1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Trân châu cảng" hay "Chân châu cảng"?...

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi hoangtung00, 15/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtung00

    hoangtung00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    1. Trận "Chân châu cảng" nổi tiếng bị viết nhầm thành "Trân châu cảng". Đây không đơn thuần chỉ là sai chính tả.
    - "Chân châu" = Ngọc trai (chữ "chân" trong "chân lý") khác "Trân châu" = Ngọc hiếm (chữ "trân" trong "trân quý")
    - Tên tiếng Anh = Pearl Harbor (Vịnh ngọc trai)

    2. Chàng William ở nước Anh (sắp kết hôn) là cháu của Nữ hoàng Elizabeth. Vậy thì chàng phải là "Hoàng tôn" chứ, sao lại là "Hoàng tử"? (dù tiếng Anh vẫn là "Prince"). Cũng giống như "Queen" vậy:
    - Là vợ vua = "Hoàng hậu"
    - Là vua = "Nữ hoàng"

    3. Ba chữ Hán trên cổng đền Quan Thánh (đọc từ phải sang trái) là "Chân vũ quan" chứ không phải "Trấn vũ quán".
    - "Chân" (trong "chân lý") khác "Trấn" (trong "trấn áp")
    - "Quan" (trong "quan sát") khác "Quán" (trong "hội quán")

    ...

    Đơn giản vậy thôi, thế mà báo chí vẫn cứ nhầm :((
  2. tietcanhde

    tietcanhde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Cơ khổ dốt hay nói chữ! Trân châu!!! Họ nhà "trân" (quý) nhiều lắm: trân châu, trân bảo, trân châu kê, trân dị, trân quái, trân tích, trân trọng, trân vị, trân vật...
    Các chú có thể tra trong mọi từ điển.
  3. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Chào các vị,

    Quả thật là đọc chủ đề này, tôi cũng bất ngờ, vì trước đến giờ tôi vẫn chỉ biết đến Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), hoặc "trân châu", chứ chưa hề nghe thấy "chân châu" bao giờ!
    Nghĩ mình có thể chưa biết, bèn làm 1 phát google, thì chẳng có từ "chân châu" nào!
    Tìm một lát thì có từ " ngọc trai" theo tiếng Hán Việt là "trân châu", như hình trích dưới đây:

    [​IMG]

    Tôi nghĩ "chân châu" là do PV viết sai chính tả (kiểu như "bánh trưng" có lần viết trên biểu ngữ của 1 lễ hội trước đây, làm rùm beng trên mạng 1 thời gian).
    Chủ thớt có gì cho anh em thấy "Chân châu" là "Ngọc trai" không? Cho xin để sáng mắt thịt này.

    Trân trọng.

    AZ.
  4. beyengiang

    beyengiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2008
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng gặp những ông dở hơi cũng hay! Tên chùa Trấn Vũ đã đi vào lịch sử đến đứa trẻ cũng biết. Tiện thể tôi post xem cái này (xin lỗi, cháu tôi lớp 6 cũng biết).
    Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh.
    Cứ như ba chữ tạc trên nóc cổng ra vào thì đây là Trấn Vũ Quán. Thực ra cái tên Đền Quán Thánh này mới có . Trước kia tên gọi chính là Trấn Vũ Quán, và dân chúng gọi nôm na là Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương Bắc).
    Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng diện mạo đã được tu sửa vào năm 1838. Kiến trúc đền thuộc loại đẹp. Các mảng chạm, khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao. Bố cục không gian rất thoáng và hài hòa. Hồ Tây trước mặt tạo cho đền luôn có không khí mát mẻ quanh năm.
    Trong đền có bức tượng đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một người ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Đó là một Đạo Sĩ. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ.
    Nằm trên góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh (trông ra Hồ Tây), đền Quan Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - thần trấn cửa Bắc thành Thăng Long. Sách xưa kể lại, đền có từ thời Cao Biền (thế kỷ thứ IX) ở phía nam sông Tô. Sau Lý Thái Tổ dời đô (1010), mở rộng thành cũ đã dời đền về Tây Bắc thành (tức vị trí hiện nay). Trải qua các triều đại, đền Quan Thánh đã được tu sửa nhiều lần song về cơ bản không có nhiều thay đổi và được đánh giá là một quần thể kiến trúc đẹp. Ngay trước cổng đền là 4 cột trụ cao xây theo lối cũ. Cổng tam quan được xây trên những tấm đá lớn, trên có gác chuông với quả chuông cao tới 1,5 m - niên đại Đinh Tỵ, đời Lê Hy Tôn. Hai bên cửa phía trong đền có chữ Tẫn nhập, Huyền xuất (vào cửa Tẫn ra cửa Huyền). Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chữ lấy trong sách Đạo đức kinh: Huyền Tẫn chi môn thi vị thiên địa (cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất).
    Qua cổng là sân rộng, trong sân có bể cá vàng và núi non bộ. Đền có hai lớp: lớp ngoài là nhà đại bái cao ráo, nguy nga với cột xà, cửa võng đều sơn son thếp vàng. Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ bạc của vua Thiệu Trị ban, trên có khắc bài thơ của chính ông, và một khánh đồng do một đại đô đốc thời Tây Sơn cung tiến, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1795). Trong nội cung đáng chú ý nhất là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen cao 3,72m, nặng 4 tấn, tay trái bắt quyết, tay phải cầm gương có rắn quấn chống lên lưng rùa (rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho sự trường tồn). Với những nét tạc tinh xảo, điệu nghệ, pho tượng được nhắc đến như một công trình nghệ thuật phản ánh kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật tạc tượng điêu luyện của ông cha ta thế kỷ 17. Ngoài ra, hậu cung còn tượng bốn vị nguyên soái khác cũng được thờ tự. Tương truyền, thánh Huyền Thiên có 36 nguyên soái giúp việc trừ tà ma yêu quái. Song hiện ở đền chỉ đắp tượng trưng 4 vị. Đặc biệt, bên sát tường phía nam nhà bái đường có một pho tượng ngồi trong khám. Nhiều người bảo đó là tượng Trùm Trọng, một ông trùm phường đúc đồng Ngũ Xá đã đúc pho tượng thánh Trấn Vũ. Sau khi ông trùm qua đời, các học trò đúc tượng thầy đặt vào quán thờ. Tuy nhiên, theo hai bộ sách Trấn Vũ Quán Lục ghi chép về sự tích cũng như vẽ lại toàn bộ các tượng và đồ tế khí trong đền (soạn đời Tự Đức thứ 7 - năm 1847) do vị trụ trì Đạo Thông biên soạn thì không thấy nói có tượng Trùm Trọng(?).
    Bên cạnh những cổ vật trên, trong đền còn có nhiều bia nói về việc trùng tu sửa chữa đền. Cổ nhất là tấm bia có niên đại Vĩnh Trị thứ hai (1677) do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Ngô Sĩ Dương soạn, nói về việc sửa đền và đúc tượng. Tấm bia muộn nhất là bia có niên đại cuối Thành Thái thứ 5 (1894) do Kinh lược Hoàng Cao Khải soạn nói về đợt tu sửa lớn vào năm đó.
    Qua các hiện vật còn lưu giữ đến ngày nay, đền Quan Thánh được đánh giá là một di tích có giá trị cao về văn hóa nghệ thuật, từ các mảng chạm khắc trên những cấu kiện bằng gỗ cho đến những bức tượng được thờ tự trong đền. Với bố cục mặt bằng cũng như không gian hài hòa cân đối, nhất là cảnh quan thoáng đãng, có hồ Tây trước mặt tạo nên một vọng cảnh đẹp, đền Quan Thánh đã góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây, Hà Nội.
  5. bodoi9nam

    bodoi9nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2009
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Cô giáo ham đọc thể là tốt. Nói thêm vài điều thế này: Từ "trấn" nhiều nghĩa nhưng phổ biến là trấn thủ, trấn an, trấn giữ, trấn quốc, trấn áp...còn trong trường hợp này là canh gác chuyện mưa thuận gió hòa cho nhân dân.
    Trân châu cảng cũng là cái tên quá ư nổi danh không ai không biết. Tôi đi đây, chào bà con.
  6. hoangtung00

    hoangtung00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    > azazel: bác tham khảo thêm nhé
    "Trân Châu Cảng" 珍珠湾 (368.000 kết quả) http://www.google.com.vn/search?hl=zh-TW&source=hp&q=珍珠湾&btnG=Google 搜尋&aq=f&aqi=g-m1&aql=&oq=
    "Chân Châu Cảng" 真珠湾 (721.000 kết quả) http://www.google.com.vn/search?hl=zh-TW&q=真珠湾&btnG=搜尋&aq=f&aqi=g5&aql=&oq=
    Tra kỹ hơn thì em thấy Trung Quốc dùng "Trân", Nhật dùng "Chân". Chẳng biết thế nào, thôi dùng quen rồi thì cứ dùng vậy (hay là cái gì mình cũng theo Tàu?... :P).
    (Thực ra việc "dùng sai mãi thành quen" khá phổ biến. VD: "cứu cánh" = "mục đích cuối cùng", nhưng báo chí hiện nay lại đang dùng với nghĩa "cứu giúp, cứu vớt...")

    > beyengiang: cảm ơn bác về bài học lịch sử, nhưng em chỉ muốn nói đến 3 chữ Hán trên cổng chính http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:The_gate_(front_side)_of_Quan_Thanh_temple,_Hanoi,_Vietnam.jpg
    Tìm hiểu thêm thì thấy "Trấn Vũ (鎮武) là tên gọi tại VN của thần Chân Vũ (真武)..." http://vi.wikipedia.org/wiki/Trấn_Vũ
    Còn "Quan" 観 cũng đọc là "Quán" (VD: 観音 = Quan âm/Quán âm). Nhưng ở đây "Quán" với nghĩa là "Đạo quán", nên lại tra tiếp:
    "Đạo quán" 道館 (22.900.000 kết quả) http://www.google.com.vn/search?hl=zh-TW&q=道館&btnG=搜尋&aq=f&aqi=g2g-m8&aql=&oq=
    "Đạo quan/Đạo quán" 道観 (313.000 kết quả) http://www.google.com.vn/search?hl=zh-TW&q=道観&btnG=搜尋&aq=f&aqi=&aql=&oq=


    [:D] Tóm lại, em nghĩ đây đơn thuần là vấn đề về từ gốc Hán (chiếm số lượng khá lớn trong tiếng Việt). Mong các bác tiếp tục chỉ giáo!
  7. tietcanhde

    tietcanhde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Đừng nhầm với chân thực, chân chính và chân thành. Nửa thế kỷ trước, Cụ Đặng Thai Mai dịch và giới thiệu một bài viết của nhà văn Quách Mạt Nhược, Chủ tịch Hội nhà văn TQ, trong đó có nhăc đến Trân châu cảng, Tân hoa xã cùng dịch bài này sang tiếng Hán và ký tự như 368.000 kết quả trong google mà vì tôi không biết post chữ Tàu lên mạng nên phải nói thế.
    Chữ Quan thường gắn nhiều động từ: quan phương, quan sát, quan hoài, quan niệm, đôi khi có danh từ :quan âm, quan lại...còn chữ quán toàn danh từ: đồ thư quán (thư viện), quán quân...mà cha mẹ ông Phùng Quán chắc lấy nhủ danh từ này cho com trai tài trí.
  8. hangkhay08

    hangkhay08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Hay a! Tại hạ thấy chữ "quán" nhiều nghĩa song nghĩa đứng đầu xem ra oai nhất nên bác nhà văn có họ đó. Nghĩa thì còn nhiều nhưng chia làm 4 nhóm chính: 1- nhất (quán quân, nhất quán, quán thế, quán đạo, quán châu ...), 2- thói quen (tập quán, quán thông, quán tính, quán từ...). 3- nắm vững (quán triệt, quán tịch...). 4- địa điểm (quán xá, đồ thư quán, tửu quán, quán dịch...) còn chữ "quan" phức tạp hơnm nhiều. Kính!
  9. junchen

    junchen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Bác tự làm khổ mình với vốn tiếng Trung và Nhật nhưng lại quên mất tiếng Việt. Thưa bác Trân Châu Cảng -[SIZE=-1]珍珠港[/SIZE] ạ ( Tiếng Trung và Anh Việt cho nghĩa tương đương), Nhật dùng Chân chỉ vì họ rất có thể dùng sai chữ ( cũng giống người Việt dùng sai chữ Hán Việt nhiều lắm) Ví dụ Nữ Phòng trong tiếng Nhật là ' vợ' (wife-老婆-妻子) và còn nhiều từ khác nữa. Do vậy nếu dùng từ Hán Việt chỉ tên hoặc chỉ nghĩa nên căn cứ vào tiếng Trung.
    Còn Quan hay quán thì phụ thuộc vào bác hiểu nghĩa nó ở tiếng Việt thế nào, nhiều từ đồng âm nhưng khác chữ và cách viết trong tiếng Hán và Hán Việt mà

Chia sẻ trang này