1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp nhất võ Việt, chuyện chẳng dễ!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi dhlv, 04/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhlv

    dhlv Guest

    Bài viết dưới đây của một địa phương, theo tôi hiểu về bản chất không là hợp nhất mà là sinh hoạt chung cho nó đông vui. Chứ làm ăn riêng coi bộ cũng lèo tèo (không đủ điều kiện thành lập liên đoàn) và không có tư cách pháp nhân của một tổ chức xã hội. Kiểu như box võ thuật cũng thế, quanh đi quẩn lại cũng từng ấy con người. Có mọc thêm vài diễn đàn võ thuật nữa thì cũng du di từ nơi này sang nơi khác.

    =======================================

    Thành lập Liên đoàn Võ cổ truyền – Pencak Silat – Wushu An Giang
    Cập nhật ngày: 26/02/2010 06:45:17



    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} *Ông Cao Quang Liêm, Giám đốc Đài PTTH An Giang đắc cử Chủ tịch Liên đoàn.

    Sáng qua 25-2-2010, Liên đoàn Võ cổ truyền – Pencak Silat – Wushu An Giang đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ I (2010-2015). Liên đoàn Võ Cổ truyền – Pencak Silat – Wushu An Giang có tên giao dịch quốc tế là An Giang Tran***ional Martial Arts - Pencak Silat – Wushu Federation (ATPWF) là tổ chức xã hội nghề nghiệp chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch An Giang. Liên đoàn hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí. Đây là tổ chức thành viên của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và các Liên đoàn võ thuật khác chịu trách nhiệm quản lý, phát triển, nâng chất phong trào tập luyện các môn võ trong nhân dân, thi đấu thể thao thành tích cao các môn: Võ Cổ truyền, Pencak Silat, Wushu, Mauy Thái, Kick Boxing.
    Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên đoàn gồm 23 người, ông Cao Quang Liêm, Giám đốc Đài PTTH An Giang đắc cử Chủ tịch Liên đoàn; võ sư Xuân Liễu (Lê Thị Liễu) giữ chức Tổng Thư ký Liên đoàn Võ cổ truyền – Pencak Silat – Wushu An Giang nhiệm kỳ I (2010-2015).
    BẢO TRỊ


    http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?id=271&newsid=11310
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Vì cái Liên đoàn đó không có ai mặc võ phục màu xanh nên Donghailongvuong thiếu thiện cảm và nhận xét như trên.
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Nói chung theo tôi (hình như AA đã từng nói ở box này) phải tìm cách kích cầu võ thuật nói chung, còn kích thậm chí là mô kích như thế nào là bài toán nan giải tầm cỡ bộ VH-TT-DL và bộ Giáo dục...và những bộ nào có liên quan và cần đến đấm đá vào cuộc.

    Nếu không cũng chỉ cầm cự quanh những cái chuyện diễu hành, biểu diễn trong các lễ hội văn hoá/nghệ thuật/lịch sử...Một năm cũng chỉ có một vài giải đấu.

    Vovinam tuy bề ngoài hoành tráng (so với VN) như cũng phải có một số lý luận loằng ngoằng chung qui cũng vì "trung kiên phát huy môn phái", Lễ giỗ Sáng tổ hàng năm, đồng môn-đồng đạo, thăm hỏi-gặp gỡ, động viên lẫn nhau, ma chay-hiếu hỉ, thậm chí là cả chửi nhau. Đẻ ra vô số giải nào là Đồng bằng sông cửu Long, giải miền Trung, miền Bắc, giải thiếu nhi/thiếu niên/đội mạnh/quốc gia.....rồi quốc tế khu vực các kiểu. Tất cả chung cuộc cũng không để môn sinh dần dần âm thầm ra đi, mai một, rơi rớt.

    Về bản chất chẳng khác cái chuyện offline là mấy đâu!

    (Nhìn sang một vài tôn giáo tại sao thứ 7-CN hàng tuần phải đi lễ? hàng tháng lên Chùa? rồi 1 tháng sinh hoạt Đ 1 lần....?)

    =================

    Một chuyện không liên quan nhưng kể ra để các bạn liên tưởng.

    Cái thời bao cấp thập kỷ 8X, nhà tôi cũng gần bến xe-đường tầu hoả. Trong xóm cũng có một số anh bất đắc dĩ phải đi đạp xích lô, ra bến xe. Thỉnh thoảnh hay thấy đánh nhau, xóm này với xóm kia, rồi ngay cả trong xóm vì tranh khách, thậm chí là đánh cả khách (bắt phải đi).

    Sau này ngẫm lại nhiều anh (có người đi tù) cũng nhận xét chung là cũng vì cuộc sống, đói rách nên mới ra nông nỗi.

    Thất nghiệp, đói kém, đông người => Cung lao động thì nhiều. Cầu thì ít do cơ chế, do đường lối phát triển kinh tế....

    =======================
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ở An Giang có liên đoàn Vovinam rồi!

    Muốn hội đủ điều kiện thành lập liên đoàn nói chung ngoài số lượng CLB, nhân sự ban vận động, vài cái loằng ngoằng khác (hậu trường). Nhưng cơ bản là cơ chế cho phép việc xã hội hoá TDTT trong khoảng 5 năm gần đây. Nên nếu các bạn để ý vài năm gần đây các liên đoàn võ thuật ở các tình thành VN mọc lên như nấm sau cơn mưa.

    Tôi nghĩ 5-10 năm nữa khi cơ chế thông thoáng đến độ các Hội-Đoàn võ thuật được tư do điều hành phát triển, không có sự quản lí của nhà nước, không có chức sắc trong nghành TDTT, cán bộ công quyền nằm trong các Hội-Đoàn võ thuật. Khi đó...

    ...khi đó chính các võ sư mới vất vả vì phải tự lo tất cả không có tài trợ, chỗ dựa của chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, báo chí. Muốn có phải tự lực gánh sinh bằng chính khả năng của cá nhân, của nhóm, của Hội-Đoàn võ thuật

    Một thời ở HN xoá bỏ bao cấp mà nhiều người choáng, lao đao, thỉnh thoảng người ta vẫn nhớ và nhắc lại cái giai đoạn này.
  4. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Sao các vị làm thể thao cứ phải loay hoay với mấy cái chuyện hợp nhất võ việt thế nhỉ ? Để làm gì ?
    Nghiên cứu hướng mới cho mọi thứ cùng tồn tại, cùng được lưu giữ như đúng tinh thần của môn đó. Môn nào thích khuếch trương thì cứ để tự khả năng nó làm việc đó, hỗ trợ về mặt nhà nước chỉ nên là một khung hỗ trợ chung, không thiên lệch. Võ ngoại nhập hay võ bản địa đều cần được khuyến khích như nhau, vì một mục đích cao nhất là niềm vui, sức khỏe và trí tuệ cho người Việt. Phương án kinh doanh nếu anh vỗ ngực là thông minh nhanh nhẹn thì hãy kiếm tìm trên chính cái ta du nhập vào ấy, đừng đưa ra mấy thứ màu mè lừa bịp thiên hạ làm gì, họ cười và khinh cho.
    Làm kinh tế phát triển đất nước tất nhiên phải trông chờ, chắt chiu từ mọi nguồn lực, nhưng đừng phù phiếm lừa đảo, không có tự trọng.
    Bỏ ngay cái trò quốc võ, quốc hoa vớ vẩn gì đó đi. Muốn làm kinh tế trong lĩnh vực văn hóa, phải tham khảo những học giả thực sự có thẩm quyền, phải tổ chức nghiên cức quy mô và sâu, kẻo lại trở thành trò của một lũ vô văn hóa đem văn hóa đi kinh doanh đấy.
    @}
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hợp nhất để làm gì ?

    ----------


    Có một thằng tâm thần có lối suy nghĩ như sau :

    Sao mà người trong xã hội có nhiều tên thế nhỉ ? Sao không hợp nhất lại thành một tên cho dễ gọi ? Thí dụ tên Tuấn đi.

    Tất cả mọi người đều tên Tuấn. Do đó phải đánh số : Tuấn 01, Tuấn 02..cho tới Tuấn 50978458234....

    Thế là cả xã hội biến thành một tập thể tâm thần hết...
  6. warfare

    warfare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
  7. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    nếu mà hợp nhất
    thì chắc là sẽ phải có một buổi luận kiếm
    để các môn phái ra tay chém giết, ai thằng sẽ là minh chủ võ lâm
    các môn khác sẽ phải nghe lới của minh chủ
    hic, nêu có môn phái nào ko chịu, dùng đến súng thì sao nhỉ!...
    nghi thôi đã thấy sợ
  8. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    dhlv có biết "phápnhân" là gì không nhỉ? Tạisao lại có chuyện "tưcách" với không "tưcách" ở đây?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cái này tôi nghĩ khác bác. Nếu chỉ nói về chínhtrị (không nói về vănhóa) người Việt ta vốn coitrọng sự gắnbó dưỡi một chínhthể chuyênchế mà nhà nước quânchủ là biểuhiện rõràng. Người Việt coi đó là sự đoànkết, và thườngc cho rằng sự đoànkết đó giúp ta đươngđầu được với thamvọng báquyền của người Tàu. Đó chính là lýdo tại sao Đinh Bộ Lĩnh được tônsùng mặcdù ông không hề có công chống giặc ngoạixâm.
    Khi sosánh với người Nhật, ta thấy rằng chếđộ phongkiến cátcứ lâudài của họ chính là nhântố giúp cho họ hộinhập với tưtưởng dânchủ của Phươngtây nhanh hơn người Việt và "thoát Á" nhanh hơn. Cũng có người nói vì nước Nhật bị "ngăn sông cách biển" nên không có nhucầu lớn về đoànkết dântộc trước người Tàu. Nhưng thựctế ta thấy nước Thái nó cũng nằm ở bên dưới Tàu như ta, người Lào với người Thái vốn là chung một tộc người lại chia làm 2 quốcgia riêngbiệt. Vậy mà Tàu có làm gì được họ đâu? Còn nước ta thời được coi là "chiarẽ" nghiêmtrọng là thời Trịnh-Nguyễn phântranh. Thời đó không những Tàu không làm gì được ta mà nước Việt còn mởrộng lãnhthổ ra nữa.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Người có công số một trong việc chống giặc ngoại xâm dĩ nhiên không phải là Đinh Bộ Lĩnh rồi. Nhưng ông là vị Hoàng đế đầu tiên của người Việt, người đầu tiên khẳng định được sự độc lập tự chủ của dân tộc Việt trước thế lực ngoại bang phương bắc. Đấy là suy nghĩ phải trở thành người số một độc đáo của Đinh Tiên Hoàng Đế !?

    Trong thời TrịnhNguyễn phân tranh, sự chia rẽ nghiêm trọng chính là biểu hiện rõ nét về tư duy phải trở thành người số một độc đáo của nhà Chúa Trịnh đối với các thế lực nội tại khác.

    Chính lối suy nghĩ ai cũng là số một đã giúp dân tộc Việt bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình nhưng trả giá cho việc đó dân tộc Việt phải chịu nhiều nỗi niềm lao đao hơn trong chiến tranh (ngoại xâm và nội chiến) so với nhiều dân tộc khác.
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----


    Cuộc đời và sự nghiệp vua Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam, có nhiều điểm giống với Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa, bởi hai vị đều "hổng giống ai" (Nguồn Wiki):
    • Tên gọi Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có ý nghĩa là hoàng đế đầu tiên. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế mở nền chính thống đầu tiên của nước Việt thống nhất, Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.
    • Thời gian ở ngôi hoàng đế đều là 12 năm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 - 210 TCN).
    • Danh hiệu: Trước khi làm hoàng đế, cả hai đều có vương hiệu: Thuỷ Hoàng là Tần Vương, Tiên Hoàng là Vạn Thắng Vương. Sự thăng tiến trong danh hiệu này không chỉ là thăng tiến trong sự nghiệp cá nhân mà còn đều đánh dấu sự thay đổi của lịch sử quốc gia. Từ thời nhà Chu, các vua đứng đầu thiên hạ (thiên tử) đều chỉ xưng vương, các chư hầu thời Chiến Quốc cũng chỉ xưng vương, từ Tần Thủy Hoàng chính thức xưng hoàng đế là sự thay đổi "nâng bậc" về danh hiệu của vua đứng đầu thiên hạ. Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử Việt Nam cũng tương tự: từ khi giành độc lập trở lại thời họ Khúc, những người cầm quyền ban đầu đều chỉ xưng Tiết độ sứ với tư cách "trưởng quan" cai trị một vùng lãnh thổ thuộc về Trung Quốc. Tới nhà Ngô, các vua mới xưng vương và tới Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế, cũng là sự thay đổi lớn, tạo dấu ấn trong lịch sử quốc gia như Tần Thủy Hoàng.
    • Đinh Tiên Hoàng xây dựng thành Hoa Lư bằng cách nối lại các dãy núi đá trong tự nhiên bằng tường thành nhân tạo, Tần Thùy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng bằng cách nối lại các đoạn thành sẵn có của các nước chư hầu. Cả hai đều lập đô ở những vùng núi non hiểm trở.
    • Đinh Tiên Hoàng Đế và Tần Thủy Hoàng Đế cùng trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt các thế lực cát cứ phân tán (dẹp nội chiến) để lập nên một đất nước thống nhất, tự chủ, chuyển đổi chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền.
    • Cả Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi làm vua đều dùng chính sách cai trị bằng pháp luật nghiêm khắc.
    • Đinh Tiên Hoàng và tần Thủy Hoàng khi mất đều đương quyền hoàng đế, người kế tục sự nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần. Hai triều đại mà hai hoàng đế sáng lập đều ngắn ngủi.

Chia sẻ trang này