1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
  2. SilentEagle

    SilentEagle Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    5
    Các bác cho em ném đá chút về cái tin này:
    Sau một quá trình đàm phán phức tạp Vn và Nga đã đạt được hợp đồng về chuyển giao quy trình sản xuất tên lửa chống hạm P800. Theo đó ngoài linh kiện do Nga chuyển giao để lắp ráp tên lửa ở Vn thì nghành công nghiệp quốc phòng VN cũng có bước tiến dài khi tự sản xuất được một chi tiết quan trọng trong công tác hậu cần bảo trì tên lửa đó là ..... khẳn chùi bụi cho tên lửa được nhà máy dệt Nam Định sản xuất có khả năng sử dụng khoảng 10000 lần mỗi chiếc.
    Chém tí hi vọng là quy trình sản xuất Vn nhà mình có thể hơn Ấn tự chủ được một số linh kiện chủ chốt tiến tới làm chủ quy trình chế tạo từ a-z. Hy vọng thế[:D]
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Hải Giám - Công cụ gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông?
    Hải giám - một trong năm tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc - đang được gia tăng không ngừng cả quy mô lẫn kích cỡ.
    Strategy Pages, một trang tin chuyên về quân sự của Mỹ đã đăng tải bài viết về sự phát triển của cơ quan Hải giám Trung Quốc.

    Những cơ quan khác gồm: Tuần duyên, một lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban An toàn hàng hải phụ trách công tác tìm kiếm và cứu hộ ven biển; Cảnh sát ngư chính giám sát hoạt động đánh bắt cá; Cảnh sát hải quan ngăn chặn buôn lậu.

    Thường xuyên hơn, quả quyết hơn

    Hải giám Trung Quốc là một trong những cơ quan mới nhất trong số này, được thành lập năm 1998. Nó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát các khu vực không thuộc lãnh hải Trung Quốc nhưng là những nơi nước này tuyên bố có quyền kiểm soát kinh tế (vùng đặc quyền kinh tế - EEZ), đây cũng là cơ quan thực thi pháp luật môi trường ở vùng duyên hải Trung Quốc. Chương trình phát triển Hải giám mới được công bố cho thấy, sẽ mở rộng lực lượng này từ 9.000 lên 10.000 người và mua thêm 36 tàu tuần tra mới.

    Hải giám đã có 300 tàu và 10 máy bay. Ngoài ra, cơ quan này còn thu thập và phối hợp dữ liệu từ các hoạt động hải giám ở 10 thành phố lớn ven biển và 170 huyện thị duyên hải.
    Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô lực lượng hải giám Trung Quốc phần lớn tập trung vào EEZ, và sứ mệnh tuần tra của lực lượng này ngày càng thường xuyên hơn, quả quyết hơn. Luật quốc tế (Công ước LHQ về Luật biển có hiệu lực năm 1994) công nhận vùng biển 22 km tính từ đất liền thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia kiểm soát vùng đất gần nhất.

    Điều đó có nghĩa là các tàu bè không được phép tiến vào “những vùng lãnh hải” mà không được phép. Tuy nhiên, vùng biển rộng 360km từ đất liền được coi là EEZ của quốc gia kiểm soát vùng đất gần nhất. Các chủ sở hữu EEZ có thể kiểm soát việc đánh bắt cá, có chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo.

    Nhưng theo luật quốc tế, ở EEZ, các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm tại EEZ. Trung Quốc luôn tuyên bố các tàu nước ngoài thực hiện hoạt động do thám trái phép ở các EEZ của họ. Song hiệp ước năm 1994 không nói gì tới vấn đề này. Trung Quốc đơn giản đang làm những gì mà họ đã làm trong nhiều thế kỷ, cố gắng áp đặt ý của họ với các nước láng giềng, hoặc bất kỳ ai dám “cả gan” hoạt động ở khu vực mà Trung Quốc coi là nằm trong tầm kiểm soát của họ.

    Hồi chuông báo động

    Trong hai thế kỷ qua, Trung Quốc đã ngăn chặn khỏi việc áp dụng “các quyền truyền thống” ở những vùng biển gần bởi sự vượt trội của hải quân nước ngoài (đầu tiên là tàu thuyền trang bị súng thần công của châu Âu và sau đó, thế kỷ 19 là những tàu chiến thép từ Nhật Bản). Tuy nhiên, khi kinh tế ngày một phát triển, Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng nỗ lực nhằm khẳng định lại sự kiểm soát với các vùng biển mà cả thời gian dài trước họ xem là một phần của mình.

    Trung Quốc thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các EEZ hoặc các vùng biển tranh chấp. Giới phân tích cho rằng, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang và tạo sự dễ dàng khi Trung Quốc muốn tuyên bố họ là nạn nhân.

    Hồi đầu tháng, tờ Nhật báo Trung Quốc dẫn lời phó giám đốc cơ quan Giám sát hàng hải Trung Quốc Tôn Thụ Tiên nói, nước này sẽ “tiến hành tuần tra biển thường xuyên hơn để củng cố việc thực thi luật pháp tại các vùng biển liên quan nhằm đảm bảo quyền hàng hải trong năm 2011”. Kế hoạch gia tăng khả năng giám sát được đưa ra khi Trung Quốc có cuộc tranh cãi chủ quyền về quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật gọi là Senkaku) với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng ngày một quả quyết hơn trong tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông.

    Việc Trung Quốc không ngừng gia tăng các khả năng quân sự, từ lực lượng hải quân tới không quân đã trở thành hồi chuông báo động với các nước khác, trong đó có Mỹ. Đã có quan ngại rằng, nỗ lực xây dựng quân sự của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ mở đường để Trung Quốc quả quyết và thách thức hơn với láng giềng nhằm kiểm soát các khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

    Trong Báo cáo phát triển đại dương Trung Quốc do cơ quan Giám sát hàng hải nước này đưa ra, ông Tôn cho hay, Trung Quốc đang triển khai thêm nhiều nhân sự và lắp đặt các thiết bị mới để “nâng cao khả năng thực thi pháp luật của đội tàu tuần tra”. Theo báo cáo này, năm ngoái, cơ quan này đã điều động hơn 1.000 chuyến bay và 13.300 chuyến tuần tra biển để giám sát hàng trăm tàu thuyền và máy bay nước ngoài trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

    Theo VNN
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Phi công ASEAN thăm căn cứ Không quân Việt Nam Cập nhật lúc :2:37 PM, 30/05/2011
    Bên những chiếc Su-30, các chàng phi công trẻ ASEAN rất thích thú và ngạc nhiên trước đội ngũ máy bay hiện đại của Không quân Việt Nam.

    Họ là những phi công trẻ, đại diện cho không lực 9 nước ASEAN (đại diện Lào vắng mặt). Họ lái đủ loại máy bay, có xuất xứ từ Nga tới Mỹ, từ chiến đấu tới vận tải.

    Cuối tuần qua, họ đã gặp nhau bên trong căn cứ của Đoàn Không quân tiêm kích C35, thuộc Đoàn Không quân B70. Lần đầu tiên được sờ tận tay, thậm chí ngồi vào buồng lái những chiếc tiêm kích SU-30 hiện đại của VN, các phi công trẻ tuổi người nước ngoài đã không giấu được sự thích thú.

    [​IMG]
    Phi công trẻ các nước chụp hình lưu niệm với tiêm kích Su-30 của Việt Nam.
    Ảnh: Đỗ Hùng - Tấn Tú Đại úy Anthony R.Amora, người đã có hơn 400 giờ bay với phi cơ vận tải C-130 của Không lực Philippines, trầm trồ: “Đây là lần đầu tiên tôi có dịp tiếp cận máy bay chiến đấu của nước ngoài. Thật đáng ngạc nhiên là Việt Nam có một hệ thống tốt như vậy”.

    Đại úy Luluk Teguh của Không quân Indonesia đã có hơn 1.800 giờ bay với Hawk MK 53. Anh rất thích thú khi biết rằng Việt Nam đang có một hệ thống máy bay tiêm kích Su-27/30 hiện đại, tương tự như Không quân Indonesia.

    “Không quân Việt Nam rất mạnh. Và điều quan trọng là các bạn có kế hoạch quốc phòng rất tốt. Tôi rất vui khi được xem trực tiếp những chiếc máy bay chiến đấu của các bạn. Việt Nam và Indonesia đều sử dụng Su-27/30, điều tôi mong muốn là ở một chừng mực nào đó, chúng ta có thể hợp tác với nhau, chẳng hạn như trong đào tạo phi công”.

    Do hoàn cảnh lịch sử khác nhau, không quân mỗi nước ASEAN sử dụng một hệ thống vũ khí khá khác biệt. Trong khi Philippines vẫn trung thành với máy bay của Mỹ và châu Âu thì Indonesia, Malaysia có sự phối hợp giữa vũ khí Mỹ và Nga; Myanmar có cả máy bay Nga lẫn Trung Quốc. Điều này đã tạo nên sự đa dạng của lực lượng không quân tại khu vực và cũng vì thế mà tìm hiểu, học hỏi, giao lưu với nhau đã nảy sinh như một nhu cầu thực tế.

    Đại úy Bobo, có hơn 700 giờ bay với máy bay F-7 (tức J-7 của Trung Quốc, một phiên bản của MiG-21) trong lực lượng Không quân Myanmar, nói rằng anh từng nghe nói tới những thành tích chiến đấu của Không quân Việt Nam trong quá khứ, nhưng giờ mới có dịp chứng kiến trực tiếp. “Không quân các bạn rất hiện đại. Tôi nghĩ rằng Myanmar cần học hỏi và hợp tác nhiều với Việt Nam”, anh nói.

    [​IMG]
    Phi công ASEAN ngồi trong buồng lái một chiến đấu cơ hiện đại của Việt Nam.
    Thiếu tá Afizan bin Jaafar, phi công trưởng máy bay vận tải CN-235, nói Việt Nam và Malaysia có rất nhiều máy bay giống nhau, chẳng hạn Su-30, nên anh mong muốn rằng hai nước sẽ thực hiện những chương trình hợp tác cụ thể. “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng Việt Nam có máy bay hiện đại không kém gì Malaysia. ASEAN giờ đã trở thành một khối chặt chẽ nên các nước thành viên cần tăng cường hợp tác song và đa phương. Tôi tin là không quân Việt Nam và Malaysia có thể tăng cường hợp tác vì hòa bình và ổn định khu vực”.

    Sau khi cùng đoàn sĩ quan trẻ ASEAN tham quan địa đạo Củ Chi, trung úy Trịnh Công Huy, 29 tuổi, phi công phi đội 2, Đoàn Không quân C17, thuộc Đoàn Không quân tiêm kích B71, cho biết lần gặp gỡ này là một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời.

    Huy nói: "Chúng tôi sàn sàn tuổi nhau nên thân thiết rất nhanh, các thành viên trong đoàn nhanh chóng xem nhau như anh em trong nhà, thật sự quý mến nhau. Sĩ quan trẻ các nước liên tục hỏi thăm về đất nước, về quân đội, về thanh niên trong quân đội và con người Việt Nam...”. Huy còn cho biết trong các giờ nghỉ, các thành viên trong đoàn còn tranh thủ trao đổi về công tác huấn luyện bay với nhau.

    Tại buổi tiếp đoàn sĩ quan trẻ ASEAN, thượng tá phi công Bùi Tiến Đức, Đoàn trưởng Đoàn C35, với tư cách là chủ nhà đã nói: “Cá nhân tôi và toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị rất vui mừng với sự kiện này. Đây là dịp để các phi công trong khu vực có điều kiện gắn kết, hiểu biết lẫn nhau. Trong tương lai, các sĩ quan trẻ hôm nay sẽ là các tướng lĩnh, chỉ huy không quân của các nước, tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa lực lượng không quân các nước trong khu vực sau này sẽ tốt hơn lên…”.

    Khi đón tiếp đoàn sĩ quan không quân các nước tại Bộ Tư lệnh, thiếu tướng phi công Võ Văn Tuấn, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng quân chủng Phòng không - Không quân đã nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng, cùng với nhân dân, quân đội các nước thành viên, lực lượng không quân của các nước ASEAN cũng sẽ cùng nhau có những đóng góp tích cực, thiết thực cho sự hòa bình, phát triển, ổn định và thịnh vượng của khối”.

    Chương trình giao lưu sĩ quan trẻ không quân các nước ASEAN là sáng kiến của Việt Nam, được Tư lệnh Không quân các nước đồng thuận tại hội nghị Tư lệnh Không quân ASEAN lần thứ 7 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 8/2010.

    Hy vọng sau chương trình khởi đầu này, nhiều hoạt động hợp tác quân sự giữa các thành viên sẽ được tăng cường, nhằm mục đích giữ gìn ổn định cho khu vực, cũng như nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.


    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...n-cu-Khong-quan-Viet-Nam/20115/147696.datviet
  5. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    biết chết lìền, tớ đang hỏi ai có hình thì share mà
    cái Đông Nam thì có bác binhnhat show rồi
    vạn hoa thì kỳ trên đây cũng có
    còn cái cuối thì tìm ko ra
  6. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    [​IMG]
    Mình sẽ có lực lượng đối chọi lại rồi!
    Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ sớm được thành lập



    Theo Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ này - ông Cao Đức Phát vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị phê duyệt đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam”.
    [​IMG]
    Một tàu kiểm ngư của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh
    Theo nội dung đề án, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ được tổ chức và hoạt động thống nhất trong toàn quốc, được đầu tư trang bị đủ mạnh; là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghề cá trên các vùng nước nhằm thực hiện tốt chức năng đảm bảo thi hành pháp luật, làm cơ sở để quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo phát triển khai thác thuỷ sản hợp lý mà vẫn bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thuỷ sản.
    Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam còn là lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân trong sản xuất, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thuỷ sản; góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế nhạy cảm bằng các biện pháp dân sự một cách nhanh chóng, hiệu quả; góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, giữ vững chủ quyền quốc gia trên các vùng biển...
    Để thống nhất triển khai thực hiện được chức năng quản lý nhà nước được giao, đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam” xác định lực lượng Kiểm ngư là lực lượng hạt nhân, nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân trong quá trình hoạt động nghề cá, góp phần giảm áp lực khai thác, kịp thời giải quyết các tranh chấp xảy ra.
    Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm ngư đảm bảo tính răn đe của pháp luật thông qua công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm xoát và xử lý các vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, góp phần thực hiện chủ trương “dân sự hoá” ở các vùng biển nhạy cảm mà không thể có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang.
    Xuất phát từ những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn hiện nay, theo các chuyên gia tham gia xây dựng đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam”, việc xây dựng lực lượng Kiểm ngư cũng như đầu tư trang bị cho lực lượng này là rất cấp bách.
    Thái Bình


    http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/w...gu-Viet-Nam-se-som-duoc-thanh-lap/6356532.epi
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    bác không hiểu ý PV đó à.Cái chùi bụi là cái khâu cuối cùng, cho nên có lẽ những khâu khác chúng mền đã tự chủ lâu rồi:-o:-))=));))
  8. hoangan2212

    hoangan2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2010
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc chèn ép láng giềng

    Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Defensor-Santiago cho rằng Trung Quốc luôn tìm cách lấn áp các nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
    Hiện các nước và vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm có Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Brunei. Trong đó Trung Quốc là nước “lớn nhất” về phương diện đất đai và dân số cũng như “mạnh nhất” về khả năng quân sự, theo báo The Philippine Star. Vì thế, nước này đang ngày càng leo thang các hành động đơn phương trắng trợn và phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã ký kết về giải quyết hòa bình các tranh chấp. “Thực tế, Trung Quốc đang tìm cách lấn áp chúng ta và các nước ASEAN khác”, The Philippine Star dẫn lời nghị sĩ uy tín Miriam Defensor-Santiago, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Philippines.
    Theo bà Defensor-Santiago, Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn dầu khí và khoáng sản dồi dào ở biển Đông, đặc biệt là ở Trường Sa, cũng như kiểm soát một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Nếu điều này xảy ra sẽ gây mất cân bằng trong khu vực và cả trên thế giới. Vì thế, theo thượng nghị sĩ Defensor-Santiago, cộng đồng quốc tế sẽ không để Trung Quốc đạt được ý đồ. Hồi tháng 10.2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nước này có lợi ích thiết thực trong việc bảo đảm tự do đi lại và hoạt động thương mại tại biển Đông.

    Bà Defensor-Santiago đưa ra nhận định trên sau khi 3 tàu hải giám của Trung Quốc trắng trợn xâm nhập thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoại tàu thăm dò Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ... Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông tại Học viện Lực lượng phòng vệ Úc ở Canberra, nhận định hành động nói trên cho thấy sự leo thang trong thái độ gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. “Trung Quốc đang khẳng định chủ quyền của họ một cách ngang ngược và nước này có ưu thế về tàu để thực hiện hành động này”, tờ Financial Times dẫn lời ông Thayer nhận xét.

    Thực tế, Trung Quốc đang tìm cách lấn áp chúng ta và các nước ASEAN khác


    Miriam Defensor-Santiago
    Thượng nghị sĩ Philippines​
    Một trong ba tàu hải giám của Trung Quốc táo tợn xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 26.5 mang số hiệu 84. Đây là tàu hải giám được Lực lượng giám sát hàng hải Trung Quốc (CMS) đưa vào hoạt động hôm 8.5 và trở thành tàu tuần tra thứ 13 của Tổng đội tàu hải giám Nam Hải (tức Tổng đội tàu giám sát khu vực biển Đông - NV) đóng ở thành phố Quảng Châu, theo Nhân dân nhật báo. Tàu này cũng là một phần trong kế hoạch tăng thêm 13 tàu tuần tra có trọng tải 1.000 tấn trở lên và 5 trực thăng để phục vụ công tác tuần tra các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Kế hoạch được Bắc Kinh công bố vào năm 1999, với vốn đầu tư 1,6 tỉ nhân dân tệ (245,9 triệu USD). Hôm 2.5, China Daily dẫn lời Phó giám đốc CMS Tôn Thư Hiền cho hay sẽ tuyển thêm hơn 1.000 nhân viên trong năm 2011 và mua thêm 36 tàu tuần tra trong 5 năm tới.



    http://vn.news.yahoo.com/trung-quốc-chèn-ép-láng-giềng-183240046.html


  9. sivextien

    sivextien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    1
    Nhìn cái tàu Kiểm ngư của mình mới nhỏ bé làm sao !!!
  10. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Con này chủ yếu hoạt động ven bờ và sông rạch nên bé thế! Bác yên tâm đi nhà ta đóng tàu cho kiểm ngư...trường thì chắc không dưới con số trăm tấn đâu!=D>

Chia sẻ trang này