1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANGBAOLINH

    TRANGBAOLINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    133
    Tấm vật liệu hấp thụ sóng ra-đa
    QĐND - Thứ Bẩy, 20/11/2010, 21:45 (GMT+7)
    * Tấm vật liệu hấp thụ sóng ra-đa


    Mô hình tấm hấp thụ song ra-đa.
    Viện Hóa học và Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu, sản xuất thành công tấm vật liệu ngụy trang hấp thụ sóng ra-đa và đưa vào ứng dụng thực tế đơn vị. Sản phẩm có khả năng hấp thụ sóng trong dải tần rộng và ổn định, đồng thời dùng để chống nhiễu cho các thiết bị thông tin liên lạc.

    Tin, ảnh: Hải Phong
  2. o0okevilo0o

    o0okevilo0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    3
  3. Walkers

    Walkers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    Răng mới là sến? răng mới là sang? Nói thế mà nghe được răng@-)
  4. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Tin cũ, không biết ai đưa chưa.
    http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/10/29/AR2010102904746.html
    Các quan chức Viet Nam ngỏ ý muốn mua sonar Mỹ để dò tìm tàu ngầm Trung Quốc. Trong khi đó vẫn có các cuộc đàm phán về việc mua phụ tùng thay thế cho UH-1.
  5. rockerle

    rockerle Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2009
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    80
    vietnamnet.vn bị hacker tấn công
    http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Hacker-Virus/2010/11/3BA23472/

    Sang đến giờ em không thể nào vào được trang này, cũng nghi nghi rồi. Không ngờ lại là sự thật.

    Hy vọng, an ninh mạng nhà mình sớm khắc phục và tìm ra thủ phạm.

    Nếu mà do bọn "chó" gây ra thì ...
  6. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Là cái bọn đi thuê rừng IG gì đó thì tốt
    Còn bọn tấn công chúng nó mà là bọn cho thuê rừng thì thôi rồi lượm ơi
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Rừng InnovGreen cách biên giới Việt Trung 700m?
    Cập nhật lúc 22/11/2010 03:41:45 PM (GMT+7)
    [​IMG]- “Khu vực mà InnovGreen vào đều nằm trong chu vi khu vực quân sự của xã. Công ty phát triển rừng với thời hạn từ 50 năm chúng tôi nghĩ rằng, sự phát triển của xã nhà, người dân, liệu sau 50 năm sau sẽ như thế nào? Chúng tôi lo lắng nên đề nghị chấm dứt ngay việc cho thuê, giao lại cho người dân”, ông Trần Văn Bào - PCT xã Tân Minh (Tràng Định, Lạng Sơn) bày tỏ.

    Theo ông Bào, việc công ty InnovGreen (IG) tiến hành thuê đất, trồng rừng bạch đàn ở những khu vực quan trọng về quân sự đang dấy lên lo ngại trong lòng người dân nơi đây.



    Điều mà vị Phó chủ tịch xã này băn khăn, trăn trở nhất: Số diện tích mà phía Công ti IG được giao để trồng rừng trong thời hạn 50 năm toàn là những khu vực xung yếu, nhạy cảm về quốc phòng. Có những điểm cao - chẳng hạn như điểm 558, từng là nơi xẩy ra những trận chiến nảy lửa trong quá khứ cũng được nằm trong số diện tích doanh nghiệp này thuê.



    [​IMG]
    Tỉnh lộ 229, nối Ql4A với xã biên giới Tân Minh. Tại điểm đầu và cuối của tuyến đường này
    đều có sự xuất hiện của dự án trồng rừng InnovGreen. Đáng nói hơn, một là khu vực phòng
    thủ, một nơi là biên giới, có chốt quân sự. Không hiểu UBND tỉnh Lạng Sơn thẩm định dự
    án theo quy trình nào? Ảnh: Duy Tuấn

    Ông Bào đưa ra một câu hỏi nhãn tiền: "Dù học không nhiều, tôi vẫn thấy không nên giao cho một công ty nước ngoài ở những địa điểm như thế này. Các vị lãnh đạo, chắc chắn trình độ học vấn hơn tôi. Vậy thì tại sao lại không suy nghĩ đến vấn đề này?".


    Cách đường biên giới 700m?



    Thưa ông, việc Công ty IG vào thuê đất trồng rừng đã ảnh hưởng như thế nào đến địa phương?



    - Xã chúng tôi là xã miền núi, điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn, lại có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Diện tích tự nhiên khoảng 5,8 ngàn 8 ha, dân số 1.437 khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp.



    Theo như số liệu đăng kí, thì số diện tích phía công ty IG được tỉnh đồng ý để tiến hành trồng cây bạch đàn tại địa bàn xã vào khoảng trên 200 ha. Hiện tại phía Công ty tiến hành trồng được khoảng trên 40 ha.

    [​IMG]

    Điểm cao quân sự 558 tại biên giới Việt - Trung. Con đường đất đỏ dưới chân núi chính
    là do Cty IG làm. Không những thế, trên sườn núi 558 còn xuất hiện nhiều hố để trồng cây.
    Theo ông Bào, đó là những hố được Cty IG cuốc nhưng chưa trồng cây.

    Thưa ông, người dân được hưởng lợi gì từ dự án này? Phía Công ty IG có tạo điều kiện làm việc cho người dân bản đại nơi đây không?


    - Họ cũng đã đặt vấn đề với địa phương để tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, số tiền họ trả cho bà con chưa thỏa đáng, hơn nữa là khi thời điểm công ty có nhu cầu thì dân đang bận về mùa vụ nên số người dân đến làm cho công ty để hưởng lợi rất ít.


    Cách đây khoảng mấy tháng, phía IG có đưa mấy chục người từ nơi khác đến để trồng rừng nhưng không có giấy tờ. Lực lượng biên phòng và xã đã tiến hành kiểm tra và trục xuất họ ra khỏi địa phương . Số người đó toàn dân tộc thiểu số ở trên tận Hà Giang xuống.



    Điểm trồng rừng, làm đường của Cty IG gần biên giới nhất là cách bao nhiêu mét thưa ông?


    - Tôi tính theo đường chim bay chỉ khoảng 700m, đó là đỉnh núi 558 thuộc thôn Bản Kiêng.


    [​IMG]
    Sau nhiều năm triển khai, người dân tại các xã có dự án của InnovGreen đều chưa nhận
    được những lợi ích mà doanh nghiệp này hứa. Họ đã bắt đầu hoài nghi, lo lắng.

    Thưa ông, được biết số diện tích mà phía IG được UBND tỉnh đồng ý cho phép trồng cây tại xã Tân Minh nằm vào các vị rất quan trọng về quân sự. Ông nhận xét gì không?



    - Vì có đường biên giới với phía Trung Quốc nên từ trước đến nay, công tác đảm bảo về an ninh, quốc phòng luôn được xã quán triệt. Trước đây còn xẩy ra tình trạng người dân bản đại Trung Quốc xâm lấn diện tích đất canh tác, kể cả là về cột mốc. Cứ đêm đêm, họ lại cho người tiến hành trồng cây trên lãnh thổ Việt Nam. Họ trồng xong thì chúng tôi lại cho người dân ra nhổ.


    Khi chúng tôi biết thông tin rằng phía IG đã được UBND tỉnh đồng ý cho phép trồng rừng tại địa phương thì gần như không ai phản đối gì cả. Bởi lúc đấy, việc một công ty nước ngoài tiến hành thuê đất trồng rừng là quá mới mẻ. Mãi tới sau này, tôi mới thật sự không yên tâm vì dự án này. Không riêng gì cá nhân tôi mà cả người dân nơi đây cũng thấy nghi ngờ về dự án này.

    [​IMG]
    Đường InnovGreen ở khu vực biên giới, tại xã Tân Minh. Ảnh: Duy Tuấn

    Lý do mà ông cảm thấy nghi ngờ về dự án này?

    - Thứ nhất, xã chúng tôi là xã biên giới nên một công ty nước ngoài tiến hành thuê đất trồng rừng trên địa bàn, trên những đại điểm giáp biên giới làm chúng tôi phải đặt một câu hỏi. Thứ 2, ngay cả những khu vực quân sự điểm cao 558, là vị trí đặc biệt quan trọng, phía công ty cũng tiến hành thuê đất để trồng rừng. Thứ 3, giao đất cho công ty nước ngoài thì con cháu, người dân chúng tôi lấy gì để sinh sống. Sau 50 năm nữa, liệu có ai hình dung được số phận của những vùng đất này hay không?



    Sau khi được đi tham quan ở Quảng Ninh, cũng là một tỉnh biên giới tôi thấy công ty này thường chọn những vị trí gần biên giới để thuê, rồi ở xã Hùng Việt Cty này mở đường xoắn ốc trên đỉnh núi Khau Tét, ở xã tôi thì lại là giáp biên, có điểm cao 558.


    Khi công ty tiến hành mở nhiều con đường vào khu vực trồng rừng, phía xã có phản ứng như thế nào?

    - Họ tự động đưa máy móc vào làm. Để mở được con đường này, họ đã phá rất lớn diện tích rừng. Diện tích rừng bị phá để làm đường đều là rừng tự nhiên.




    [​IMG]
    Hình ảnh được phóng viên ghi lại tại đường InnovGreen làm ở xã Tân Minh. Theo số liệu
    đáng tin cậy, Cty này đã phá bỏ khoảng 12.000m2 rừng tự nhiên. Ảnh: Hoàng Sang


    Tại một số điểm, số gỗ bị chặt hạ có đường kính khoảng 40 cm. Tuy nhiên, vì xã chúng tôi không có thẩm quyền để kiểm tra nên không thể yêu cầu họ dừng việc mở đường này được. Mặc dù, có những địa điểm mở đường nằm sát ngay đường biên giới. Phía dưới điểm cao 558, Công ty cũng mở đường chạy qua.


    Đề nghị chấm dứt cho IG thuê, giao cho dân



    Theo ông, mục đích chính của IG là gì? Liệu lợi nhuận mà họ thu được từ việc trồng rừng có bằng số tiền mà họ bỏ ra để mở những con đường ngay cạnh biên giới như vậy không?


    - Đã là doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Có mấy trăm ha rừng mà họ đầu tư mở đường như vậy, lại ngay cả những địa điểm nhạy cảm về quân sự thì nên đặt dấu hỏi. Tại sao phía Cty IG không chọn những địa điểm trồng rừng thuận tiện hơn. Tôi sợ nếu xảy ra tình huống xấu thì mình trở tay không kịp.



    [​IMG]
    Ngay dưới cánh tay PCT xã Tân Minh là rừng bạch đàn của Cty IG trồng. Xa hơn, chính là
    đường tuần tra biên giới của Việt Nam. Dư luận đang trông chờ vào lời giải thích thỏa đáng
    từ Cty IG và các ngành chức năng ở địa phương (ở đây là Lạng Sơn) và Trung ương.

    Còn nữa, nếu họ được tỉnh cho thuê đất, cấp sổ đỏ chính chủ trong 50 năm để trồng rừng, thì họ làm gì trên khu vực đó mình cũng không thể biết được. Việc mình tiến hành kiểm tra cũng rất khó. Nếu kiểm tra, họ trả lời: "đấy là đất của tôi, có sổ đỏ, phạm vi của tôi, tôi có quyền", thì chúng tôi cũng đành chịu thua.

    Nếu được quyền quyết định,ông có đồng ý cho phép công ty này vào trồng rừng ở khu vực xã nhà hay không?


    - Theo ý kiến chủ quan của bản thân thì không nên cho công ty này vào làm gì. Về số dất mà họ đã trồng, tôi đề nghị nhà nước can thiệp kịp thời để giao lại cho người dân chăm sóc, bảo vệ, sử dụng. Chúng tôi lo lắng nên đề nghị chấm dứt ngay việc cho thuê.


    Tôi sẽ làm một văn bản kiến nghị huyện và tỉnh chấm dứt việc cho công ty này thuê đất và giao lại toàn bộ khu vực họ đã trồng rừng, giao lại dân để dân tự phát triển được, cho vay vốn, các chương trình kinh tế khác để phục vụ lợi ích cộng đồng.



    [​IMG]
    Nhìn vào bản đồ, định vị những điểm mà Cty IG có mặt tại các tỉnh đông bắc (Lạng Sơn -
    Quảng Ninh), một điều dễ nhận thấy, các dự án của DN này hầu hết tập trung ở khu vực
    biên giới, cận biên và đan chéo dọc các tuyến đường huyết mạch. Ảnh: Duy Tuấn

    Thưa ông, là một PCT xã biên giới, ông còn nhận ra rằng không nên để công ty IG tiến hành thuê đất, trồng rừng ở những khu vực nhạy cảm về chính trị, quân sự. Vậy theo ông, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn với tầm nhìn vĩ mô hơn có nhận ra điều này không?Liệu tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn có hạn chế hay không?



    - Khẳng định tầm nhìn của các vị hạn chế là có cơ sở. Là xã giáp biên giới, nên việc bảm đảm an ninh, quốc phòng là nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng đối với chúng tôi. Vậy tại sao tỉnh lại giao toàn bộ khu vực đất vùng biên này cho một công ty nước ngoài thuê, liệu tỉnh có nhận biết được cái được và cái mất của dự án này không? Phải dừng ngay dự án này vì nó toàn nằm trong khu vực quân sự quan trọng của xã, huyện. Còn nữa, nếu thuê đất 50 năm thì con cháu sẽ không có đất mà khai thác, nhất là đời sau này.


    Tuy rằng tầm nhìn của chúng tôi hạn chế hơn, nhưng, chúng tôi vẫn nhận ra rằng dự án cho công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng vào những khu vực nhạy cảm là không đúng. Vậy thì vì sao, lãnh đạo UBND tỉnh, những người có tầm nhìn, sáng suốt hơn lại ký quyết định cho công ty nước ngoài vào thuê đất ở những khu vực nhạy cảm về quân sự như vậy?

    Xin cảm ơn ông!
    http://www9.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/368/rung-innovgreen-cach-bien-gioi-viet-trung-700m-.html

    Thấy đây là những điểm đáng quan tâm về mối nguy an ninh quốc phòng nên xin gửi vào đây cho các bác và những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước

    Nhờ các bác am hiểu về quân sự phân tích tầm quan trọng của các điểm đó.
    Và mối nguy gì khi Cty này làm đường vòng quanh các điểm cao?
  8. Tuan_2pung

    Tuan_2pung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2003
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Mình không dám khẳng định điều gì nhưng không hiểu sao cứ báo nào "động" đến a Quốc nhiều là rất dễ bị teo nhé.
    Trước thấy có VIT info "đá xoáy" a Quốc nhiều nhất, giờ k thấy báo náo "đá" a ấy nhiều như thế nữa:-ss
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam


    Chiều 22/11, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp Đại tướng George William Casey Jr, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ đang ở thăm, làm việc tại Việt Nam.
    [​IMG] Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Đại tướng George William Casey Jr. (Nguồn: Internet)




    Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh chào mừng Đại tướng George William Casey Jr cùng các thành viên trong đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam, mong rằng chuyến thăm này góp phần củng cố, khôi phục và tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội, nhân dân hai nước; chúc chuyến thăm và làm việc của đoàn thu được kết quả tốt đẹp.

    Đại tướng George William Casey Jr chân thành cảm ơn Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh đã dành thời gian tiếp đoàn và bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử đất nước con người và Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất trong thời gian tới tập trung hợp tác trên các lĩnh vực trao đổi đoàn các cấp; trao đổi học viên quân sự và các lĩnh vực đang hợp tác như quân y, rà phá bom mìn…/.

    http://www.vietnamplus.vn/Home/Tham-muu-truong-luc-quan-Hoa-Ky-tham-Viet-Nam/201011/68912.vnplus
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    InnovGreen đang làm gì trên biên giới Việt Nam?
    Kỳ 6: “Xơi” cả khu vực phòng thủ then chốt
    Cập nhật lúc 22/11/2010 09:45:42 AM (GMT+7)
    [​IMG] - Những thông tin về việc thuê đất trồng rừng của Cty InnovGreen càng ngày càng khiến chúng tôi giật mình. Một đỉnh núi cao khoảng 700m cạnh QL 4A thuộc địa phận huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) bỗng dưng xuất hiện những con đường đất đỏ chạy quanh, xoắn ốc lên đến đỉnh núi.


    Cạnh đó, tại một số thôn ở xã Kháng Chiến xuất hiện những con đường “rồng rắn”, nối “đuôi” chạy qua các quả đồi, bên cạnh những rừng cây của Cty IG đã trồng. Điều đáng nói, những điểm Cty IG vào tại xã Kháng Chiến lại nằm trong khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định, theo như thông tin đáng tin cậy từ cơ quan có thẩm quyền ở đây.


    Xoắn ốc đường lên điểm đỉnh núi Khau Tét

    Đi trên QL 4A theo hướng Lạng Sơn – Tràng Định hay ngược lại, khi qua địa bàn xã Hùng Việt, nếu trời quang mây tạnh chúng ta dễ dàng nhìn thấy đỉnh núi Khau Tét (thôn Bản Tét) bởi độ cao của nó. Theo người dân ở đây cho biết, thì đỉnh núi này cao khoảng 600-700m.
    [​IMG]



    Đường xoắn ốc lên đến đỉnh núi Khau Tét do Cty InnovGreen làm. Thông tin cho biết, đỉnh núi này có độ cao khoảng 600m. Ảnh: Duy Tuấn
    Một cán bộ ở UBND huyện Tràng Định cho biết, đỉnh núi này khá cao, có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng. Không chỉ nằm cạnh con đường xương sống độc đạo 4A, nối các tỉnh đông bắc với nhau mà lại nằm ngay sát thị trấn Thất Khê, nơi ghi dấu nhiều chứng tích lịch sử giữ nước.
    Đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát được cả xã Hùng Việt, Kháng Chiến, Trung Thành và thị trấn Thất Khê. Còn nếu khi có xung đột quân sự thì việc chiếm được đồi Khau Tét có vai trò rất lớn, có thể khống chế được một vùng rộng lớn, án ngự trên con đường xương sống số 4.

    Vậy mà 2 năm nay, khi đi qua đây thì người ta dễ dàng thấy trên đỉnh núi xuất hiện những con đường đất màu đỏ quạch bao quanh đỉnh núi.

    Anh Hoàng Văn Hưởng (hiện là cán bộ địa chính xã Kháng Chiến), một người dân Bản Tét cho biết: “Con đường lên núi được Cty InnovGreen làm làm thành những vòng xoắn ốc bao quanh quả đồi lên đến đỉnh từ năm 2008. Hiện trên núi Cty này mới trồng được mấy ha bạch đàn”.




    [​IMG]









    Núi Khau Tét nằm gần với QL 4A-huyết mạch giao thông phía đông bắc tổ quốc.

    Theo anh Hưởng thì việc làm đường trên núi đã ảnh hướng tới nguồn nước sinh hoạt và canh tác lâu dài của người dân. Nước khe trên núi này được dân thường lấy về sử dụng nhưng đến khi trời mưa thì bao nhiêu đất đá làm đường, dầu bạch đàn đổ xuống các khe suối chảy ra đồng ruộng của người dân.


    “50 năm thì còn gì nữa. Nếu như cho thuê 50 năm, ai không biết nhưng mình bên mảng địa chính thì mình không nhất trí. Mình đã từng ở xã biên giới Đào Viên, Cty IG vào thuê đất, lúc đầu thì cũng nhất trí nhưng khi biết thuê 50 năm thì tất cả dân đều không nhất trí. 50 năm nữa thì chỉ có cái đồi trọc chứ còn gì, nhất là ở những xã biên giới thì càng không muốn”, anh Hưởng nhận định
    .


    “Rồng rắn” đường trong khu vực phòng thủ then chốt


    Ở xã Kháng Chiến, Cty IG cũng đã tiến hành trồng rừng được hơn 200 ha trong trên tổng diện tích hơn 400ha. Đáng chú ý, tại 4 thôn Nà Trà, Khuổi Boóc, Pò Loi và Bản Sàn đã được xác định là những điểm nằm trong khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định.
    [​IMG]

    Rừng và đường của Cty IG tại xã Kháng Chiến, khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định - Lạng Sơn. Ảnh: Duy Tuấn
    Con đường đi vào khu vực trồng rừng của Cty này tại 4 thôn trên được bắt đầu từ thôn Pò Loi, sát ngay tỉnh lộ 229 (nối xã biên giới Tân Minh thuộc huyện Tràng Định với QL 4A). Sau khi rồng rắn chạy qua rất nhiều đồi núi cao trong rừng, con đường lại được vòng ra tiếp giáp với lại tỉnh lộ 229.

    Có người còn ví von, khu vực đường và rừng của IG như một vòng cung ôm sát tỉnh lộ 229.

    Từ tỉnh lộ đi vào khoảng 500m thì bắt đầu đến khu vực trồng rừng của Cty IG. Đoạn đầu con đường xuất hiện những bãi đất đá bị sạt lở từ các taluy lởm chởm. Nếu mưa to thì những mảnh taluy dương trên đường có thể bị sụt, gây nguy hiểm đến người dân canh tác ở dưới núi.

    Những cán bộ cùng đi cho biết, đứng trên những quả núi cao khoảng 500m, ngay trên đường mà Cty này làm có thể quan sát được những vệt đỏ trên các quả đồi cách xa cả cây số. Quá trình họ làm đường, trồng cây chính quyền cũng không được vào giám sát. Hầu như những quả núi cao nhất thì đường đi qua chiếm ngự.


    [​IMG]







    Phó trưởng công an xã Tràng Định đang chỉ tay về phía rừng cây của Cty IG trồng.
    Anh Hoàng Văn Mạnh, Phó Trưởng công an xã Kháng Chiến cho biết, trước đây thì khu vực đường của Cty này làm cũng là rừng tự nhiên, khi làm đường Cty này đã chặt bỏ đi một diện tích rừng. Quả đồi cao nhất ở khu vực này phải đến gần nghìn mét.

    Không hiểu sao doanh nghiệp nước ngoài này vẫn có thể tiến hành trồng rừng, làm đường tại những vị trí nhạy cảm trên?


    Hỗ trợ “công giữ rừng” hay mua đứt với giá rẻ mạt?


    Mặc dù chưa được thuê đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền ở tỉnh Lạng Sơn, nhưng ngay sau khi tiến hành trồng được một số diện tích rừng, làm đường vào, Cty IG Lạng Sơn đã cho người làm rào chắn ngang con đường vào khu vực rừng tại 4 thôn này.

    Một cán bộ huyện Tràng Định kể lại: năm 2009 có lần tôi vào để xem xét tình hình thì có 2 người của Cty IG đứng ở hàng rào chắn trên đường ngăn không cho vào. Ai muốn vào rừng đều phải được sự đồng ý của bảo vệ.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, người làm rào chắn chính là ông Hoàng Văn Đoàn, trưởng thôn Pò Loi. Năm 2008 ông nhận được chỉ đạo của Cty là rào đường lại để “bảo vệ” rừng mà Cty IG đã trồng, đến cuối năm 2009, nhận thấy nhận bảo vệ rừng cho Cty này rất vất vả nhưng chỉ nhận được mỗi tháng 500 nghìn nên ông đã nghỉ việc và dỡ rào chắn.


    [​IMG]







    Trưởng thôn Pò Loi đang cầm trên tay 1 trong 2 cuốn sổ tiết kiệm mà Cty IG hỗ trợ "công giữ rừng" với giá 100 nghìn/1ha/1năm - Ảnh: Duy Tuấn
    Ông Đoàn cho biết thêm, đất ở thôn Pò Loi chiếm diện tích khá lớn trong 4 thôn mà Cty này có mặt. Khi vào làm việc, Cty có hứa sẽ tạo nhiều công việc cho bà con nên lúc đầu nhiều người cũng đồng thuận.

    Công ty đã bỏ ra một khoản tiền hơn 200 triệu gọi là “hỗ trợ giữ rừng”, mỗi ha 1,1 triệu/11 năm công giữ rừng (100nghìn/1ha/1năm). Số tiền trên đứng tên ông Đoàn, tổng số tiền là hơn 200 triệu cho “công giữ rừng” trong khoảng thời gian 1997 - 2008.

    Tuy vậy, cho đến nay, sau 3 năm dự án triển khai, chính bản thân vị trưởng thôn này lại cảm thấy tiếc nuối khi “lỡ” giao hơn 200ha cho dự án này:

    “Từ khi Cty IG vào, đại khái là dân vẫn có việc làm nhưng tiền không đáng nên dân không làm nên chủ yếu lấy người từ nơi khác đến. Lúc đầu một số nhận thầu nhưng về sau lỗ. Quyền lợi của người dân trong thôn thì chả có gì, họ chỉ trả từng này tiền rồi thôi. Họ trả tiền thế như mua đứt luôn. Mà diện tích lớn, số tiền chỉ có thế nên dân cảm thấy quá rẻ mạt”.

    Bản thân ông Đoàn cũng thừa nhận rằng, “khi dự án mới vào cũng không hiểu rõ lắm, cứ tưởng là dự án vào rồi sẽ giúp được dân cái này cái nọ nhưng mà giờ không thấy. Chỉ có con đường đi vào rừng, nhưng đó là các anh (Cty IG) mở đường để phục vụ cho các anh chứ đâu phải cho dân”.

    “Mình cho thuê 50 năm, chết là chết ở chỗ đấy, giờ đã mắc rồi biết làm thế nào. Biết thế này dân đứng ra nhận rồi… Người dân muốn nhà nước giao cho từng hộ nhưng mà giờ không được nữa, rất xót xa”, ông Đoàn ngậm ngùi nói.

    ·
    Duy Tuấn - Hoàng Sang - Trường Giang
    http://www9.vietnamnet.vn/vn/phong-su-dieu-tra/341/ky-6---xoi--ca-khu-vuc-phong-thu-then-chot.html
    ----
    XIn phép Mod cho lưu lại bài viết này để chúng ta không thấy hối tiếc về sau


    Những quả đồi điểm cao với rừng tự nhiên bị đốt đi trồng bằng cây khác, bị xẻ cắt bằng những con đường chạy quanh
    Nếu có biến thì Gia Cát Lượng cũng chào thua vì không phòng thủ nỗi đâu đâu cũng có địch đánh thọc sườn

Chia sẻ trang này