1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao VN không mua thêm tank?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi jasminecute96, 01/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. swanman

    swanman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2009
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra, cũng nên tính đến khả năng T-62 của Việt Nam được nâng cấp mang pháo chính 120mm trong tương lai vì Trung Quốc có thể đang thay thế Type-59 bản mang pháo 105mm ở Giang Nam bằng Type-99.
  2. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    III, Một số phụ lục:

    A, Về pháo chính M68 khi lắp trên T-54 cải tiến:

    1, Thay pháo chính là thay những gì?

    Pháo chính của T-54 cải tiến là loại M68 có kết cấu gần giống D-10 nên khi thay thế chỉ thay riêng nòng và hệ thống cân bằng của pháo. Tận dụng được nhiều chi tiết khác của pháo D-10TG như: giá cố định bệ khóa nòng, máng pháo, tấm chắn bảo hiểm, cơ cấu tầm hướng, khí tài bắn gián tiếp và hệ thống ổn định.

    2, Pháo M68 hơn gì D-10TG?

    Pháo M68 ngoài những cải tiến về đạn như đã nói ở trên thì còn có những khả năng vượt trội hơn pháo D-10TG gồm:

    - Do có bộ phận bọc nòng giảm nhiệt, chỉ có 28 khương tuyến so với 40 của D-10 nên M68 bền hơn.

    - Do có áp suất trong nòng lớn hơn (4.300/3.700bar) nên sơ tốc đầu nòng của pháo M68 lớn hơn.

    - Bộ phận hút khói đặt ở nửa sau nòng pháo nên hiệu quả hút khói cao hơn mà không làm giảm áp suất trong nòng.

    - Việc thay thế, bảo dưỡng nòng pháo M68 nhanh và thuận tiện hơn, chỉ cần tháo chốt xoay nòng pháo là rút ra được, mất có 20ph. Pháo D-10 muốn thay nòng phải cẩu nhấc cả tháp pháo lên.

    3, Khả năng bắn trúng của T-54 cải tiến có tốt hơn?

    Có, kết hợp giữa pháo có sơ tốc đầu nòng lớn hơn, giảm nhiệt tốt và hệ thống điều khiển hỏa lực, chỉ thị mục tiêu hiện dai, T-54 cải tiến khi xe đứng tại chỗ (xe tĩnh) bắn mục tiêu di động, ở khoảng cách 1.500m có xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn 80% so với T-54B. Đây là thử nghiệm "nội".

    4, Đạn APAM có những khả năng gì?

    Đạn phá hủy vật liệu và sát thương bộ binh APAM có hai cách bắn:

    - Với mục tiêu là BB trên diện rộng hoặc ẩn nấp trong hào, vật cản thì đạn APAM bắn lên độ cao tính trước, ngòi nổ điện tử sẽ kích nổ giải phóng 6 đạn con, đạn con sẽ lần lượt phát nổ và "chụp" mảnh xuống diện tích 100 mét vuông.

    - Với mục tiêu là xe thiết giáp nhẹ, công sự, hầm bằng vật liệu bê tông thì đạn APAM xuyên thủng vỏ giáp, bê tông phía ngoài rồi 6 đạn con mới phát nổ bên trong.

    B, Về hệ thống điều khiển hành trình của xe T-54 cải tiến:

    Trên xe T-54B, lái xe sử dụng 2 cần lái riêng cho hai băng xích. Vì sử dụng hệ thống truyền lực cơ khí, cáp nên 2 cần lái này rất nặng, lực tác động tối thiểu khi xe chuyển hướng lên mỗi cần là khoảng 33kg. Trên xe T-54 cải tiến, hệ thống này được thay bằng thủy lực nên lực tác động lên cần lái chỉ còn 12kg.

    C, Về công sự bê tông lắp sẵn:

    Công sự bê tông lắp sẵn là loại công sự được nghiên cứu và phát triển từ rất lâu trên thế giới. Ngay từ hồi VN war, Mỹ đã sử dụng loại công sự này cho các hầm chỉ huy tiểu đoàn, các hỏa điểm chính. Đây là loại hầm kết cấu hình vòm, độ dài mỗi khoang chừng 1,5m, tùy theo cần hầm dài bao nhiêu mà ghép các khoang lại. Các khoang được vận chuyển bằng xe tải hoặc được cẩu bằng trực thăng đến nơi đặt. Tùy theo yêu cầu mà đặt nổi hoặc đặt nửa chìm, nhưng bên ngoài lớp bê tông bao giờ cũng được đắp lớp bao cát hoặc đất. Ở VN, khi làm kế hoạch A (kế hoạch chống Mỹ tiến công ra miền Bắc) ta đã áp dụng loại công sự làm sẵn này để xây dựng hệ thống phòng ngự ở một số cao điểm có ý nghĩa chiến thuật vùng Thái Bình, Nam Định.

    Sau này, khi CT biên giới phía Bắc nổ ra và kéo dài xung đột hơn 10 năm thì các loại công sự làm sẵn bằng thanh bê tông lại càng trở nên phổ biến. Ngày ấy, lính chốt thường phải thay phiên xuống vác thanh bê tông làm vách hầm (gọi đùa là kẹo lạc) và thanh bê tông vòm hầm (thanh đầu rồng) lên để xây chốt. Các loại hầm cũng đa dạng hơn, từ hầm trú ẩn đến hầm hỏa lực, hầm quan sát, hầm chỉ huy,... Nói chung là chỉ với thanh thẳng, thanh cong, thanh nối, trụ đỡ,... thì muốn hầm rộng bao nhiêu cũng có. Nhưng rút kinh nghiệm từ KCCM, để chống pháo thì hầu hết các hầm là thuộc dạng nửa chìm. Để tăng kháng lực của hầm thì trên nóc hầm và xung quanh bao giờ cũng được đắp đất.

    Những năm sau này, các loại hầm hào, công sự chiến đấu cho tăng, pháo, cối, BB,... bằng vật liệu bê tông đúc sẵn đều đã được quy chuẩn hóa và áp dụng đại trà. Dưới đây giới thiệu loại hầm cho tiểu đội BB, thi công mất 1h máy và 40h công, tức là máy dùng 1h để khoét đất và 40 chú lính lắp bê tông, đắp đất mất 1h. Nếu được đắp 1,6m đất lên trên thì loại hầm này sẽ chống được đạn rocket xuyên nổ cỡ 127mm. (Hình hơi xấu vì chụp lại từ tài liệu photo).

    [​IMG]

    Nội dung so sánh như đã hứa chấm dứt, chúc các bác tranh luận vui vẻ![:D]
  3. Daccongm1

    Daccongm1 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    90
    Em chỉ đánh giá một số giảng viên trẻ mới ra trường thôi :) ,những gì em nói chuyện chẳng có gì to tát đâu bác à ,chỉ là một số vấn đề lập trình vi điều khiển hoặc PLC thôi , còn các thầy lớn tuổi em rất phục bởi vì các thầy không chỉ dạy cho em về kiến thức , mà cả về đời nữa .
    Khoa hay phòng ban tên lửa tự dẫn gì em không nhớ , chỉ nhớ cái chữ tên lửa tự dẫn thôi [:D]
  4. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Muốn hỏi về Vi điều khiển hoặc PLC thì bác phải gặp Mr. Trường, Mr Xuân hoặc Ms. Phượng là các giáo viên của BM Tự động đã có khoảng 4-5 năm công tác, kiến thức rất vững. Tuyên mới ra trường, thời gian làm thực tế chưa lâu nên không nắm hết tất cả các vấn đề đâu.
  5. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Bác lehahai và bác Daccongm1 đều nói không sai nhưng theo tớ nghĩ thì không ai là biết hết cả được, vấn đề là biết thì nói, không biết thì thôi mới là hợp cách. Vd như anh gì ở khoa tên lửa mà lại bảo S300 đã loại biên thì tớ cho rằng không ổn, nhưng anh học tên lửa HQ bảo không biết gì về Bastion thì lại là bình thường. Lý do: đơn giản thôi, Bastion mới về, tài liệu đang dịch, lấy đâu mà đọc?[:D]
  6. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Với nhu cầu yểm trợ bộ binh dùng pháo cỡ 100/105 mm, Canada đã chọn Leopard C2 thay vì Stryker như dự định ban đầu, như vậy dùng tăng nhẹ là được.

    Nhưng dùng pháo mạnh đến đâu?

    Pháo L7 105 mm có thể bắn đạn phá mảnh với thông số chính vận tốc đầu nòng 732 m/s, tầm bắn hiệu quả 1000-1500 m:
    http://articles.janes.com/articles/...5-mm-L35-HESH-T-cartridge-United-Kingdom.html
    "The 105 mm L35 HESH-T round is fixed, with the projectile crimped to the brass cartridge case. A copper drive band is fitted just forward of the 360° crimping ring.The projectile is a blunt-nosed thin-walled forged-steel shell filled with 5.1 kg of Composition A-3 (RDX/wax 91:9) and a bitumen nose pad. A tracer element is fitted in a spike housing that projects from the base and burns for a minimum of nine seconds. When the projectile strikes a target, the explosive filling is spread over the target surface before the L56A1 Base-Detonating (BD) fuze functions. The resultant detonation creates shock waves through the target surface material, which either forces metal scabs from the inner surface at high velocities or else blows a large hole through the surface. The L35 HESH-T can defeat International standard 'single heavy' target at all ranges.The 70:30 drawn-brass cartridge case contains a nominal 2.81 kg of NH 033 single-base propellant. An L1-series electrical primer with an elongated flash tube is fitted into the base. Before loading, the primer is normally protected by a metal clip over the base of the cartridge case.The 105 mm L35 HESH-T is fired at a muzzle velocity of 732 m/s. The maximum effective combat range is estimated to be between 1,000 and 1,500 m, although the maximum possible range is 8,000 m.The training equivalent of the 105 mm L35 HESH-T is the L38 Squash-Head Practice (SH/prac"

    Đạn này khoẻ tương tự đạn dùng cho súng chống tăng 100 mm T12 của Nga vân tốc đầu nòng khoảng 700 m/s:
    http://saperka.ru/osnovnye-vystrela-tankovyx-protivotankovyx-pushek
    "00-мм ВЫСТРЕЛ ЗУОФ12 С ОСКОЛОЧНО-ФУГАСНЫМ СНАРЯДОМ ЗОФ35 К ПУШКЕ МТ-12 (Т-12)

    Предназначен для поражения живой силы, полевых укреплений, инженерных сооружений полевого типа, огневых позиций артиллерии, минометов, ракетных установок, пехотных огневых средств противника. Отличительная особенность снаряда — снаряжение порционным прессованием в корпус.
    Основные тактико-технические характеристики:
    Масса, кг:
    -выстрела 28,9
    -снаряда 16,7
    Длина выстрела, мм 1284
    Начальная скорость, м/с 700
    Диапазон эксплуатационных температур, град. С от -40 до +50"


    Tuy nhiên các chiên da mạng Nga đã phán một câu xanh rờn: đạn 100 ly không đủ để hạ các MBT hiện đại như M1 hay Leopát 2, do vậy họ đã phát triển cà nông Sprut B với cỡ đạn 125 mm.
    Các đạn 100 ly cho xe BMP 3 đều được giảm vận tốc đầu nòng và trọng lượg đầu nổ.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bài của mình hỏi tư lệnh rất bình thường cũng bị xoá.
    Thế thì lần sau định làm gì cứ thế mà làm, đưa lên đây làm chi mô[:P]
  7. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2010
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    Bác quên giới thiệu luôn cái công nghê SCDB cho đạn của khẩu 105 nòng trơn rồi [r2)]
  8. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.359
    Đã được thích:
    1.256
    Bây h có thêm cái khẳng định về con số 800k $ / xe rồi nhé bác.
    Theo bác có nên làm như hiện nay ko hay là nên mua 100 con T-72 về làm chủ lực phối hợp với đám T-55 đã được nâng cấp nhẹ. Theo quan điểm của tớ, đằng nào sau này cũng sẽ phải mua các loại tăng mới nên thà chịu 1 lần đau mà mua xe cùng cả hệ thống đảm bảo của nó về còn hơn mất cả đống tiền cho cái đám T-55 này rồi sau đó kiểu gì cũng lại phải tốn thêm 1 lần tiền nữa.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác Đoàn viết: ".....
    Với T54B và T55 pháo 100mm: Đạn Xuyên: 185mm giáp đồng nhất RHA (đạn 3БК5 xuyên được 380mm) ở cự ly 1.000m.
    Với pháo 105mm- Đạn xuyên lõm M456 Đạn này xuyên được 432mm RHA ở cự ly 1.000m.
    - T-54 cải tiến: trang bị giáp phản ứng nổ Blazer, tổng trọng lượng khoảng 1,4t, diện tích bảo vệ khoảng 7 mét vuông, giáp này cung cấp khả năng phòng hộ tương đương 450mm RHA. Có 6 ống phóng đạn khói lắp ngoài thân xe, tạo ra màn khói bán kính 60m. Hệ thống chữa cháy tự động hoàn toàn. Trang bị chống NBC được cải tiến tùy theo yêu cầu của khách hàng, có thể kết hợp với điều hòa không khí. Đặc biệt, T-54 cải tiến được lắp đặt hệ thống cảnh báo bức xạ IR/laser kiểu LWS-1/2 có khả năng cảnh báo cho kíp xe về các tín hiệu của thiết bị quét, ngắm IR, thiết bị định tầm và chỉ thị mục tiêu bằng laser của hầu hết các loại ATGM, pháo tăng hiện nay.
    Như vậy, xét về khả năng phòng hộ thì T-54 cải tiến còn vượt trội hơn cả T-72. Tất nhiên, T-72 cũng có khả năng trang bị giáp ERA nhưng phải mua riêng.

    ......
    Như vậy, xét riêng về khả năng cơ động thì T-72 vẫn vượt trội hơn so với T-54 cải tiến. Nhưng nếu xét tổng thể cả khả năng cơ động và trọng lượng thì T-54 cải tiến phù hợp với địa hình và đường xá ở NC hơn khi nó có trọng lượng xấp xỉ 37,5t (đã trang bị giáp nổ), nhẹ hơn khoảng 3,5t so với T-72M.
    .....

    Ta cứ giả sử trang bị cho mỗi trung, lữ đoàn T-Tg hiện nay khoảng 1 tiểu đoàn xe T-72 seconhand thì ta sẽ phải mua khoảng trên dưới 200 xe. Riêng tiền mua xe đã là 200mil $, chưa kể những khoản vừa kể trên. Theo tính tóan của các chuyên gia thì giá của thành phần bảo đảm thường gấp 3 đến 4 lần giá của trang thiết bị, như vậy ta sẽ phải chi tối thiểu là 600 đến 800mil $ nữa để bảo đảm sử dụng hiệu quả 200 xe T-72 seconhand này. Như tính toán trên thì suất đầu tư cho mỗi chiếc T-72 seconhand sẽ khoảng từ 4 đến 5mil $, vẫn rẻ hơn so với Malayxia mua PT-91 vì ở đây đang tính mua xe cũ nhưng so sánh nó với suất đầu tư cho phương án cải tiến T-54/55 thì đắt hơn nhiều.
    2, Cải tiến T-54/55:
    Gói nâng cấp T-54 nêu ở 2 bài trên có giá khoảng 800k $/ xe full option. Cũng tính với giả sử trên, ta sẽ phải bỏ ra 160mil $ để cải tiến 200 xe. Cộng thêm chi phí mua sắm mới trang, thiết bị bảo đảm cho phần nâng cấp (theo tính tóan là 25% của tổng tiền cải tiến) thì ta sẽ phải chi tất cả 160+40 là 200mil $ (đúng bằng tiền mua được 200 T-72 seconhand trần trụi đúng nghĩa). Suất đầu tư cho một chiếc T-54 cải tiến (tương đương với T-72 seconhand) thấp hơn nhiều, chỉ có 1mil $/xe.
    .....
    Giá cả rẻ hơn chỉ là một mặt của vấn đề. một mặt khác xét về lâu dài còn quan trọng hơn. Đó là: khả năng nhận chuyển giao công nghệ. Với một loại vũ khí nói chung và một chiếc xe tăng nói riêng thì tiêu hao nhiều nhất là gì? Không phải là pháo chính hay SMPK đâu, nó là đạn dược, nhiên liệu, giáp nổ và xích, bánh tì, bánh đỡ xích,... Xét riêng trường hợp này thì khả năng được nhận chuyển giao công nghệ nhiều nhất sẽ là công nghệ chế tạo ERA và công nghệ chế tạo đạn 105mm. Đây là công nghệ mới hoàn toàn với NC nhưng không còn mới với thế giới, cộng thêm quan hệ giữa NC và Israel khá tốt nên khả năng cao là sẽ thuận lợi"
    Nhận xét:

    + Đỏ 1 và 2: Hai loại đạn xuyên này có khả năng tương đương nhau. Không có đột biến đáng kể
    Cộng với đỏ 3 và 4 thì nói chung với các loại đạn pháo 100, 105 không thể bắn thủng trực diện xe tăng hiện đại (đã nâng cấp giáp trước). Chỉ bắn được ở sườn, như vậy nâng cấp hay không có khác gì nhau
    (kể cả loại đạn thanh xuyên - Đạn xuyên giáp vạch đường, tách vỏ, ổn định bằng cánh đuôi APFSDS-T kiểu M426:Đạn này có sơ tốc đầu nòng cao gần gấp đôi đạn xuyên dưới cỡ của pháo D-10TG trên T-54B (1.455/895m/s) nên khả năng xuyên của nó lên đến 490mm RHA ở cự ly 1.000m.)
    + Đỏ 5: Với xe tăng trọng lượng chênh nhau có 3.5T mà bác phán là nó cơ động hơn, phù hợp hơn với đường xá nước ta thì em xin thua luôn. Em chỉ biết tải trọng cầu nó ghi là XB80, H30 thôi

    + Đỏ 6: Bác giải thích hộ cho rõ những chi phí gì mà nó tốn gấp 3, 4 lần tiền mua xe thế. Có phải là chi phí vận hành, sửa chữa của nó không như các loại dầu, thay thế máy móc thiết bị, đạn....
    + Đỏ 7: Cũng thế như đỏ 6, nó cũng là chi phí vận hành sửa chữa. Nhưng bác chỉ tính riêng phần nâng cấp. Hình như bác không tính tiền dầu mỡ, đạn dược, sửa chữa.... cho mấy em này thì phải
    + Đỏ 8: Đã là công nghệ lạc hậu thì mua ở đâu mà chả được. Em tưởng mua được công nghệ chế tạo đạn tên lửa AT10 kia
    Tóm lại, theo nhận xét của em.
    1. Con T54 cải tiến này không dùng đấu tăng được (không tính bắn lén vào sườn). Để chống bộ binh và xe bọc thép nhẹ thì cũng chẳng cần đến pháo hiện đại. Vì cũng chẳng thằng nào bắn tới được nó (không tính tên lửa chống tăng có điều khiển hiện đại).
    2. Khả năng cơ động cơ bản không đổi (chỉ xét vấn đề di chuyển, không nói tới vấn đề vừa đi vừa bắn).
    3. Về chi phí bác Đoàn đưa ra đang có vấn đề. Chuyện vật tư, phụ tùng tiêu hao thì xe nào chả có. Mà nhà ta có tự sản xuất được đâu, nếu có như đạn thì vẫn tốn tiền để sản xuất kia mà.
    4. Bác nói một chiếc T54 cải tiến tương đương T72 xuất khẩu cũ. Thế bác không tính đến chuyện mua T72 nội địa xịn của Nga ngố có nâng cấp à. Cứ cho là đắt gấp 2 đi, nhưng tính năng đấu tăng của nó thì không phải bàn nhỉ. Còn chi phí vận hành thì tương đương thôi (diễn tập ấy mà, ít bắn đạn thật xịn lắm). Đánh nhau mới tốn tiền, nhưng dùng hàng xịn thì cũng đáng đồng tiền bát gạo.

  10. lvd0392

    lvd0392 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2010
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    15
    Ậy, bác vứt mất cái đoạn "- Đạn xuyên giáp vạch đường, tách vỏ, ổn định bằng cánh đuôi APFSDS-T kiểu M426:" rồi :D. Hơn nữa, bác Đoàn đâu chỉ bảo đột biến ở cái đấy, đọc ko hết rồi nhét chữ vào mồm người khác ko giống tranh luận bác ợ :D
    "Như đã trình bày ở trên, nếu xét riêng về pháo chính thì T-72M vượt trội hơn cả. Nhưng nếu xét tổng thể cả hệ thống điều khiển, khả năng xuyên của đạn, khả năng bắn được nhiều loại đạn,... thì hỏa lực của T-72M chỉ tương đương với T-54 cải tiến."
    Hãy lưu ý đến cái bắn được nhiều loại đạn nhá, + cả sức xuyên thêm 52mm với nhiều loại đạn chắc là cải tiến đột biến rồi đấy nhỉ? ;))

    Ậy thế ý bác là nhập thì rẻ hơn sản xuất? ;))

    Ậy, 1 con xuyên 400mm ko ăn được giáp hiện đại, 1 con xuyên 490mm cũng ko ăn được giáp hiện đại thì đấu tăng ở đâu hả bác? ;))

Chia sẻ trang này