1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Chuyện chép ở Cam

    (1)

    Buổi sáng cuối năm ấy, ánh nắng mặt trời như rót mật vàng lên mái nhà của Trung tâm triển lãm “Hòn đảo kim cương” (Diamon Island) nằm nguy nga giữa thủ đô Phnôm Pênh của Vương quốc Cam-pu-chia. Dòng sông Tonlesap mênh mông, hiền hòa chảy từ Biển Hồ reo sóng vỗ, tôi có mặt ở xứ sở của nàng vũ nữ Apsara với nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Vẫn là hoàng cung nguy nga, tráng lệ. Vẫn là Ăngco huyền bí, kỳ vỹ. Vẫn nhà tù Tungsaleng và chế độ diệt chủng đau thương, man rợ…Nhưng tôi chỉ xin viết vài dòng về những điều thật nhỏ được nhìn thấy trong cuộc sống ở đất nước này…

    Cây thốt nốt và sòng bạc hoàng gia

    Từ thành phố HCM, tôi xuống cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) theo chuyến xe của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Làm thủ tục qua biên giới khá nhanh chóng. Những ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là những công trình kiến trúc chùa tháp với kiểu mái cong và màu vàng đặc trưng. Xe lăn bánh qua cửa khẩu Bavet vào địa phận nước bạn, quanh cảnh xung quanh đã bắt đầu đổi khác. Làng xóm, nhà cửa có phần tiêu điều. Những khu nhà dân, lán chợ bán hàng xập xệ, bụi bặm sát biên giới mọc lên nhan nhản. Điều khác biệt là chỉ cách chưa đầy vài km sau đó là hàng chục sòng bài lớn nhỏ, quy mô, hiện đại hiện ra với các thứ tên: Royale, Maucau, Monaco…Nhìn những casino hào nhoáng như một bức tranh tương phản cực độ với hình ảnh người dân nghèo khổ đang mướt mải mồ hôi, bê bết bụi đường đội từng khay bánh mì, trứng nướng, chim quay, côn trùng rán…rao bán khản giọng ở khu chợ cửa khẩu. Bất chợt tôi lại nhớ câu chuyện với Đại tá Lê Anh Tuấn, Phó cục trưởng cục Cửa khẩu (BTLBP), biên giới Việt Nam - Campuchia là biên giới mở, với 55 cửa khẩu lớn nhỏ và đã có tới hơn 40 casino và 14 trường gà…Nhiều người Việt sang Campuchia đánh bạc bắt đầu từ sự tò mò, sau rồi cay cú gỡ gạc. Đến khi trắng tay thì đã muộn, họ phải bán cả nhà cửa, ruộng nương, rẫy cà phê, cao su để trả nợ. Nhiều bi kịch đã bắt đầu từ đây…

    Suốt hành trình cả trăm km về thủ đô Phnompenh, làng quê của đất nước Campuchia xơ xác và hoang hóa. Con đường thênh thang, nhà cửa thưa thớt, đồng ruộng bỏ không, cỏ mọc tiêu điều…Thấp thoáng có cánh cò bay buồn tênh đằng sau những hàng cây thốt nốt cao vút…Qúa nửa diện tích đất nước Campuchia bị ngập nước vào mùa mưa chính vì vậy những hạt cây thốt nốt theo dòng lũ phát tán đi khắp nơi. Thốt nốt cứ lên xanh tốt, miên man và gắn bó với người dân như vậy cả ngàn đời nay…Họ sống với cây với dầu, với rượu, với đường…với mọi thứ liên quan tới thốt nốt.

    Nắng ấm trên dòng Tonlesap

    Dòng sông Tonlesap ở thủ đô Phnom Penh thật kỳ thú, mùa mưa từ đầu từ tháng 6, thay vì sông rút nước từ biển hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào biển hồ. Đến tháng 10 thì nước biển hồ lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông. Bên cạnh dòng Tonlesap ở Phnompenh là đảo Kim cương được xây dựng như một khu đô thị sinh thái đẹp nhất thủ đô. Bờ sông giáp thành phố được xây dựng một quảng trường rộng lớn thênh ********* người dân vui chơi, dạo mát. Khắp mọi nẻo đường, cơ quan công sở ở thủ đô Phnompenh người ta đều dễ dàng nhìn thấy hình ảnh nhà vua Sihanuc, hoàng hậu và vua Sihamoni. Dường như nhà vua là một biểu tượng tôn kính, một thủ lĩnh tinh thần bất diệt đối với nhân dân Campuchia. Ngay cả khi những đứa trẻ được vào thăm hoàng cung, trên tay chúng vẫn luôn ôm những tấm hình nhà vua một cách đầy trang trọng, tự hào…

    Campuchia là một đất nước đa đảng, tuy nhiên quyền lực thực tế nằm đa số trong tay của Đảng nhân dân CPC (CCP) do thủ tướng Hunsen đứng đầu. Nhưng dù dưới chính thể nào, dù chính phủ hưng thịnh hay suy vong thì hoàng gia và nhà vua vẫn luôn là giá trị bất biến. Không cần phải nói nhiều về hoàng cung CPC, bởi đây là một trong những niềm tự hào đáng kể nhất của đất nước này…Nguy nga, tráng lệ, tinh xảo, hoàn mỹ, châu báu, ngọc ngà…đều là những mỹ từ để lột tả vẻ đẹp của hoàng cung. Tuy nhiên điều tôi thấy thích thú nhất lại chính là đức tin và lòng thiện của người dân CPC. Bởi ngay trong những năm đất nước hoang tàn, điêu đứng dưới nạn diệt chủng của Khơ Me đỏ, thủ đô bị bỏ hoang, lạnh lẽo thì những vàng ngọc, châu báu trong hoàng cung vẫn còn y nguyên, không hề bị mất mát…Ngay sau khi quân tình nguyện VN giúp chính phủ CPC đánh đổ Pôn Pốt, giành độc lập, thoát nạn diệt chủng, người dân CPC di tản ở mọi miền trở về nhà ở thủ đô. Điều đáng nói là giữa lúc loạn lạc, chính quyền mong manh nhưng không ai chiếm hữu, tranh cướp nhà cửa, đất đai, của cải gì. Ai lại trở về nhà ấy, nhà của chính mình.

    Điều thú vị ở Phnompenh nữa chính là sự đa dạng trong văn hóa, sắc tộc, sự hòa nhập quốc tế cao độ. CPC chưa phải là một đất nước phát triển, ngoại trừ thủ đô Phnompenh và cố đô Siêm Riệp tương đối hiện đại, phồn hoa. Tuy nhiên hầu hết người dân CPC đều thân thiện, đặc biệt ở thủ đô và Siêm Riệp, mọi người nói tiếng Anh khá tốt, thậm chí nói cả tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật,…và tiếng Việt Nam. Đi mua hàng có thể trao đổi bằng đủ thứ ngôn ngữ, giao dịch bằng các loại tiền, cả Việt Nam đồng nếu bạn có nhu cầu. Đường phố có nhiều pano, khẩu hiệu bằng các thứ tiếng và có hẳn một con phố thênh thang bên bờ sông Tonlesap treo cờ các quốc gia trên thế giới…

    Phần 2: Bên ngoài Pnompenh
    [​IMG]
    xà lan qua dòng Mê Kông được đặt tên thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu

    [​IMG]
    đổi tiền qua biên giới

    [​IMG]
    [​IMG]
    cảnh phục CPC khá hầm hố

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    sòng bạc Royale

    [​IMG]
    bệnh viện quân đội hoàng gia

    [​IMG]
    Diamon Island

    [​IMG]
    [​IMG]
    những đứa trẻ vào thăm hoàng cung

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    bên dòng Tonlesap

    [​IMG]
    đền bà Pênh thờ người đàn bà đã khai lập mảnh đất Phnompenh

    [​IMG]
    thần rắn Naga là biểu tượng của Hindu giáo xuất hiện ở mọi nơi

    [​IMG]
    [​IMG]
    đồng hồ cỏ

    [​IMG]
    rượu thốt nốt

    [​IMG]
    nhậu với Dugiang

    [​IMG]
    [​IMG]
    bắn pháo hoa đêm Quốc khánh CPC 9-11

    [​IMG]
    hiphop ở quảng trưởng Tonlesap

    [​IMG]
    [​IMG]
  2. ngogialinh

    ngogialinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    8
  3. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 2: Bên ngoài Phnompenh






    Cuộc sống ở thủ đô Phnompenh ngập tràn màu sắc với đủ thứ âm thanh…Những hoàng cung rực rỡ, trung tâm thương mại xa hoa, đường xá thênh thang, chợ hàng tấp nập, quán bar sôi động...dường như là bất tận. Tuy nhiên bên ngoài thành phố ấy là một cuộc sống nhọc nhằn, mỏi mòn, chậm rãi đến buồn tẻ…Một tuần ở Campuchia, tôi đã có dịp đến các tỉnh Kangdan, Kông Pông Chàm, Kông Pông Thom để cảm nhận phần nào một thế giới khác ở vùng nông thôn vương quốc chùa tháp.

    Sáng sớm, tôi có mặt tại Bệnh viện Quân y Hoàng gia Campuchia 179, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng Việt Nam) đã cử 40 bác sĩ, 5 chuyên gia giỏi cùng nhiều trang, thiết bị y tế, thuốc men sang giúp phía bạn. Các bác sĩ sẽ tổ chức khám mắt trong 2 ngày cho các bệnh nhân, cấp phát thuốc và tiến hành mổ mắt miễn phí cho 200 người. Phải có đến cả nghìn người dân đã tập trung tại sảnh chờ của bệnh viện để đợi được khám. Hầu hết họ là những nông dân nghèo khổ sống ở ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận Phnompenh…Trông ai cũng khắc khoải nhưng nhẫn nại, mệt mỏi nhưng phấn chấn vì được khám, phát thuốc…Trong số những người đến đây có lẽ phải có tới 1/3 là người gốc Việt Nam. Họ có thể nhập mới nhập cư vào Campuchia nhưng cơ bản là thế hệ ngoài 50 tuổi đã có mặt tại đất nước này từ sau những năm diệt chủng (1979). Có khá đông số người đến khám nghe và nói thành thạo tiếng Việt nên công tác tổ chức trở nên thuận lợi. Điều thú vị là mặc dù rất đông bệnh nhân chờ đợi nhưng gần như không có sự chen lấn, xô đẩy hay tranh cãi, to tiếng…Mọi người đều nhẫn nại, im lặng và bình thản…Tại bệnh viện Hoàng gia chúng tôi đã tặng 600 suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo, ai cũng phấn khởi lắm…

    Rời bệnh viện, chúng tôi đến tỉnh Kangdan để thăm các cháu học sinh Trường phổ thông Chô-thia-rẹ. Thầy cô giáo và học sinh nhà trường vô cùng phấn khởi khi nhận món quà là 3000 cuốn vở, 3000 chiếc bút, 1000 hộp bút màu, 1000 thước kẻ…Bước chân vào trường, tôi có cảm giác như mình đang quay trở lại Trường Tiểu học-THCS Đoàn Kết của thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu những năm 90…Một không khí buồn tẻ, cơ sở vật chất tiêu điều, cũ kỹ, thầy và trò thoáng nét buồn, khắc khổ…Quang cảnh trong lớp học cũng thật nhếch nhác, cô cứ dạy, trò cứ ăn và các cô giáo kiêm luôn việc bán đồ ăn trong lớp cho học sinh. Những đứa trẻ ngơ ngác, lấm lét nhìn người lạ đến thăm trường…Điều làm tôi thấy thú vị nhất chính là đôi mắt của các em bé gái Campuchia, rất to, đen láy và phảng phất buồn…

    Suốt quãng đường từ Kangdan trở về khách sán Newstar, tôi vẫn bâng khuâng nghĩ đến cuộc sống của người dân vùng nông thôn Campuchia. Dường như nó thể hiện một phần hình ảnh vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam những bao cấp gian khó…Rặng thốt nốt vẫn cứ xanh mướt mải, dòng Mê Kông, dòng Tonlesap vẫn chậm rãi chảy như từ ngàn đời nay…Hai bên đường, những ngôi nhà gỗ thấp mọc thưa thớt, thi thoảng có một ngôi nhà trước cửa dán một mảnh giấy đỏ (báo hiệu gia đình có con gái chưa lấy chồng) bay lất phất trong gió…Có lẽ còn thật xa nữa cuộc sống phồn hoa ở Phnompenh mới có thể lan dần về đây…

    kỲ 3: Nàng Apsara trên đá và câu chuyện Biển Hồ
    [​IMG]
    [​IMG]
    chờ khám bệnh ở BV Quân y Hoàng Gia 179

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    trường học buồn

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    đôi mắt đầy ưu tư

    [​IMG]
    [​IMG]
    cô cứ dạy, trò cứ chén

    [​IMG]
    đôi mắt to đen láy

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    làng mạc tiêu điều

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đại tá Dư, Chính ủy Viện Việt Nga rất khoái món nhện

    [​IMG]
    cô gái Campuchia

    [​IMG]
    em Tú người Cam gốc Việt làm ở KS 4 sao Phnompenh

    [​IMG]
    thốt nốt xanh mọi nơi
  4. hoangphong249

    hoangphong249 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2011
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    đẹp quá ước gì mềnh được như bạn ấy
  5. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0

    Những người tôi gặp trên dặm đường…


    Hôm nay ngồi trong phòng họp nghe UBTVQH bàn chuyện vị đại gia nọ bị bắt, mất trăm tỷ, ngàn tỷ…khối người lòng như lửa đốt, bàn tán xôn xao. Tối về mở tivi thấy có chương trình truyền hình ca nhạc gì đó, người ta khóc nức, khóc nở khi nghe thí sinh hát một ca khúc bằng một thứ tiếng ngoại quốc xa lạ. Bật máy tính lên mở vài trang báo ra đọc lại thấy chuyện cô hoa hậu thế giới hay toàn cầu đang trở thành chủ đề thật nóng…Sao nó lại thờ ơ vậy nhỉ, hay nó đang bị chai sạn cảm xúc bởi cái nghề buôn chữ mới chỉ kịp vận có dăm năm…Nó chẳng cảm thấy gì, nó chăm chú nghe mấy nghị sĩ ý kiến về vị đại gia chỉ để nặn ra vài dòng làm cái bài ngày mai cho ngòi bút thêm “nhuận”. Nó nghe ca sĩ hát, vị giám khảo nước mắt ngắn, nước mắt dài mà không thể hiểu vì sao vì thứ ngôn ngữ đó nó chẳng rành nên đành bật qua coi thời tiết. Nó xem qua hình cô người đẹp thì cũng thấy vừa mắt nhưng cứ có cảm giác xa xôi lắm, chả thích bằng cô bé nhà đầu ngõ hàng ngày nó vẫn gặp… Với nó những câu chuyện, con người đi qua có lẽ khác đi một chút. Đó có thể chẳng là gì cao siêu, không hào nhoáng, chả tiếng tăm, nào có Mỹ Kim hay bạc tỷ…Chỉ đơn giản là những câu chuyện nó thích và những con người nó trân trọng vì đã được gặp…




    [​IMG]
    3 năm trước, nó gặp Tổng Tư lệnh tại nhà riêng trong dịp sắp kỷ niệm 55 năm chiến thắng ĐBP, 99 tuổi rồi nhưng ông vẫn hào sảng mở trang báo ra đọc lại câu thơ: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng...
    [​IMG]
    Được gặp Trung tướng Phạm Tuân, nó hỏi" Chú Tuân ơi, cho cháu xin phép chụp ảnh với chú được ko ạ?" Ông quay sang nhìn rồi nói: "Sao lại chụp ảnh với tôi?" "Dạ cháu là một người lính trẻ, rất thần tượng chú từ khi còn đi học tiểu học với chiến công bay vào vũ trụ ạ?" Vị Trung tướng cười nhìn tôi nói: " Đó cũng chỉ là nhiệm vụ Tổ quốc và Nhân dân giao phó cháu ạ, hãy luôn cố gắng làm tốt công việc của mình"
    [​IMG]
    Gặp Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nó mạnh dạn đề nghị, "Đại tướng cho cháu chụp chung một tấm ảnh được ko ạ?" Ông cười hiền và nói:" Nhất trí thôi, trung úy trẻ quá nhỉ"
    [​IMG]
    Gặp lại thủ trưởng cũ sau 1 năm tháp tùng ông đi Campuchia, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Anh hùng LLVTND, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vẫn nguyên cái ôm chặt và cái bắt tay nồng ấm của người xứ Quảng. Một thượng tướng vẫn hồ hởi rút bao thuốc đưa ra mời trung úy thật chân tình…
    [​IMG]
    Với bác Phan Diễn, nguyên UV BCT, Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng, một cựu quan đại thần đầu triều đã ngoài 75 tuổi, khi rời chốn quan trường đỉnh cao vẫn ngày tháng lặn lội khắp nơi để vận động tài trợ cho 14 tỉnh duyên hải miền Trung xây trường học, trạm y tế, nhà cộng đồng phòng tránh thiên tai, trồng rừng chắn bão…
    [​IMG]
    Ai gặp Tướng Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Chính ủy Bộ TL Bảo vệ Lăng ở K9, nghe ông kể câu chuyện bảo quản thi hài Bác Hồ có lẽ đều có thể rơi nước mắt...
    [​IMG]
    Được gặp Vừ Mí Kẻ (84 tuổi), người mã phu trong nhà vua Mông Vương Chí Sình đã trở thành đại biểu quốc hội 6 khóa, Phó chủ tịch tỉnh Hà Tuyên. Từ năm 1951 ông được giao làm chủ tịch xã Sà Phìn, 5 năm sau ông được cách mạng phân công làm Chủ tịch huyện Đồng Văn (khi đó bao gồm cả Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc) và sau đó ông lại được cử làm Phó chủ tịch tỉnh Hà Tuyên. Suốt những năm tháng làm “lãnh đạo” miền đá trời này, bàn chân ông đã leo qua hàng vạn bậc đá tai mèo sắc nhọn, bàn tay ông đã cầm cuốc, xẻng đến chai sạn để dạy đồng bào cách trồng ngô, trồng lúa. Cứ như vậy ông trở thành thủ lĩnh tinh thần của người Mông lúc nào không hay. Ông là người được Bác Hồ giao trọng trách tổ chức làm con đường Hạnh Phúc từ thị xã Hà Giang lên cao nguyên đá (1959).
    [​IMG]
    Đã gặp và nghe “người khổng lồ” Pờ Xì Tài kể câu chuyện về vùng đất ngã ba biên giới. Ai đó đến Sín Thầu (Mường Nhé-Điện Biên) muốn nghe câu chuyện cổ tích về vùng đất “nơi một tiếng gà 3 nước nghe thấy”, “nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam, “nơi đặt nét bút vẽ bản đồ nước Việt”…thì sẽ thật vô cùng đáng tiếc nếu không gặp “cây sử sống ngã ba biên giới”, thủ lĩnh Pờ Xì Tài.
    [​IMG]
    Gặp Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Xế (85 tuổi), nguyên là trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn Vận tải biển cảm tử 248 (Liên khu 5) hoạt động trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1950, ông chỉ huy thuyền chở hàng vào cho Uỷ ban kháng chiến Bình Thuận. Trên đường đi tàu gặp bão vỡ tan, các đồng chí hy sinh, ông Xế đã ôm thùng hàng đặc biệt (trong đó có 4kg vàng và 2 triệu tiền Đông Dương) bơi lênh đênh trên biển mấy ngày để vào đất liền bàn giao cho hậu cứ…Với những công lao trong đội hình Tiểu đoàn cảm tử ngày ấy, ông đã đợi tới 60 năm sau (năm 2010) để được nhận danh hiệu Anh hùng....
    [​IMG]
    gặp cụ Huỳnh Ba (86) tuổi, người thủy thủy cuối cùng còn sống trên chuyến tàu gỗ đầu tiên của đoàn tàu không số với đường Hồ Chí Minh trên biển. Chuyến tàu gỗ đầu tiên của Tập đoàn đánh cá sông Gianh đi từ Quảng Bình vào nam với 6 đồng chí, trong đó cụ Huỳnh Ba là bí thư chi bộ. Chuyến đi không thành, chiến sĩ Huỳnh Ba bị địch bắt đày ải 14 năm trời nhưng vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng kiên trung…Và con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền hoại đã bắt đầu mở ra như thế…
    [​IMG]
    Gặp "Người lái đò sông Đà" đích thực Lò Văn Tình ở nơi Đà giang nhập quốc tịch Việt Nam. Ông Tình ở bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, là bộ đội biên phòng lái đò trên sông Đà từ năm 1982 đến nay, ông thuộc từng tên ghềnh, tên thác của dòng sông và Đà giang đã ăn vào máu, vào tim, nhập vào hồn ông qua từng hơi thở hay mỗi câu chuyện....
    [​IMG]
    Gặp người ngư dân miền biển Cửa Đại Nguyễn Cường đã dũng cảm quên mình lao vào sóng dữ cứu được 10 người trong cơn bão tố. Rồi đến khi được động viên, khen thưởng anh lại thấy ái ngại, trăn trở, muốn chia sẻ với bà con, hàng xóm của mình. Có lẽ bản chất tốt đẹp, lòng dũng cảm, sự hướng thiện, khiêm nhường, đức hy sinh…của anh là những phẩm chất truyền thống, lâu đời được giữ gìn bồi đắp, nuôi dưỡng như dòng sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang cùng nhập vào nhau đổ dồn ra Cửa Đại…
    [​IMG]
    Gặp Tướng Nguyễn Nam Khánh, người cộng sản kiên trung với lá thư nổi tiếng gửi BCT
    [​IMG]
    Gặp Anh hùng La Văn Cầu (sinh năm 1932) là cựu chiến binh nổi tiếng cả nước của E174. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952. Ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy (Cao Bằng năm 1949), ông đã cùng đồng đội xung phong, một mình bắn chết lính pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe dùng súng trên xe diệt thêm 10 tên lính Pháp nữa. Trong Trận Đông Khê (Chiến dịch biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, ông bị thương gẫy nát cánh tay, và đã nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch...
    [​IMG]
    Gặp cựu sĩ quan dù Võ Thành Tuất (80 tuổi), một người lính kiên trung đã qua 2 cuộc chiến tranh và cả mặt trận Lào với vết thương 41% do mảnh đạn tại chiến trường Khe Sanh. Năm 1966 trước khi vào chiến trường, ông và bà Đỗ Thị Sự (bà ở đoàn Văn công Hà Bắc rất đẹp) yêu nhau nhưng gia đình không đồng ý cho cưới do bà chưa đủ tuổi, hai người đã cùng nhau viết một BẢNG CAM KẾT đợi nhau về và giữ nó suốt 50 năm qua…
    [​IMG]
    Gặp Ama Trang – Phạm Thành Hân với cuộc đời như cuốn sử thi về chàng trai xứ Quảng đi theo cách mạng, theo Bác Hồ từ năm 14 tuổi. Vì đi hoạt động cách mạng mà ông phải tự tay viết đơn ly hôn vợ mình dù còn yêu vô cùng. Điều cảm động nhất là suốt 57 năm qua, từ 1954 tới tận hôm nay ông vẫn luôn mang theo bên mình tấm hình cuả vợ (dù bà đã mấ mấy chục năm) như một điều vô cùng thiêng liêng, quý giá. 85 tuổi rồi, đi qua bom đạn hai cuộc chiến tranh, không nao núng, run sợ trước kẻ thù, trung kiên với Tổ quốc và nhân dân nhưng ông lại rơi nước mắt khi nhắc về bà…
    [​IMG]
    Gặp Đại tá Trần Hồng, người hơn 30 năm chụp ảnh Tướng Giáp. Nụ cười luôn thường trực trên môi ông và ông có thể kể những câu chuyện bằng ảnh về vị Tổng Tư lệnh từ năm này qua năm khác...
    [​IMG]
    Gặp ông già Hội An, Trần Văn Thuận 80 tuổi đã hơn 30 năm chèo đò trên dòng sông Hoài. Ông bị thương mất một chân và găm 2 mảnh đạn trong người trong trận chiến giữ phòng tuyến sông Lô năm 1972 khi Mỹ ném bom…Trở về quê hương ông lại nhọc nhằn mưu sinh với con đò gỗ để nuôi các con khôn lớn trưởng thành. Ông luôn cười và kể những câu chuyện lịch sử về Hội An quê ông thật say sưa với tâm niệm: Tôi đi chèo đò trên sông Hoài, hoài là hoài thương, chắc chắn du khách đến đây rồi về sẽ còn thương, còn nhớ về phố Hội…
    [​IMG]
    Gặp Thiếu tướng Tình báo Trần Tiến Cung để nghe ông kể câu chuyện oai hùng về khu 5, về ngành tình báo, về những người chiến sĩ sống quên bản thân mình với những câu chuyện sống để dạ, chết mang đi...
    [​IMG]
    Gặp Hùm xám đường số 4 - Đặng Văn Việt, năm nay 93 tuổi, người Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn bộ binh chủ lực 174 Cao Bắc Lạng thành lập năm 1949. 27 tuổi ông làm Trung đoàn trưởng trung đoàn mạnh nhất của quân đội, chỉ huy đánh trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới 1950, giải phóng Mộc Châu năm 1952, đánh đèo Bông Lau-Lũng Phầy, đánh đường số 4, giải phóng Bình Liêu...Ông được mệnh danh là hùm xám đường số 4 với chiến công hàng trăm trận đánh lớn nhỏ...Nhưng vì thời cuộc, vì những sai lầm của lịch sử mà ông phải ra khỏi quân đội và suốt cuộc đời không khen thưởng, không đề bạt, không nhận một danh hiệu nào...
    [​IMG]
    Và đôi khi đó chỉ là một người đàn ông Mông không quen biết gặp nhau trong bữa rượu ở phiên chợ Mèo Vạc...
    [​IMG]
    Một cô gái Campuchia gốc Việt ở Phnompenh luôn nặng lòng nghĩ về quê hương và chỉ ao ước quay trở lại...
    [​IMG]
    Hay đó là một em bé Trường Sa tinh nghịch nhưng đầy khí chất, luôn mong muốn lớn lên trở thành lính hải quân để bảo vệ quê nhà...
  6. tubieso

    tubieso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ là người thường, nhưng rất mong có ngày nào đó được ra Trường Sa để cảm nhận được niềm tự hào lớn lao của 1 người lính Trường Sa.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mình chỉ là người thường, nhưng rất mong có ngày nào đó được ra Trường Sa để cảm nhận được niềm tự hào lớn lao của 1 người lính Trường Sa.
  7. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0


    Mở đường vào Tây Bắc



    Ghi chép của Hoàng Trường Giang




    Tháng 11-2012 là tròn 60 năm ngày quân đội ta đánh thắng trận Mộc Châu (Sơn La), mở đường lên chiến trường Điện Biên Phủ và vùng thượng Lào. Mộc Châu hôm nay đã trở thành vùng đất trù phú, dân cư đông đúc và là một thiên đường du lịch của miền Tây nhưng chắc ít người biết tới trận đánh năm ấy. Tôi đã đi tìm gặp ông Đặng Văn Việt, người Trung đoàn trưởng của Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) năm xưa được giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị đánh trận Mộc Châu để nghe ông kể về chiến công cách đây hơn nửa thế kỷ…


    Phần 1: Trọng điểm trên cao nguyên

    Tôi đã từng viết câu chuyện về năm 1955 khi Sư đoàn 335 hành quân lên bảo vệ Mộc Châu và thành lập Nông trường Quân đội Cờ đỏ để xây dựng miền đất này. Và hôm nay tôi gặp ông, để nghe ông kể và viết về trận đánh phá tan phòng thủ Mộc Châu của thực dân Pháp, mở đường cho bộ đội và dân công tiến lên chiến trường Điện Biên Phủ, tiếp tế lương thực và chuẩn bị cho trận đánh quyết định 2 năm sau đó. Trong căn phòng tập thể chưa đầy 15 mét vuông, người lính già đã 93 tuổi vẫn hào sảng và đầy khí thế khi nhớ và kể lại trận chiến ấy…

    Khi đó phân khu Mộc Châu có một vị trí rất đặc biệt, nằm giữa Quân khu Tây Bắc, dưới Sơn La, trên Hòa Bình, án ngữ trục quốc lộ 6 và ngã ba Pa Háng để sang Lào. Ông Việt nhấn mạnh, đồn Mộc Châu là hệ thống phòng thủ của Pháp với bố cục đặc biệt khi nằm trên một núi đá tai mèo, có chiều dài gần 500 mét, vách đứng thành vại và được bố trí tới gần 100 hỏa điểm cố định thay cho lô cốt, 2 vạn quả mìn, 2.000 tấn dây thép gai các tầng lớp…Ban ngày leo lên được núi còn khó, chưa nói gì tới ban đêm. Đồn Mộc Châu khi đó như một con nhím khổng lồ, húc vào là nguy cơ chỉ có chết. Đồn có 1 tiểu đoàn lính Thái, 1 đại đội biệt kích, quân số chừng 450 tên, được trang bị 2 đại bác 94ly, 2 cối 81, trọng liên 20, 2 đại liên, 27 trung liên. Trong số gần 100 hỏa điểm, mỗi hỏa điểm bố trí 2-3 người, có dự trữ đủ đạn dược, lương thực để chiến đấu kéo dài. Ngoài ra địch chất dây thép gai thành 4 lớp bùng nhùng để không thể phá bằng bộc phá, mìn được gài gắp nơi, trên các nẻo đường, trong vườn rau và cả trên lớp dây thép gai…Trên đỉnh núi, địa hình được san phẳng để làm đài quan sát, đặt trung tâm hỏa lực, thông tin và chỉ huy. Ngoài đồn chính, địch còn bố trí hai trạm tiền tiêu, mỗi trạm 1 tiểu đội là Pom Lót và Pom Thơm. Lương thực được chúng tập trung thành 4 nhà kho lớn và phát thóc, gạo cho dân 2 đến 3 ngày 1 lần để dân không có lương thực dự trữ tiếp tế cho *********. Đồng thời địch tập trung dân các bản lân cận thành một bản lớn cạnh đồn để chúng dễ bề kiểm soát, không người nào có thể đi xa khi chưa được sự cho phép.

    Đã 60 năm trôi qua, nhưng trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt vẫn nhớ lắm, đời binh nghiệp của ông chỉ có 15 năm, ông đã chỉ huy đánh trên 100 trận lớn nhỏ nhưng trận Mộc Châu với ông là một ký ức đặc biệt. Ông gọi đó là một trận đánh tuyệt đẹp. Khi ấy, người trung đoàn trưởng mới 32 tuổi đã có biệt danh Hùm xám đường số 4 (biệt danh dành cho người chỉ huy nổi tiếng của các trận đánh trên mặt trận đường số 4, chạy dọc biên giới Việt-Trung). Trong chiến tranh, yếu tố bất ngờ là vô cùng quan trong, tuy nhiên ở trận Mộc Châu này không có nhiều điều bất ngờ đó. Bởi chiến dịch mở ra từ 13-10-1952 mà đêm 19-11-1952 ta mới công đồn vì vậy trinh sát của địch đã theo dõi và đếm quân số ta đến từng người, từng khẩu súng. Điều bất ngờ ở đây có chăng chỉ có thể là cách đánh sáng tạo mà thôi. Theo nhận định lúc bấy giờ của chúng ta, nếu không đánh được đồn Mộc Châu trong đêm 19-11-1952 thì những đêm sau khó mà đánh vì Pháp sẽ cho máy bay ném bom B26 làm tan tác cả núi rừng xung quanh, ta không còn chỗ trú ẩn mà tiếp tục công đồn…

    Diệt đồn Ca Vịnh, Ba Khe, Thượng Bằng La


    ...Mấy đêm rồi không ngủ hỡi Đồng Khê
    Gà đã gáy trong những làng Đại Lịch

    Để hương quế bay ra từ huyền tích
    Đẫm vai người du kích Thượng Bằng La...

    (Thơ Nguyễn Đình Chiến)


    Người lính già đã sống gần trọn thế kỷ, nheo mắt nhìn ra ô cửa nhỏ của căn phòng tập thể đầy nắng thu, có lẽ mọi ký ức của trận đánh cách đây hơn nửa thế kỷ đang ùa về với ông…Khi ấy Bộ Tổng tư lệnh chủ trương mở chiến dịch Tây Bắc với mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phòng vùng Tây Bắc rộng lớn. Trận Mộc Châu là một trận then chốt của chiến dịch ấy. Nếu Mộc Châu không bị tiêu diệt thì coi như chiến dịch bế tắc, đường số 6 không thể bị khống chế. Thế trận của địch vẫn vững chắc và chưa biết khi nào chúng ta mới giải phóng được Quân khu Tây Bắc. Nếu ta không làm chủ được Mộc Châu thì hàng trăm xe vận tải Molotoba chở đầy ắp gạo đang chờ ở Hòa Bình để lên tiếp tế cho cả vạn quân dân sẽ bị chặn lại. Và 15 ngày lương trên vai từng cán bộ, chiến sĩ, dân công sẽ cạn kiệt…Tư tưởng quân sự được xác định khi đó là “cưỡi lên đầu hổ - đánh từ nóc nhà đánh xuống”.

    Trung đoàn 174 (E174) là một cánh quân chủ lực mạnh, nằm trong đội hình của Sư đoàn 316, được giao nhiệm vụ làm một mũi tiến công vào Tây Bắc từ hướng Yên Bái, đặc biệt là công đồn Mộc Châu. Thời điểm nhận nhiệm vụ, E174 đang đóng quân trên vùng Đông Bắc trung du (Phồng Mẹt – Bắc Giang) được lệnh hành quân qua Thái Nguyên, tập kết ở bến Âu Lâu (tả ngạn sông Thao, thuộc tỉnh Yên Bái). Việc chỉ huy hành quân của đơn vị được giao cho Chính ủy Chu Huy Mân (sau này là Đại tướng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước), còn Đoàn trưởng tổ chức đi khảo sát thực địa và lo kế hoạch tác chiến. Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt khi ấy đã không ít lo nghĩ, suy tư bởi E174 từ khi thành lập (1949) đến nay chỉ hoạt động trên chiến trường Đông Bắc, dọc đường số 4 theo biên giới Việt-Trung, nay lại được giao tác chiến trên một địa bàn hoàn toàn mới. Chính vì vậy Đoàn trưởng đã tổ chức một đội trinh sát và đích thân dẫn đầu để thăm đò tình hình cũng như địa thế khu vực này. Sau đợt thực địa hơn chục ngày, Trung đoàn trưởng Việt xác định rõ, muốn tiếp cận Mộc Châu, trước tiên phải diệt các đồn tiền tiêu Ca Vịnh, Ba Khe và Thượng Bằng La. Oái oăm thay, đúng ngày định lệnh tiến công đồn Ca Vịnh đầu tiên thì hầu hết cán bộ chủ chốt của trung đoàn lăn ra sốt rét. Ngay cả Trung đoàn trưởng cũng nằm bẹp không dậy nổi. Vào thời điểm gấp rút, cam go ấy, Đoàn trưởng Đặng Văn Việt đã quyết định vẫn phải đánh, ông yêu cầu quân y tăng liều thuốc cao chạy chưa cho cán bộ, còn riêng mình sử dụng lượng thuốc gấp đôi để đẩy lùi cơn sốt, cùng trung đoàn ra trận. Ngay sau đó, một số tiểu đoàn trưởng và chỉ huy đại đội chủ chốt gượng dậy được và bám lấy đơn vị. Trung đoàn trưởng vẫn chưa khỏe nhưng đã ngồi trên cáng để anh em khiêng tới vị trí chỉ huy trận đánh. Nhưng trên đường cáng ra trận địa, có những dân công nhìn thấy xì xào: “thương binh lại cáng ra trận à?”. Ái ngại trước hoàn cảnh đó, lo lắng tinh thần cho anh em bộ đội khi chỉ huy được khiêng ra trận, Đoàn trưởng Việt đã cương quyết bỏ cáng, nhờ đồng chí cần vụ buộc mình vào lưng ngựa để đi…Nhưng ông chỉ trụ được trên lưng ngựa tới chân đồi thì phải xuống vì quá mệt. Không bỏ quyết tâm, E trưởng tiếp tục yêu cầu 2 chiến sĩ buộc dây vào thân người kéo lên dốc, 2 chiến sĩ đẩy lưng đằng sau để tiến lên đỉnh đồi…Bằng cách ấy, người chỉ huy đã tiếp cận được trận địa để chỉ huy bộ đội tác chiến. Sau thắng lợi diệt đồn Ca Vịnh, bộ đội ta thu toàn bộ vũ khí quân dụng, bắt sống tên quan hai và 20 tù binh. Thắng lợi đó tạo đà cho Trung đoàn 174 tiêu diệt tiếp đồn Ba Khe và Thượng Bằng La, những tiền đồn bảo vệ phía đông của Tây Bắc bị quét sạch. Niềm vui chiến thắng diệt 3 đồn địch liên tiếp đã thổi thêm sức mạnh cho bộ đội E174 đẩy lùi sốt rét, hành quân 3 ngày đêm để tiếp cận đồn Mộc Châu.

    Người lính già Đặng Văn Việt bất chợt mỉm cười đầy mãn nguyện rồi nói: “Với cán bộ, chiến sĩ E174 chúng tôi khi đó, niềm vui và sự tự tin đầy ắp. Lần đầu tác chiến ở một địa bàn mới mà đã hoàn thành nhiệm vụ, diệt 3 đồn tiền tiêu của Tây Bắc. Đó càng là động lực lớn lao thúc giục chúng tôi hành quân nhằm thẳng Mộc Châu để tiến tới công đồn”. Sau khi hành quân tới Mộc Châu, Trung đoàn 174 đóng quân cách vị trí đồn địch 12km, trong rừng chuối ven quốc lộ 6, đoàn trưởng tiếp tục tổ chức một đội trinh sát đi thực địa kỹ càng cả 4 mặt của đồn. Giữa núi rừng tây bắc hoang sơ, hùng vĩ, tại một lòng suối cạn trong khe núi, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt cùng các chỉ huy đơn vị Nguyễn Hữu An (sau này Thượng tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng), Lê Hoàn, Thanh Tâm, Lê Vũ, Đình Giang, Hùng Quốc…đã họp kín để thống nhất phương án tác chiến…

    Kỳ 2: Công đồn Mộc Châu


    [​IMG]
    Trung đoàn trưởng e174 Đặng Văn Việt, người chỉ huy trận diệt đồn Ca Vịnh, Ba Khe, Thượng Bằng La và Mộc Châu - mở đường vào Tây Bắc
    [​IMG]
    Trung đoàn 174 anh hùng, đơn vị chủ lực giải phóng Mộc Châu
    [​IMG]
    Đoàn trưởng Đặng Văn Việt và Chính ủy Chu Huy Mân
    [​IMG]
    Đài tưởng niệm chiến sĩ hy sinh giải phòng Mộc Châu 1952
    [​IMG]
    phế tích Đồn Mộc Châu năm xưa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các hỏa điểm của địch
    [​IMG]
    Những người lính năm xưa
    [​IMG]
    giờ đây nếu còn sống đều đã bạc mái đầu...
    [​IMG]
    Trung đoàn trưởng cách đây 60 năm vẫn nguyên vẹn ký ức về trận đánh hào hùng...
    [​IMG]
    Để say sưa kể cho thế hệ sau nghe...
  8. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Công đồn Mộc Châu




    Ghi chép của Hoàng Trường Giang



    Sau khi diệt xong các đồn Ca Vịnh, Ba Khe, Thượng Bằng La, Trung đoàn 174 hành quân ròng 3 ngày đêm tiếp cận Mộc Châu với nhiệm vụ công đồn trọng điểm mở đường vào Tây Bắc. Núi rừng cao nguyên những ngày cuối năm, sương mù, gió bấc và cái rét cắt da thịt không hề làm giảm đi chút nào khí thế tiến công của những người lính *****. Giữa rừng già hoang sơ, hung vỹ, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt lại tập hợp các chỉ huy đơn vị nòng cốt để bàn kế hoạch tác chiến…


    Đòn tấn công lúc nửa đêm

    Người lính già nhớ lại, phía ********* lúc đó lực lượng gồm Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) được phối thuộc thêm Tiểu đoàn 215, 439 của Trung đoàn 98 và Tiểu đoàn 888 của Trung đoàn 176. Ngoài ra có thêm một đại đội pháo 75, một đại đội cối 120…Tất cả nằm dưới sự chỉ huy chung của Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt. Quyết tâm đặt ra là phải nhổ kỳ được Mộc Châu. Trong cuộc họp bàn giữa rừng ấy, người thì nêu ý kiến đánh 2 mũi, người tán thành đánh 3 mũi…Sau khi để cán bộ phát biểu hết ý kiến, Đoàn trưởng mới đưa ra quyết định: “Chúng ta đã đi vòng quanh 4 phía của đồn Mộc Châu và thấy rằng khó đánh hơn cả Đông Khê. Với địa hình thành vại, nhiều hỏa điểm xung quanh, nếu đánh theo cách thông thường thì trung đoàn sẽ nướng hết quân. Nhưng đồn Mộc Châu có hình thù như một cây quần vợt, ta phải lợi dụng cán quần vợt mới xoay chuyển được tình thế. Tôi quyết định chỉ đánh một mũi, tất cả tập trung đánh từ cán quần vợt chọc thẳng lên đỉnh núi đã, chiếm trung tâm hỏa lực, thông tin, chỉ huy. Ta dùng chiến thuật từ nóc đánh xuống, gõ lên đầu các lô cốt gọi hàng, nếu địch không hàng thì chuồi lựu đạn tiêu diệt. Các hướng đông, tây, nam ta chỉ dùng hỏa lực kiềm chế, nghi binh, không dùng bộ binh đột phá, xung phong. Nếu đồng chí nào không đồng ý, tôi cho bảo lưu ý kiến sau trận đánh sẽ phân giải”. Ngay sau đó, các đơn vị được phân công vào vị trí, Tiểu đoàn 249 đột phá ở hướng chính tiến lên chiếm lĩnh đỉnh đồi. Tiểu đoàn 255 và 251 ở hướng phụ, phòng bị và Tiểu đoàn 215, 439 tổng dự bị. Tiểu đoàn 888 chặn viện binh, chống nhảy dù.

    23 giờ ngày 19-11-1952, từ trung tâm chỉ huy, Trung đoàn trưởng Việt hạ lệnh nổ súng bắt đầu trận đánh. Một đại đội của D215 nhận nhiệm vụ sơ tán bà con dân bản ở khu tập trung ra xa đồn để tránh tên bay, đạn lạc và đề phòng địch sử dụng máy bay oanh tạc sau đó…Tất cả hỏa lực của trung đoàn dồn dập bắn theo hướng chính lên đỉnh đồi, hàng rào dây thép gai và mìn nổ tung trời…Các bộc phá viên tranh thủ thời cơ xông lên mở đường cho bộ binh xung phong. Ngay từ những phút đầu D215 đã tiêu diệt được 2 trạm Pom Lót và Pom Thơm, lợi dụng vị trí cao, bố trí hỏa lực bắn vào đồn lớn. Ngay sau đó, đại đội 1 của D249 xông thẳng lên chiếm đỉnh núi, đại đội trưởng cầm đèn pin quay mấy vòng báo hiệu cho sở chỉ huy. Đoàn trưởng Việt ra lệnh xung phong tiếp đại đội 2, 3 lên thẳng vị trí đồn, bao vây trọng điểm này. Quan ba đồn trưởng Vincent bị bắt sống, địch chống cự quyết liệt. Từ các hỏa điểm đạn bắn ra như mưa, con nhím đồn Mộc Châu đang xù lông tua tủa với hàng trăm ngàn mũi gai nhọn…Vào thời điểm này, D249 đã cưỡi lên lưng cọp, không thể nào xuống nên lần theo các khe núi, tuột xuống từng lô cốt gọi hàng…Một số tên địch hoảng sợ, định vượt rào thoát ra khỏi đồn thì dính vào chính bẫy mìn của bọn chúng để lại, 12 tên đã phơi xác trên hàng rào thép gai. Về phía ta cũng có những đồng chí đã ngã xuống, Tiểu đoàn phó D249 Khái Tâm đang nấp dưới bờ ruộng chỉ nhô đầu lên quan sát có mấy giây cũng đã hứng trọn một băng liên thanh và hy sinh…

    Đến khoảng 2 giờ 30 phút sáng ngày 20-11-1952, trận đánh kết thúc, quân ta đã toàn thắng, 450 tên địch của đồn Mộc Châu bị chết và bắt sống không sót một tên. Ta thu toàn bộ trang bị, vũ khí của địch. 6 giờ sáng, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt lên đồn trực kiếp nghiên cứu cách bố phòng của địch, giữa làn sương mù ban mai Tây Bắc, quang cảnh núi rừng hiện ra hoang sơ, hùng vỹ và vô cùng hào hùng. Nhưng đúng như dự đoán, 9 giờ sáng, 3 chiếc máy bay B26 của địch từ Hà Nội lượn lên dội bom, kho thóc và nhà cửa cháy ngùn ngụt. Rất may do lường trước tình huống nên bộ đội ta đã sơ tán đến địa điểm tú ẩn an toàn. Sau trận đánh chúng ta thương vong 53 đồng chí. Cũng vào buổi sáng ấy, trong khi đang quan sát trận địa, Đoàn trưởng Việt bỗng nghe mấy tiếng nổ min dữ dội, nhìn về phía sau đã thấy mấy tên địch tìm cách chạy trốn bị mìn nổ nằm phơi xác. Chỉ riêng số bỏ trốn thiệt mạng vì dính mìn đã là 12 tên, Trung đoàn trưởng phải cho phun xăng đốt xác vì không gỡ được ra khỏi hàng rào thép gai…

    Đối thoại với Vincent

    Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt xuất thân từ một gia đình có truyền thống học cao, lại được đào tạo tại Đại học Y Hà Nội (thuộc Đại học Đông Dương) nên ông có thể sử dụng thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngay từ hồi chỉ huy các trận đánh ở biên giới và đường số 4, mỗi khi bắt được tù binh hoặc chỉ huy địch, ông đều trực tiếp thẩm vấn bằng tiếng Pháp. Sau trận Mộc Châu, ông đưa đơn vị về nơi trú quân và gọi quan ba Vincent (chỉ huy đồn Mộc Châu) đến để hỏi chuyện…

    Mở cửa sổ căn phòng tập thể trên tầng 4, châm một điếu thuốc hút, người lính già nheo mắt nhớ lại buổi đối thoại cách đây 60 năm cũng bắt đầu như thế… “Tôi hỏi tỷ mỷ về quân số, vũ khí, cách bố phòng của đồn Mộc Châu. Vincent trả lời rất đầy đủ và lễ phép, có lẽ hắn cũng biết người đối thủ đang ngồi trước mặt là ai. Tôi hỏi, tại sao với cách bố phòng chắc chắn, với 2 vạn quả mìn, 2.000 tấn dây thép gai, lại thêm một đại đội biệt kích, đồng thời biết trước ********* sẽ tấn công mà các anh vẫn không chủ động giữ đồn? Vincent cúi gầm mặt một lúc rồi mới ngẩng lên nói: “ Thưa ông, thám báo và biệt kích của tôi từ trên núi đã đếm được từng người của các ông. Tôi biết trước 100% Mộc Châu sẽ bị tấn công, chúng tôi đã bố trí phòng ngự chu đáo nên tin tưởng tuyệt đối là các ông không thể nào chiếm nổi Mộc Châu. Tôi hơn các ông về mọi mặt, tôi thua chỉ vì chiến thuật với cách đánh mà thôi. Ngay từ những phút đầu, đỉnh núi đã bị chiếm, pháo đài tê liệt, tôi bị bắt sống thì làm sao chống cự nổi. Binh lính mất tinh thần hết cả rồi. Quá bất ngờ, quá bất ngờ”. Vincent ôm lấy đầu rồi gục xuống bàn như muốn khóc…

    Trung đoàn trưởng tiếp tục hỏi: “Anh có luôn giữ liên lạc với Hà Nội không? Bộ Tổng hành dinh đã có lệnh gì khi các anh bị tấn công?”. Vincent : “Tất nhiên là tôi phải giữ liên lạc thường xuyên với Hà Nội, ngay từ chiều hôm kia tôi đã nhận được điện báo rằng, ********* chuẩn bị tấn công Mộc Châu. Bằng mọi giá phải giữ được đồn qua đêm, nếu qua một đêm ********* không chiếm được Mộc Châu thì sẽ không thể nào chiếm được. Bộ Tổng hành dinh sẽ cho máy bay ném bomm B26 bay lên oanh tạc, đẩy ********* rút lui về sông Thao…Tôi đã không giữ được Mộc Châu, thật đáng buồn”. Sau cuộc gặp gỡ tôi cho Vincent một bao thuốc lá rồi bảo: “Bây giờ anh là tù binh chiến tranh, chúng tôi sẽ thi hành luật tù binh quốc tế. Anh phải chấp hành mọi luật lệ của trại. Không được trốn, Anh có nhiệm vụ vẽ lại sơ đồ trận địa mìn và giúp công binh Việt Nam tháo gỡ”. Vincent gật gù rồi trả lời một cách ngổ ngáo: “Thưa ông, việc giữ tù binh là của các ông, còn việc tìm cách trốn là của chúng tôi”. Tuy nhiên hắn đã không kịp thực hiện lời nói đó, mấy hôm sau tôi được tin Vincent đã chết vì dẫm phải mìn trong khi đang đi hướng dẫn bộ đội ta dò gỡ mìn do chính hắn chỉ huy đặt. Từ Hà Nội, quân Pháp cho lực lượng nhảy dù xuống Nà Sản để bố trí thành một cứ điểm mới, nhằm cứu vãn tình thế, ngăn chặn bước tiến của *********. Tuy nhiên sao một thời gian bị bao vây, vô hiệu hóa, chúng đã phải rút chạy về Hà Nội.

    Ngay sau trận đánh, hàng trăm xe vận tải chở đầy ắp gạo từ rừng Hòa Bình đã đổ lên Tây Bắc, tiếp tế kịp thời cho hàng vạn dân công và bộ đội đang áp sát đường số 6 bị cạn dần lương thực. Mộc Châu, một vị trí kiên cố bậc nhất vùng Tây Bắc thất thủ, các đồn bốt khác nghe tin hốt hoảng, run sợ, một số bỏ chạy như Yên Châu, Hát Lót, Cò Nòi….Lợi dụng tình thế, các đơn vị chủ lực của ta thừa thắng xông lên giải phóng Sơn La, Thuận Châu, Chiềng Đông…và sau này là Điện Biên Phủ…60 năm đã trôi qua, bằng thời gian cả một đời người. Trung đoàn trưởng 174 năm ấy 32 tuổi nay đã sắp bước sang tuổi 93 những ông vẫn nhớ lắm. Ông nhớ trận đánh hào hùng, nhớ trung đoàn của mình, nhớ những đồng đội đã hy sinh, và cả những người đồng đội nay còn hay mất…Ông nhớ cả núi rừng Tây Bắc hùng vỹ, nên thơ, nhớ cao nguyên Mộc Châu ngày ấy không biết bây giờ thế nào nhỉ? Nhấp chén chè nóng ran, ngước mắt nhìn ra ô cửa nhỏ đầy ánh nắng mùa thu, người lính già Đặng Văn Việt bất chợt mỉm cười…






    [​IMG]
    Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt
    [​IMG]
    người lính của E174
    [​IMG]
    Bác Hồ thăm E174
    [​IMG]
    trước giờ xuất trận
    [​IMG]
    Đoàn trưởng Việt chỉ huy trận đánh
    [​IMG]
    [​IMG]
    về thăm Quân khu Tây Bắc
    [​IMG]
    với Tổng Tư lệnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    lính Pháp nhảy dù
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    ]BỖNG DƯNG EM NHỚ....


    Độ này trời sắp sang đông, bão Sơn Tinh cũng vừa tạt qua, gió máy còn chưa yên thì em lên Fắc búc lại thấy nhiều “tồ píc”, “sờ ta tút”, “còm men”…luận anh hùng xung quanh chuyện “Phượt” là gì? Đi phượt dư lào là đúng, là chân chính, là đích thực…? Em cũng chẳng hiểu lắm “phượt” là gì nữa. Em chỉ không khoái lắm dăm chuyện trên mạng được tung lên mấy bữa rồi thôi. Bỗng dưng em lại nhớ…

    Nào là chuyện có bác nọ khinh công thượng thừa, vọt lên đỉnh cột mốc Km số 0 cao ngất, đứng oai phong, lẫm liệt, quần áo hầm hố phong trần nom chẳng khác gì Bắc Kiều Phong trong truyện chưởng Kim Dung. Em mới chỉ nom ảnh mà còn thấy chóng hết cả mặt… Rồi có mấy anh gì ý, nội công thâm hậu, phi thân lên cổng chào tỉnh nọ chễm chệ, kiêu hùng lắm vì chưa ai làm được như thế, cứ như Tề Thiên ở Hoa Quả Sơn vậy… Em mới nghĩ đến thôi đã suýt chớ rồi vì em bị bệnh sợ độ cao… Bỗng dưng em lại nhớ…
    Những người lính biên phòng ở Đồn 317 Apachai năm ấy… Anh Vũ Anh, anh Hưng, anh Hồng, anh Lệ, anh Thắng, anh Nghi…, họ cứ lầm lũi đi bộ từ tháng này qua năm khác, hết Leng Su Sìn, Tả Kho Khừ, Tá Miếu rồi đến mốc số 0… Đêm biên giới mù mịt, trong căn lều bạt vừa dựng tạm giữa rừng, dưới ánh nến leo lắt, họ bàn nhau cách vào rừng lấy gỗ làm nhà mái ấm biên cương cho đồng bào di cư. Đôi bàn chân ấy cũng đã đi qua hàng trăm, hàng nghìn km biên cương, leo lên bao điểm cao, đỉnh trời mà hình như họ chẳng chịu “ắp” tấm hình nào lên Fắc búc thì phải… Thật tiếc! Bỗng dưng em lại nhớ!

    Nghe đâu có vài phượt gia chi chi, đi đến đâu là hạ bút lưu dấu trên bia, trên cột mốc, hào sảng và tự mãn vô cùng chẳng khác Bạch Mã Ôn thuở ấy “hạ cần” tưới nước ghi danh trong lòng bàn tay Phật Tổ... Bỗng dưng em lại nhớ câu chuyện của người lái đò “Tình xuồng” ở trạm biên phòng Kẻng Mỏ, Đồn 311 Ka Lăng, nơi thượng nguồn Đà Giang. Hơn một thập kỷ trước, xứ Mường Tè hoang sơn, cùng cốc, các anh dong thuyền, lội bộ bao dặm núi đèo, đi phân giới cắm mốc chỗ con sông Đà nhập quốc tịch Việt Nam. Giữa rừng sâu, núi thẳm ngày đó, họ đi đến đâu đều phải rút dao ra khắc tên mình lên cây rừng để biết đường khi quay trở về Tổ quốc… Thiếu sót thật khi chẳng có “píc” nào ghi lại những khoảng khắc như vậy để ngày nay ai đặt chân tới mốc 17.1 còn nhớ tới họ… Bỗng dưng em lại nhớ!

    Thấy bảo có mấy cao thủ, anh hào cưỡi ngựa xích thố, vượt dặm trường quan sơn phi thẳng vào giữa đồng cải, giữa vườn tam giác mạch đang kỳ sung mãn khoe sắc hương… Vó ngựa đi qua là có những tấm hình long lanh rực rỡ sắc màu, ngập tràn các trang mạng cùng những lời tung hô tới trời xanh chăng? Hay vó ngựa đi qua là nặng trĩu nỗi buồn, chập chờn lo âu, day dứt đói nghèo của người nông dân tần tảo, nhọc nhằn trên dãy Pú Hồng Mèo, trên miền đá trời cằn cỗi, khắc khoải… Bỗng dưng em lại nhớ, đêm giao thừa năm ấy còn chưa trọn vẹn, mới nguyên đán tinh khiết, cả nghìn người lính quân khu 2 nhận lệnh hành quân xông thẳng vào “rừng lửa” vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn để cứu từng mét rừng xanh ngắt. Cuộc chiến với giặc lửa dai dẳng ngót tháng trời, họ ăn than, ngửi khói, ngủ bụi, uống sương giữa độ cao hơn 2 ngàn thước cho đến khi ngọn lửa lụi tàn, đám tro dần nguội, sức người cũng rệu rã và rừng đã được cứu… Họ trở về khi những chiếc bánh chưng ra giêng cũng đã hết mà chẳng có người nào chịu ghi vài dòng “sờ ta tút” nào lên Fắc búc nhỉ… Bỗng dưng em lại nhớ…

    Nghe đồn, có nhà phượt nọ vui mừng thông báo tổ chức đoàn tới nửa trăm người, rong ruổi ngàn cây số bất kể ngày đêm, mưa nắng, thời gian. Thật bất khuất lắm thay… Rồi lại sẵn sàng “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” ở bất kỳ chỗ nào, dù là góc cua tay áo, lưng đèo hút sâu… bất kể có chướng ngại, có nguy hiểm nào cận kề… Bỗng dưng em lại nhớ, mùa thu năm đó, 300 quân của “nhà D4” (Tiểu đoàn 4 Anh hùng, Trung đoàn bộ binh chủ lực T82), hành quân hơn 350km từ Điện Biên Phủ sang cứu người dân bị lũ quét ở Tùng Chỉn, Bát Xát, Lào Cai). Trong đêm mưa gió ấy, 12 chiếc xe khách của XN Xe khách Điện Biên dồn ứ vì sạt đèo Sapa. “Leader Lại Mạnh Hùng” (Trung đoàn phó T82) đã chỉ huy quân hạ đồ, xuống xe, dùng cuốc xẻng đánh phẳng đèo Sapa trong đêm để tiếp tục hành quân lên với vùng lũ… Tối muộn ngày hôm sau, “nhà D4” đã tới được Bát Xát khi mà toàn bộ quân tư trang, gạo nước, củi lửa đã ướt sũng và họ đã ở lại với dân hơn 1 tháng trời… Chỉ buồn chẳng có đồng chí nào chịu viết “tô píc” lên Fắc búc cả…

    Bỗng dưng em lại nhớ…

    Còn rất nhiều chuyện nữa… Mà thôi! Có lẽ phượt chỉ là 1 từ gồm 5 chữ cái ghép lại với nhau. Cách hiểu nó như thế nào là do mỗi người, bản thân từ "phượt" chẳng có gì xấu xa, tội lỗi cả. Chỉ có những người mượn danh nó để làm những việc không hay mà thôi. Dù có phượt hay không thì em nghĩ hãy cứ đi theo cách của mình, tình yêu trong chính trái tim, con đường, mỗi chuyến đi và sự chia sẻ, tôn trọng nơi mình đi qua và những người mình đã gặp.

    [​IMG]

    317 những ngày đầu gian khó...



    317 những ngày đầu gian khó...​




  10. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0


    CÂU CHUYỆN BIÊN PHÒNG




    Ba năm trấn thủ lưu đồn
    Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
    Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
    Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai…

    (khuyết danh)

    Phần 1: Đêm biên giới đầu tiên

    Cuộc đời là những chuyến đi, từ độ tập tành bước chân vào nghề viết, nó cứ lang thang, lọ mọ, nghĩ suy cùng với những cung đường, những địa danh, những câu chuyện và con người trên mọi miền Tổ quốc. Nhất là càng yêu quý, trân trọng hơn với hình ảnh người lính, từ các đơn vị cấp bộ, quân khu, sư đoàn…đến mỗi tổ công tác, trạm gác, khẩu đội và từng chiến sĩ. Nó đã đi qua các đơn vị trên đất liền, hải đảo xa xôi, quân chủ lực, địa phương, không quân, hải quân, cảnh sát biển… Nhưng chẳng hiểu sao dấu ấn về những người lính quân hàm xanh ở miền biên viễn lại luôn sâu đậm hơn cả. Có lẽ vì nó thấy trong bóng dáng, trong nhịp thở của họ có cả núi cao, mây mù, sương giăng, mưa phủ, có cheo leo đèo dốc, cằn cỗi ruộng nương, thăm thẳm rừng già, cuồn cuộn dòng sông, khắc khoải phận người… như chính ở nơi nó sinh ra và lớn lên.

    Câu chuyện đầu tiên nó muốn kể là về Đồn biên phòng 263 Trịnh Tường (Bát Xát-Lào Cai). Mùa mưa năm ấy (2008), nó rời trường quân chính với quân hàm thiếu úy măng non và nhận lệnh hành quên lên Bát Xát ngay khi cơn thác bùn vừa cuốn trôi 19 người dân ở Tùng Chỉn. Trong đêm mưa gió, dưới ánh nến mờ mị, nó gặp Đại úy Hoàng Hữu Nam, người lính đầu tiên đã băng rừng, vượt lũ đi bộ khi trời đất mịt mù nước đổ vào với bản người Dao gặp nạn. Nó chìm đi trong câu chuyện của anh bộ đội biên phòng không quản hiểm nguy, bất chấp hy sinh đã một mình tìm vào tận nơi dòng xoáy bùn vừa cướp đi mấy chục con người… Ngay sau khi Đại úy Nam trinh sát trở về đã kịp thời báo động bộ đội đồn cùng các lực lượng địa phương ứng cứu, sơ tán người dân ra khỏi nơi nguy hiểm. Nó vẫn nhớ ngày ấy, đằng sau Đồn 263 có một rừng cây Mỡ xanh tốt đang độ sung sức mà Thiếu tá Trịnh Ngọc Anh, Chính trị viên phó nói rằng, rừng cây này được trồng từ mấy đời đồn trưởng trước nhưng chưa ai dám hạ cây nào mà chăm sóc giữ gìn từng tán lá… Vậy mà lần này, ngay sau khi di dời dân ra ngoài đồng thời nhường toàn bộ nhà ở, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt và lương thực dự trữ cho hơn 70 người dân vừa mất sạch nhà cửa , chỉ huy đồn đã hạ lệnh đốn rừng cây mỡ, chuẩn bị gỗ để làm nhà mới cho bà con… Vài năm sau, nó quay trở lại Bát Xát nhiều lần nữa, lần nào đi qua Trịnh Tường nó cũng chạy đến ngó cổng Đồn 263, rồi ngước mắt nhìn ra khu đồi phía sau, nơi đó có một bản làng của người Dao mọc lên đã đi vào ổn định, an vui… Những nếp nhà gỗ chắc chắn vẫn như thoang thoảng mùi gỗ Mỡ quyện với mùi mồ hôi của những người lính quân hàm xanh năm ấy…

    Chuyện nghe giữa rừng cực Tây

    Tiết đông năm Mậu Tý, nó lặn lội lên mảnh đất cực Tây (Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) để ăn cái tết Hà Nhì đầu tiên. Ngày ấy Đồn Biên phòng 317 Apachải còn là dãy nhà tạm được thưng bằng gỗ và tôn, đêm vùng cao gió cứ rít từng hồi qua từng khe ván, mưa cứ bộp bộp trên mái và hơi sương len lỏi vào tận giường mỗi người lính. Sau chặng đường ngót 260km từ thành phố Điện Biên Phủ, nó đến Đồn 317 khi mỏi nhoài và đói lả. Những ngày Hồ Sừ Trà này, cán bộ, chiến sĩ biên phòng cũng phân tán nhiều nơi. Người đi trinh sát, nhóm xuống nắm địa bàn, đội đi vận động quần chúng, tổ vào ăn tết với đồng bào Hà Nhì… Không khí ở Đồn cũng vắng vẻ và neo quạnh hơn. Bữa cơm hôm ấy thật đạm bạc, không có chút men rượu nào, có lẽ do anh em cũng còn nhiều việc phải làm đồng thời không muốn vắt kiệt chút sức lực còn lại của tay phóng viên trẻ vừa mới lên.

    Mới chưa tới 9 giờ tối mà không gian đã im ắng tịnh không, chỉ còn tiếng dế lích rích, tiếng ếch à uộp ngoài bờ ao và tiếng gió cứ vần vò qua mái tôn, vách gỗ… Nó lên giường sớm trong căn phòng của Đồn trưởng Vũ Anh (hình như đi công tác ngoài tỉnh), bên ngoài gian khách, ánh nến lập lòa vẫn đủ soi rõ gương mặt trầm tư của Thiếu tá Đỗ Văn Hưng (Đồn phó quân sự) đang cặm cụi bên trang giấy. Nó cất giọng hỏi anh Hưng rằng, sao đồn có máy phát điện nhỏ mà không chạy lại phải dùng nến vậy thì anh ấy trả lời: “Ở đây chưa có điện lưới, máy phát điện chạy dầu phải tiết kiệm, chỉ dùng trong trường hợp tác chiến, báo động hay khi có tình huống. Còn lại máy phát thủy điện nhỏ đặt dưới suối không đủ công suất, mùa này hiếm nước nên máy chạy càng phập phù. Trên nhà chỉ có mình tôi, tắt điện dùng nến cũng được để dành điện cho anh em ở dưới phòng đang mở một chiếc tivi nhỏ xem chung…”.

    Những ngày đầu thành lập đồn ấy, cả xã Sín Thầu chỉ có một chiếc điện thoại bàn đặt tại UBND xã dùng tín hiệu vệ tinh Visat mà xem ra gọi được cũng vô cùng tậm tịt. Anh em bộ đội muốn liên lạc về nhà thường có khi phải phi xe hơn 60km ra tận huyện để gọi hoặc nghe điện thoại… Nó nằm tròng mắt lên trần mà chưa ngủ được, cứ miên man nghĩ về những chuyện ở vùng đất này sao mà xa xôi, mờ ảo vậy. Quãng gần 12 giờ đêm, có tiếng xe máy xình xịch chạy về, chó sủa rộn lên chốc lát, rồi có tiếng vài người ào ào nói chuyện… Nghe khẩu khí, cách xưng hô và câu chuyện họ đang nói, nó mờ đoán ra người vừa về chính là Đồn trưởng Vũ Anh, hình như anh vừa chạy xe máy từ thành phố vào. Trong loáng thoáng giấc ngủ chưa tới, nó nghe anh Vũ Anh và anh Hưng bàn chuyện làm nhà mái ấm biên cương cho đồng bào di cư. Hình như tỉnh giao cho đồn làm 2 chục căn nhà mà chỉ cấp mỗi nhà 5 triệu đồng… Ở cái nơi thâm sơn cùng cốc này, số tiền ấy có lẽ không đủ làm nền và cái khung nhà (một lít xăng khi đó còn 30 nghìn đồng)… Nhưng rõ là nhiệm vụ đã giao, làm sao từ chối hay nói là không làm được. Giữa rừng đêm biên giới, những người lính chụm đầu vào nhau để bàn cách hoàn thành công việc. Cuối cùng thì họ cũng quyết định, nền nhà thì sẽ tranh thủ mối quan hệ, nhờ cánh lái máy xúc, ủi, lu của công ty đang làm đường vào Sín Thầu giúp. Chắc Đồn sẽ bỏ tiền dầu, rồi đãi anh em ít cá bắt dưới ao hay thịt một con dê để liên hoan vậy, có lẽ họ sẽ thông cảm và giúp đỡ. Còn về phần gỗ lạt, mái che, họ sẽ mua 1 máy cưa rồi hiệp đồng với kiểm lâm và chính quyền xin tận thu một số cây gỗ đổ, gãy trong quá trình mở đường để sử dụng… Kế hoạch xem ra cũng hòm hòm, cơ bản sẽ ổn nếu làm được như vậy…. Câu chuyện cứ miên man, đêm về khuya, sương nặng hạt hơn, gió rít mạnh từng hồi, nó kéo chùm 2 tấm chăn lên cho đỡ lạnh rồi ngủ mất lúc nào không hay…

    Tầm 5 rưỡi sáng, nó giật mình tỉnh giấc bởi tiếng hô sang sảng: Rèn luyện thân thể, xây dựng quân đội. Rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ quốc… Mắt nhắm, mắt mở vùng dậy chạy ra ngoài sân, trời đất bắt đầu tờ mờ sáng, những hàng quân đều của đồn đang tập thể dục đầy khí thế ngoài đó… Nó thấy mình tỉnh hẳn giấc, lao ra hô cùng họ cho thật to, thật rõ… Ánh nắng mặt trời cực Tây bắt đầu xuyên qua màn sương mỏng, soi chiếu hiện ra khung cảnh mặt đất, cây cối đẫm nước, những bông cúc quỳ long lanh và lá cờ đỏ sao vàng đang bay phần phật trên cao thật cao…






    [​IMG]
    Đại úy Hoàng Hữu Nam ở Đồn 263
    [​IMG]
    chặt rừng cây Mỡ làm nhà cho dân
    [​IMG]
    [​IMG]
    những ngôi nhà mới dần hình thành
    [​IMG]
    317 những ngày đầu
    [​IMG]
    Đồn phó Hưng giới thiệu đơn vị
    [​IMG]
    Đêm biên giới
    [​IMG]
    làm thủ tục ở trạm
    [​IMG]
    với đc Khuất Dũng trạm trưởng
    [​IMG]
    vườn rau ngã ba biên giới
    [​IMG]
    thú vui buổi chiều của Thiếu tá Hưng
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này