1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. hai.tnt

    hai.tnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam và Hoa Kỳ cùng kêu gọi hòa bình ở Biển Đông
    18/06/2011 11:27:12 AM (GMT+7)

    Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về chủ quyền hàng hải, Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau kêu gọi tự do hàng hải và bác bỏ sử dụng vũ lực ở Biển Đông.
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin, sau cuộc hội đàm tại Washington, hai bên đã khẳng định “duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. Hai bên nhấn mạnh: "Toàn bộ tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua một tiến trình ngoại giao hợp tác, không ép buộc hay sử dụng vũ lực”.
    Tại Washington, cuộc Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư đã khai mạc tối qua, 17/6 (giờ Việt Nam). Đoàn Việt Nam gồm một số quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn. Đoàn Mỹ gồm quan chức của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và một số bộ ngành khác do ông Andrew J. Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các Vấn đề Chính trị và Quân sự, dẫn đầu.

    Đối thoại về Chính trị-an ninh-quốc phòng Mỹ - Việt Nam lần thứ tư tại Washington. Ảnh: TTXVN
    Tuyên bố sau cuộc hội đàm này có đoạn: "Phía Mỹ lần nữa khẳng định rằng, những sự việc gây phiền hà trong vài tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”.
    Gần đây, đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan tới hành động của các tàu Trung Quốc ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như Philippines. Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Manila cũng cáo buộc trong năm nay, Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại một diễn đàn khu vực hồi tháng 7 năm ngoái đã khẳng định rằng, Mỹ có một lợi ích quốc gia quan trọng trong tự do hàng hải ở Biển Đông.
    Thời gian này, Trung Quốc đã ngày càng gia tăng các hành động gây hấn trong tranh cãi chủ quyền Biển Đông – vùng biển giàu tài nguyên dầu khí và là nơi cả Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền với một phần hay toàn thể. Giữa lúc căng thẳng, Trung Quốc hôm thứ Ba nói rằng sẽ không sử dụng vũ lực tại Biển Đông và thúc giục các nước khác “làm nhiều hơn nữa vì hòa bình và ổn định khu vực”.
    Tuy nhiên, hôm qua, báo chí Trung Quốc đã đưa tin về việc nước này tiến hành các cuộc tập trận quân sự kéo dài ba ngày ở Biển Đông. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, 14 tàu hải quân nước này gần đây đã tiến hành tập trận ở vùng biển gần đảo Hải Nam bao gồm cả hoạt động diễn tập chống tàu ngầm và đổ bộ vào bờ biển. Báo này cho hay, các cuộc tập trận ở Biển Đông nhằm mục tiêu “phòng thủ các đảo và bảo vệ những tuyến đường biển”. Còn Nhân dân nhật báo nói rằng, ngoài các tàu tuần tra, còn có tàu đổ bộ và tàu săn ngầm, cùng máy bay quân sự.
    Trước đó một ngày, báo Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin, Trung Quốc đã điều động tàu Hải Tuần 31, nặng 3.000 tấn với bãi đáp trực thăng, với sứ mệnh kiểm tra các tàu nước ngoài và những cơ sở dầu khí tới khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
    Trong tuyên bố sau Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng, Việt Nam và Mỹ cùng thể hiện sự ủng hộ các cuộc hội đàm theo khuôn khổ một thỏa thuận năm 2002 giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN (Tuyên bố DOC). Ở thỏa thuận này, hai bên cam kết cùng làm việc cho bộ quy tắc hành xử về Biển Đông.
    Trung Quốc và ASEAN trong 9 năm qua đã không có nhiều tiến triển để đạt được bộ quy tắc trên. Theo các nhà ngoại giao, Trung Quốc thích đàm phán song phương với từng nước kiểu như “chia để trị”.
    Cũng trong tuần này, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Ông khẳng định, Mỹ cần lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này. Ông Webb và Thượng nghị sĩ James Inhofe đã đệ trình lên Thượng viện Mỹ nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc. Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
    Trước đó, ngày 10/6, trang web của văn phòng Thượng nghị sỹ Webb đã đăng tải thông cáo báo chí nêu rõ: “Các quan chức ở bộ ngoại giao và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương cho biết, vào ngày 9/6, ba tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã lao vào và làm hỏng cáp của một tàu thăm dò Việt Nam, tàu Viking 2, trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Hành động này diễn ra tiếp theo các vụ việc tương tự ngày 26/3 ở gần Việt Nam và trong tháng 3 ở gần Philippines, cũng như các vụ việc trên biển vào năm ngoái tại quần đảo Senkaku dưới sự quản lý của Nhật Bản”.
    Thông cáo nhấn mạnh: “Kiểu đe dọa của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho việc tiếp cận đa phương, hòa bình hướng tới giải quyết các tranh chấp và đảm bảo sự tiếp cận cởi mở cho thương mại cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế”.
    Nười phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cũng tuyên bố. "Chúng tôi lo lắng bởi những báo cáo gần đây về tình hình Biển Đông và tin tưởng rằng, nó chỉ làm gia tăng căng thẳng, không góp phần cho hòa bình và an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ một tiến trình hợp tác ngoại giao…và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế”.
    Thái An
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tổng thống Aquino: Philippines không để TQ bắt nạt
    18/06/2011 12:15:52 PM (GMT+7)

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, nước ông sẽ không để Trung Quốc chèn ép trong tranh chấp chủ quyền với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
    Ông khẳng định, Philippines có quyền thăm dò các vùng biển của mình bất chấp việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền.
    Trung Quốc, nước lớn tiếng tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, trong tuần trước đã yêu cầu các nước láng giềng ngừng mọi hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển này nếu không được Bắc Kinh cho phép.
    Tổng thống Aquino khẳng định, Philippines mở cửa cho đối thoại nhưng không muốn bị chèn ép. "Chúng tôi sẽ không tham gia một cuộc chạy đua vũ trang với họ”, ông nói với báo chí ở Manila. "Chúng ta không làm leo thang căng thẳng ở đây, nhưng chúng ta phải bảo vệ các quyền của mình, và đó là điều rất, rất rõ ràng”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ không bị bắt nạt chỉ vì chúng ta nhỏ hơn họ”.

    Tổng thống Philippines Aquino.
    Tuyên bố của Tổng thống Aquino xuất hiện giữa lúc báo chí Trung Quốc thông tin về việc sẽ tăng cường lực lượng tuần tra ven biển bằng cách tăng thêm tàu, máy bay và 6.000 người vào năm 2020. Thông tin mở rộng lực lượng Hải giám Trung Quốc (CMS) – cơ quan thực thi pháp luật bán quân sự đảm nhận nhiệm vụ tuần tra vùng biển – đưa ra hai ngày sau khi Bắc Kinh điều động tàu tuần tra hàng hải dân sự lớn nhất tới Biển Đông.
    Tờ Nhật báo Trung Quốc cho hay, lực lượng hàng hải dưới sự quản lý của Cơ quan Đại dương Trung Quốc, sẽ có 16 máy bay, 350 tàu vào năm 2015 và hơn 15.000 thành viên cùng 520 tàu vào năm 2020.
    Cho đến nay, Trung Quốc là nước đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất (với bản đồ hình chữ U) gần như bao trùm toàn bộ 1,7 triệu km vuông ở Biển Đông. Trong tuần này, trước những phản ứng của nhiều nước, Bắc Kinh đã cảnh báo các quốc gia bên ngoài không dính líu vào tranh chấp. Theo giới phân tích, lời cảnh báo này trực tiếp nhằm vào Mỹ giữa lúc có nhiều hy vọng sự tham gia của Washington sẽ góp phần tháo gỡ căng thẳng.
    Hôm qua (17/6), Philippines tuyên bố điều tàu chiến lớn nhất của mình tới Biển Đông. Tuy nhiên, người phát ngôn bộ Quốc phòng nước này, Eduardo Batac, khẳng định rằng, việc triển khai tàu chiến là hoạt động thông thường và không liên quan tới tuyên bố từ phía Trung Quốc về việc một trong các tàu tuần tra hàng hải lớn nhất của họ sẽ đi qua vùng biển này.
    Theo giới phân tích, với việc khu trục hạm chống tàu ngầm BRP Rajah Humabon trọng lượng 1.400 tấn, tàu chiến hàng đầu của hải quân Philippines, được điều tới Biển Đông sau tàu Hải Tuần 31, tình hình tranh chấp hàng hải trong khu vực có nguy cơ tiếp tục leo thang.
    Người đứng đầu Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Alexander Pama, khẳng định hải quân nước này "sẽ không có hành động khiêu khích nào ở Biển Đông". Ông nói lực lượng hải quân sẽ chỉ thực hiện công việc phòng thủ trong vùng biển chủ quyền của Philippines.
    Tàu chiến Humabon, với 68 thủy thủ và 8 sỹ quan, hôm thứ Năm còn neo đậu tại cảng Poro Point trước khi lên đường tới Bãi Scarborough. Chỉ huy trưởng con tàu Celestino Abalayan nói:" Chúng tôi sẽ theo dõi để phát hiện các đe dọa an ninh trong khu vực, cũng như các hành động vi phạm chủ quyền của Philippines".
    Trong những tin tức liên quan khác, tại Hội nghị Bộ trwongr Philippines - Australia lần thứ ba ở Canberra, phía Australia đã cùng chia sẻ quan điểm của Philippines rằng, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) nên là cơ sở để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
    Philippines trong khi đó đã kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN đưa ra lập trường chung về những diễn biến ở Biển Đông.
    Thụy Phương (Theo australianetworknews, philstar)
  3. ducnc

    ducnc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    Nghe tây đồn, mới nhận 4 chiếc tinh . Hôm nay bay "phá Trinh" do chuyên gia NGỐ đích thân lái.:-bd
  4. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Các chú các bác cho mình hỏi tốc độ bay tối thiểu của su hào là bao nhiêu và liệu có thể kẹp nách chuồn chuồn đc ko vậy?
  5. H0nVjet

    H0nVjet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    1
    Say quá nguoiquansat ơi:-ss
  6. netnomad

    netnomad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bác Trùm ơi, tuần sau lại off đi. em dự với!
  7. kutarato

    kutarato Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    The em biết thì min speed của Su 27 là 200km/h còn thằng Mil 8/17 tốc độ khoảng 200km -260km/h, bác nào trong ngành bik thì chỉ em thêm nhé, ko dám múa rìu qua mắt thợ đâu [:P]
  8. o0okevilo0o

    o0okevilo0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    3
    Bác nói thế như sát muối vào lòng mấy anh em hum nay bận ko qua đc:((:((:((:((:((
  9. Estonque

    Estonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2010
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Em tưởng nhìn thấy phù hiệu của quân mình thì phải nhận ra ngay chứ, cần gì vẫy tay
  10. loxg5869

    loxg5869 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/442978/Lam-chu-dan-ten-lua-toi-tan S-300PMU1.html

Chia sẻ trang này