1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ly.apple

    ly.apple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2010
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cháu thích bài này, Mộc châu và những điều cháu chưa bao jo biết đến :).. Chúc Ông Nội sẽ viết được nhiều và nhiều những bài có ý nghĩa như thế[r2)]
  2. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Topic rất hay. Tôi đọc được sự trong sáng của cái nhìn người lính trẻ với cuộc đời. Cảm ơn bạn.
  3. blackjackvy

    blackjackvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích những bài viết, những tấm hình của anh...
  4. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    ST 11 – BÀI TẬP Ở SƠN TRÀ


    Sáng ngày 18-10, trời mưa vẫn như trút nước từ cả tuần nay, 8 giờ, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng nhận được tin từ Trung tâm Báo tin động đất, cảnh báo có sóng thần: Vào hồi 7 giờ 55 phút cùng ngày, tại khu vực 17,5 độ Vĩ Bắc; 119, 1 độ Kinh Đông (phía Tây quần đảo Lu Dông-Philipin) đã xảy ra động đất mạnh 8,8 độ rích-te có khả năng gây sóng thần cao đến 8 mét và sau 2-3 giờ tới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bờ biển Đà Nẵng. Ngay lập tức, cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang cùng mọi thành phần, phương tiện được huy động để sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm…



    Tình trạng khẩn cấp

    Thành phố Đà Nẵng cùng các tỉnh miền trung đang oằn mính gánh bọc nước khổng lồ từ trận mưa lớn dai dẳng ngót chục ngày qua chưa dứt thì lại nhận được thông tin cảnh báo sóng thần. Toàn thành phố được đặt trong tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là khu vực trọng yếu phường Thọ Quang, quận Sơn Trà với nguy cơ bị sóng thần tấn công mạnh nhất. Ngay lập tức đồng chí Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và đồng chí Phó chủ tịch, Trưởng ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn đã triệu tập các trưởng ngành, đơn vị đầu mối để triển khai phương án ứng phó sóng thần, sơ tán nhân dân. Theo phân tích sơ bộ tình hình, trên địa bàn thành phố cần phải sơ tán hơn 27.000 hộ dân với 133.500 nhân khẩu thuộc 20 phường của 5 quận ven biển. Trong đó có hơn 26.000 trẻ em và gần 11.200 người già. Ngoài ra còn có khoảng 6.500 khách du lịch, 75 tàu thuyền với gần 1.000 lao động đang hoạt động và hơn 450 tàu thuyền đang neo đậu gần bờ, trong cảng và cửa sông cần sơ tán. Nguy hiểm nữa là một số khu dân cư ven biển chưa được quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như phường Thọ Quang, Mân Thái, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc…Nhiều công trình ven biển chưa hoàn thành như Kè chắn sóng Liên Chiểu, Sơn Trà, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý…


    Cùng lúc này, các trạm trực canh sóng thần trên địa bàn Đà Nẵng liên tục phát tin cảnh báo tới cộng đồng, các khu dân cư, công sở, trường học…8 giờ 7 phút, Trung tâm cảnh báo động đất phát thông báo lần thứ 2 và yêu cầu các địa phương tổ chức đưa nhân dân sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm. Ngay lúc đó, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương. Lãnh đạo thành phố cùng Thiếu tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, Đại tá Huỳnh Minh Chức, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố và chỉ huy các lực lượng biên phòng, Vùng 3 hải quân, vùng 2 cảnh sát biển, công an…khẩn trương tổ chức phương án ứng phó như đã dự tính. Địa bàn được nhận định là trọng điểm cần sơ tán nhân dân là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Khu vực này hiện có 1.000 người đang sinh hoạt tại nhà, 100 học sinh và thầy cô đang trên lớp, 3.500 người dân địa phương và khách du lịch đang tắm biển cùng 45 tàu và khoảng 300 lao động đang đánh cá. Qúa trình sơ tán có 2 tàu và 10 lao động gặp nạn sắp chìm yêu cầu giúp đỡ…



    Hiệp đồng diễn tập thực binh


    Ngay sau thông báo cảnh báo lần 2, bộ đội Đồn biên phòng 252 và Trung tâm Huấn luyện biên phòng thành phố lập tức báo động toàn đơn vị. Tại Trường Tiểu học Nguyễn Phan Vinh, cạnh đường Hoàng Sa, các thầy cô giáo đã nhanh chóng tập trung học sinh để sơ tán. Sở chỉ huy Quân khu 5 cũng đã phát lệnh cho các đơn vị hành quân khỏi khu vực nguy hiểm và chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả. Trời vẫn mưa lớn, biển mù mịt nước và gió, xa xa nhấp nhô những con tàu đánh cá và tàu hải quân, cảnh sát biển, biên phòng làm nhiệm vụ cảnh báo, cứu nạn. Theo chỉ đạo của thành phố, Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng liên tục phát các thông báo khẩn trên kênh DRT1, DRT2 và qua các tần số phát thanh hệ AM, FM.
    Thêm vào đó, 2 máy bay trực thăng của Sư đoàn Không quân 372 đã được chi viện đến bay dọc bờ biển thông báo cảnh báo và sẵn sàng ứng cứu. Tại Vùng 3 hải quân, tàu 3HQ neo tại bãi Nam hú còi báo động nhiều hồi đồng thời sử dụng pháo hiệu đỏ bắn liên tục cho tới khi hết sơ tán. Cũng như vậy, tàu của Bộ chỉ huy biên phòng, Vùng 2 cảnh sát biển và Trung tâm Phát hiện tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 liên tục hoạt động tại khu vực Hòn Sập, Bãi Nam…Trên bờ, các lực lượng công an, dân quân, tự vệ, tổ dân phố, phường, trường học khẩn trương tập trung dân cư, học sinh theo sự dẫn chốt của công an, cắt đường ven biển để tới khu vực an toàn…


    10 giờ 30 phút, sóng thần đi qua, thành phố nhận được thông báo của Trung tâm cảnh báo tin động đất, sóng thần đã hết nguy hiểm. Nhiệm vụ được đặt ra ngay lúc này là tìm kiếm cứu nạn sau thảm họa. Tình hình hiện tại, sóng biển đã tràn sâu vào đất liền từ 200-300 mét, có nới 600-700 mét. Nhiều vùng bị ngập sâu từ 1,5 -2,5 mét như khu vực cầu sông Hàn đến Cẩm Lệ. Thống kê ban đầu són thần đã làm chết và mất tích khoảng 2.500 người, chủ yếu là ngư dân đánh cá trên biển. Khoảng 3.000 người bị thương, phần lớn là tai nạn trong quá trình sơ tán. Sóng thần cũng đã làm sập 2.500 ngôi nhà và đánh chìm 350 tàu cá của ngư dân. Riêng tại phường Thọ Quang cũng đã có khoảng 450 người bị nạn do sập nhà, đổ trụ điện, ô tô tai nạn. Trên vùng biển phía Đông, cách bờ từ 1-3 km có khoảng 250 người đang gặp nạn, cách bờ 5-7km có 140 người gặp nạn và khu vực cách bờ 20km còn 2 tàu cá với 60 người đang phát tín hiệu cầu cứu.


    Mặc dù đơn vị và lực lượng cũng bị ảnh hưởng, nhiều đồng chí gặp nạn nhưng phát huy vai trò chủ lực, trụ cột của lực lượng vũ trang, Quân khu 5, Vùng 3 hải quân, Bộ chỉ huy biên phòng, Vùng 2 cảnh sát biển cùng công an thành phố đã khắc phục khó khăn để khẩn cấp tham gia tìm kiếm cứu nạn sau sóng thần. Kế hoạch được triển khai ngay, lực lượng quân sự, công an, ngư dân tổ chức tàu nhỏ, xuồng máy có bảo đảm áo phao tìm cứu những người gặp nên trên vùng biển cách bờ 1-3km. Bộ đội biên phòng và Bộ chỉ huy quân sự thành phố sử dụng tàu lớn hơn cơ động tới vùng biển cách bờ 5-7km để cứu nạn. Bộ đội không quân, hải quân triển khai ở khu vực cách bờ 15-20km tiếp cận các tàu phát tín hiệu cấp cứu, thả áo phao đưa người bị nạn vào bờ. Bên cạnh đó lực lượng y tế, hội chữ thập đỏ và quân y tích cực tham gia cứu chữa, sơ cứu người bị nạn. Các đơn vị cũng đã tổ chức tuần tra, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, đề phòng tình huống xấu, bố trí nhà ở cho những người mất nhà cửa, cung cấp thực phẩm, nước uống, quần áo, nhu yếu phẩm cần thiết, xử lý vệ sinh môi trường…


    Tất cả nội dung trên là Chương trình Hiệp đồng diễn tập ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn được Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) phê duyệt, vừa được triển

    khai tại Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng sáng 18-10.




    [​IMG]nổ súng pháo hiệu




    [​IMG]sơ đồ sóng thần
    [​IMG]sơ tán
    photo id="4" />
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Những người tiên phong thầm lặng


    Tại Đà Nẵng, tôi tìm đến thăm những người cựu chỉ huy, cán bộ của Đội thuyền 128 (Đội giao thông tình báo trên biển) anh hùng năm xưa. Tuy không trực tiếp tham gia cùng đợt và được thành lập như Đoàn tàu Không số nhưng Đội thuyền 128 chính là những người anh hùng tiên phong góp phần mở ra một cung đường biển vận chuyển cán bộ, tài liệu, vũ khí vào nam ra bắc. Điều đặc biệt là chiến công của họ rất thầm lặng mà nhiều năm sau vẫn chưa được nói đến…

    Khởi đầu trong bí mật

    Trong gian nhà nhỏ trên đường Trần Tấn Mới (tên Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Đội thuyền 128), thành phố Đà Nẵng, Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Tiến Cung (năm nay 82 tuổi), nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục II, nguyên Cục trưởng Cục 11, người tham gia trực tiếp chỉ huy Đội thuyền 128 năm xưa bồi hồi kể lại câu chuyện cách đây hơn nửa thế kỷ. Năm 1954, sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, tình hình miền Nam thay đổi, chính quyền **** được dựng lên và thi hành nhiều chính sách thâm độc, đánh phá ác liệt và kiểm soát gắt gao vùng giới tuyến. Trước bối cảnh đó, ************, Trung ương **** và ****** đã xác định yêu cầu giao thông phải mở đường đi trước. Khi nhiệm vụ cách mạng thôi thúc, ngành tình báo đã khẩn trương, tích cực đẩy mạnh hoạt động giao thông.

    Đến đầu năm 1956, lãnh đạo, chỉ huy Nha Liên lạc-Cục Quân báo-Bộ Tổng tham mưu (nay là Tổng cục II-Bộ Quốc phòng) đã xác định nhiệm vụ tập trung lực lượn giải quyết về tổ chức giao thông và duy trì được thông suốt. Theo Thiếu tướng Trần Tiến Cung, khi đó Trung ương ****, ****** và Quân ủy trung ương đã triệu tập đồng chí Nguyễn Đôn, Phó tư lệnh Liên khu V và đồng chí Lê Câu, Trưởng ban tình báo Khu vực phi quân sự ra miền Bắc để giao nhiệm vụ. Sau khi về, hai đồng chí đã phổ biến lại nhiệm vụ cấp trên giao phó là đưa một lực lượng ra Bắc tập kết trong 2 năm, đồng thời chuẩn bị lực lượng tại chỗ để quản lý khu vực tập kết quân 300 ngày và cả cho lâu dài. Vào thời điểm đó, việc di chuyển từ nam ra bắc và ngược lại vô cùng khó khăn và mất hàng tháng trời. Mọi công văn, tài liệu, con người đều rất vất vả và chậm trễ để di chuyển tới 2 miền.

    Vượt qua nhiều cản trở, ngành tình báo quyết định tổ chức lực lượng giao thông thủy gồm nhiều tổ thuyền, mỗi tổ thuyền thành lập một chi bộ. Tháng 3-1956, 2 tổ thuyền đầu tiên được thành lập lấy tên là Thống Nhất và Trung Hòa. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời Đội thuyền 128 anh hùng của ngành tình báo. Ngay từ khi thành lập, các chi bộ đã nhận đinh, cho dù địch đánh phá, có thể bị bắt, có thể hy sinh, nhưng nhiệm vụ ****, tổ chức giao thì bằng mọi giá phải hoàn thành. Đầu năm 1956, Nha Liên lạc đã cử một đồng chí Trưởng phòng Giao thông vào trạm đầu cầu Vĩnh Linh để nắm tình hình, tiếp cận địa bàn, nghiên cứu, tổ chức đi thăm dò, xác định thời gian, cự ly vào Cửa Tư Hiền (Thừa Thiên-Huế), Nam Ô (Đà Nẵng)…

    Đại tá Trần Xuân Tự (80 tuổi), nguyên Cục trưởng Cục 11 đã từng tham gia chỉ huy Đội thuyền 128 kể rằng, với những chiếc thuyền nan ban đầu thô sơ của buổi ban đầu, các chiến sĩ giao liên tình báo đã dũng cảm vượt qua giới tiền vào Huế, Đà Nẵng…trước sự kiểm soát gắt gao của địch để nối thông đường giao thông thủy. Cũng trong tháng 3-1956, trạm Vĩnh Linh tổ chức thuyền đi khảo sát địa bàn vùng Thanh Khê, Xuân Hà (Đà Nẵng) đồng thời thu thập các loại mẫu giấy tờ, con dấu cần thiết để hợp thức hóa cho đội thuyền Vĩnh Linh. Vào tới Đà Nẵng, đoàn đã móc nối được với cấp ủy địa phương để nắm tình hình và khi trở ra đã đưa một cán bộ Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ra Bắc hoạt động do đã bị lộ…Đó là những chuyến đi khai phá mở đường trên biển ra Bắc đầu tiên của lực lượng tình báo, bảo đảm thắng lợi, an toàn tuyệt đối. Thêm vào đó, đã để lại những kinh nghiệm hình thành phương thức giao thông thủy trên biển Đông một cách đồng bộ, vững chắc, góp phần mở ra ý tưởng táo bạo cho Đoàn tàu không số vượt đại dương tiếp tế cho chiến trường miền Nam.

    Hoạt động trong im lặng

    Ông Nguyễn Xuân Đích (83 tuổi) nguyên là thợ máy của Đội thuyền 128 và cả Đoàn tàu không số kể lại, ông đã vinh dự được phục vụ ******, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Anh hùng Liên Xô Giéc man-Ti tốp, bà Đặng Vĩnh Siêu phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Chu Ân Lai cùng rất nhiều cán bộ cao cấp của **** và quân đội Việt Nam. Tuy nhiên do đặc thù nhiệm vụ ngành tình báo nên ông Đích cùng với mọi đồng đội khác đều tuyệt đối bí mật, giữ im lặng về công việc của mình. Ông nói rằng: “Suốt một thời gian dài phục vụ Đội thuyền 128 cũng như sau này phục vụ Đoàn tàu không số, những cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Vì vậy chúng tôi chỉ làm mà không nói ra những việc mình đang làm”. Một trong những kỷ niệm ông Đích nhớ nhất là được nói chuyện với Bác Hồ trên chuyến tàu ông phục vụ Bác.

    Từ 2 tổ thuyền ban đầu, ngành tình báo đã phát triển thành đội thuyền mang phiên hiệu 128 gồm 26 tổ thuyền với 183 đồng chí, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc tình báo Bắc-Nam; tổ chức thực hiện kế hoạch phái khiển cán bộ, giao thông viên, nhân viên kỹ thuật cơ động theo chỉ thị của cấp trên. Ngoài ra cũng tổ chức nắm tình hình địa bàn, thu thập giấy tờ hợp pháp của người, tàu, mua máy, đóng mới thuyền, trang bị hàng hóa, ngư cụ theo yêu cầu, chuyên chở vũ khí, phương tiện tiếp tế cho các trạm tình báo…Đội thuyền 128 khi đó hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giao thông thủy, nằm trong tổ chức Phòng 73 của ngành tình báo. Mỗi thuyền thành lập một chi bộ, chi ủy lãnh đạo trực tiếp, thuyền trưởng kiêm bí thư chi bộ, thuyền phó phụ trách hậu cần và đời sống, còn lại là 4-5 thuyền viên…

    Sự khác biệt của Đội thuyền 128 với Đoàn tàu không số chính là ở chỗ chủ yếu hoạt động trên các thuyền nhỏ, gần bờ theo nguyên tắc bí mật, cự ly, đơn tuyến. Mỗi thuyền được hợp thức hóa về người phương tiện, giấy tờ tùy theo từng địa phương như thẻ ngư phủ, thẻ căn cước do chính quyền **** cấp, có câu chuyện **** trang phù hợp để đi từ vùng này sang vùng khác, làm ăn theo mùa…Đội thuyền 128 của ngành tình báo đã áp dụng hình thức đột qua ranh giới, hướng thẳng biển Đông, xuôi dần vào Nam, nhằm thẳng điểm đến, sẵn sàng đột nhập vào bờ ban đêm rồi nhanh chóng rút lui tới địa điểm khác, tránh sự theo dõi của kẻ địch. Khi thấy tình hình giới tuyến có biến động, các thuyền sẽ chủ động tiến thẳng ra hải phận quốc tế, sau đó cập bến ở điểm khác…

    Thiếu tướng Trần Tiến Cung nhớ lại, do yêu cầu công tác nắm địch ngày càng khẩn trương nên các chuyến liên lạc tăng, đội thuyền phát triển nhiều lên nhiều tổ thuyền, đường đi dài hơn từ cửa biển phía Bắc tới tận Nha Trang, Phan Thiết…thuộc vùng địch kiểm soát. Từ năm 1965, Mỹ-**** kiểm soát gắt gao trên biển, trong khi đó mỗi thuyền chỉ có một chiếc la bàn, nhiều khi cán bộ, giao liên phải nhìn trăng sao để xác định hướng đi. Mỗi chuyến đi là đối mặt với muôn vàn hiểm nguy, có lần để bảo đảm bí mật đường dây liên lạc, cán bộ của tổ phải hủy thuyền rồi bơi vào bờ hay khi gặp bão biển, thuyền phải neo cả tuần ngoài đảo vắng hoặc kẹt ở bến cảng của địch hàng tháng trời. Nhưng với tinh thần mưu trí, dũng cảm, sáng tạp các chiễn sĩ giao thông tình báo đã bình tĩnh đối phớ, xử lý các tình huống bảo đảm an toàn, tài liệu, con người và phương tiện.

    Chiến công không lời

    Từ khi thành lập tháng 3-1956 đến tháng 4-1975, Đội thuyền 128 đã tổ chức thực hiện 263 chuyến đưa đón cán bộ, vận chuyển tài liệu, vũ khí…vào Nam ra Bắc. Có những thuyền đã phục vụ hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên giao thông, tổ chức cụm trạm tình báo ở địa bàn ven biển. Đội cũng đã tiến hành 6 chuyến tiếp tế cho các cụm, 9 chuyến nắm tình hình, thu thập con dấu, giấy tờ, tài liệu ở địa bàn cực Nam. Đặc biệt có những chuyến đưa đón đột xuất cán bộ cao cấp của trên vào địa bàn. Điển hình như Tổ thuyền Tiền Phong thành lập tháng 10-1956 với 22 đồng chí đã thực hiện 46 chuyến đưa cán bộ vào chiến trường và về Bắc; liên lạc với cán bộ địch hậu 23 lần giao nhận tài liệu và đưa cán bộ, tiếp tế tài chính xây dựng căn cứ B41 tại Ninh Thuận, căn cứ B44 tại Ninh Hòa (Khánh Hòa). Tổ thuyền đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng nhất, Nhì, Ba và đạt danh hiệu Quyết thắng 6 năm liên (1969-1975). Đồng chí Trần Tấn Mới, phụ trách tổ Tiền Phong đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân năm 1973. Anh hùng Trần Tấn Mới không chỉ là một thuyền trưởng giỏi mà còn là một giao thông viên dày dặn kinh nghiệm với nhiều năm hoạt động trong vùng địch. Ngày nay con đường chạy qua Cơ quan Cục 11 tại thành phố Đà Nẵng đã được đặt theo tên ông: Trần Tấn Mới. Trước đó, ngày 28-5-1970, Đội Giao thông tình báo trên biển 128 cũng đã được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

    Đồng chí Trần Việt Tám (81 tuổi) nguyên Thượng tá tình báo, phục vụ Đội thuyền 128 đã khóc khi nói với chúng tôi về đơn vị của ông. Trong suốt 19 năm đội giao thông tình báo trên biển đã lập nhiều chiến công, trải qua mọi khó khăn thử thách nhưng đã giữ vững khí tiết người cách mạng nhưng cũng có những mất mát và hy sinh. Đã có 43 đồng chí bị địch bắt và tù đày, 10 đồng chí hy sinh để con đường giao thông trên biển thông suốt và hiệu quả. Sau ngày giải phóng, Đội thuyền 128 được giải tán, mỗi người mỗi nơi trở về quê hương hay ly tán mọi miền Tổ quốc nên việc giữ liên lạc, ghi nhận chiến công, tri ân đồng đội cũng đã còn nhiều hạn chế…Sau này khi tổ chức công nhận, thực hiện chế độ chính sách thì nhiều đồng chí đã không còn nữa hoặc mất liên lạc. Nhiều đồng chí còn sống nhưng mang trên mình thương tật hoặc có cuộc sống khó khăn nhưng tất cả đều giữ nguyên phẩm chất, đạo đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ đội thuyền anh hùng, họ là những tấm gương sáng để cán bộ, chiến sĩ tình báo quốc phòng hôm nay học tập, noi theo.



    [​IMG]

    với Thiếu tướng Trần Tiến Cung, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục II, nguyên Cục trưởng Cục 11

    [​IMG]

    kể chuyện tình báo trên biển

    [​IMG]

    Đại tá Trần Xuân Tự

    [​IMG]

    thợ máy Nguyễn Xuân Đích giới thiệu bức ảnh chụp với Bác Hồ

    [​IMG]

    ****** và Anh hùng Liên Xô Giec-Man Ti Tốp trên tàu

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

  6. bodyguardc8

    bodyguardc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    856
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu mới vào lại gặp a, rượu 138 của a có mỗi rễ, không có hoa thì không ăn thua rồi. Tháng sau qua a Lộc em mời rượu 138 đủ bộ luôn.
  7. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    @-) em mới nghe mà chưa đc thử loại này!
  8. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    138 thì phải hỏi Dugia! lão ấy là trùm!
  9. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về vị tướng tình báo trọn đời sinh tử với Khu 5


    Kỳ 1
    Hoàng Trường Giang

    Những ngày tháng 10, miền trung mưa dầm và gió quất, tại thành phố Đà Nẵng, tôi tìm đến thăm ông, Thiếu tướng Trần Tiến Cung, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục II (Bộ Quốc phòng). Trong gian nhà nhỏ đơn sơ, vị tướng 82 tuổi với nụ cười đôn hậu, hiền từ vẫn vô cùng minh mẫn và hào sảng khi kể cho tôi nghe câu chuyện về cuộc đời ông gắn liền với mảnh đất Liên khu 5. Đó không chỉ là dải đất miền Trung nắng gió nơi ông sinh ra, lớn lên, chiến đấu và trưởng thành mà ông gọi đó là mối nghĩa tình mang tên: Quê hương và đồng đội.

    Tuổi thơ bên Núi Ấn, sông Trà…

    “Em có về Quảng Ngãi với anh không?
    Khi mùa xuân còn ngập ngừng ngoài ngõ
    Đất miền trung đã qua mùa mưa gió
    Nụ hoa vàng xoè nắng sóng bên sông…”


    Bằng giọng đọc trầm ấm, truyền cảm, Thiếu tướng Trần Tiến Cung đọc cho tôi nghe những câu thơ tha thiết về mảnh đất Quảng Ngãi quê hương ông qua bài thơ của tác giả Vũ Thụy Nhung. Tâm hồn vị tướng tình báo đã qua tuổi bát tuần vẫn còn đầy nhiệt huyết và tình yêu với xứ sở của núi Ấn, sông Trà như câu ca dao “Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước hết nước, anh đành xa em”. Ông kể: “Tôi sinh năm 1928, tức là năm Mậu Thìn nhưng ba tôi làm giấy khai sinh là năm 1929. Ba tôi có cách suy nghĩ rất lạ là không cần nhớ ngày sinh tháng đẻ của con mà cứ chọn một ngày nào đó để làm khai sinh. Vì vậy lý lịch của tôi ghi là tôi sinh ngày 14-7, trùng với Quốc khánh nước Pháp”… Tướng Cung bồi hồi tâm sự, cả thời trai trẻ mải mê đi theo cách mạng, đến khi tuổi già mới có điều kiện ngẫm nghĩ về quê hương thân thuộc, ông lại thấy nhớ thật nhiều…Nơi ông sinh ra là thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, mảnh đất hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ như di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái…

    Làng quê ông xưa kia được mệnh danh là “Thương cảng Thu Xà”, vùng đất nằm ở hạ lưu sông Vệ, có cồn cát che chắn nên tàu thuyền neo đậu rất an toàn. Thêm vào đó người Hoa đã đào một con kênh nối liền sông Vệ với sông Võ Hồi giúp cho ghe thuyền đi lại, buôn bán dễ dàng, tạo nên “Thương cảng Thu Xà” sầm uất. Bây giờ sinh sống ở thành phố Đà Nẵng, các quê cũ ngót 200km nhưng ông vẫn nhớ như in những nét văn hóa đậm đà để kể lại cho con cháu nghe. Món cơm gà, ram nem chả, bánh quai vạc, thịt bò khô…hay những phong tục ngày Tết, ngày rằm…đều đã theo ông đi hết cuộc đời. Cũng như mọi miền quê Việt Nam khác, người dân quê ông cần cù lao động và kiên trung bảo vệ quê hương, đất nước…

    Bước ngoặt cuộc đời

    Cậu bé Trần Tiến Cung sinh ra trong một gia đình có tới 11 anh em, ba cậu từng tham gia khởi nghĩa năm 1945 và Phó chủ nhiệm *********, Chủ tịch Liên Việt, Uỷ viên Mặt trận Liên Việt của huyện, Bí thư tổ chức thân hào huyện…Cho đến bây giờ, ông vẫn không thể quên buổi chiều ngày 12-8-1945 (một ngày trước cuộc khởi nghĩa ở Quảng Ngãi), khi đồng chí Trần Cẩm Phiêu, Bí thư chi bộ xã Nghĩa Hòa gọi lên và nói: “Bây giờ chú giao nhiệm vụ cho con. Ngày mai ta tổ chức biểu tình, cướp chính quyền. Chiều tối nay con đi triệu tập mấy đứa thiếu niên lại. Sáng mai tập hợp đội thiếu niên tham gia biểu tình”. Ngày hôm sau, chàng trai 17 tuổi Trần Tiến Cung đầy nhiệt huyết đã cầm cờ dẫn đầu đoàn thiếu niên trong đội hình xã đi cướp chính quyền…Từ hôm đó, cuộc đời Trần Tiến Cung đã bước sang một hướng đi khác. Đi theo con đường cách mạng.


    Mấy tháng sau, ngày 1-1-1946, anh cùng ba người bạn xin đi nhập ngũ. Đơn vị đầu tiên anh tham gia là Đại đội Phạm Rồi, Tiểu đoàn Lương Ngọc Quyến, sau đó là Trung đoàn 69 của Bộ tư lệnh Liên Khu 5. Trung đoàn trưởng Phạm Kiệt (sau này là Trung tướng) đã điều anh lính trẻ về Tiểu đoàn Hồ Hích với Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thanh và Chính trị viên Đoàn Khuê (sau này là Đại tướng). Đến tháng 2-1974, Bộ tư lệnh Liên khu 5 tăng cường Tiểu đoàn Hồ Hích vào Bình Định để hỗ trợ cho Trung đoàn 94. Ngày 14-3, Trung đoàn 94 đánh đồn Tú Thủy thất bại, chỉ huy Vi Dân cùng nhiều đồng đội hy sinh, chiến sĩ Cung bị thương nặng với 1 viên đạn gãy tay trái, 2 mảnh lựu đạn vào cổ, 1 mảnh vào tai, đồng thời bị địch bắt. Cuộc đời ông một lần nữa lại đi tới bước ngoặt. Trần Tiến Cung bị đưa về nhà lao An Khê với 1 phòng 30 mét vuông chứa mấy chục người và tất cả mọi sinh hoạt tại chỗ. Tại đây người lính trẻ đã vừa phải lao động khổ sai, vừa điều trị vết thương đồng thời tìm cách trốn trại. Mấy tháng sau, trong một lần lao động tại tiền đồn Eo Gió, lợi dụng địch sơ hở, Trần Tiến Cung cùng người bạn tù đã trốn thoát để trở về với cách mạng. Điều đáng nhớ là khi Cung trở về nhà trong đêm và gọi cửa, người thân đã dậy thắp nhang khấn vái vì nghĩ vong anh về bởi trước đó gia đình đã nhận được giấy báo tử.

    Chiến đấu và trưởng thành

    Tháng 7-1948, Tư lệnh Liên khu 5 Cao Văn Khánh cử chiến sĩ Trần Tiến Cung đi học lớp quân chính trung đội, rồi học lớp đào tạo cán bộ trinh sát. Trong thời gian này anh đã được kết nạp Đảng và chuyển Đảng chính thức. Ra trường anh về làm Phó tiểu ban Trinh sát của Trung đoàn 210 (trung đoàn chủ lực đầu tiên của Liên khu 5). Thời gian sau anh được cử tiếp làm Đại đội trưởng Trinh sát rồi Trưởng ban 2 (nắm tình hình địch ở chiến trường) của liên khu. Một trong những trận đánh Trần Tiến Cung nhớ nhất là trận Đắc-Pơ. Tháng 6-1954, do lo ngại nguy cơ bị bao vây như ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy Pháp quyết định bỏ căn cứ An Khê rút về Pleiku cách đó 80km. Trung đoàn 96 của ta do đồng chỉ Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà-sau này là Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 7) chỉ huy với vũ khí thô sơ đã đánh bại một binh đoàn thiện chiến của Pháp với vũ khí trang bị hiện đại. Chiến thắng Đắc-pơ cũng đã thể hiện tài thao lược của Tư lệnh Liên khu 5 Nguyễn Chánh. Niềm vui còn nhân lên nhiều lần với Trần Tiến Cung khi người con gái nơi quê nhà đang mong ngóng anh về kết tóc xe tơ. Lấy vợ xong, anh được nghỉ 7 ngày rồi lại quay trở lại phụ trách Ban 2 của Uỷ ban Hiệp định đình chiến. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng, Bác Hồ và Quân ủy trung ương đã triệu tập đồng chí Nguyễn Đôn, Phó tư lệnh Liên khu 5 và đồng chí Lê Câu, Trưởng ban tình báo Khu vực phi quân sự ra miền Bắc để giao nhiệm vụ. Khi trở về đồng chí Lê Câu đã cử ông ra Bắc tập kết.



    Một ngày tháng 5-1955, con tàu Kin-lanh-ski của Ba Lan rú hồi còi tạm biệt miền Nam đưa Trần Tiến Cung và đồng đội ra Bắc. Vị tướng già nhớ lại: “Khi đó chúng tôi đứng trên boong tàu, người ngồi trong buồng thì thò đầu ra, tất cả giơ tay tạm biệt người thân đều đưa ký hiệu 2 ngón tay hình chữ V, như một lời hẹn 2 năm sau trở về…” Sau thời gian ngắn ở Thanh Hóa, Trần Tiến Cung được đưa về làm Trợ lý Ban Trinh sát và Quân báo của Sư đoàn 324 đóng tại Nghệ An do đồng chí Giáp Văn Cương làm Sư trưởng (sau này là Đô đốc-Tư lệnh Quân chủng Hải quân). Năm 1960, anh được phong quân hàm Đại úy trước niên hạn, làm trợ lý tác chiến của Sư đoàn. Một thời gian sau ổn định, anh mới tìm cách bắt liên lạc với vợ và được biết cô ấy đang dạy học tại 1 trường học của Hải Phòng. Sau khi thu xếp công việc, anh lên đường ra Hải Phòng, vợ chồng gặp nhau buổi chiến trinh, nước mắt mừng tủi cứ lăn dài mãi…Nặng lòng với miền Nam và xứ Quảng ruột thịt, sau khi vợ sinh đôi hai người con trai, anh đã lần lượt đặt tên là Trần Hòa Phong (ghép của tên xã Nghĩa Hòa quê anh và Hành Phong quê vợ). Cậu con trai kia thì đặt tên là Trần Hòa Phú để nhớ về thôn Tình Phú, nơi bắt đầu tình yêu của hai vợ chồng…

    Cuối năm 1960, Trần Tiến Cung 31 tuổi, được điều về công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đích thân Viện trưởng Hoàng Quốc Việt đã trao quyết định công tác nhiệm vụ Phó phòng Điều tra thẩm cứu với lời dặn dò: “Đây là phòng đặc biệt, trực thuộc trực tiếp Viện trưởng quản lý, chức danh và nhiệm vụ đều khó vì vậy anh phải học hỏi, lắng nghe đồng thờ chững chạc, điềm đạm và nghiêm túc…” Cuối năm 1962, sau khi kết thúc lớp học cao cấp tư pháp, một lần nữa Trần Tiến Cung lại nhận nhiệm vụ mới: Thư ký riêng cho đồng chí Hoàng Quốc Việt. Thời gian này, chính là lúc ông học hỏi được rất nhiều điều từ người cán bộ lãnh đạo mẫu mực như trình độ chuyên môn, lý luận nghiệp vụ, đạo đức, lối sống…Điều làm ông vô cùng cảm động là đồng chí Hoàng Quốc Việt biết hoàn cảnh gia đình vợ chồng xa nhau, lại đang có hai con nhỏ nên đã đề nghị và sắp xếp đưa vợ ông lên công tác tại thị xã Hà Đông.

    Do yêu cầu của tình hình, năm 1965, Bộ Quốc phòng và Ban Tổ chức Trung ương đã đề nghị đưa Trần Tiến Cung trở lại làm nhiệm vụ tình báo tại chiến trường miền Nam. Tướng Cung hồi tưởng: “Ngay sau khi nghe đồng chí Hoàng Quốc Việt thông báo, tôi bặm môi không nói nhưng giây thần kinh trong cổ giật lên. Tôi cũng chỉ là một người bình thường nên suy nghĩ cũng bình thường. Cuộc sống đang hạnh phúc, gần vợ con, công việc tốt, vậy mà... Nhưng rồi cuộc đấu tranh tư tưởng cũng ngã ngũ vì đây là nhiệm vụ của tổ chức phân công và cũng vì tấm lòng còn nặng với miền Nam nên tôi đã quyết tâm trở lại. Cuối năm đó, tôi vào làm Cụm trưởng Cụm tình báo H32, cơ quan chỉ huy đóng tại Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.


    (còn tiếp…)


    Kỳ 2: Trở lại miền Nam


    [​IMG]



    Chàng trai Trần Tiến Cung 17 tuổi, trước ngày nhập ngũ


    [​IMG]



    Đại đội trưởng Trinh sát Liên khu 5 sau chiến tháng Đắc-pơ 1954


    [​IMG]



    Chỉ huy Đại đội Trinh sát LK 5


    [​IMG]
  10. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về vị tướng tình báo trọn đời sinh tử với Khu 5

    Kỳ 2” Trở lại miền Nam

    Tạm biệt cuộc sống ổn định bên vợ con, công tác thuận lợi tại Thủ đô Hà Nội, người chiến sĩ tình báo Trần Tiến Cung quay trở lại miền Nam mang theo nhiều trọng trách mà Tổ quốc và quân đội giao phó. Sau 5 năm tạm xa rời quân ngũ, anh quay về với nhiệm vụ nặng nề hơn cùng với lòng quyết tâm cống hiến cho cách mạng để mau chóng giành thắng lợi, giải phóng quê hương mình.

    Sống trong lòng dân làm cách mạng

    Năm 1966, 20 năm sau ngày nhập ngũ, chiến sĩ tình báo Trần Tiến Cung nhận quân hàm Thiếu tá, đảm nhiệm Cụm trưởng Cụm tình báo H32 với bí danh “anh Phong”.Tướng Cung nói rằng, những ngày sống trong lòng địch ở Gò Nổi đã hằn sâu trong ký ức ông bởi kỷ niệm và ấn tượng sâu sắc về tình quân dân và lòng quả cảm, trí thông minh, sáng tạo của quần chúng. Đặc biệt ông càng thấm thía hơn lời Bác dạy: “Dân vận khéo thì việc gì cùng thành công”. Ông kể: “Tại đây tôi đã chứng kiến những người nông dân chân chất xứ Quảng trở thành chiến sĩ tình báo, nữ giao liên kiên trung…Họ tham gia cuộc chiến tranh thầm lặng, thản nhiên như đi vào làm ruộng mỗi sáng, chiều, coi chuyện chết chóc, hy sinh thật bình thường. Tôi nhớ ơn họ, những con người đi vào cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc bằng vẻ đẹp bình dị vốn có của người Việt Nam. Lúc nhận nhiệm vụ, nếu biết bị lộ chỉ có hy sinh hoặc tan cửa nát nhà nhưng họ vẫn thản nhiên với câu cửa miệng: dễ òm!”. Chính những con người ấy đã chở che, nuôi dưỡng, giúp những người chiến sĩ tình báo như ông xây dựng thành công mạng lưới.

    Thiếu tướng Trần Tiến Cung nhớ nhất hồi đó ở Đà Nẵng có ông Phan Kỳ, một nhà tư sản lớn rất giàu có. Nhiệm vụ của tình báo là phải nắm tình hình Vùng 1 chiến thuật của địch do tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy mà thư ký của hắn lại là cháu ông Phan Kỳ. Sau khi nghiên cứu, tính toán, Cụm trưởng H32 đã giao nhiệm vụ cho cán bộ cấp dưới Nguyễn Văn Quý tìm cách bắt liên lạc với nhà tư sản Phan Kỳ để móc nối vào hàng ngũ địch. Thành công của lực lượng tình báo chính là việc đưa được ông Phan Kỳ đến chiến khu của ta để gặp chỉ huy và đồng chí Hồ Nghinh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đà. Hơn cả sự mong đợi, ông Phan Kỳ đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ hợp tác cùng với cách mạng và đồng thời kết nghĩa anh em với ‘anh Phong”. Từ đây, ông Phan Kỳ đã dốc lòng, dốc sức đóng góp tiền bạc và nuôi giấu cán bộ cách mạng. Tuy nhiên tới năm 1972, đường dây bị lộ, nhà tư sản Phan Kỳ bị bắt đày đi Côn Đảo, sản nghiệp tan nát hoàn toàn. Trong tù, dù bị tra tấn dã man nhưng ông Kỳ vẫn nhất quyết không khai, giữ vững khí tiết của một cơ sở cách mạng. Cũng trong thời kỳ ngày, Trần Tiến Cung đã tổ chức đấu nối thành công với Thượng sĩ Huỳnh Trung Bá của Phòng Tài vụ Sư đoàn 2 **** để thường xuyên cung cấp thông tin cho Cụm H32. Đồng thời năm 1967, lực lượng tình báo do ông chỉ huy đã chuyển và lắp đặt an toàn một máy phát tín hiệu RT3 hai chiều để chuyển thông tin từ Đà Nẵng ra Hà Nội và ngược lại.

    Một lần nữa biến cố cuộc đời lại đến với ông, cuối năm 1967 Trần Tiến Cung bị chảy máu dạ dày phải đưa ra Bắc điều trị. Niềm vui gặp lại gia đình chưa tày gang thì vợ ông mất vì bạo bệnh để lại cho ông 3 người con thơ cùng nỗi đau vô hạn. Tình thế khó khăn nên tổ chức đưa ông về làm Trưởng ban Tình báo (thuộc Phòng 73) chỉ huy lực lượng điệp báo miền Nam.

    Cuộc chiến thời bình

    Năm 1969, Trung tá Trần Tiến Cung gặp gỡ và kết duyên với bà Nguyễn Thị Phán (sau này là Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng), khi đó đang là Cửa hàng trưởng Nam bộ của Bách hóa Hà Nội. Bà Phán cùng cảnh ngộ khi chồng là bộ đội hy sinh, cũng đang nuôi 3 con nhỏ nên đã đồng ý về với ông. Sau khi giải phóng miền Nam, đầu năm 1977, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã gọi Trưởng ban tình báo Trần Tiến Cung lên để giao nhiệm vụ mới. Khi ấy tại các tỉnh Tây Nguyên có một bộ phận nhân dân Campuchia bị Pôn Pốt đàn áp dã man nên đã chạy sang Việt Nam, tập trung ở khu vực Chư Mô Rây, huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Thêm nữa là tình hình biên giới Tây Nam phức tạp, có thời điểm quân Pôn Pốt đã đánh sâu vào nội địa nước ta. Trước đó, Đoàn 11 thuộc Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng tham mưu được thành lập (nay là Cục 11 thuộc Tổng cục II), Trần Tiến Cung đảm nhiệm vai trò Đoàn trưởng. Tướng Cung nhớ lại: “Sau khi xuống địa bàn, qua đèo Ngọc Linh chúng tôi đã gặp dân Campuchia ly khai nhưng ko tiếp xúc ngay với họ được. Vài ngày sau, chúng tôi dần bắt chuyện thì mới biết họ sợ chính quyền Việt Nam không thực lòng giúp mà bắt họ trả về cho Pôn Pốt. Chúng tôi đã phải tích cực tuyên truyền vận động họ vứt bỏ gánh nặng đó và yên tâm rằng người Việt Nam sẽ giúp nhân dân Campuchia chống lại Pôn Pốt…”. Không chỉ bằng lời nói suông, Trần Tiến Cung đã điện về báo cáo Thượng tướng Trần Văn Quang (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) xin chủ trương và mua thêm nhiều đồ dùng sinh hoạt, quần áo, thuốc men, mắm muối…để hỗ trợ người dân Campuchia tị nạn. Khi tình nghĩa nhân dân hai nước đã nhen nhóm gắn bó, năm 1978 Đoàn 578 được thành lập (tương đương Sư đoàn) do Trần Tiến Cung làm Đoàn trưởng, Bí thư **** ủy là đồng chí Quế (thư ký của Tư lệnh Quân khu 5 Chu Huy Mân). Thành phần của đoàn chủ yếu gồm 2 lực lượng là người Campuchia ly khai từ Lào qua Việt Nam và từ Đông Bắc Campuchia sang. Đoàn này có nhiệm vụ sang nước bạn xâm nhập, tổ chức giúp nhân dân Campuchia chống lại Pôn Pốt và bọn ********* lưu vong. Sau khi phóng, đã có nhiều đồng chí, đồng chí trong đoàn được giao trọng trách trong ****, Nhà nước và quân đội Campuchia…

    Thiếu tướng Trần Tiến Cung kể tiếp: “Sau một thời gian, công việc tiến triển tốt, đồng chí Lê Đức Lọ đã rút tôi vào thành phố *********** hoạt động, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông về vấn đề quốc tế. Bây giờ dù đã ngoài 80 tuổi nhưng tôi vẫn giữ mãi ấn tượng sâu đậm và niềm vinh dự trong cuộc đời là được 2 lần làm thư ký và trợ lý cho hai đồng chí Uỷ viên ************”. Năm 1980, Bộ Quốc phòng cử một đoàn cán bộ tình báo sang Liên Xô học tập, một lần nữa Đại tá Trần Tiến Cung lại làm Đoàn trưởng. Thời gian học tập ở đây đã giúp ông rất nhiều, hành trang khi mang về nước không chỉ là những kiến thức nghiệp vụ tình báo mà còn là kỷ niệm sâu sắc về tình bạn, tình hữu nghị của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam. Tháng 6-1981, ông về nước về được bổ nhiệm làm Phó phòng 73, Cục Nghiên cứu (Bộ tổng tham mưu). Trong thời gian ở đây, ông đã tham gia chỉ đạo phá những vụ án lớn của tội phạm xâm nhập trái phép lãnh thổ Việt Nam với âm mưu gây rồi, lật đổ như Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh…Năm 1984 ông trở lại làm Đoàn trưởng Đoàn 11 rồi tới năm 1995 ông đảm nhiệm vị trí Phó tổng cục trưởng Tổng cục II. Vị tướng tâm sự rằng: “Từ đây tôi chuyển sang một lĩnh vực công tác mới, không còn làm nghiệp vụ tình báo mà tập trung chỉ đạo, theo dõi, xây dựng lực lượng quân báo và trinh sát toàn quân. Cho tới năm 1998 tôi có quyết định nghỉ hưu và năm 2000 thì chính thưc lĩnh sổ, tôi về sống một cuộc sống yên bình ở Đà Nẵng”.

    Tri ân với cuộc đời
    Với bản chất của con người cách mạng, về Đà Nẵng ông lại được Ban thường vụ Thành ủy đề nghị làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố đồng thời được bầu làm Uỷ viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Trong thời gian này, vị tướng nghỉ hưu đã hăng say tổ chức xây dựng hội vững mạnh, phát huy nhiều thế mạnh của cựu chiến binh trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở. Đồng thời giáo dục con cháu, tuyên truyền cho quần chúng, phát động, ủng hộ giúp cựu chiến binh nghèo, hoạt động từ thiện…Năm 2005, khi bước sang tuổi 76, Thiếu tướng Trần Tiến Cung bàn giao nhiệm vụ, không tham gia tổ chức chính trị, xã hội nào nữa.

    Nheo mắt nhìn lên tường căn nhà xây đơn sơ treo đầy huy chương, bằng khen và những bức ảnh kỷ niệm, vị tướng già khẽ mỉm cười rồi nói với tôi: “ Nhìn lại hơn 80 năm tuổi đời, hơn 60 năm tuổi ****, 55 năm tham gia hoạt động cách mạng, tôi thấy mình đã được rất nhiều. Trong quá trình công tác, tôi luôn phấn đấu không mệt mỏi, không để lại dư luận xấu gì, cái tâm luôn trong sáng nên lòng thấy thanh thản vô cùng. Có như ngày hôm nay, tôi cảm ơn ****, Nhà nước, quân đội đã cho tôi đường đi đến tương lai để có cuộc đời hoàn hảo. Cảm ơn nhân dân đã nuôi dưỡng tôi, các con tôi trong những năm chiến tranh ác liệt. Và tất nhiên tôi mang ơn hai bà vợ trung hậu, đảm đang luôn sát cánh cùng tôi trong mỗi bước ngoặt cuộc đời. Đằng sau quân hàm cấp tướng là hình bóng tần tảo, thương yêu chồng còn hết mực của các bà..Bây giờ các con tôi đều sinh sống ở Thành phố *********** nhưng tôi vẫn ở lại Đà Nẵng và nhờ một người cháu chăm sóc. Cuộc đời tôi sinh ra, lớn lên, chiến đấu, trưởng thành với mảnh đất khu 5 này và tôi cũng nguyện sống đến cuối đời và ra đi từ đây. Tổng kết cuộc đời, tôi càng thấm điều Bác dạy: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Câu nói đó không dễ gì thực hiện được nhưng người chiến thắng sẽ rất tự hào về sự nghiệp cách mạng của mình, họ sẵn sàng hy sinh tất cả cho nền độc lập, tự do của dân tộc và Đất nước”.

    Chia tay ông với cái bắt tay nống ấm của vị tướng già, bước chân ra cửa tôi vẫn thấy thấp thoáng nụ cười hiền hậu thanh thản…Nghe đâu trong gió nhẹ có giọng thơ xứ Quảng trầm ấm vang lên: “Em có về Quảng Ngãi với anh không. Trong tháng Chạp nước sông Trà xanh lắm. Tuổi thơ anh bao lần chung tắm. Thuyền lá nưa còn trôi mãi giữa dòng. Em nhớ về đừng nỡ để anh mong…”.



    [​IMG]

    Đoàn trưởng Đoàn 578 Trần Tiến Cung tại Campuchia 1979


    [​IMG]

    với lãnh đạo vùng Đông Bắc Campuchia 1978


    [​IMG]

    với nhà văn Đoàn Minh Tuấn


    [​IMG]

    với Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng


    [​IMG]

    [​IMG]

    tướng kể chuyện


    [​IMG]

    với thế hệ tình báo QP hôm nay

Chia sẻ trang này