1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theduong_hn

    theduong_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
  2. bbhasta

    bbhasta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
  3. bbhasta

    bbhasta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
  4. hiepsycom

    hiepsycom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    "Tôi từng mơ là hoàng tử Việt Nam"
    Bài sưu tập từ BTV Muciu
    Nguồn: TTO
    .




    Báo Der Spiegel của Đức vừa có cuộc trò chuyện khá cởi mở với Phó thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Philipp Rösler. Cuộc trò chuyện tập trung vào vấn đề nguồn gốc Việt Nam của ông cũng như sự hòa nhập vào nước Đức.


    [​IMG]

    Ảnh: Der Spiegel​


    Phóng viên (*): Bộ trưởng Philipp Rösler, ông là người Việt Nam và được cha mẹ Đức nhận làm con lúc 9 tháng tuổi. Vậy lúc nào ông nhận ra mình không giống những người Đức khác?


    Bộ trưởng Philipp Rösler (-) Khi tôi bốn hay năm tuổi, ba tôi đặt tôi trước gương cùng ông ấy. Ông nói: "Hãy nhìn con, rồi nhìn ba - con với ba khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra hay người ta nói cái gì thì ba là ba của con".


    * Lúc nhỏ có bao giờ ông bị bạn bè chọc vì vẻ bề ngoài?


    - Chưa bao giờ. Tôi từng mơ mình là một hoàng tử Việt Nam bị lạc. Và có đôi lúc tôi hỏi ba ở Việt Nam có hoàng tử không. Vào những năm 1980, ba tôi trả lời rằng Việt Nam đã từng có vương triều nhưng bây giờ không còn nữa.


    * Với bề ngoài của mình, từ khi còn thiếu niên có bao giờ ông nghĩ mình sẽ trở thành Phó thủ tướng?


    - Một thiếu niên có thể tưởng tượng sẽ trở thành phó thủ tướng? Tôi cảm thấy người Đức chấp nhận sự thật rằng tôi không giống "một người Đức bình thường". Lâu nay, điều này vẫn luôn xảy ra.


    [​IMG]

    Ảnh: Der Spiegel​


    * Người Việt Nam có tự hào với Philipp Rösler?


    - Những tour du lịch Việt Nam thường dừng ở văn phòng của tôi và với nhiều người Việt Nam, điều đó thật đặc biệt. Nếu một người con nuôi Đức được làm trong chính phủ Việt Nam thì bản thân người Đức cũng cảm thấy rất thích thú.


    * Ba ông có nói nhiều về Việt Nam?


    - Trong thời gian làm phi công cho quân lực Đức, cha tôi đã gặp nhiều người Việt Nam. Trong những năm 1970, ông thường sang Mỹ tập huấn và gặp những người Việt Nam được tập huấn ở đây. Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến ông, cũng như đa số những người thuộc thế hệ này. Lúc đó ông chỉ có hai lựa chọn, hoặc xuống đường biểu tình phản đối hoặc giúp đỡ một cách thiết thực nhất. Ông đã chọn cách thứ hai, nhận một đứa con nuôi Việt Nam - đó là tôi.


    * Có bao giờ ông ước được giống một người Đức?


    - Không, bởi vì tôi là người Đức và luôn cảm thấy mình là người Đức. Tôi đi học trường tiểu học công giáo ở Hamburg, nơi có nhiều học sinh từ Ý và Tây Ban Nha. Sau ngày đi học đầu tiên, tôi nói với ba: "Ba, ở lớp con có nhiều học sinh nước ngoài". Và ông đã cười rất lớn.


    [​IMG]

    Thủ tướng Đức Angela Merkel và phó thủ tướng Philipp Rösler - Ảnh: Der Spiegel​

    * Là một bộ trưởng kinh tế, ông có làm việc theo hướng nới lỏng luật nhập cư vào Đức?


    - Tôi chủ trương nước Đức đi theo hướng này. Nước Đức cần những người nhập cư có chất lượng. Thật nực cười khi Đức bỏ công sức, tiền bạc để đào tạo những sinh viên nước ngoài nhưng chỉ cho phép ở lại Đức một năm sau khi tốt nghiệp.

    * Có bao giờ ông gặp khó khăn trong sự nghiệp chính trị vì người ta thường nghĩ dân châu Á hiền và thân thiện?


    - Tại sao thân thiện lại có thể là một trở ngại?


    * Tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới lần đầu tiên trở về Việt Nam?


    - Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: "Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra".

    * Cảm xúc của ông khi đó? Giống như một du khách bình thường?


    - Có lẽ giống một du khách đặc biệt thích thú. Những người tôi tiếp xúc cho rằng tôi không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và hầu hết đều nghĩ rằng tôi là Việt kiều Mỹ về thăm quê.


    [​IMG]

    Phó thủ tướng Philipp Rösler cùng vợ và hai con gái sinh đôi - Ảnh: Der Spiegel​


    * Ông có biết gì về cha mẹ ruột của mình?


    - Không. Các sơ phải chăm đến hơn 3.000 trẻ. Họ đã phải tự nghĩ ra tên và dòng họ của ngần ấy đứa trẻ để điền vào các phiếu. Vì vậy tôi không biết bất cứ điều gì về cha mẹ ruột của mình.


    [​IMG]

    Ảnh: Der Spiegel​


    * Ông thích nhất ở Việt Nam điều gì?


    - Cảnh đẹp và thức ăn. Khi bạn ăn nhà hàng châu Á ở Đức, nó đã bị Đức hóa. Nhiều người châu Á thậm chí không đi ăn nhà hàng châu Á vì hương vị của nó không giống ở quê nhà.


    * Tại sao ông lại muốn là một người Đức hơn những người Đức?


    - Tôi không như vậy. Đơn cử như việc đã từ lâu tôi không có cờ Đức trong văn phòng của mình.


    * Như là việc ông thích ca sĩ Đức Udo Jürgens. Ông đặt tên hai con gái là Grietje và Gesche. Ông là thành viên của Ủy ban trung ương công giáo Đức... Ông còn hơn một người Đức, ông là người Đức mẫu mực.


    - Để tôi nói lại: Tôi đúng là fan của Jürgens nhưng chắc chắn không phải vì anh ta hát tiếng Đức. Và để tôi nói thêm vài bí mật - ở nhà chúng tôi không treo cờ Đức. Xe hơi riêng của tôi là một chiếc xe Pháp đơn giản là vì nó là chiếc duy nhất nó đủ chỗ để chở nôi cho hai đứa song sinh. Về tên của chúng, do vợ tôi đã đổi họ Rösler theo tôi nên cô ấy sẽ là người chọn tên cho con. Và thật ra thì cái tên Grietje nghe có vẻ Hà Lan còn Gesche nghe có vẻ frisia (một ngôn ngữ sử dụng thông dụng ở nhiều vùng tại Hà Lan và Đức) hơn.


    [​IMG]

    Ảnh: Der Spiegel​


    * Bộ trưởng Philipp Rösler, cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này.
  5. khucthuydu208

    khucthuydu208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    9
  6. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy các vị lắm chuyện quá. Mỗi người một nghề.

    Nghề của anh công an là trấn áp tội phạm và bảo vệ kỷ cương xã hội. Đã nhẹ nhàng khuyên bảo, phủ dụ các kiểu rồi mà chúng mày vẫn không nghe thì định làm loạn àh.

    Đánh là đúng !

    Thằng BBC Việt Nam ăn theo. Mẹ chúng nó chứ, dân biểu tình ở các nước chống toàn cầu hoá, chống chiến tranh, cắt giảm trợ cấp xã hội cảnh sát các nước "văn minh" nó cũng dùng dùi cui, vòi rồng đánh cho bỏ mẹ ý chứ.

    Sống ở đâu thì phải theo luật ở đó thôi, không theo thì ra chỗ khác mà sống. Thế thời phải thế, vậy thôi
  7. autovina

    autovina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hĩ hĩ...đọc xong bài bác mù mắt luôn.
  8. doanhladen

    doanhladen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Chân trời biển Đông và bóng dáng Thái Dương thần nữ9:06 sáng | Tháng Bảy 21, 2011(Petrotimes) - Với tiềm lực quân sự mạnh như vậy của Tokyo mà có kẻ còn nghĩ đến việc muốn "đập" Nhật thì phải nói là tên đó hẳn đã phải say rượu Mao Đài pha *******, say lắm, say khướt, say dữ dội đến nỗi hóa thành… lú lẫn mất trí, mất khôn!Cục diện quốc phòng châu Á đang thay đổi như thế nào? (Kỳ 3) - Chân trời biển Đông và bóng dáng Thái Dương thần nữ >> Cục diện quốc phòng châu Á đang thay đổi như thế nào? (Kỳ 1)>> Cục diện quốc phòng châu Á đang thay đổi như thế nào? (Kỳ 2)Giới chính trị gia và quân sự Ấn Độ gần đây đã không còn úp mở mối lo ngại trước tình cảm khăng khít có tính toán giữa Bắc Kinh và Islamabad. Yếu tố “có tính toán” ở đây cần được nhấn mạnh, chẳng hạn việc TQ xây loạt con đập tại các hệ thống sông ngòi “nhạy cảm” đối với môi trường – sinh thái Ấn Độ; việc xây cảng tại Gwadar; việc bán “đồ chơi” cho Pakistan trong đó có chiến đấu cơ, khu trục hạm và trực thăng, việc hỗ trợ “hạt nhân dân sự”, việc TQ xây xa lộ Karakoram nối liền Tân Cương đến Bắc Pakistan, việc hợp tác nghiên cứu sản xuất vũ khí… Và bóng dáng những người Hoa gần đây tại Azad Kashmir, nơi mà New Delhi xem là thuộc lãnh thổ Ấn Độ, đã khiến người Ấn không khỏi không nhớ lại ký ức cuộc xâm chiếm của TQ vào bang Arunachal Pradesh vào năm 1962… Trò lá mặt lá trái của Pakistan thật ra không mới. Vào thời điểm thích hợp, Islamabad luôn chìa “lá bài TQ” vào mặt người Mỹ để nhắc “đồng minh” Washington rằng, “chớ có mà hiếp đáp tớ nhé; tớ đây cũng có “bạn lớn” chứ chẳng không!”. Không có mợ thì chợ vẫn đông, hiểu không nào!. Tháng 11-2010, ngay trong ngày mà Mỹ giao vài trong lô hàng 18 chiếc F-16 cho Pakistan, Islamabad đã tuyên bố họ vừa đặt lô tên lửa tầm trung SD10 (tức Shan Dian-10; Thẩm Điện hỏa tiễn) từ TQ để trang bị cho chiến đấu cơ JF-17 Thunder do Pakistan hợp tác sản xuất với TQ (mà TQ gọi là “Kiêu Long thần sấm”) (20). Dự kiến TQ giao cho Pakistan 250 chiếc JF-17 trong 5-10 năm; chưa kể hợp đồng 1,3 tỉ USD mua chiến đấu cơ J-10 và đơn đặt hàng 6 tàu ngầm. Đầu tháng 3/2011, TQ bắt đầu sản xuất hai tàu trang bị tên lửa cho Hải quân Pakistan cùng 8 khu trục hạm F22P đặt làm từ năm 2005…Tàu ngầm Nhật Bản.TQ lại tiếp tục “uống *******” khi phóng hai máy bay quân sự đến đảo tranh chấp Senkaku. Điếu Ngư ngày 4/7/2011, ngay thời điểm mà Ngoại trưởng Nhật – Takeaki Matsumoto đang có mặt tại Bắc Kinh để nói chuyện tử tế với Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì. Phản hồi việc Nhật phóng hai chiến đấu cơ F-15 lên nghênh tiếp, TQ nói rằng, Nhật nên “ngưng ngay” những “hành động mạo hiểm” tại biển Đông vì hoạt động máy bay quân sự TQ là “hoàn toàn” phù hợp luật pháp quốc tế – một lập luận nghe ngày càng quen tai nhưng mỗi lúc mỗi nghịch nhĩ. Nói là TQ “uống *******” khi gây hấn với Nhật không phải không có lý do…Nhật điều chỉnh sách lược quốc phòng như thế nào?Nói về sức mạnh quân sự khu vực châu Á, Nhật có thể được xếp vào hàng đầu bảng. TQ hoàn toàn không có “cửa” khi so với Nhật về khoa học kỹ thuật lẫn khoa học quân sự, nếu không nói thẳng rằng, trình độ kỹ thuật quân sự TQ còn kém Nhật đến hàng thập niên. Trong khi TQ bất tài và kém cỏi về thực lực khoa học quân sự đến nỗi đành phải mua xác chiếc Varyag về “mổ bụng” để nghiên cứu kỹ thuật đóng tàu và tân trang nó thành cái – gọi – là “hàng không mẫu hạm Thi Lang”, gần 100 năm trước, Nhật đã có thể không chỉ tự đóng tàu sân bay mà còn thử nghiệm thực tế chiến trường với những trận hải chiến ngang dọc dậy sóng Thái Bình Dương từ thời Thế chiến thứ nhất. Sức mạnh quân sự Nhật hẳn còn kinh khủng như thế nào nữa, nếu Nhật không ngạo mạn gây hấn với cả khu vực để cuối cùng bị dập nát sau khi đánh thức người khổng lồ Mỹ và cuối cùng bị khống chế với điều 9 Hiến pháp nghiêm cấm phát triển quân đội được soạn sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, với sự “trỗi dậy hòa bình” của TQ, Nhật đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược quốc phòng. Trong “Đề cương hướng dẫn chương trình phòng thủ quốc gia” do Bộ Quốc phòng Nhật ấn hành ngày 17/12/2010, Tokyo lần đầu tiên nhấn mạnh đến mối lo ngại về an ninh khu vực lẫn toàn cầu bởi sự phát triển quân sự không kiềm chế của TQ và do đó Nhật đã phải “chẳng đặng đừng” có động thái thích hợp để “tương thích”.Sự cân chỉnh quốc phòng Nhật khó có thể bắt đầu từ ngân sách. Từ năm 1967 đến nay, ngân sách quốc phòng Nhật bị quy định không bao giờ vượt quá 1% GDP. Năm 2009, ngân sách quốc phòng Nhật là 4,77 nghìn tỉ yen, tương đương 0,94% GDP và 9,2% ngân sách chính phủ (23). Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, chi tiêu quốc phòng Nhật năm 2008 là 46,3 tỉ USD – đứng thứ 7 thế giới sau Mỹ, TQ, Pháp, Anh, Nga và Đức. Nguồn (24) cho biết thêm, bởi sức khỏe ốm yếu của nền kinh tế, ngân sách quốc phòng Nhật đã giảm trung bình 5,2% kể từ năm 2001, xuống còn 4,68 ngàn tỉ yen, tức khoảng 56,4 tỉ USD. Trong tương lai, ngân sách quốc phòng Nhật cũng sẽ không tăng. Dự toán (tổng cộng) 5 năm tới là khoảng 23,49 nghìn tỉ yen (279 tỉ USD), giảm 750 tỉ yen so với giai đoạn tài khóa 2005-2009 (25). Để vượt qua vấn đề ngân sách teo tóp và tình trạng bị trói chân, trói tay bởi điều 9 của Hiến pháp, Tokyo đã ứng biến bằng cách tập trung nâng chất hơn là lượng (26). Cục Phòng vệ Nhật bắt đầu thiết lập nguyên tắc cho khả năng “phòng thủ cơ động”, giúp Không quân Nhật có thể phản ứng tức thời với mức độ linh hoạt cao (ngoài ra, một ủy ban trong Nội các chịu trách nhiệm điều phối với tất cả đơn vị của không quân cũng được thành lập).Việc trang bị vận tải cơ chiến thuật C-2 Kawasaki (to gấp 4 thế hệ C-1) là nhằm đạt mục tiêu trên. Nhật còn đầu tư nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình để thay thế phi đội 202 chiếc F-15 Eagle thuộc thế hệ thập niên 70 của thế kỷ trước (dù máy bay này – của Hãng McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing – là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất lịch sử với hơn 100 trận chiến trên không chưa hề thua trận nào!). Một trong những dự án nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình đáng chú ý nhất của Nhật là máy bay Shinshin (do Mitsubishi Heavy Industries đầu tư), có thể ra đời sau năm 2016 (27). Trước mắt, Nhật đang vận động hành lang (lobby) Quốc hội Mỹ để được mua F-22 Raptor do Lockheed Martin/Boeing tung ra từ năm 2005 (150 triệu USD/chiếc) – thế hệ máy bay chiến đấu được đánh giá số một hiện nay – nhưng Mỹ chưa đồng ý (với những tính năng vượt trội và kỹ thuật hiện đại, F-22 Raptor nằm trong danh sách những thiết bị quân sự – vũ khí hoàn toàn nghiêm cấm không được chuyển giao cho nước ngoài).Sự điều chỉnh phòng không còn bao gồm việc lực lượng Phòng vệ không quân tại căn cứ Naha (Okinawa) được bổ sung thêm một phi đội chiến đấu cơ chiến thuật; đồng thời dàn thêm hệ thống tên lửa bắn chặn PAC3 (Patriot Advanced Capability-3) cho 6 nhóm phòng không thay vì 3 nhóm hiện nay. Với bộ binh, yếu tố cơ động được chú ý với việc đưa vào sử dụng xe tăng hạng nhẹ TK-X MBT (Mitsubishi Heavy Industries sản xuất). Về phòng thủ tên lửa, năm 2011 sẽ là giai đoạn cuối của dự án hợp tác Mỹ – Nhật trong chương trình lắp hệ thống tên lửa bắn chặn hiện đại cho khu trục hạm Nhật (đây là phần tốn kém nhất trong ngân sách quốc phòng Nhật). Vài năm gần đây, Nhật đã đầu tư mạnh cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo: 1,1 tỉ USD năm 2004; 1,2 tỉ USD năm 2005; 1,4 tỉ USD năm 2006; 1,8 tỉ USD năm 2007, 1,1 tỉ USD năm 2008 và 1,1 tỉ USD năm 2009 (23) – bên cạnh việc “phát triển kỹ thuật khoa học quân sự” với ngân sách 1,2-1,8 tỉ USD/năm; và “xây dựng một hệ thống mạng thông tin liên lạc hiện đại” với 1,6-2,1 tỉ USD/năm.Với Hải quân, hạm đội tàu ngầm sẽ được tăng từ 16 lên 22 chiếc; tăng số khu trục hạm trang bị dàn tên lửa bắn chặn Aegis, đồng thời bổ sung hệ thống tên lửa chống đạn đạo SM-3 (Standard Missile-3) từ 4 lên 6; chưa kể việc nâng cấp khu trục hạm JDS Atago (DDG-177) và JS Ashigara (DDG-178) (đều do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất). Cuối cùng, lực lượng tuần dương Nhật được giao nhiều vai trò hơn, với chức năng và hành động như là một lực lượng Hải quân thứ hai sau lực lượng Hải quân chính quy. Tư duy chiến lược quốc phòng mới cũng đề cập việc tái tổ chức lực lượng bộ binh. Lâu nay vốn đóng chủ yếu ở Hokkaido (phần cực Bắc đối diện Nga), bộ binh Nhật (155.000 lính) bây giờ được điều động tăng cường quanh quần đảo Nansei thuộc Okinawa (nam nước Nhật) và tại khu vực gần TQ và Đài Loan. Điều quan trọng cuối cùng cần nói là Hải quân Nhật cũng có kinh nghiệm (nhiều hơn Hải quân TQ) với vô số các cuộc thao dượt và tập trận với Mỹ cùng nhiều nước khác (chưa kể các chiến dịch hỗ trợ quân đội Mỹ trong cuộc chiến Iraq và Afghanistan).Bộ binh Nhật được nâng cấp với chiến thuật cơ động hơn và hỏa lực mạnh hơnCông nghiệp quốc phòng Nhật mạnh đến đâu?Cựu cố vấn cấp cao Singapore Lý Quang Diệu từng nói: Chẳng lực lượng Hải quân châu Á nào có thể đọ nổi với Hải quân Nhật! Với bề dày lịch sử về kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật đóng tàu của Nhật, điều đó chẳng có gì lạ (hiện tại, Nhật có số tàu chiến hơn gấp đôi Hải quân Hoàng gia Anh và tàu ngầm gấp đôi Hải quân Pháp). Nhật có một lực lượng Hải quân được trang bị khả năng chống tàu ngầm (anti-submarine warfare-ASW) vô địch châu Á (28), được tổ chức thành bốn hạm đội, gồm 4 khu trục hạm Kongô (trang bị Aegis); 3 tàu chiến siêu tốc Towada; và 16 tàu ngầm – tất cả đều được kết nối hệ thống điện tử liên lạc đồng bộ với 100 máy bay tuần tra Lockheed P-3 Orion. Đó là chưa kể hai “siêu” khu trục hạm JDS Hyuga 13.500 tấn với bãi đáp trực thăng hoàn toàn có khả năng phòng không độc lập, được “giới thiệu” từ năm 2007. Có thể chở 11 trực thăng to loại Chinook hay 18-24 trực thăng nhỏ, Hyuga được trang bị kỹ thuật liên lạc hiện đại đến mức nó có thể trở thành tàu chỉ huy điều phối một cuộc chiến. Nó còn có hệ thống tác chiến liên hợp PARS (Phased Array Radars); 64 tên lửa phòng không tầm trung Evolved Sea Sparrow (của Hãng Mỹ Raytheon; 800.000USD/quả) và hai khẩu pháo Phalanx CIWS 20 ly. Với thủy thủ đoàn 350 người, Hyuga thật ra chẳng khác gì một hàng không mẫu hạm mini, giống như loại Invincible của Anh, hoàn toàn có khả năng làm bãi phóng cho chiến đấu cơ như Harrier II hoặc F-35B JSF (mà Mỹ đang nghiên cứu để trang bị cho các tàu chiến đổ bộ)… Năm 2009, Nhật tiếp tục trình làng tàu ngầm thế hệ mới Sôryu (“Rồng Xanh”) chạy bằng hệ thống AIP (Air Independent Propulsion) “êm như lụa” dù nó nặng 2.900 tấn. Ngoài ra, còn có các hệ thống trên bộ điều phối liên lạc với các trạm thu tín hiệu tình báo từ vệ tinh và máy bay thám thính…Điều đáng nói nhất về khả năng quân sự Nhật là họ không rình mò chôm chỉa hay ăn cắp của ai. Hầu hết vũ khí hiện đại Nhật đều do tự họ làm. Cứ nhìn khả năng kỹ thuật nghiên cứu không gian hay kỹ thuật trí thông minh nhân tạo của Nhật đủ biết trình độ khoa học nước này cao như thế nào. Theo một tài liệu năm 2008 (29), ba công ty vũ khí lớn nhất của Nhật là Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và Mitsubishi Electric. Xét về quy mô, ba công ty trên không thể so với những tập đoàn khổng lồ của Mỹ hay châu Âu nhưng xét về tổng doanh thu (total revenue), họ không hề nhỏ chút nào. Năm 2007, tổng doanh thu Mitsubishi Heavy Industries (26,024 tỉ USD) còn lớn hơn Raytheon (20,291 tỉ USD) của Mỹ và gần bằng BAE Systems (26,967 tỉ USD) của Anh; tương tự, tổng doanh thu của NEC (39,460 tỉ USD) gần tương đương với Lockheed-Martin (39,620 tỉ USD)!Cần nhắc lại, ngay từ thời Thế chiến thứ hai, Nhật đã sản xuất được loại máy bay chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất và nguy hiểm nhất thế giới thời đó! Đó là chiếc Mitsubishi A6M Zero, được đưa vào sử dụng rộng rãi đầu Thế chiến thứ hai. Trong các cuộc đụng độ vào đầu cuộc chiến, Mitsubishi A6M Zero (chính là loại được dùng trong các chiến dịch Thần Phong) đã trở thành huyền thoại bởi khả năng bắn hạ máy bay đối phương với tỉ lệ “12 ăn 1”! Không đáng nể sao được, khi mà thời đó, Mitsubishi A6M Zero có thể bay với vận tốc 500km/giờ ở độ cao 4.000m và có khả năng nhào xuống độ cao 3.000m chỉ trong 3,5 giây! Mitsubishi A6M Zero, do kỹ sư Jiro Horikoshi thiết kế, được làm bằng hợp kim nhôm 7075 (trong chương trình nghiên cứu hợp kim quân sự tuyệt mật) mà Hãng Sumitomo Metal Industries sản xuất năm 1936. Gọi là hợp kim duralumin siêu đặc biệt, nó nhẹ và cứng hơn bất kỳ hợp kim nào khác thời điểm đó. Ngày 13/9/1940, Mitsubishi A6M Zero bắt đầu ghi những điểm đầu tiên trên bảng tỉ số, khi 13 chiếc Zero đụng độ với 27 chiếc đối phương (Polikarpov I-15 của Liên Xô và I-16 của Quốc dân đảng Trung Hoa) và bắn hạ không sót một mống! Một năm sau, Mitsubishi A6M Zero bắn cháy tan tành thêm 99 chiếc của Quốc dân đảng (vài tài liệu khác ghi 266 chiếc – theo Wikipedia). Mitsubishi A6M Zero đã vậy thì tất nhiên người em của nó hiện tại, Mitsubishi F-2, tất nhiên mạnh hơn nhiều (F-2 là sản xuất hợp tác giữa Mitsubishi Heavy Industries và Lockheed-Martin).Nói về cái sự nhỏ trong khuôn khổ khái niệm kích cỡ, diện tích nước Nhật chỉ lớn hơn gần gấp ba tỉnh Quảng Đông của TQ (377.944km2 so với 177.900km2) với dân số chỉ hơn khoảng 23 triệu người (127 triệu so với 104 triệu) nhưng giá trị sức mạnh nước Nhật là ở chỗ tinh thần tự lực tự cường của họ, chứ không phải ăn cắp chỗ này một ít chỗ kia một tị, rồi tự thổi phồng sức mạnh mình để từ đó tỏ thói huênh hoang như một tên giàu xổi mới nổi cứ nghĩ ta đây là ông trời con muốn bắt tất cả phải nằm bẹp phủ phục dưới chân mình! Xét ở nhiều góc độ, Nhật, dù không phải là quốc gia có chân trong “ngũ cường” thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, mới đáng mặt là nước lớn và chững chạc một cách đáng kính trọng, với những đóng góp cụ thể và bền vững cho thế giới (đặc biệt các chiến dịch nhân đạo). Chỉ riêng điều này đã có thể thấy được tầm vóc nhỏ nhoi đáng hổ thẹn của “ông trời con” khi so với Nhật. Hơn nữa, Nhật đã thấu hiểu thế nào là bài học lịch sử đắt giá phải trả bằng cả một sinh mệnh dân tộc khi dở thói bá quyền du côn. Là dân châu Á với nhau, TQ hẳn cần nhận thức rõ điều đó mới phải. Còn nữa, với tiềm lực quân sự mạnh như vậy của Tokyo mà có kẻ còn nghĩ đến việc muốn đập Nhật thì phải nói là tên đó hẳn đã phải say rượu Mao Đài pha *******, say lắm, say khướt, say dữ dội đến nỗi hóa thành… lú lẫn mất trí, mất khôn!
  9. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Cóp pết thì cũng phải ghi nguồn, format tử tế tí chứ bác, vứt cả đống chữ này lên thì ai đọc nổi ^:)^
  10. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93

Chia sẻ trang này