1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc nhỏ về từ ngữ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dot223, 23/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.338
    Đã được thích:
    6.783
    Tôi thắc mắc mấy chữ:
    tự kỷ: là gì? CÓ phải là tự ghét mình?
    con chiên: từ này ở đâu ra, có dính dáng gì đến le chien (con chó)?
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tự: Mình, chính mình. Kỷ: bản thân mình.
    ->Tự kỷ là tự nơi mình, tự mình lam lấy.
    Như câu : Tự kỷ ám thị là tự mình bảo cho mình biết chứ không phải la người khác nói cho mình biết.
    Ám: ngầm. Thị: bảo cho biết.
    Ám thị là bảo cho biết một cách ngấm ngầm.
    Con chiên (lambs) là con cừu, chiên ở đây là âm cổ là con cừu.
    Và vì sao lại gọi các tín đồ của thiên chúa giáo la con chiên ( tức con cừu) thì mình cũng không rõ lắm.
    Ngày trước mình có đọc một số tài liệu về thiên chúa giáo thì có họ nói rằng. Cái này ảnh hưởng của Đạo Do Thái. Và lịch sử của Đạo Do Thái thì Đạo Do Thái do Abraham sáng lập khoảng năm 2000 TCN. Theo Cựu Ước, dòng họ Abraham là những người chăn cừu chuyên nghiệp cha truyền con nối. Và vũ khí của những người chăn cừu là cây gậy dài có đóng đinh ở đầu. Họ sống đơi sống du mục ở sa mạc, ngủ trong hang đá.
    Sau này thì 3 đạo thờ chúa đều chịu ảnh hưởng của Đạo Do Thái, các vị lãnh đạo tôn giáo trong 3 đạo này thường ví tín đồ của họ như những con chiên(hay con cừu) . Họ thường giết dê hay cừu để làm vật hy sinh tế thờ Thiên Chúa. Sau này, những người Ki Tô Giáo coi Chúa Jesus như một vị hy sinh mạng sống để chuộc tội nhân loại nên ví ngài như một con Chiên của Đức Chúa Trời (The Lamb of God) hoặc gọi ngài là đấng Chăn chiên lành (The Good Shepherd).
    Huyền thoại giáng sinh của Jesus cũng là một cảnh sống của dân du mục: Máng cỏ hang lừa, ngôi sao lạ, Jesus sinh ra giữa đêm đông lạnh lẽo được bò lừa kéo đến hà hơi sưởi ấm... Các giám mục hồng y và giáo hoàng mỗi khi làm lễ thường mang một cây gậy mạ vàng tượng trưng cho cây gậy chăn cừu của dân du mục Do Thái thời xưa. Các danh từ giám mục, linh mục hay mục sư đều có ngụ ý "chăn dắt" con chiên. Mối tương quan giữa các tu sĩ lãnh đạo và đám giáo dân là mối tương quan giữa những ông chủ và bầy súc vật vừa non nớt vừa ngu dại như bầy cừu non (chiên).
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua em có xem một chương trình ca nhạc trên kênh VTV4, chương trình hướng tới 1000 Thăng Long mà thằng cha nào thiết kế cái phong màn đằng sau dám để chình ình dòng chữ.... em nhớ không rõ hình như là "Nét đẹp Tràng An" thì phải...
    Mịa nó... bác nào giải thích giùm em làm thế là đúng hay là sai bác nhỉ....
    honghoavi
  4. Le_Plus_Beau_new

    Le_Plus_Beau_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    2.612
    Đã được thích:
    0
    Em lại xin thắc mắc thêm một từ nữa ạ:
    luyên thuyên / huyên thuyên / liên thiên
    Từ nào đúng ? Gốc gác của nó là từ đâu ra ạ ?
  5. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Về nguồn gốc thì em không rõ, nhưng theo em thì trong 3 từ trên đây, huyên thuyên là từ chuẩn. Huyên thuyên (huyên tha huyên thuyên) có thể hiểu theo nghĩa tràng giang đại hải, hay liên chi hồ điệp, tức là nói lan man, dông dài.
    Tuy nhiên, em lại thấy mọi người hay dùng từ này theo nghĩa là (đồ) bép xép, hay (nói) linh tinh, phát ngôn bừa bãi. Không hiểu đây là do dùng từ không chính xác hay là tại từ này còn có thêm nghĩa mở rộng như vậy.
    Ngoài ra, đây đó cũng vẫn còn người sử dụng từ luyên thuyên, hay nói láy thành luyên tha luyên thuyên, có lẽ là do nhầm lẫn, sau thành thói quen khó bỏ.
    Mong được các cao thủ chỉ giáo thêm cho rõ.
  6. ludovic

    ludovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    theo mình, không thể đánh đồng hai cái vàng vàng được vì nghĩa của liên chi hồ điệp là "liên tục, mãi không thôi", theo kiểu "nói như súng liên thanh" í.
  7. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu từ "vào cầu" (khi nói về làn ăn phát đạt) bắt nguồn từ đâu?
    Cầu ở đây là "cái cầu" (bridge) hay là "cầu xe ô tô" (cài cầu dẫn động 4 bánh-4WD)?
  8. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    cậu thật la? vui tính
    CẦU: Tìm, xin, mong.
  9. ksktmlt

    ksktmlt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.598
    Đã được thích:
    0
    Xin cho hỏi nghĩa của từ "hoặc" và của từ "hay" khác nhau thế nào? Mong được các bạn chỉ dẫn.
    Được ksktmlt sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 25/10/2006
  10. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Hay chính là phép hợp (còn gọi là phép hội) trong toán học còn hoặc chính là phép hợp loại trừ, tức là phép hợp trừ đi phép giao.

Chia sẻ trang này