1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạn Thư là nhân vật bản lĩnh nhất trong truyện Kiều.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi bhavaghita, 12/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    xóa
  2. lenhankiet

    lenhankiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Các bác tranh luận ghê quá, em đọc xong loạn hết cả lên rồi. Em chỉ được đọc mấy bài truyện Kiều trong sgk thôi, cũng xin chém gió xíu cho vui, mong các bác chỉ giáo!

    Mọi chuyện các bác tranh luận chỉ từ 3 anh chàng Thúc Sinh, Kim Trọng và Từ Hải mà ra ạ!

    Thúc Sinh là dạng đàn ông râu quặp, ko hơn ko kém, em xin miễn bàn!

    Kim Trọng: có bác nói theo tiêu chuẩn người xưa là quân tử ạ? Thi đậu thì gọi là "Trí" ạ?
    Dạ! Em thấy anh Kim chỉ là một gã thư sinh được lo ăn học tử tế từ nhỏ, con nhà giàu...nói anh Kim là quân tử, em thấy thế nào ấy ạ. Sống trong cái thời có nhiều loạn lạc đó, mà chẳng thấy anh Kim thể hiện cái tài gì cho nó "kinh bang tế thế" một chút. Chỉ thấy đánh đàn, làm thơ thôi hay sao ấy. Nói chung giống như công tử hơn.
    Nói về "Trí", anh Kim có "Trí" vì thi đậu làm quan? Vậy sao để chú Mã lừa, ko nghĩ ra cách gì tìm được sao? Người quân tử, gặp được người tri kỷ, họ đâu dễ bỏ cuộc như vậy? Nếu anh Kim đã cố gắng, nhưng bất lực (vì em cũng chả biết anh Kim dùng những cách nào tìm Kiều)...vậy xin hỏi "Trí" của Kim ở đâu ạ?

    Từ Hải: các bác có công nhận Kiều là một nàng rất tuyệt vời ko? Theo đúng tư tưởng cụ Nguyến chứ ạ? Vậy mà, trong hàng ngàn khách làng chơi, toàn là đại gia cả đó nha, ko ai phát hiện viên ngọc quý Thuý Kiều sao? Chỉ có một "tướng cướp" như các bác nói mới phát hiện ra điều đó à? Từ Hải ko màng tới quá khứ của Kiều, coi Kiều như tri kỷ (mà em nghĩ cũng đáng lắm, vì cô Kiều rất tuyệt vời mà, từ cách giao tiếp ứng xử, kiến thức uyên thâm, tài cầm kỳ thi hoạ cho tới...chuyện vợ chồng ^^)...các bác thấy thế nào ạ?
    Chuyện Từ Hải đầu hàng, thật ko hợp với phong cách của him. Đó là tác giả đầu hàng ạ! Xin đừng trách Từ Hải!^^

    Xin các bác bỏ qua ạ!
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    tôi định không viết nhưng khi nghe bác nói thế thì tức không chịu được phải viết.
    bác nói Thúc Sinh râu quặp tôi cũng công nhận với bác. Nhưng thử hỏi nếu bác lấy con gái thủ_tướng mà lại ngoại tình bên ngoài thử hỏi râu bác có quặp lại không, chỉ cần cha Hoạn Thư ho 1 tiếng thì cái mạng của cả nhà Thúc Sinh đi tàu suốt. Ở vào tình thế của Thúc Sinh thử hỏi râu thằng nào không quặp?
    thời của truyện Kiều là Thời Gia Tĩnh triều Minh: "bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng." thì Kim Trọng thể hiện tài kinh bang tế thế là tài gì? bác muốn anh ta làm loạn chống triều đình chắc? Kim Trọng là thư sinh theo đòi việc bút nghiên thì anh ta thi đậu tiến sĩ làm quan là tuyệt vời nhất rồi. Bác nên nhớ tài hoa như cụ Nguyễn Du cũng chỉ thi đậu nỗi tú tài. cả nước mỗi khoá thi có hàng trăm ngàn người dự thi phải đậu tứ trường ( cử nhân) mới được thi hội. mỗi khoá thi có 1200 người thi hội chỉ lấy 35 người đậu tiến sĩ. Vậy tôi nói Kim Trọng đậu tiến sĩ ra làm quan là anh ta có trí là hoàn toàn chính xác.
    Mã Giám Sinh lừa gia đình Kiều. Lúc này Kim Trọng đang ở Liêu Dương, nữa năm sau anh ta mới về. Mã Giám Sinh nói với Vương Ông là mình ở Lâm Thanh còn thực ra nó đưa Kiều về Lâm Truy. cả nước trung quốc rộng như thế lại cho sai địa chỉ tôi đố bác tìm được 1 người đấy. Kim Trọng cuối cùng sau 15 năm tìm kiếm mới ra Thuý Kiều chứng tỏ anh ta có tình có nghĩa lắm rồi.
    Từ Hải xem Kiều là tri kỷ vì Kiều đánh trúng tâm sự anh ta, còn rõ ràng tôi nói cô Kiều nịnh bợ rất tài tình không thua gì Hoà Thân nịnh Càn Long cã. Và lưu ý với bạn là cô Kiều chưa từng ngâm thơ xướng hoạ và đàn cho Từ Hải nghe lần nào. một thằng võ phu như Từ Hải biết mẹ gì về nhạc hoạ và thơ phú mà nghe
  4. lenhankiet

    lenhankiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    ặc...chắc em ít tuổi hơn bác, ko dám "bác" đâu ạ!
    Em chỉ biết về những gì học ở lớp thôi bác ạ, nghe bác nói em mới sáng mắt ra. Bái phục và cảm ơn bác lắm lắm!

    "bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng" - Em ko biết câu này. Chỉ biết câu gì mà "rạch đôi sơn hà" đó bác. Vì vậy em tưởng Trung Hoa đang nội chiến chứ? Sorry bác!

    Nói như bác, thì anh Kim giỏi nhỉ. Uhm, em cũng ko biết rõ lắm mà, chỉ thấy anh ta thiếu thiếu thứ gì để được gọi là quân tử ấy. Anh ta làm quan à...Quan có giống Tướng ko bác nhỉ, nếu thế thì phải có "Dũng" nữa phải ko bác? Trí cộng với Dũng sao ko phát hiện được chú Mã nhà mình thế nào nhỉ, ít ra cũng bợp tai cho vài phát chứ! ^^ Em đùa chút bác đừng giận.

    Có điều em thấy thế này, bác có vẻ thiên về cái nghiệp bút nghiên đèn sách của anh Kim nhỉ. Thi đậu làm quan là có "Trí", còn những người tướng cầm quân ra trận là ko có "Trí" ạ? Em ko biết định nghĩa "Trí" thế nào, đó là có khả năng văn thơ lai láng, xuất khẩu thành thơ, hay là có thể điều binh khiển tướng, công thành phá lũy...ạ?

    Mà em thấy lạ lắm nha. Thiên hạ thái bình như vậy, thì Từ Hải đúng là tên tướng cướp như các bác nói, vậy sao cụ Nguyến Du nhà mình ca ngợi bác nhỉ? Làm em hâm mộ Từ Hải bấy lâu nay, nào là "đội trời đạp đất ở đời" hay "đường đường một đáng anh hào" gì gì đó...v.v chán thiệt!

    Lân la vào đây thấy kiến thức các bác uyên thâm quá, em được biết thêm rất nhiều điều, cảm ơn các bác nhé! Mong các bác tiếp tục viết để em có thể được mở mang đầu óc xíu ạ!
  5. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Có đoạn Nguyễn Huy Thiệp viết về Nguyễn Du rất hay:

    "Ông ta (tức Nguyễn Du) có sự thông cảm sâu sắc với nhân dân. Ông yêu nhân dân mình. Ông đại diện cho nhân dân ở phần u uất nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình. Nhà vua biết xót thân. Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót thân. Nguyễn Du thông cảm với những đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đuơng thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau nguời ta mới thấy điều này vô nghĩa. Nguyễn Du sống dân dã, ông hồn nhiên chịu đựng sự nghèo tùng cùng nhân dân. Ông không đứng cao hơn họ, không hưởng thụ cao hơn họ, và như thế, ông hoàn toàn không biết làm chính trị. Tất cả đời sống vật chất của ông do những hoạt động cù lần mang lại, năng suất thấp, chỉ thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu. Lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được ai. Vua Gia Long thì khác. Ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với Tạo hóa, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên. Đấy là lòng tốt lớn của nhà chính trị. Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm việc thiện với một số phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của ông ta với khối cộng đồng. Từng phần tử trong cộng đồng do luật tự nhiên chi phối sẽ tự tồn tại, định hướng và phát triển. Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại vừa tàn nhẫn...
    Phăng có kể lại cho vua Gia Long ấn tượng khi gặp Nguyễn Du. Phăng viết:
    Nhà vua nghe tôi một cách lơ đãng. Tôi có cảm giác ông bị nặng tai nhưng không phải. Ông không coi Nguyễn Du ra gì, hoặc có thể ông coi Nguyễn Du là con ngựa giống tốt trong cả đàn ngựa, lợn, bò, gà mà ông chăn dắt. Ông bảo: Trẫm có biết người ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm. Anh nó là Nguyễn Khản. Tôi thấy nhà vua hiểu sự bất lực của ông đối với đời sống nghèo khó và những trì trệ của dân tộc ông. Ông không tin học vấn có thể cải tạo giống nòi. Điều ấy có lý. Trước hết là vật chất. Những hoạt động kinh tế cù lần chỉ đủ sức cho một dân tộc sống khắc khoải. Vấn đề ở chỗ phải đứng lên vươn mình thành một cường quốc. Làm điều đó, phải có gan chịu đụng sự va xiết trong quan hệ với cộng đông nhân loại. Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa."
  6. chieucoi

    chieucoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Khi phân tích 1 bài thơ, mà nói quá nhiều đến cái logic của nội dung thì hơi tầm phào. Cái hay nhất, giá trị nhất của Truyện Kiều là nghệ thuật thơ lục bát của cụ Nguyễn Du. Mỗi người có 1 chân lí của riêng mình nhưng em nghĩ thế.
    Bác chủ topic hay bạn nào đó thử lập topic mới và viết về nghệ thuật của truyện Kiều xem sao ? Hay nói rộng hơn về cái hay cái dở của dòng thơ lục bát Việt Nam. Sự ảnh hưởng của nó đến bức tranh chung nền văn hóa, âm nhạc chẳng hạn :).
    Mong chờ.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    À, về chuyện Hoạn Thư, các bạn không thấy con cái của những gia đình dòng dõi lâu đời nó có đẳng cấp khác với gia đình bình thường hay sao (thượng lưu lâu đời nha chứ không phải từ nông dân trúng đất tiến lên thượng lưu ) ? Nói mà làm gì nữa.
    Nhưng em chỉ nghĩ, Kiều là nỗi đau chung của phụ nữ, họ cần sự thương cảm, chở che. Ngay cả sự "dâm đãng" (nếu có ) của Kiều, tính đểu của Thúc Sinh, ác độc của Khuyển, Ưng ..đều là nỗi đau chung của loài người, họ cần được cứu rỗi.
    Thử hỏi, 1 đứa trẻ lớn lên trong vòng tay hạnh phúc của bố mẹ ông bà, kinh tế khá giả, đứa trẻ đó có tốt không ạ ? 99 % trở thanh người tốt, hiền, thật thà, bao dung độ lượng ....và ngược lại. Cái hay là ông Nguyễn Du đã vẽ 1 bức tranh bằng thơ, nghệ thuật thơ. :D
    mấy lời sàm
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    ngay từ phần đầu của top này tôi đã viết 1 bài về cái hay cái đẹp và nghệ thuật thơ của truyện kiều. và tôi cũng đã nói là cái mà tôi thích nhất chính là nghệ thuật thơ của truyện Kiều.
    cái mà tôi thấy Hoạn Thư đáng phục nhất là : tuy cô ta là thiên kim tiểu thư nhưng cô ta cư xử rất tuyệt vời, vừa không để Thúc sinh mất mặt vừa hạ được Kiều vừa giử Thúc Sinh trong tay mình khiến cho anh ta không bao giờ dám léng phéng bên ngoài vừa nể và phục vợ. Và điều tuyệt vời nhất của Hoạn Thư là khả năng giử được bình tĩnh cao độ, khi Kiều và Thúc Sinh ôm nhau vừa khóc than kể lể Hoạn Thư đứng ở bên ngoài nghe hết. Tôi nói thật 100 người phụ nử trong trường hợp trên thì cả trăm người đều xông vào không chưởi thúc sinh thì cũng tát thuý Kiều, chỉ có HoạnThư là giử được bình tĩnh và cư xử rất khéo. Đó mới là điều đáng phục.
    bạn nói thúc sinh đểu tôi không đồng ý, bạn chỉ có thể nói Thúc sinh râu quặp thôi nhưng ở vào địa vị thúc sinh tôi thấy râu ai mà chả quặp khi có 1 cô vợ lợi hại như thế.
    hai thằnh Khuyễn ưng, Khuyễn Phệ chưa làm điều gì để gọi là độc ác. tụi nó là tay sai khi Hoạn Thư sai đi bắt Kiều chẳng lẽ tụi nó dám từ chối. Tụi nó cũng chẳng đánh đập Kiều lần nào chỉ tưới thuốc mê rồi mang lên thuyền chở đi. Kiều sau này vì cay Hoạn Thư nhưng vì đuối lý nên giết hai thằng này để hả cơn tức,kiểu như giận cá chém thớt ấy mà
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Gia Long không coi Nguyễn Du ra gì thì đúng rồi.
    Y đang tìm kiếm những tay gian hùng thời loạn, nhưng
    Nguyễn Du chỉ là một nhà văn, nhà thơ.
    Có lẽ gì Gia Long khinh Nguyễn Du thì bạn cũng đánh
    giá thấp Nguyễn Du? Con mắt của bạn ở trên mặt Gia
    Long sao? Con mắt bạn, con người bạn đánh giá Nguyễn
    Du thế nào? Đừng là con rối mà lấy trí óc của Gia
    Long điều khiển mình.
    *
    Bàn về Hoạn Thư, cũng như Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải
    cho vui, cũng để biết trong xã hội luôn luôn có những
    người như vậy. Kim Trọng giỏi giang, thì bây giờ chúng
    ta có Ngô Bảo Châu. Thúc Sinh thì sợ vợ như tổng thống
    Mỹ Clinton vị vụ con thư ký đổ bể. Từ Hải thì cũng như
    các dũng sỹ đòi dân chủ ở ViệtNam, nhưng khi bị Công An
    tra tấn rồi đe doạ hại người thân ở nhà, thì đành xuống
    nước mà đầu hàng.
    *
    Tác giả viết kịch bản như vậy. Tác phẩm nào mà chẳng có
    thể chê kịch bản? Ví dụ, cho nhân vật này chết là sai,
    hoặc phải chết sớm hơn, hay chết muộn hơn, vân vân. Nếu
    sửa lại kịch bản, thì ra một câu chuyện khác, mà vấn đề
    ở chỗ kịch bản chỉ là cái khung, cái giá để đặt lên đó
    cái nghệ thuật, và cái nhân đạo, chứ có phải là để gay
    cấn giật gân đâu. Vì vậy, kịch bản và nhân vật của
    Nguyễn Du, ta cứ coi để thấy, chứ không cần phải chê
    phải sửa, cũng như các nhân vật của GôGôn trong Tarat
    BunBa, có thằng con trai cả mê gái ra trận đánh lại phe
    mình, thấy cha thì riu ríu chịu cho cha bắn chết, hay
    nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng
    Phụng, vân vân. Cứ lấy lẽ thường, và suy nghĩ thường của
    mình, thì tác giả xây dựng Anh Pha, Chị Dậu quá ngu si
    sao? Có phải đó là điều tác giả muốn nói không?
    *
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    tôi thật sự không hiểu bác codep viết về cái gì? bác nói rõ hơn được không.
  10. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Mình thấy bác Codep nói rất rõ ràng, chưa tìm được chi tiết nào khó hiểu cả. :D

Chia sẻ trang này