao giờ chết
    Như nỗi đợi chờ hai ta.

    Em tưởng tượng một ngày
    Chúng mình khoác balo trên vai cùng chạy trốn
    Thành phố đã hóa dòng sông
    Anh - chàng mục đồng, em - cây sáo nhỏ
    - Những đứa trẻ của đồng cỏ nối dài ngan ngát tự do.

    Thảo nguyên, thảo nguyên
    Nơi dấu chân ta lang thang
    Và ngủ dưới những túp lều nâu bạc
    Uống nước bằng tay, lúc lắc đầu theo tiếng lục lạc
    Tinh mơ chào mặt trời, soi nụ cười trong đáy mắt nhau

    Biết bao điều em dành dụm mùa sau
    Để nói cùng anh và bình hoa sen trong quán cafe thân ái
    Ôi giá bước qua những ngần ngại
    Em sẽ nhìn sâu vào mắt anh, thật lâu, thật lâu...

    Mà bây giờ vẫn một ngày tháng Sáu
    Tháng Sáu năm nay mình chưa hát tình ca!

    17.6.2010 Lan Tử Viên
  10. rock_n_classic

    rock_n_classic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    523
    Đã được thích:
    0

    Gian nan chinh phục Apachải

    Giờ đây, giữa cái ồn ã vội vã của phố phường, giữa nhịp thở bàng bạc mang tên đô thị, tôi ngồi đây, men theo con đường ký ức trở lại Apachải - cái tên gắn cùng với khát khao, mong ước chinh phục của những người đam mê, một trong 4 điểm cực và cũng là điểm khó chinh phục nhất nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào.

    Để đến được đây, tôi đã gặp người ở bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Điện Biên như đã hẹn trước để lấy giấy phép cho cả nhóm lên thăm cột mốc số 0.

    Đêm qua đi và rồi nắng cũng lên. Hành trình của chúng tôi - nhóm Chim Cò lại tiếp tục. Chiều đó, chúng tôi dừng chân nghỉ tại Mường Nhé. Hỏi thăm cô chủ quán về đường lên đồn Apachải, cô bảo chỉ tầm 60km, nhưng nghe nói đường đi cực khó. Chả ai bảo ai, cả nhóm gấp gáp chuẩn bị, vẫn còn bốn con suối, hai con suối lớn và hai nhỏ hơn cùng quãng đường vất vả phía trước.

    Khi qua được con suối thứ hai, xe tôi bị bể bánh. Dừng lại để thay ruột cho chiếc xe nhưng vì đường còn khá xa mà trời thì sắp tối, thấy không ổn, cả nhóm quyết định để hai xe ở lại còn năm xe vẫn tiếp tục hành trình.

    Mải miết đi như chạy đua với thời gian và khi mặt trời chạm những ngón tay mình trên đỉnh đồi cũng là lúc chúng tôi phải đánh đèn pha trên mặt đường. Bóng tối bủa quanh lấy 2 chiếc xe, xung quanh tĩnh lặng chẳng còn nghe thấy gì ngoài tiếng động cơ đang rẽ từng lớp cát dày. Đèn pha đánh xuống mặt đường hắt lên một màu vàng vàng lóa mắt, lớp cát dày tựa như một chiếc gương khổng lồ trải rộng.

    Vừa hết đoạn dốc lên thì đoạn dốc xuống đã ngay trước mặt. Chiếc xe lao xuống, cát lại được thể bám chặt vào những chiếc bánh xe, in lên mặt đường những hình thù kỳ quái trong khi chiếc xe cứ chao nghiêng qua lại, chực đổ. Cứ thế, chúng tôi lầm lũi đi trong đêm. Cuối cùng, ánh đèn vàng rực rỡ ấm cúng ở đồn biên phòng 317 cũng hiện ra. Người đầy bụi, chúng tôi mừng rỡ ùa vào, loáng thoáng nghe ai hỏi vui: “Ô, vẫn còn sống à?”.

    6g sáng, khi mọi người trong đồn dậy tập thể dục cũng là lúc chúng tôi dậy, chuẩn bị đồ ăn nước uống cho một ngày dài đầy nắng và 7g bắt đầu hành trình chinh phục cột mốc số 0. Đêm qua, anh Long, người bạn mới quen, đã cảnh báo trước khi nghe bọn tôi khoe "ai cũng đã leo Phanxipăng hết rồi". "Phanxipăng đã là gì. Năm trước có người cũng nhờ anh dẫn lên cột mốc, họ cũng bảo đã leo Phanxipăng ba bốn lần rồi nhưng khi leo mốc mệt quá cứ đi 5 phút lại phải nghỉ".

    Đi được chẳng bao lâu, đầu tôi như có ai gõ “binh binh” rồi lại “binh binh binh”. Nắng gắt, cái nắng của một tỉnh giáp Lào. Trên đầu chúng tôi là mặt trời đỏ rực, không một nhành cây hay tán lá nào che bớt đi cái nắng đến ngột ngạt ấy. Băng qua hết những ngọn đồi vàng rực và cả những ngọn đồi ngả sạm một màu đen do bà con đốt nương làm rẫy, chúng tôi bắt đầu vào rừng.

    Vừa thoát khỏi cái nắng lại phải chui rúc qua những nhành cây vô lối chắn đường. Gai góc cứ tìm quần, tìm áo, tìm da mà cắm. Lúc đầu cả bọn còn dừng lại để gỡ nhưng về sau cứ mặc kệ mà đi thẳng về phía trước vì mệt.

    Khi đến được con suối thì nước mang theo cũng đã hết. Anh Bích, người dẫn đường, tập trung từng chiếc bình lại lấy nước cho mọi người. Nước suối ngọt lịm, khuôn mặt ai cũng giãn ra, nhưng không được uống nhiều, do còn phải tiết kiệm nước vì đây là con suối duy nhất trong suốt chặng đường.

    Đường đi trơn trượt, lúc thì dựng đứng lúc thì trôi tuồn tuột đã vắt cạn sức lực mọi người. Chúng tôi cứ lầm lũi bước, đầu óc trống rỗng, đi như theo quán tính, phía trước có người là đi. Đã vậy, thất vọng lại tràn ngập khi anh dẫn đường bảo đã nhầm đường. Quay ngược lại nơi rẽ nhầm, chẳng còn tiếng cười đùa, chỉ còn những bóng người đổ dài lết đi trên mặt đất. Đã 5 giờ trôi qua.

    Nghỉ chân chỗ ngã ba, dưới tiết trời nắng gắt, chúng tôi bắt đầu bỏ đồ ra ăn thay vì dự định như lúc đầu sẽ ăn ở mốc. Nước hết. Anh Bích và một thành viên buộc phải quay ngược trở lại con suối nhỏ để lấy nước tiếp tế cho cả đoàn.

    Trong lúc chờ đợi, mọi người lăn ra ngủ trong sự lan tỏa của cái mệt và mặt giáp với mặt trời đỏ rực như thiêu đốt cho đến khi cái nóng chạy rần rần khắp cơ thể làm thức tỉnh. Chờ đợi rồi chờ đợi vẫn không thấy 2 người kia quay trở lại. Đứng từ trên cao nhìn xuống mới biết họ lại đi lạc trên con đường quay trở lại suối. Từ trên núi chúng tôi phải thi nhau hét lên chỉ đường. Có nước, cả nhóm lại tiếp tục đi, đi với quyết tâm của mỗi thành viên phải chạm được tay vào mốc hình tam giác.

    Và khi kim đồng hồ chỉ 3g10, chúng tôi đã chạm được tay vào cột mốc số 0 trong niềm vui sướng tột cùng.

    Tự hào đặt tay mình lên ngực trước lá cờ Tổ quốc và lưu lại hình ảnh nơi cực Tây này, cả nhóm lại quày quả trở về đồn. Vì là đường dốc cộng với tinh thần sảng khoái khi đã chinh phục được điểm “khoai” nhất của 4 cực, chúng tôi dường như đi nhanh hơn trên con đường trở về suối.

    Uống nước như thể chưa từng bao giờ uống một thứ nước ngon đến thế, bốc phét với nhau rằng nước ngon nhất từng được uống là nước suối Apachải. Trên đường từ suối về, chúng tôi vẽ ra trong đầu bao nhiêu là hình ảnh, nào là tắm suối rồi sau đó uống rượu, giao lưu hát hò với các anh các chú ở đồn biên phòng mà không thể nào hình dung nổi nhóm Chim Cò lại lạc đường một lần nữa.

    Con đường chúng tôi bước cứ ngày một dài thêm mà ánh đèn đồn biên phòng lại ngày một xa. Nắng đã tắt nhường chỗ cho bầu trời đêm đầy sao. Lạnh và đói. Cạn kiệt sức lực. Chúng tôi nghĩ đêm nay có khi phải ngủ lại trên đồi. Chẳng buồn tìm một nơi bằng phẳng, cả nhóm cứ thế nằm vã trên những sườn đồi dốc đến khi một ánh đèn pin đâu đó lóe sáng. Một thành viên trong đoàn hét lên: "Có ai đó không cứu với". Tiếng la thất thanh xé tan cái tĩnh lặng trong đêm. Vậy là chúng tôi đã được cứu, không phải qua đêm trong rừng, trong cái lạnh và đói đến quằn cả người.

    Trở về đến đồn là 9g30 tối, chúng tôi vẫn chưa hết hoàn hồn...

    rock_n_classic

Chia sẻ trang này