1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

.................................

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi khoingocvu, 31/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoingocvu

    khoingocvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2010
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    ....
  2. daydienxanh

    daydienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2010
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    bạn nên hạn chế số tiền mình có và bắt đầu tự kiếm tiền thử xem, nó sẽ bắt bạn tự lập hơn, và dạn dĩ hơn... nhiều khi tiền bạc nó là rào cản vô hình đấy
  3. vuongbich

    vuongbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2011
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
  4. chameleon_hvan

    chameleon_hvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2010
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mình tìm hiểu vấn đề này bắt nguồn từ đứa học sinh 8 tuổi của mình. Bé tham gia học piano ở câu lạc bộ. Mình là cô giáo của bé. Mình đi dạy đã nhiều, học sinh thiểu năng cũng có, khuyết tật cũng có nhưng học sinh "cậy mồm ko nói" thì mình chưa gặp lần nào...

    Mỗi lớp có đến hơn chục bé và hầu hết tất cả đều rất năng động và nhí nhảnh đúng như lứa tuổi của chúng. Còn bé này thì lúc nào cũng chỉ im lặng... Lúc đầu mình còn cố hỏi đi hỏi lại một câu hỏi với hi vọng bé sẽ trả lời mình. Nhưng lần nào mình cũng phải ngậm ngùi chấp nhận sự im lặng của bé. Có lúc mình kiên nhẫn nói những câu thật buồn cười với bé xem bé tỏ thái độ như thế nào. Bé cười nhưng trong nụ cười đó ko phải là sự hồn nhiên mà như là sợ sệt ai đó nhìn thấy bé đang cười. Mỗi lần cho cả lớp hát hò, nhảy nhót... trong ánh mắt bé tỏ rõ sự vui thích nhưng ko dám tham gia cùng... Khi mình cho học sinh chơi trò chơi biểu diễn trước lớp, bé miễn cưỡng lên bục chơi piano trong sự ép buộc của mình nhưng nhất định ko cúi chào " khán giả " phia dưới, cho dù mình và cả lớp vỗ tay cổ vũ nhiệt liệt và nói lời động viên bé thế nào đi nữa...

    Hôm nay tình cờ trên đường ra về , mình đi sau Bé và anh trai Bé , mình bắt gặp Bé nói và kể chuyện với anh trai về buổi học và cả về mình nữa ... Lúc này nghe có vẻ bé cũng ko đến nỗi " tự kỷ " lắm... Có lẽ bé chỉ ngại giao tiếp với người ngoài thôi !

    Mình ko biết đây gọi là bệnh gì. Mình phải làm thế nào để bé phản ứng lại và hòa nhập với cả lớp. Mong các bạn có kinh nghiệm giúp mình để hiểu hơn về căn bệnh này ! Cảm ơn...
  5. khoingocvu

    khoingocvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2010
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    ...
  6. khoingocvu

    khoingocvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2010
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    ...
  7. JeanLai

    JeanLai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2011
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc các bài post của khoingocvu thì thấy mắt cay cay, vì mình có những biểu hiện khá giống trường hợp của bạn. Nhưng có vẻ như vấn đề của mình trầm trọng hơn nhiều. 

    Mình xin phép kể về vấn đề của mình, một là hy vọng tìm được hướng giải quyết cho chính bản thân từ kinh nghiệm của tiền bối đã vượt qua tình trạng. Hai là được giây phút kể lể cho vơi cõi lòng.

    Mình không biết mình thuộc trường hợp bệnh án nào nữa. Mình quan tâm đến vấn đề mình mắc phải nên cũng có tìm hiểu đôi chút. Nhưng không xác định được là đang trong nhóm nào. Tự kỷ chức năng cao, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ xã hội, trầm cảm hay là chỉ là nhút nhát do tự ti thôi.

    Mình thì thời gian nghỉ hè, nếu không có việc gì phải ra ngoài thì 1 tháng trời mình có thể ở lỳ trong nhà không buồn muốn bước ra ngoài. Và ở nhà thì cũng chỉ quanh ở trong phòng. Ngoại trừ ăn uống thì mới rời phòng thôi.

    Giao tiếp với gia đình thì cũng không đến nỗi, nhưng khó mở lời nói quan tâm, yêu thương. Mình ít ăn cơm cùng gia đình lắm. Đối diện với họ mình không nói được những lời ngọt ngào, cả những cử chỉ như mẹ mình ôm mình thôi cũng khiến mình cảm thấy ngại.

    Trở về thời kỳ cấp 2, từ lúc mình bước vào cấp 2 là mình cảm giác như bước vào một thế giới khác. Mình hoàn toàn thay đổi. Trở nên lầm lỳ, ít nói. Cuộc sống của mình chỉ có đến lớp và ra về. Giờ ra chơi cũng chỉ ngồi đúng vị trí của mình mà nhìn bạn bè vui đùa. Suốt từ đó cho đến hiện tại, ở trường lớp mình là một nốt trầm buồn.

    Mình ngại phải bắt chuyện với người nào đó vô cùng. Sợ họ nghĩ mình là kẻ vô duyên. Sợ đang làm gì đó mà có người quan sát là mình cảm thấy không thoải mái, khó chịu hẵn đi.

    Mình đi học thêm ở nhiều trung tâm, và mình nhận ra 1 điều, các giáo viên dường như luôn tránh gọi mình trả lời câu hỏi. Nếu chỉ một giáo viên như thế thì bình thường, nhưng hầu như đa số như vậy. Có lần khi đứng lên giới thiệu về bản thân trước lớp, sau khi mình giới thiệu xong thì giáo viên đó nói là khi nói chuyện khuôn mặt phải tươi vui. Gương mặt buồn sẽ gây khó chịu cho người đối diện. Giáo viên chỉ nói chung chung dạy cả lớp chứ không có nói thẳng mình, nhưng mình hiểu là đang nói cho mình biết để mình sửa hoàn thiện hơn.

    Sau lần đó mình nhận ra vẻ mặt mình dường như có gì đó thiếu sót, như là không mang lại thiện cảm cho người đối diện. Mình không biết phải thay đổi như thế nảo. Vào lớp thì mình rất ít nói chuyện. 

    Có một điều mình nói ra chắc mọi người sẽ cười mình nhiều lắm! Những lần mình đi bộ một mình ngoài đường, mình cảm giác rất khủng khiếp. Giống như là ai ai cũng đang nhìn và cười mình. Tay chân mình lúc đó tự nhiên trở nên thừa thãi vô cùng, mình hết day day cái túi xách rồi lại lấy tay khều mũi như để che đậy sự lúng túng lúc đó. Những hoạt động rất bình thường của con người mà với mình lại khó khăn thế sao? Nhiều lúc mình biết bản thân đang trầm trọng hoá vấn đề, nhưng vẫn không thay đổi được tâm lý. Lúc nào mình ra đường cũng như đeo chì với cảm giác ai ai cũng đang cười mình. 
    Dần dần mình ngại chốn đông người, chỉ hoàn toàn thoải mái khi đuợc ở một mình. Càng lúc mình càng xa  rời cuộc sống, thấy bản thân mình vô dụng. 
    Mọi người đọc xong chắc sẽ chửi vào mặt mình. Mình còn rất trẻ, may mắn cơ thể sinh ra lành lặn, nhưng không biết giúp ích được gì cho đời mà ngồi đó tự kỷ. Lãng phí thời gian tuổi trẻ, lãng phí công lao cha mẹ yêu thương, nuôi nấng mình bao năm. Mình thấy bế tắc quá! 

    Ba mẹ mình hồi trước cũng từng dẫn mình đến gặp bác sĩ trị liệu tâm lý, nhưng thái độ của vị bác sĩ đó làm mình buồn lắm, nên chẳng giúp ích được gì cho mình.
     
    Mình xin lỗi khi nói ra điều này. Thật là kỳ cục khi lấy hoàn cảnh người khác làm niềm vui. Vì sau khi đọc được topic này mình cảm giác ấm lòng lắm, vì nhận ra có nhiều bạn cũng trong hoàn cảnh như mình. 

    Sức ỳ của mình hiện giờ quá cao rồi. Mình hy vọng một ngày nào đó có thể được như khoingocvu, được một lần toàn tâm toàn ý tận hưởng cuộc sống. Chấp nhận bản thân mình như nó vốn vậy.
  8. khoingocvu

    khoingocvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2010
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    ...
  9. JeanLai

    JeanLai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2011
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn khoingocvu đã chia sẻ vấn đề cùng mình nhiều lắm!

    Mình là nam bạn ạ! Mình sinh năm 90 và đang học ở SG. Vì mình thích tự do, yên tĩnh, không thích đụng chạm nên đã đề nghị ba mẹ cho mình ra ngoài sống một mình. Lúc đầu họ lo lắm, vì mình vốn trầm mặc và nhút nhát. Nhưng rồi cũng xuôi theo ý mình. Và hiện giờ thì mình sống một mình tự lập đã được vài năm. Tuy vậy, mình không có làm việc gì thêm ngoài việc học. Mình khi đối diện với vấn đề khiến bản thân lo lắng thì hồi hộp, đánh trống ngực. Luôn muốn trì hoãn, hoặc là trốn tránh luôn.
    Cảm giác do dự thường trực khi phải bắt tay vào việc gì đó có sự va chạm, tiếp xúc nên mình đã bỏ lỡ mất rất nhiều cơ hội tốt.
    Ba mẹ thì rất quan tâm, lo lắng cho mình, nhưng bản thân mình tự thấy vô dụng, không xứng đáng với sự quan tâm đó. Họ không đặt ra mục tiêu nào quá cao và buộc mình phải thực hiện, nhưng vẫn mong muốn mình gắng học hành, tự chăm sóc tốt được cho bản thân.
  10. khoingocvu

    khoingocvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2010
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    ...

Chia sẻ trang này