1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quê nhà tôi ơi...!!!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi nguvanbaochi, 20/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    @ bác Dactalangnhang: Đúng nhà bà nội em là kiểu nhà đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Bộ đấy, giờ vẫn còn nguyên si như cũ luôn. mà bác sai rồi nhé, người ta bảo "an cư lạc nghiệp", em chuyển 7 ngôi nhà, sao mà có số thành đại gia được hả bác?

    Trời đất, bạn cũng biết tên xã mình cơ à? :-ss Đúng là thời thịnh vượng, người ta tẩy trắng vải đũi, đem phơi ngoài sân vận động, cả khoảng sân rộng lớn trắng xóa những dải đũi mềm. Mà những tấm đũi ấy rất dài. Một đầu người ta buộc ở cuối sân, đầu còn lại căng lên thật cao ở đầu sân vận động. Nhà mình đối diện với cái sân vận động đó, nên mình hay lên sân thượng ngắm, đẹp lắm!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Ngôi nhà thứ 2: Nhà bà ngoại

    Ngôi nhà thứ hai mà tôi ở, là ngôi nhà của bà ngoại!

    Bà ngoại tôi đúng là kiểu người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Mỗi lần nhớ về bà, tôi lập tức nhớ đến bao nhiêu mến thương âu yếm. Ở bà, toát lên vẻ chịu thương chịu khó, cả đời chỉ biết hi sinh cho chồng con – thầm lặng và nhẫn nại!

    Còn nhớ, ông ngoại mất là khi tôi lên 4 tuổi, vậy là từ đó, tối tối mẹ cho 2 chị em xuống ngủ với bà. Nhà bà ngoại cách nhà bà nội khoảng hơn 500m, nhưng với tôi hồi bé, đó cũng là khoảng cách khá xa.

    Bình thường tôi hiếu động, hay bày trò nghịch dại, nhưng mỗi khi xuống ngủ với bà, tôi co rút hết người lại. Bởi tôi không thích xuống ngủ với bà, tôi nhớ mẹ lắm. Đêm nào tôi cũng khóc từ lúc vào nằm giường cho tới lúc ngủ thiếp đi. Quãng thời gian sống cùng bà ngoại, tôi đã viết ngay ở những trang đầu trong topic này, tôi sẽ không nhắc lại nữa.

    Tuy chỉ ngủ với bà buổi tối, ban ngày vẫn ở nhà với bố mẹ, nhưng cũng có những hôm tôi phải ở với bà cả ngày. Bà điếc, chỉ ngồi bên khung cửi, nên tôi cứ lủi thủi chơi một mình. Bà thỉnh thoảng lại ngó ra hè: “Con chơi ngoan nhé!”, rồi lại cắm cúi làm tiếp. Tôi rải trò chơi ô ăn quan, chơi oẳn tù tì một mình, rồi lại ra ngõ tự chơi trò bán đồ hàng bằng mấy cái lá dâm bụt, đứng ngóng về phía con đường dẫn về nhà bà nội. Ừ, mà công nhận hồi đó tôi cũng ngoan thật, chả dám chạy đi đâu chơi, vì mẹ đã dặn là phải ở nhà với bà cho bà đỡ buồn. Bây giờ nghĩ lại, nhớ cái dáng bà nhẫn nại bên khung cửi, ngoài hè, đứa cháu thui thủi chơi, thật sự là cứ thấy nao nao và cay cay nơi sống mũi. Nhớ bà lắm!

    Một lần tôi chạy sang nhà hàng xóm chơi, thấy lạnh lạnh, tôi chạy về nhà lấy cái áo bông đỏ của chú cho ra mặc. Chiếc áo nằm trên giường, tôi kéo, quái lạ, sao mà nặng thế. Tôi tưởng ma, khóc thét, gọi bà đến. Bà nhấc chiếc áo của tôi lên, thì ra con mèo mướp chui vào cánh tay áo của tôi nằm từ bao giờ, cánh tay áo nhỏ quá, nó ko chui ra được. Bà cười, tôi cũng thích chí cười thật to.

    Có lần, tôi cố tình bày trò. Sáng ấy, bà và chị đã dậy từ lâu, tôi vẫn giả bộ nằm ngủ. Bà gọi, lay, rồi đi lấy khăn ướt lau mặt, tôi vẫn ngủ. Chị thọc lét, tôi cố nén, kiên trì nhắm mắt. Cho đến khi ông nội vô tình đi ngang qua, thấy bà và chị ầm ĩ, chạy vào, tôi mừng quá, lập tức mở mắt, vì nghĩ rằng ông sẽ đưa tôi về cùng. Thật ra, hôm ấy là tôi giả bộ chết, để mẹ sợ, không bắt tôi phải xuống bà ngoại ngủ nữa. Tiếc là mẹ chả hiểu ý của tôi, nên tôi vẫn phải xuống bà ngủ như thường.

    Nhà bà ngay cạnh cánh đồng, đi khoảng 100m là ra đến bờ sông. Bà toàn gánh nước về đổ vào chum ở con sông ấy. Nhà bà ngoại là nhà mái ngói (chắc trước đó nhà bà cũng là mái rạ tường đất như bao nhà khác, nhưng có lẽ do tôi quá nhỏ để có thể nhớ), bếp thì lợp mái rạ, tường đất. Tôi hay ngồi cạnh xem bà nấu nướng, mặc cho bà đuổi ra ngoài, vì trong bếp khói mù mịt.

    Khoảnh sân nhỏ bằng đất nện, trời mưa trơn trợt, mặc dù bà đã kê thêm vài viên gạch cho dễ đi, tôi vẫn không ít lần bị vồ ếch. Cạnh nhà là khóm mía gầy guộc. Vườn bà trồng toàn mây, chuối và vài cây táo. Cuối sân là 1 cái ao nhỏ, be bờ đất cao, xung quanh ông ngoại trồng lá thơm, cá thì chả bao giờ thấy có. (Tôi nói ông ngoại trồng lá thơm, là vì tôi nhớ rất rõ 1 lần, mẹ sai tôi chạy xuống nhà, bảo ông ngoại hái cho mẹ ít lá ngổ. Hồi bé tôi sợ ông ngoại lắm. Ông rất nghiêm, hiếm khi cười, chưa bao giờ âu yếm tôi. Sau này ông mất, ao bỏ không, rồi bị lấp).

    Tôi rất sợ căn buồng của bà, tối như hũ nút. Tôi ko có kỷ niệm gì về căn buồng ấy như căn buồng của gia đình tôi, ngoại trừ việc nó làm tôi sợ chết khiếp, vì tôi nghĩ trong buồng có ma.

    Cũng có thời gian, chị và tôi hay chơi lũ trẻ hàng xóm nhà bà ngoại. Có khoảng gần 10 đứa lít nhít, toàn con gái, thế mà cũng cãi nhau, ganh ghét nhau và chia làm 2 phe. Tối tối, 2 phe kéo nhau ra ngõ nhà bà ngoại tôi, thi nhau hát thật to, phe nọ hát át phe kia, rồi xáp vào nhau, có lúc lao vào đánh nhau túi bụi. Gì chứ hát thì đúng sở trường của hai chị em tôi rồi, chị em tôi được bố và các chú dạy cho nhiều bài hát lắm, phe kia không cách gì đọ nổi.

    Năm tôi vào lớp 1 hay lớp 2 gì đó, bác trong Nam về bán nhà và đón bà vào. Tôi thấy hụt hẫng và mất mát. Tôi giận bác đến mức chiều hôm bác chuẩn bị đưa bà đi, tôi chỉ nói 1 câu duy nhất với bà: “Cháu chào bà cháu đi học!” mặc dù nhà khi ấy có rất nhiều người, rồi tôi quày quả bước ra ngõ. Bố chạy theo, gọi tôi lại, bắt tôi vào khoanh tay chào mọi người và nói rằng: “Cháu chào bà, cháu chào bác, cháu chào mọi người cháu đi học. Bà đi, rồi bà lại về với cháu nhé!”. Tôi cắm mặt xuống đất, mãi mới nói hết cái câu bố dạy, trong lòng vô cùng ghét bố vì tội bắt tôi phải chào bác.

    Bà đi xa, nhà thì đã bán, thế mà thỉnh thoảng, tôi vẫn bất chợt gặp lại mình lang thang đi qua ngôi nhà ấy. Tôi nhìn bức tường phủ đầy rêu nơi tôi hay trèo lên, tôi nhìn cái sân gạch đã được xây lại đẹp hơn, tôi nhìn mái bếp đã đỏ màu ngói mới, nhìn tường bao xung quanh vườn, thay cho bờ tre, bờ mây của bà ngày trước… Thầm căm ghét người chủ đã mua ngôi nhà của bà. Tôi cứ đứng đó nhìn, thấy mất mát và tiếc nuối…

    Bây giờ về quê, đôi lúc tôi cũng đi qua ngôi nhà ấy, không còn cảm giác tiếc nuối và căm thù bác hay người chủ mới nữa (tất nhiên); nhưng vẫn mỉm cười khi nghĩ đến những ngày sống cùng bà ngoại. Thấy nhớ và thương bà quá, bà ngoại ơi!
  2. dactalangnhang

    dactalangnhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong thấy nhớ và thương em baochi ghê cơ.
    Còn ngôi nhà thứ 8 e có muốn về ở không ? Ở đó có anh ( tất nhiên )
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Mượn tạm câu thơ của Tố Hữu, "tặng" riêng cho bác Dactalangnhang: "Bác ơi tim bác mênh mông thêêêêế..." (cảm thán). Cảm động ghê cơ, yêu ghê cơ! ;)[r32)]
  4. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Quê nhà tôi ơi, chưa hết tuần đã muốn về quê rồi, hêee, tranh thủ mod vắng mặt xì pam tí hé hé ... :D Chúc cả nhà ngày mới vui vẻ :)
  5. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Đọc bài của em đồng cảm lắm. Nhà chị trước cũng nhỏ nhỏ như thế. Bố em cũng giống bố chị. Bố chị cũng là giáo viên văn và cũng đi dạy xa nhà. Ở tận Quảng Ninh cơ.

    Hồi bé chị cũng giống em là đọc thư của bố mẹ gửi cho nhau (bố mẹ cất trong vali). Xong mới đọc được 1 lá thì về sau ko thấy đâu nữa. Chắc bố mẹ muốn giữ những thứ ấy làm của riêng của mình.

    P.s: Thế em có tên là L.A như bố em dặn mẹ ko b-(?
  6. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Ngày xưa ko có internet, ko có điện thoại, đi lại khó khăn... nên người ta yêu lãng mạn hơn bây giờ hay sao ấy chị Tot nhỉ (đặc biệt bố chị với bố em đều dạy văn, nên càng lãng mạn ác). Em cứ tiếc mãi vì sau này mẹ em làm mất hết những lá thư của ngày xưa ấy, riêng cuốn sổ nhật ký của bố thì em vẫn còn giữ lại được, nhưng tiếc thay nó bị nhòe mực hết rồi, hầu như ko đọc đc gì nữa. Có thời em chịu khó dùng bút bi tô lại, nhưng cũng chỉ đc vài trang, giờ thì chịu luôn rồi
    ..............................

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

    Ngôi nhà thứ 3: Lại là nhà bà ngoại


    Bà ngoại vào Nam với bác, tôi được về căn buồng của bố mẹ. Lên lớp 4, bà về, bác cả mua một ngôi nhà mới. Gần với nhà đã bán và nhà bà nội lắm, vẫn cùng xã, chỉ khác xóm mà thôi.

    Bà về, hai chị em tôi lại điệp khúc tối tối xuống ngủ với bà, ban ngày thì vẫn ở căn buồng của bố mẹ. Những đêm đông, tôi đi trước, chị ôm tôi đằng sau lưng cho ấm. Hai chị em cứ thế ôm nhau bước đi, vừa đi vừa hát. Những đêm sáng trăng, tôi và chị nhìn lên trời và ngạc nhiên: “Sao trăng đi theo mình nhỉ?”, rồi tách nhau ra, mỗi đứa đi 1 hướng ngược lại, ngạc nhiên vì đi kiểu nào, trăng cũng đi theo bước chân mình.

    Sau một khoảng thời gian ở với bố mẹ, được xuống ở với bà thích lắm. Tôi đã ko còn bị nhớ mẹ nữa rồi. Tối tối, 2 chị em cố gắng học bài thật nhanh, rồi chạy sang nhà hàng xóm xem tivi. Ở với bố mẹ, chỉ biết ăn với học, ra ngõ chơi cũng bị cấm, làm gì tự do như ở với bà? Hồi đó bắt đầu có phim Ôsin của Nhật Bản. Quê tôi sốt lên với bộ phim này.

    Thời gian này bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Suốt ngày bà dệt cửi. Bà thích đọc, nên mang từ miền Nam về cơ man truyện và sách Kinh phật. Tôi thích nhất là bộ Tây Du Ký dày cộp. Chị tranh đọc trước, đọc xong thì sách bị rời trang, lẫn tứ tung. Tôi đọc sau, cố gắng nhặt nhạnh lại từng trang một. Đó là một trong những cuốn sách hay nhất mà tôi từng biết thời đó.

    Nhà mới của bà giống hệt ngôi nhà đã bán, chỉ có 1 gian lớn và 1 gian buồng. Trước mặt là vườn, bên tay trái là bếp, cạnh bếp là chuồng lợn, nhưng bà không bao giờ nuôi. Sân nhà bà trước bằng đất, sau mẹ tôi xây thành sân gạch. Mọi sự sửa sang ở ngôi nhà này, hầu hết đều do bàn tay của mẹ tôi.

    Trước cửa, mái hiên nhà bà lúc nào cũng giăng một tấm mành mành, có tác dụng ngăn nắng. Muốn bước vào trong nhà, phải vén tấm mành sang một bên. Bây giờ nghĩ lại, chẳng hiểu sao tôi lại cứ nhớ đến đoạn trích “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam:


    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]...Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán - bên ngoài trời nắng gắt - rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.
    Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ:
    - Bà ơi!
    Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn; Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mãn:
    - Bà mày đâu?
    Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mững rỡ, chạy lại gần.
    - Cháu đã về đấy ư?
    Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương... [/FONT]


    Giữa ngôi nhà và bếp có một bể nước mưa nhỏ, trong vắt. Thứ nước ấy, bà chỉ dùng để thắp hương bàn thờ các cụ và bàn thờ Phật. Nhà bà lúc nào cũng ngát mùi hương trầm, đến ngày tuần, bà tụng kinh gõ mõ ăn chay. Hai chị em tôi thỉnh thoảng cũng ngồi lần tràng hạt. Năm nào bà cũng đi trẩy hội chùa Hương 1 lần, thói quen ấy có từ ngày bà còn ở ngôi nhà cũ, lúc chưa bị bác bán. Chị em tôi háo hức lắm, vì lần nào đi bà cũng mua cho 2 chị em khuyên tai, cặp tóc.

    Đêm, bà toàn đọc kinh Phật, đọc thơ, kể truyện cho 2 chị em. Thói quen này có từ hồi chị em tôi còn ngủ với bà ở ngôi nhà cũ. Chị em tôi thích nhất là nghe bà kể truyện thơ Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa và Lục Vân Tiên… Hai chị em tôi lơ mơ chìm vào giấc ngủ, khi tiếng đọc thơ, đọc kinh của bà vẫn nhè nhẹ đều đều bên tai.

    Đêm đông, bà cố gắng giém chăn thật chặt để ba bà cháu khỏi lạnh. Mùa hè, mất điện, tay bà lúc nào cũng phe phẩy cái quạt nan. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể hiểu nổi bằng cách nào mà bà vừa ngủ, vừa có thể phe phẩy cái quạt cả đêm như thế. Có lẽ, chỉ có thể giải thích bằng tình yêu và sự nhẫn nại truyền thống của người phụ nữ mà thôi.

    Kỷ niệm về ngôi nhà này khá nhiều, nhưng lại không có gì đặc biệt, chỉ đơn giản, là sự ấm áp và thoải mái khi tối được xuống ngủ với bà. Có lẽ, bởi thời gian đó tôi không phải trải qua bất cứ một sự đột biến nào.

    Bà mất đầu năm 2008. Bác cả tôi ở HN về tiếp quản ngôi nhà, bác khóa chặt cửa, đem bàn thờ các cụ lên HN. Ngôi nhà luôn ấm mùi hương trầm ngày xưa bị bỏ không, lạnh lẽo, rờn rợn, cỏ dại lan đầy. Sau 100 ngày bà, tôi chưa một lần có dịp trở lại ngôi nhà đó nữa. Về quê, muốn thắp cho bà nén hương, tôi chỉ có thể ra mộ.

    Bây giờ nghĩ lại, tôi mới nhận ra, khoảng thời gian sống trong 2 ngôi nhà của bà ngoại, có lẽ là khoảng êm đềm nhất mà tôi từng có!
  7. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Sáng nay, lúc đèn xanh bật, dòng người chen nhau, cố lách lên, hơn thua nhau từng milimet, chợt nhìn thấy một cụ già... Cái dáng ấy, cái kiểu dắt xe ấy sao mà giống ông nội. Cuối tuần này là ngày giỗ lần thứ 5 của ông!

    Lần cuối cùng cháu được nhìn thấy ông, là khi ông không bao giờ có thể nhìn thấy cháu nữa. Cháu đã ôm lấy chân ông mà khóc, khóc nức nở, không thể kìm nén. Đó là mất mát đầu tiên trong gia đình mà cháu nhận thức được một cách rõ ràng. Trước đó, ngoài việc ông ngoại mất khi cháu còn quá bé - 4 tuổi, chưa đủ để thấu hiểu - thì cháu chưa phải trải qua bất kỳ một sự mất mát lớn nào. Lúc đó, cháu đã thấy mình già, thật già, khi chứng kiến người của thế hệ thứ nhất trong gia đình ra đi!
    .....................

    Ông là nhà Nho, nhưng không hề khó tính. Ngày bé, mỗi lần chở cháu đi chơi, mẹ cuống quýt tìm mũ, ông bảo: "Mũ làm gì, cứ để đầu trần cho khỏe!". Ông không bao giờ đội mũ, mặc dù ông rất hay đạp xe dưới cái nắng mùa hè chói chang, gay gắt

    Nhà có cúng giỗ, 2 chị em thèm thuồng bốc nhóm, mẹ cấm, ông cười hề hề: "Cứ để chúng nó ăn, các cụ chẳng cấm trẻ con đâu!". Chị nấu cơm lỡ có bị sống, ông xuề xòa: "Lo gì, ăn vào bụng thành chín hết!"

    Ở quê nhiều muỗi, tối đến, muỗi bay đầy nhà, tìm người hút máu. Ông bảo: "Cứ ngồi im, đừng động đậy. Ngồi im, muỗi nó tưởng là khúc gỗ, nó không đốt nữa!". Mà công nhận là ông ít khi bị muỗi đốt thật. Lớn lên, cháu mới hiểu, ko phải là do muỗi nó tưởng ông là khúc gỗ, mà là do máu ông có chất gì đó mà muỗi ko thích (có nên gọi chất đó là anti-muỗi chăng?)

    Những tối thứ 7, ông ngồi võng ngoài sân, đầu ngõ, dưới cây hồng xiêm, chờ chương trình cải lương với chiếc đài cũ rích. 2 chị em ngồi quây bên cạnh, háo hức chờ cùng ông. Nghe thì nhiều, nhưng giờ cháu chỉ nhớ vở cải lương Đồng tiền Vạn Lịch thôi.

    Hình như với ông, mọi thứ đều thật đơn giản và rõ ràng!
    .............................

    Hồi bé, chị em cháu luôn được ông chở đi đến nhà các bạn văn, nghe đàm đạo văn chương. Cháu ấn tượng nhất với câu thơ mà có lần, ông với mọi người ngồi bình luận cả buổi chiều: "Cỏ cây xen đá lá chen hoa". Sau này, cháu biết đó là thơ của bà Huyện Thanh Quan. Có lẽ chị em cháu được thừa hưởng gen văn chương của ông. Mỗi tội cháu thì dốt và ko thích thơ lắm, chỉ thích đọc truyện thôi

    Khi cháu lên Đại học, phải học chữ Hán, thỉnh thoảng gặp chỗ nào khó, cháu lại về hỏi ông. Còn nhớ mãi bài thơ sau, cháu chỉ nhớ 4 câu đầu, mà cũng quên tên tác giả mất rồi:

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu

    Bài này cực dễ, thế mà cháu vẫn phải về hỏi ông giảng nghĩa. Nói chung, Hán cháu rất dốt, chưa bao giờ vượt quá điểm 7 ở những môn có liên quan đến cái loại chữ viết rắc rối này. Về hỏi kinh nghiệm thì ông bảo: "Cứ chịu khó viết nhiều là quen tay!". Khốn khổ, vấn đề của cháu chính là chỗ "chịu khó" mà ông bảo!
    .............

    Ông già, yếu, bắt đầu báo hiệu bằng cái run rẩy của chân tay. Đầu tiên, ông đi xe đạp bị ngã, rồi ông ngồi xuống ghế, muốn đứng lên thì phải có người dìu, rồi ông nằm một chỗ... Cứ như thế, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay...

    Ông vào Nam ra Bắc nhiều, ko nơi nào là ko có bàn chân ông, nên nằm một chỗ là cả một cực hình. Ông dễ tính, nằm một chỗ, nhưng chưa bao giờ hé miệng một lời đòi hỏi con cháu. Cho gì ăn nấy, bảo bật quạt cho mát cũng ừ, bảo tắt quạt đắp chăn cho đỡ lạnh cũng gật. Hàng ngày, ông được cho ngồi dậy 2 lần, buổi sáng và gần tối. Ông được đưa ra cái ghế tựa có bánh, đẩy ra ngoài hiên ngồi ngắm vườn. Cháu hay chọc, nói đùa ông, và ông cứ nằm đó cười không dứt, cười mà nước mắt chảy giàn dụa. Cháu không biết là do cười nhiều mà ông chảy nước mắt, hay là miệng ông cười, nhưng khóc vì bất lực, khi ông không thể nói đùa lại với cháu. Việc nói với ông rất khó khăn, chỉ vài câu rất ngắn thôi. Đôi lúc, có tiếng kèn trống đám ma đi ngang qua đường cái, lại thấy ông lẩm bẩm: "Đám ma đấy!". Cháu nghe, thấy sợ lắm. Đôi lúc cháu tự hỏi, không biết những ngày cuối cùng nằm một chỗ ở căn phòng ấy, ông nghĩ gì?
    .................

    Sáng nay, bất chợt gặp hình ảnh một cụ già dắt xe qua đường, tự nhiên cháu lại nhớ đến ông. Ông cũng sẽ lúng túng, cũng sẽ bước ngập ngừng như cụ già này - giữa dòng xe cộ ngổn ngang, hung hãn... Cảm giác của cháu hôm nay giống như cảm giác của một trưa nào đó, bất chợt ngửi thấy mùi hoa ngọc lan, lại nhớ đến ông và cây ngọc lan ông trồng...
    ................

    Đã có quá nhiều biến động kể từ sự ra đi của ông! Cháu cũng đã khác xưa nhiều lắm, mặc dù cái bản tính ngố và vô tâm đôi khi vẫn còn nguyên đó. Cháu đã gặp nhiều chuyện mệt mỏi và buồn phiền hơn, nhưng cũng qua đó mà thấy mình thêm chút trầm và mạnh mẽ, không còn quá yếu ớt như xưa nữa...

    Hôm nay cháu về với ông...!!!
  8. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Ngôi nhà thứ 4
    (Lâu lâu rồi mới có thời gian viết tiếp)


    Là căn phòng tập thể đôi của trường bố, nhà mái ngói cấp 4. Khu tập thể đối diện trường, nên hồi chị lên lớp 10, đi học tiện lắm. Trống đánh vào lớp, chị xách cặp là bước tới cổng trường. Khu tập thể cũng chỉ cách nhà bà nội khoảng 1km, cách nhà bà ngoại khoảng 500m. Tôi ở ngôi nhà này từ giữa lớp 6 đến hết lớp 8

    Đang ở với bà ngoại, bị chuyển hẳn ra nhà tập thể ở với bố mẹ, 3 bà cháu buồn. Hai chị em tôi thì thậm chí còn bị xì-trét, vì hiểu rằng ở với bố mẹ thì áp lực như thế nào. Bố mẹ tôi rất khó tính. Ngoài việc học và phụ mẹ nấu ăn hàng ngày, 2 chị em không được phép đi chơi, cũng ko được phép có bất kỳ người bạn nào – trừ những khi đến lớp

    Gian ngoài cùng là phòng khách được ngăn cách với giường ngủ của bố mẹ bằng tấm ri-đô, gian bên cạnh là giường của chị em tôi, cũng đồng thời là nơi để đủ thứ trên đời

    Khu tập thể ấy rất rộng, trồng toàn nhãn, nhãn bao quanh khoảng sân dài vô tận, lá nhãn rụng ken đặc lối đi, thế nên hàng ngày, học sinh trong trường phải vào khu tập thể của tôi quét dọn. Các anh chị ấy đùa: “Sau 1000 năm nữa, nơi này sẽ trở thành một mỏ than khổng lồ!”. Biết là họ có ý chê chị em tôi lười ko chịu quét dọn, nhưng tôi mặc kệ! Bố đâu có bắt chị em tôi làm

    Vì rộng, cây cối cỏ dại mọc hoang, nên nhiều rắn lắm. Có lần, quét dọn chỗ để rơm rạ trong bếp, cả nhà tôi tá hỏa khi tìm thấy 1 chục trứng rắn, 5 quả hơi dài, 5 quả tròn hơn một chút, rõ là của hai loài rắn khác nhau, tôi cứ nằng nặc đòi luộc lên ăn, vì nhìn xinh thế, ăn chắc ngon (tất nhiên là mẹ tôi ko đồng ý). Lần khác, tôi nhìn thấy một con rắn hổ mang nằm phơi nắng ở đầu hiên. Thêm một lần trong cái bể nước bỏ không, tôi nhìn thấy 1 con rắn bé tý. Và lần nữa, là con rắn to đùng nấp cạnh gốc nhãn. Tôi không dám cầm vào rắn, nhưng cũng không sợ rắn, nên cứ nhìn thấy thì chạy về gọi người lớn. Nhà không có ai thì tôi tự lấy xà beng ra chẹt cổ (chả bù cho chị tôi, thấy rắn, mặt tái mét, chạy về nói không ra hơi). Tuy nhiên, chả lần nào tôi chẹt trúng. Chỉ duy nhất một lần, có 1 con rắn to bằng cổ tay bị tôi ném trúng nửa hòn gạch, máu tuôn xối xả, nhưng nó vẫn kịp thời chạy thoát

    Cùng khu tập thể với gia đình tôi, là các chú giáo viên dạy Toán, Lý và Hóa. Toàn là các chú trẻ, vui tính, mới về trường nhưng có tài, dạy rất giỏi. Tôi thường chạy sang phòng các chú chơi, trò mà các chú sợ tôi nhất là đang ngồi soạn giáo án, bị tôi chạy ào vào, lao đầu, dùng trán đâm sầm vào lưng, nên tôi hay bị gọi là “Trán dô”. Nhưng tôi hay bị các chú gọi là “Còi” hơn (chê tôi còi cọc ấy mà). Sau này lên cấp 3, đôi khi trong giờ học, các chú vẫn nhầm lẫn, gọi tôi là “Còi” thay vì gọi tên

    Chú N Xê-kô dạy Hóa là chú tôi quý nhất, chú vui tính và hay trêu chị em tôi. Chú T dạy Toán già dặn và chững chạc hơn. Chú Đ dạy Lý thì tôi ghét vì hay chọc tức tôi. Chú HA (cũng) dạy Lý thì dạy chị em tôi đánh đàn Organ, chị em tôi thích lắm. Học được vài buổi thì bố cấm, chắc sợ chị em tôi đã theo gen văn rồi mà còn thêm "đàn ca sáo nhị" nữa thì khổ (nói chung là tôi không đồng ý với tư tưởng này của bố). Tiếp nữa là chú N “hâm” dạy Lý, rất hay triết lý, vốn nổi tiếng với câu nói bất hủ (trong 1 lần tham quan hang Đầu Gỗ - Hạ Long): “Bên phải chúng ta là đá, bên trái chúng ta là đá, đằng trước chúng ta là đá, đằng sau chúng ta là đá, trên đầu chúng ta là đá, mà dưới chân của chúng ta cũng là đá. Tóm lại là gì? Tóm lại, là xung quanh chúng ta toàn là đá!”:))

    Quay trở lại ngôi nhà ở khu tập thể. Cạnh nhà là một cây gạo cổ thụ, 3 người ôm không xuể, rễ nổi ngoằn nghèo. Mùa hoa, các anh chị học sinh lại nhặt hoa gạo, kết lên mái ngói nhà tôi. Tường trước cửa nhà cũng được họ đóng đinh để kết hoa, rất đẹp. Hết mùa, hoa gạo thành bông, những trái khô đen, bên trong chứa đầy bông trắng cứ rơi lộp bộp xuống mái nhà. Tôi thích gỡ bông đưa lên miệng thổi, để nhìn khóm bông bay theo gió. Người ta đồn rằng cây gạo cổ thụ này nhiều ma lắm, nhưng tôi chưa bao giờ gặp, tôi cũng không sợ cây gạo ấy, mà thấy nó thật thân quen. Tôi toàn chui vào gốc gạo ngồi chơi

    Thời gian ở nhà tập thể, tôi ấn tượng nhất là những con mèo. Tính ra gia đình tôi ở tập thể khoảng hơn 2 năm, mà nuôi tới 10 con mèo, cứ con này chết lại mua con mới. Trước mặt khu tập thể là một cánh đồng mênh mang bát ngát. Ở đó, người ta đánh bả chuột nhiều, nên mèo nhà tôi hay bị chết oan vì ăn phải chuột độc. Mỗi lần có 1 con mèo chết, tôi lại nước mắt ngắn dài mang ra góc vườn chôn, cắm vài nén hương, đến bữa trộn cơm, để bên cạnh. Có một con mèo tôi thấy thương nhất, đó là con mèo mướp rất khôn, đẻ đc 3 con rất xinh. Chưa đầy tháng thì mèo mẹ chết. Hình như nó biết là nó ăn phải chuột độc, nên ko về cho con bú nữa. Đêm ấy nó gào rất to chỗ bờ mương, hôm sau mẹ con tôi đi tìm mãi mà ko thấy xác nó đâu. 3 con mèo con bé tý tôi để trong bếp, có ủ giẻ đàng hoàng, cho uống sữa; nhưng hồi ấy chắc chưa biết cách nuôi nên cả 3 đều bị chết hết. Nghĩ lại tôi vẫn thấy thương và ân hận. Đáng lẽ 3 con mèo con sẽ ko chết nếu tôi biết cách chăm sóc. Vì sau này, tôi được bạn cho 1 con mèo mướp 3 tuần tuổi, đi chưa vững, còn nhỏ hơn 3 con mèo con kia, nhưng tôi biết cách chăm, cho uống sữa, ăn cháo và ủ ấm, nên nó lớn nhanh như thổi, nghịch và láo toét lắm! :x

    Đất bỏ hoang nhiều, mẹ trồng một khoảnh rau ngót nhỏ, cạnh đó, tôi trồng đủ các loại hoa: mào gà, thược dược, cúc, hồng, tóc tiên, cả vài cây ngô nữa... Nhưng hình như tôi không có tay làm vườn, cây chết hết. Ừ, sống sao nổi, cứ trồng được vài ngày, tôi lại nhổ cả cây lên xem rễ của nó đã dài thêm được tẹo nào chưa, rồi lại trồng lại. Duy chỉ có cây hoa Mười Giờ, mặc dù bị tôi bới lên bới xuống, nhưng nó vẫn mọc thành một khóm xanh tốt, cứ giữa trưa là lại nở hoa đỏ rực cả khoảnh vườn trước nhà

    Gia đình tôi thời gian này có nhiều thay đổi tích cực. Bố mẹ tôi quyết định về lại nhà ông bà nội, xây nhà mới ngay trên đất vườn nhà ông bà. Tôi chuyển đến ngôi nhà thứ 5 khi vừa nghỉ hè lớp 8!
  9. conronggia

    conronggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Lúa vụ này cũng rất tốt như vụ vừa rồi
    Dấn quê ta lại có niềm vui lớn rồi
  10. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Lần này chắc chắn cháu sẽ về đúng mùa gặt, không để lỡ như vụ trước nữa [r23)]
    ...................................

    Ngôi nhà thứ 5 (nhà mới xây)
    (Tranh thủ viết, từ tuần sau bị cai nghiện mạng rồi)

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tôi bắt đầu sống ở ngôi nhà mới này khi vừa hết lớp 8. Ngôi nhà mới thuộc phần vườn của ông bà. Phải nói địa thế của nó rất đẹp. Ngôi nhà hướng thẳng ra con sông nhỏ, bên kia con sông là đường cái. Cạnh đường cái là sân vận động của xã. Đi lại thuận tiện, mỗi lần tôi về quê, xe dừng lại ở đường cái, đi 20m qua con đường cắt ngang sông là tôi bước vào nhà

    Nhà do bác anh trai mẹ thiết kế, đẹp và hiện đại nhất ở quê thời bấy giờ. Nhà ống nên lúc nào cũng sáng sủa và lộng gió, toilet và bếp ở luôn trong nhà, chị em tôi mỗi người được có một phòng riêng. Nói là hiện đại, vì ngày ấy, ở quê người ta vẫn nấu ăn bếp rạ, và nhà vệ sinh thì thường ở góc vườn

    Bên trái là cây hồng trứng. Ngày tôi còn bé, cây hồng trứng này to lắm, chiếm gần hết nửa vườn nhà bà nội. Hồi đó, chị em tôi toàn trèo lên cây, buổi trưa trốn ngủ ra chơi trò chơi ở đó. Xây nhà, bố tôi chặt bớt đi, chỉ để lại một khóm nhỏ, đủ để khiến ngôi nhà trở nên thơ mộng hơn. Trước nhà, chung với ngõ nhà bà nội là khóm dạ hương thơm lừng. Mùa hoa, bố tôi phải chặt bớt, vì nó nở nhiều quá, đậm đặc cả xóm. Trước ngõ là hàng si dài che mát, rễ si rủ từng chùm xuống sông, bên hông nhà là những cây hoa sữa, thơm sặc sụa (có lẽ chính vì ấn tượng bởi mùi hoa sữa đậm đặc ở ngôi nhà này, nên lên HN, tôi bớt đi cái hứng thú với hoa sữa HN chăng?)

    Nhà tôi nối với nhà bà nội bằng 1 cái cổng nhỏ bên hông nhà. Một lần, tôi chạy và bị ngã ở đúng cái cổng đó, mảnh sành của chiếc bát đang cầm cắm ngập bàn tay, tôi phải khâu 4 mũi, không ảnh hưởng gì cả, nhưng nhìn nó cứ bị gượng. Ai ko biết, nhìn tôi làm gì, cũng bảo bố mẹ ko bao giờ bắt làm hay sao mà tay trông ngượng nghịu thế?

    Tôi ở ngôi nhà này từ khi lên lớp 9 cho đến khi vào đại học. Đây cũng là giai đoạn mà chị em tôi bị sức ép nhiều nhất, khi bị mọi ánh mắt của mọi người đổ dồn. Lúc nào cũng phải gồng mình lên học hành, tỏ ra kiêu hãnh, lạnh lùng và tự tin, nhưng thật ra rất áp lực, không được sống đúng với bản chất. Các hoạt động, bao giờ tôi cũng phải trở thành người đi đầu (cái này tôi khác hẳn chị, chị tôi không bao giờ tham gia vào bất cứ hoạt động nào). Túm lại là chị em tôi luôn phải gồng mình lên để cái gì cũng là “nhất” – như kỳ vọng của bố mẹ. Bố mẹ thì còn cấm đoán 2 chị em tôi ác hơn trước, ra ngõ cũng bị đuổi vào nhà. Dư âm của tính “giữ con” cho đến tận sau này vẫn còn. Có lần, bạn tôi (sau này là người yêu) đến chơi, tôi tiếp bạn ở phòng khách, mẹ tôi đem hẳn cái máy xay sinh tố ra xay xè xè trước mặt 2 đứa, mặt lạnh te=)). Mà hồi ấy là tôi đã tốt nghiệp đại học chứ bé bỏng gì. Sau này bạn tôi còn kể lại và cười mãi

    Tôi thích nhất là phòng riêng của mình và sân thượng. Bố tôi vẫn nhận xét phòng tôi thuộc dạng “Chuột chạy qua, sợ quá, giơ 4 chân lên chết”, ý là chê tôi ăn ở lôi thôi. Nhưng nhìn đi nhìn lại, đồ của tôi có là mấy? Mỗi cái bàn học, giường ngủ, tủ quần áo, sách vở với cái gương nhỏ. Còn lại toàn đồ linh tinh người ta cho biếu, mẹ nhét hết vào. Nhà có đồ gì thừa, cũng phòng tôi mà nhét, hỏi sao ko chật chội, trong khi nó vốn đã chẳng rộng rãi gì

    Sân thượng là nơi tôi yêu mến. Nhà tôi cao, nên đứng ở sân thượng, tôi có thể bao quát được toàn bộ làng mạc, đồng ruộng xung quanh mình. Kia là huyện, đây là các xã bên cạnh, xa xa sau lưng tôi là cánh đồng lúa mải miết chạy dài. Tôi thích đứng ngắm mặt trời lặn đỏ ối buổi chiều tà. Tôi thích nằm ngửa mà ngắm trăng những đêm rằm. Tôi cũng thích cả việc đón ánh bình minh, khi mặt trời mới đầu chỉ là quầng đỏ, dần hiện lên chói chang, và hiện hữu qua độ rát của da thịt... Có lẽ chẳng thể nào đếm được những lần tôi nằm ngủ trên sân thượng, dưới bầu trời đêm yên bình, xung quanh là dòng sông nhỏ và đồng ruộng, ếch nhái, dế mèn kêu râm ran… Những khoảnh khắc ấy, bây giờ tôi không bao giờ có thể tìm lại được nữa

    Giai đoạn sống ở ngôi nhà này, cho đến lúc mất đi, có thể nói, mẹ tôi có tất cả! Điều đó an ủi tôi! Từ khi mẹ mất, tôi không còn coi đó là nhà-của-mình nữa...

    Ngay từ những ngày tháng đầu tiên sống ở ngôi nhà này, tôi đã có những giấc mơ trùng lặp (sau này, học chuyên ngành văn, có 1 chuyên đề nói về các motip giấc mơ, tôi được biết người ta gọi tên nó là “giấc mơ xảy lặp có chức năng dự báo”). Tôi mơ nhà tôi bị sét đánh tan hoang; tôi mơ nhà tôi tự nhiên thành nhà không, bỏ trống, nền nhà ngập đầy gạch ngói vỡ… Những giấc mơ có khác nhau, nhưng lần nào tôi cũng thấy mình đứng trước ngôi nhà, bàng hoàng và ngơ ngác, những hạt mưa lạnh buốt thấm vào da… Tôi cứ đứng như thế trước ngôi nhà của mình, thấy xa lạ và lòng trống rỗng...

    Trong ký ức, tôi gọi đó là “ngôi nhà ánh sáng”, quả đúng là ngày xưa, nó tràn ngập ánh sáng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nói “trong ký ức”, vì sau khi mẹ mất – với tôi, ngôi nhà trở nên xa lạ lắm. Đọng nhiều kỷ niệm, đánh dấu thời kỳ “vang bóng một thời” của gia đình, nhưng chẳng còn chút thân quen nào níu tôi quay trở lại ngôi nhà này nữa...
    .........................

    P/s: À, còn có một kỷ niệm vừa buồn cười, vừa đáng sợ về ngôi nhà này, đó là tôi đã đè chết một con mèo mới mua. Một lần mẹ tôi mua 1 con mèo tam thể rất xinh, khá to và rất ngoan. Đêm tôi hí hửng bế nó ngủ cùng, rõ ràng tôi cho nó nằm lên bụng mình, thế mà sáng ra lại thấy nó nằm ở dưới lưng... Thôi, ko kể tiếp nữa :((:((:((. Nhà tôi nuôi nhiều mèo, trong đó có 2 con mèo cực thông minh là Mèo Đen khoang Trắng và Mèo Mướp, nhưng thôi, tôi sẽ kể về những con vật nuôi của gia đình vào một lúc khác

Chia sẻ trang này