1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sắc kiến trúc nhà ống Hội An

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi sieunhanh24h, 09/11/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ecologitech

    ecologitech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Nói chung phố cổ thì cũng vẫn là phố cổ, không thể so sánh khập khễnh với những khu phố nhà hộp bê tông lõi thép ở những thành phố lớn...
    Hội An cũng là một phong cách văn hoá nhưng không đại diện tất cả cho văn hoá Việt nam. Một món đồ cổ trang sức thêm cho căn nhà nhưng bản thân căn nhà không nhất thiết phải cổ theo món đồ cổ đó...
    Cái tớ lo ngại không phải là Hội An đi về đâu mà chính là những đô thị "hào nhoáng" của Việt nam sẽ đi về đâu. Mỗi lần đi vào trong những khu dân cư thì cứ như là một bãi rác trên trời với những bảng hiệu quảng cáo chen chúc...và cho dù kiến trúc có đẹp chừng nào thì cái "cơ sinh" cũng phá huỷ nó mà thôi...
    Nới ra thêm một tí cho dễ thở...cho cả người và bêtông cốt thép cùng thở với nhau. Cho cây xanh có tí đất mà mọc, cho không khí có tí không gian để bay nhảy. Chứ cái kiểu nhà phố nhà hộp Việt nam có cái quái gì để mà hãnh diện, chẳng qua là chỉ để đáp ứng nhu cầu chỗ ở, buôn bán và...chờ cơ hội đất lên thì bán...chứ nói về kiến trúc, có chỗ để nói nữa hay sao...
    Tóm lại, cái hộp vẫn chỉ là cái hộp. Một không gian sống không phải là cái hộp. Và nếu chỉ cần cái hộp để ở thì đâu cần đến các Kiến làm gì...
  2. the_pianist

    the_pianist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Những cái nỗi lo như thế này không phải là việc của chúng mày. Việc của chúng mày là hẵng cứ bổ cái vệ sinh cho đàng hoàng hơn, to đẹp hơn đi đã !
  3. ecologitech

    ecologitech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Ô thanh ra kien truc chi la bo tri nha ve sinh nhe. Noi chuyen con thoi hon cai nha ve sinh...thao nao van lanh quanh voi cai chuyen...ve sinh
    Khong kha duoc nhe...ve sinh ma...
  4. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    nói pác đừng cười em chứ.... em toàn thiết kế nhà vệ sinh cho xịn để làm điểm lấy tiền đối với khách đấy pác.
  5. khonggiandepgroup

    khonggiandepgroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là bây giời ối bác vẫn chẳng thiết kế được cái nhà vệ sinh ra hồn nữa là cái nhà....
    Học cái cũ mà tốt cũng là nên các bác ạ
  6. cuongusd100

    cuongusd100 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc VN dựa gì vào người như chú, viết sai cả chính tả tiếng mẹ đẻ.
    Học chưa xong đã ba hoa lo cho kiến trúc nước nhà, mã chú ở bển chắc đi làm mô hình thuê.
  7. ecologitech

    ecologitech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Nói lòng vòng không bằng nói thẳng vào vấn đề nhỉ...
    Tớ là một thằng Kiến giống như bao thằng kiến khác. Những thằng kiến khác có nhà cửa, cơ sở làm ăn và tất nhiên không muốn bị "xuống cấp"...tớ cũng thế...giống nhau cả nhở, nồi cơm mà...
    Nhưng có một cái tớ đếch giống với mấy kiến khác đó là tư duy...đơn giản là tớ muốn cái nồi cơm của tớ còn nấu được 50- 70 năm nữa trước khi 1/3 Việt nam bị ngập nước do hậu quả Global Warming...
    Còn một số liệt não thì chỉ biết đến cái gói mì ăn liền và hố xí nên 5 hay 10 năm đối với họ không thành vấn đề lớn...
    Đó là cái giống và khác nhau là thế...
    Còn vấn đề làm mô hình thuê thì tớ làm từ hồi còn dùng đất sét nặn đồ chơi chứ đâu phải chỉ bây giờ. Tớ không bề ngoài nên không sợ khi có người góp ý mình về ngôn ngữ, chỉ sợ vào chuyên môn ngôn từ nông cạn thì xây nhà đè chết người, ba hoa trên mạng với anh em kiến cho vui có gì phải ngại...chỉ ngại cái loại thiếu chuyên môn- "giầu" ngôn ngữ ba hoa chích choè với khách hàng để "lừa" tiền thì mói sợ chứ...
    À nhắc đến chuyện làm mô hình, tớ tính là sẽ làm một mô hình tặng cho mỗi chủ đầu tư để họ trưng ở phòng khách...chủ yếu để giữ quan hệ lâu dài là chính. Như vậy thì lại phải mua thêm máy cắt la-ze và ráp mô hình rồi...các bác nghĩ sao cho em tí ý kiến...
    Vui vẻ sống lâu nhé các bác...
  8. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Theo đây, người Nhật đã biết săn bắt cá voi làm thực phẩm từ khoảng thế kỷ 12. Mình tới nay mỗi lần thấy cá Ông chết xác dạt vô bờ vẫn lăn ra thờ phụng cúng tế :D

    http://en.wikipedia.org/wiki/Whaling_in_Japan

    Nghề đi biển của họ theo đó nó cũng phát triển.
    Mình thì thuyền thời vua Hùng vẽ trên trống đồng toàn độc mộc. Tới sau này đóng đc chiến thuyền trên sông. Thuyền vượt biển thì người Việt cổ càng ko đóng được. Nghề đi vượt biển càng không có.
  9. MisterN

    MisterN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    HÀNG HẢI NƯỚC VIỆT XƯA
    Vũ Hữu San (Doremon360 tổng hợp và bổ sung thêm tư liệu, hình ảnh)
    Xem bản đầy đủ có hình ảnh minh hoạ tại http://doremon360.multiply.com/journal/item/101/101

    1 - Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân
    Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu hết đều ca tụng những chiến công hiển hách của của tiền nhân. Tuy vậy, qua hàng trăm, ngàn bài diễn văn người ta chưa thấy hoạt động hàng hải của tổ tiên được nhắc nhở tới.
    Trong những công trình dựng Nước, mở Nước, giữ Nước trên vùng đất nước quê hương mà sông biển bao trùm khắp nơi, sự hy sinh vì nghĩa vụ với "thân xác tử sĩ chìm theo sóng nước" nhiều hơn số người "da ngựa bọc thây". Cũng ít ai từng nhắc tới công lao người chiến binh suốt những năm tháng dài đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương gió ngoài khơi để bảo vệ hải biên, giữ gìn an ninh cho hệ thống đường thủy, hay khuyếch trương hải thương mong cho nước giàu, dân mạnh...
    Và tuyệt nhiên, chưa bao giờ có ai nhắc nhở tới thành tích hiển hách mà chúng tôi xin kể sau đây: những chuyến đi xuyên dương nhiều ngàn năm trước của tiền nhân Việt tộc.

    2 – Thương mại và văn hoá
    Trong khi sinh hoạt với sông biển, người Việt cổ đã tạo dựng được nhiều thành tích, những truyền thống hàng hải lâu đời của dân tộc vẫn còn tồn tại đến ngày nay, cho dù hầu hết thành tích của tiền nhân đã bị thời gian chôn vùi vào quên lãng. Thật thế, ảnh hưởng của các nền văn minh cổ thời Hoà Bình, Đông Sơn rất bao la, vết tích các nền văn minh này đi lên Đài Loan, Nhật Bản, Tây Bá Lợi Á; qua Phi Luật Tân, vùng Đa Đảo; xuống Nam Dương, Úc Châu và sang tận Mã Đảo, Phi Châu. Công việc chuyển vận hải thương đã lôi kéo theo sự truyền bá văn hoá trên các bờ biển và hải đảo xa vắng mà đôi chân con người không thể tới được bằng đường bộ.

    3 – Người Việt và biển cả
    Sau đây người viết xin trình bày khả năng hàng hải của dân ta qua những lời phê bình của người Tây phương. Nhiều lời khen ngợi dân Việt đi biển được dẫn lại trong sách của Jean Chesneaux, cuốn "Contribution à l'histoire de la nation Vietnamienne", bản dịch Anh ngữ: "The Vietnamese Nation - Contribution to a History"
    Nhật ký của George Windsor Earl :
    Nhà hàng hải George Windsor Earl viết trong sổ nhật ký của ông trên đường dẫn lộ một chiếc thương thuyền đến Singapore vào đầu thế kỷ thứ 18 như sau: "... Bão táp thật dữ dội ngoài biển khơi, thiếu chút nữa thì thương thuyền của chúng tôi bị gẫy đổ cả cột buồm. Thời tiết đã tiếp tục xấu như thế trong nhiều ngày. Vậy mà khi đang thận trọng dẫn tàu vào eo biển, chúng tôi chợt nhận ra 6 chiếc thuyền nhỏ của người Việt Nam đang giương hết mọi cánh buồm tiến thẳng tới trước. … Tôi nghĩ (lời Thuyền trưởng George Windsor Earl): Mấy người Việt đó đang lèo lái những con thuyền bé nhỏ mà cách thức vận chuyển để vượt sóng lượn gió thật là tài tình. Tài ba của họ không thua kém bất cứ một thủy thủ đoàn hạng nhất nào của toàn khu vực Âu Châu. Đoàn thuyền bé tí teo đó không có một chiếc nào vượt quá 50 tấn, vậy mà những người đi biển này có thể đè bẹp cả sóng gió Biển Đông vào giữa mùa bão tố. Đã qua 20 năm rồi, rất ít thương thuyền nào của công ty chúng tôi dám thử hải hành trong giữa mùa biển động như vậy..."
    Ông còn viết thêm nhiều câu rất cảm động, thí dụ như: "Thật thú vị nếu được quen biết với những người Việt Nam này. Tính tình họ năng động, ngôn từ lại hoạt bát như dân Pháp. Khi đến buôn bán ở Singapore, họ đã phải khéo léo trong sự cạnh tranh. Hoàn cảnh sinh hoạt của họ thật sự khó khăn vì chính sách bế môn tỏa cảng của triều đình Việt Nam. Họ rất can đảm khi xuất dương. Thuyền họ lại không trang bị vũ khí và như thế có thể là miếng mồi ngon cho bọn hải tặc". Những câu khen ngợi đó có thể nói là không tiếc lời. Sự suy tôn về nghề nghiệp, đề cao về nhân cách cùng khâm phục lòng can đảm như vậy rất hiếm hoi trong giới hành thủy.
    Thủy thủ Việt trong báo cáo của John Crawfurd :
    Bác sĩ Crawfurd đươc chính phủ Anh đề cử làm đại sứ tại hai kinh đô Bangkok và Huế năm 1822. Tuy bị thất bại trong công tác thành lập một thương cảng tại Việt Nam, ông vẫn giữ những cảm tính sâu đậm với giới hành thủy Việt Nam. Bác sĩ Crawfurd có nhận xét về khả năng hàng hải của dân ta trong mục báo cáo số 145 như sau: "... Nếu như người Việt Nam được phép tự do viễn dương thì người ta không thể tìm đâu ra được một sắc dân nào nữa ở Á Đông mà lại có đầy đủ những đức tính để trở thành các nhà hàng hải siêu đẳng như vậy... Tính họ không những cương quyết, năng hoạt động, tôn trọng hạn kỳ, mà lại luôn luôn vui vẻ chiều lòng khách hàng... Ghe tàu của họ được các nhà chuyên môn xét đoán và mô tả như là những loại thuyền tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, kiến trúc rất chắc chắn, đủ sức hải hành ngay cả những khi thời tiết xấu nhất."
    Thêm vào các nhân chứng (người Anh) này, hai người Pháp (Chaigneau và Vannier) đã làm quan trong triều đình Việt Nam và cũng đã từng làm hạm trưởng các chiến hạm loại trang bị 16 súng đại bác với thủy thủ đoàn hoàn toàn Việt Nam, bảo đảm rằng họ là những thủy thủ can đảm và thật lành nghề.
    Nhận xét của John White :
    Thuyền trưởng White là một trong những nhà hàng hải Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1820. Ông có dịp thăm viếng thủy xưởng sau này là Hải quân Công xưởng Sài Gòn, cho biết người Việt Nam là những nhà kiến trúc tàu bè có khả năng kỹ thuật cao nhất, hoàn tất công tác thật chính xác.
    John White còn xem xét các ván gỗ đóng thuyền, Ông rất ngạc nhiên là những hải xưởng Việt Nam thời đó lại có đầy đủ vật liệu cho việc kiến trúc đến cả loại tàu lớn nhất như Frigate (tức loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Hoa kỳ sử dụng vào đầu thế kỷ 19). Ông tận mắt nhìn thấy một tấm gỗ dài rộng tới 120 ft x 4 ft . Vì khổ này lớn quá, gỗ lại rất tốt; vị Thuyền trưởng Mỹ suy ra rằng rừng Việt Nam sản xuất được những loại cây gỗ dùng đóng tàu thuyền rất tốt.

    4 - Hải sử và Bách khoa
    Chính sử của nước ta ghi lại được một số hoạt động hàng hải lẻ tẻ, nhưng tiếc rằng phần viễn duyên rất ít tài liệu và đặc biệt các hoạt động xuyên dương của dân ta chưa bao giờ được đề cập đến. Những người ngoại quốc, khi muốn tìm hiểu về truyền thống hàng hải của người Việt trong cổ thời, đã gặp nhiều khó khăn.
    Cho đến hậu bán thế kỷ 20 này mới có một người Việt Nam đầu tiên viết một cuốn sử nhỏ bằng ngoại ngữ với mấy đoạn đề cập sơ sài đến các hoạt động hải thương của dân ta ở Nam Hải trong thời Bắc thuộc. Đó là ông Lê Thanh Khôi với cuốn "Le Vietnam, Histoire et Civilisation", xuất-bản năm 1955 ở Paris, France. Vậy mà ông còn bị một tác giả khác cũng người Việt Nam phê bình là nói quá đáng. Không phải chỉ người nước ngoài không biết đến nền cổ hàng hải Việt mà có cả những người Việt cũng khiếm khuyết những kiến thức tương tự như vậy !
    Muốn đi tìm những thành tích của cổ nhân, chúng ta cần cố công tìm thêm tài liệu qua sách vở quốc tế. May mắn thay, trong cộng đồng nhân loại không thiếu những học giả quan tâm nghiên cứu tới những vấn đề hệ trọng này.
    Bách khoa từ điển The New Encyclopaedia Britanica xuất bản những năm gần đây, về từ mục Dongson Culture ghi như sau: "Đông Sơn không những chỉ riêng là văn minh đồ đồng mà cũng có đồ sắt nữa. … Người Đông Sơn là dân đi biển, có thể đã hải hành và thương mại khắp vùng Đông Nam Á Châu".

    Chứng tích quan trọng của nền văn hoá Đông Sơn ghi nhận trên các trống đồng cũng cho ta nhìn thấy một phần nào khía cạnh truyền thống hàng hải của cổ nhân. Quang cảnh được trình bày rất phong phú trên hầu hết các cổ vật là sự sinh hoạt trên thuyền. Có người chuẩn bị tác chiến, có người như nhảy múa cùng bầy chim, đặc biệt lại có người giã gạo. Chắc đây là những chuyến đi xa, kéo dài hàng tháng đến những vùng đất xa lạ nên họ vừa đi vừa chuẩn bị thức ăn.

    5 - Hải trình Địa Trung Hải / Đông Dương
    Trong sách "The Junks & Sampans of the Yangtze", G. R. G. Worcester đã viết về hải lộ thông thương từ Âu Châu qua Ả Rập, Ấn Độ đến vịnh Bắc Việt, cho rằng Hà Nội đúng là trạm hải hành cuối cùng giữa Tây phương và Đông Á trong cổ thời. Worcester hình dung một "hải trình tơ lụa" như sau: "...có thể đã có những ảnh hưởng qua giao tiếp đường biển rất sớm sủa với dân Địa Trung Hải, vì người ta tin rằng những thương gia Phoenicia trên hải trình tìm kiếm "đường tơ lụa", đã tới Đông Dương vào năm 650 TTL". Vào thời đó, nước Văn Lang của chúng ta đang lúc thịnh thời và do các vua Hùng (2879-258.TTL) trị vì. (TTL : trước Tây lịch ~ BC)

    Những hải trình tơ lụa giữa Địa Trung Hải và Đông Á mà trạm chót là Cattigara. (Vẽ theo "Exploring Our Country", Stuart Hamer, Follett, Ahlschwede, Gross, Sacramento 1956: 25.)
    Hán sử chép rằng vua Vũ Đế tạo lập một đường biển tới Ấn Độ và vào năm 140 TTL, chuyến hàng gồm có vàng và tơ lụa được đem tới một thành phố gần Madras. Phương tiện chuyên chở cho đường hàng hải này do người Việt (mà người Trung Hoa thường gọi là Nam Man) phụ trách.

    Chúng ta đọc được hai ý kiến chính xác sau đây:
    Lin Yu, viết trong nguyệt san "T'ien Hsia Monthly", cho ý kiến rằng lúc xưa người Man đi tàu biển. Cho đến cuối triều đại Lưu Tống (Nam triều, năm 420-479), có thể người Trung Hoa mới bắt đầu đóng tàu thuyền cho việc hải thương.
    Friedrich Hirth và W. W. Rockhill, tác giả của nhiều sách và bài khảo cứu về hàng hải Á Châu, quả quyết rằng vào đầu công nguyên, không thể có một tàu thuyền nào của Trung Hoa hoạt động trong Ấn Độ Dương, mặc dù người Trung Hoa thường quá giang theo tàu thuyền của dân Nam Man.
    6 – Hải cảng Cattigara trên bản đồ Ptolemy
    Sau cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế (336-323 TTL) sang Ấn-Độ, nhiều giao tiếp đã xảy ra giữa Á-Âu, người Hy Lạp biết thêm nhiều sinh hoạt của người Á Châu. Eratosthene (275-195 TTL) viết sách Geographia, Ptolemy (90 AD -168 AD) phát triển môn địa lý, viết sách và hình dung ra một bản đồ thế giới mà tận cùng về phía Đông Đông Nam là bán đảo Vàng Chersonese và hải cảng Kattigara (kinh độ 117 độ Đông, vĩ độ 8 độ Nam – Kinh tuyến gốc lấy từ đảo Ferro Islands of the Blest - quần đảo Canary.) Nhiều người cho rằng bán đảo Vàng là Đông Dương và Kattigara (hay Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long Biên (Lugin) hay Hà Nội ngày nay.
    Nói riêng về từ ngữ hàng hải, ta có thể hiểu theo như nghĩa người Bắc Âu thường dùng: Kati là tàu thuyền, Gata là hải đạo. Như vậy chữ Kattigara nghĩa là chỗ hải cảng tàu thuyền hải hành tới.
    Ông Bình NguyênLộc không thỏa mãn với vị trí ước đoán cho rằng Kattigara nằm trong vùng Kẻ Chợ Hà Nội, mà nghĩ rằng Kattigara có thể là thành phố ghe thuyền. Ông suy ra tên Kattigara chính là địa danh của thương cảng Hòn Gai như ta vẫn gọi ngày nay.
    Tác giả sách "Ancient India as Described by Ptolemy" là J. W. McGrindle, nơi trang 9, ghi chú : "Trung Hoa trong gần 1,000 năm đã được biết như là quốc gia nằm trong nội địa Á Châu (inner Asia)". Tại trang 26, ông viết: "... với lý thuyết rằng Kattigara, điểm xa nhất về phía Đông tới được bằng đường biển, phải nằm gần hay trên cùng kinh tuyến với nước Trung Hoa, điểm xa nhất đi đến được qua đất liền".
    Vị trí Cattigara trên các bản đồ cổ Âu Châu (phỏng theo "Ancient History Atlas" Michael Grant, Cartograph by Arthur Bank, Mcmillan Publishing Co., Inc., New York, 1971: 75)
    Từ trước thời Bắc thuộc, lưu vực sông Hồng, sông Mã đã là những trung tâm hàng hải cùng thương mại phồn thịnh, hàng hoá đi khắp nơi và có liên lạc thường xuyên với Tây phương. Mối giao thương này chắc chắn sâu đậm đến mức độ tất cả những bản đồ thế giới do Tây phương ấn hành suốt 13 thế kỷ sau đó, đều cố ghi địa danh Kattigara. Tuy vậy vì chưa biết sự hiện hữu của Mỹ Châu và Thái Bình Dương nên trên tất cả bản đồ cũng như cầu đồ, vị trí của Á Đông được vẽ quá gần với Âu Châu. Các hải đồ này cho thấy hình dạng bán đảo Vàng thật sai lầm kèm với vị trí hải cảng nước ta nằm trên tọa độ quá xa về hướng Đông (sai tới 55 độ kinh tuyến) và cũng quá xa về hướng Nam (sai tới 30 độ vĩ tuyến).
    Lý do sự lầm lẫn lớn lao này của Ptolemy được Robert R. Newton phân tách và giải đáp chính xác trong "The Crime of Claudius Ptolemy" ấn hành năm 1977.
    Dù Ptolemy thật sự mắc “trọng tội" (crime) hay không, Kattigara vẫn nằm trong tâm tưởng những nhà hàng hải Tây phương thời Trung cổ, nhiều ít thúc đẩy việc thực hiện những chuyến viễn hành và gián tiếp đưa đến biến cố Columbus tìm ra Mỹ Châu. Ai ai bên Âu Châu cứ cũng tưởng rằng nếu dong buồm hải hành về hướng Tây-Tây Nam là sẽ tới được hải cảng Cattigara. Họ nghĩ Á Châu nằm rất gần đâu đó ở bờ bên kia của Đại Tây Dương !
    Những hải cảng nằm trên “hải trình gia vị” giữa Địa Trung Hải và Đông Nam Á (The spice trade from Me***erranean to South East Asia). Hải cảng Cattigara được xác định tại vịnh Bắc Việt.
    Cho đến khi qua đời vào năm 1506, Kha Luân Bố (Christopher Columbus) không bao giờ từ bỏ niềm tin tưởng là ông đã thực sự đặt chân tới ven bờ biển Á Châu. Xem xét những tài liệu mà giai đoạn đó còn để lại, người ta thấy các nhà hàng hải Âu Châu thời Trung Cổ bận tâm rất nhiều đến việc làm sao đưa tàu tới được Kattigara.
    Chắc chắn là phải có sự phán quyết nào đó của Kha Luân Bố rằng "hải cảng ước mơ" nằm gần đâu đó trên hải trình thám hiểm, nên người em của ông là Bartholomew Columbus (Bartolome Colon) mới ghi tên Cattigara một cách phỏng định (?!) lên bản đồ vùng đất xa lạ "Tân Thế Giới", tức Nam Mỹ Châu.
    Magellan cũng lưu tâm đến vị trí Cattigara rất nhiều. Sau khi từ Đại Tây Dương vào được Thái Bình Dương, ông dẫn hải đội dọc theo bờ biển Chí Lợi, viên thư ký giữ tài liệu hải hành của ông là Pigafetta có vẻ bi quan khi nói rằng :"Cái mũi đất Cattigara mà ngay cả những nhà "Vũ trụ học" (!) cũng chưa nhìn thấy thì lúc này không những chẳng thể nào tìm ra mà chúng ta cũng không thể tưởng tượng được là nó ở vào chỗ nào!"
    Trong khi băng ngang qua Thái Bình Dương, Magellan ra lệnh cho đoàn tàu đi hơi chếch lên phía Bắc bán cầu để tiếp tục hy vọng tìm ra cảng mơ ước này nhưng cuối cùng đã thất bại. Đoàn thám hiểm gồm toàn những tay lang bạt kỳ hồ đó, không những chẳng thấy Cattigara, mà nhiều người đã cùng chung số phận với Magellan, đành bỏ xác lại ở vùng đảo Phi Luật Tân.
    Thật lạ lùng là sau chuyến đi của Marco Polo (thế kỷ 13), các nhà địa lý đã không sửa được bản đồ cho đúng, mà cả sau khi Magellan mất mạng trên đường đi vòng quanh thế giới (năm 1521), tọa độ địa dư của Kittigara vẫn giữ nguyên như cũ. Địa danh hải cảng này do đó được tiếp tục ghi trên lục địa Mỹ Châu trong nhiều thế kỷ.

    7 – Thương mại ở Nam Hải
    Đã có nhiều sách do người Âu Á Mỹ đề cập đến các hoạt động thương mại vùng Đông Nam Á, nhiều ít nói tới những kỳ công của người Việt cổ trong ngành hàng hải, cận duyên cũng như viễn duyên.
    Trong sách "Eighth Voyage of the Dragon - History of China's Quest for Sea Power", Hải quân Học hiệu Annapolis ấn hành năm 1982, Bruce Swanson đã mở đề chương 1 như sau: "Lịch sử hàng hải Trung Hoa trong ngàn năm qua biểu thị đặc tính nơi sự đối kháng giữa hai thực thể văn minh lớn: nước Tàu có tính cách lục địa, ảnh hưởng Khổng Tử và nước Tàu có liên quan đến biển. Nước Tàu ở phần trên bộc phát từ khi thống nhất trung tâm miền Bắc, gồm nhiều nước khác biệt hồi chiến quốc, vào năm 221 TTL. Suốt hai ngàn năm sau đó, hai triều đại nhà Hán (220 TTL.- 221) và nhà Đường (618- 907) đã biến đổi Trung Hoa thành một đế quốc tráng lệ, có căn bản văn hoá lục địa (landbased cultural empire)".
    Sau đó Bruce Swanson lại mở đầu chương 2 với lời khẳng-định: "Thời đại hàng hải của Trung Hoa thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 khi dân số miền Bắc nước Tàu tăng lên tới ba lần và khí hậu thay đổi làm suy giảm số lượng đất canh tác."
    Trên quan điểm của một người Á Đông, Wang Gungwu đã làm một cuộc nghiên cứu về giao thương thời cổ trong biển Nam Hải. Sau đó, vào tháng 6 năm 1956, để phổ biến kết quả của công trình đó, cơ sở xuất bản Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic Society cho phát hành một tập sách nhan đề "The Nanhai Trade - A Study of the Early History of the Chinese Trade in the South China Sea".
    Wang mô tả khá đầy đủ về những hoạt động hàng hải trong khoảng 11 thế kỷ trước khi thành lập triều đại nhà Tống, năm 960. Theo đó, sau khi đế quốc Nam Việt của nhà Triệu bị sụp đổ, dân Việt vẫn tiếp tục nắm giữ hầu hết ngành hàng hải dọc duyên hải hay đường viễn duyên đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, như đã từng nắm giữ trước kia. Đặc biệt hải cảng sầm uất hàng đầu vùng Đông Nam Á vẫn là Long Biên (Hà Nội ngày nay) với vùng hậu cảng trù phú nhất là quận Giao Chỉ. Quận này đóng góp thuế má cho hoàng đế Trung Hoa rất đáng kể, số dân đinh của Giao Chỉ cao hơn tổng số tất cả số dân đinh của 6 quận khác còn lại ở miền Nam Trung Quốc cộng chung. Mọi hàng hoá chuyên chở đường biển ra vô nước Tàu đều từ Giao Chỉ mà ra vô. Đôi khi Quảng Châu được chia sẻ một phần nhỏ hoạt động hàng hải nhưng người Việt cũng vẫn luôn luôn nắm giữ hệ thống thương thuyền. Phải đợi đến thời Ngũ Đại (907-960) và sơ diệp nhà Tống (960-1279) những thương buôn mới, người Tàu Việt (Chinese- Yueh) bắt đầu xuất hiện. Họ là người Việt bị Tàu hoá hay người Tàu tiêm nhiễm thói thích biển của người Việt bằng cách lập nghiệp chung với họ.

    8 - Đường biển đi Đông Nam Á và đi Tây Bá Lợi Á
    Người Tây phương thường nói "cứ có thuyền là đi biển được". Người Việt đóng được thuyền; mà thuyền người Việt lại thật tốt. Việc hải thương của dân Việt trong thời thượng cổ cùng các dân cư khác nằm quanh vùng Biển Đông rất phồn thịnh.
    Trước Tây lịch 6, 7 thế kỷ, chiến thuyền Lạc Việt thời ************* đã có hai sàn, những cây nỏ thần được thiết trí ở trên, người chèo và lái ở dưới. Nhiều kiểu thuyền trang bị đầy dủ cả bánh lái phía đuôi, mái chèo lái bên cạnh, cây xiếm cố định ... Hình ảnh được ghi khắc trên nhiều chiếc trống đồng tìm thấy tại lưu vực các sông Mã, sông Hồng.

    [​IMG]
  10. khonggiandepgroup

    khonggiandepgroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Quả thực có nhiều vấn đề .mà các bác chỉ dùng cái định kiến của mình để nói chuyện thì không đâu ra đâu cả
    ví dụ về "dân tộc" - nước Việt Nam có 54 dân tộc - người Hoa cũng là môt trong 54 dân tộc đó, cũng như bên Trung Quốc cũng có dân tộc Kinh đó ạ.

    Vậy là vấn đề cứ sử dụng định kiến thì thành Chí Phèo với AQ cả nút.

    Về việc buôn bán ở Hội An - khi mà một đô thị được gọi là thương cảng với những tàu buôn từ nước ngoài vào thì bảo đó là buôn vặt thì em cũng chịu cho sự cãi cùn.

    Hội An đã từng là một cảng biển - đó là điều tư liệu trong ngoài nước đã ghi nhận - chứng minh rõ ràng - tức là quy mô kiến trúc của đô thị này (so với các đô thị cùng thời) ở mức độ đáng nể. sự hợp lý trong kiến trúc của từng ngôi nhà cho tới quy hoạch cho cả đô thị vẫn ối kiến trúc hiện đại bây giờ chưa làm được.

Chia sẻ trang này