1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý cơ học của VN đi trước thời đại ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 17/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.607
    Đã được thích:
    4.585
    Đã nhận lương nhà nước thì phải nhìn trước ngó sau, ăn coi nồi ngồi coi hướng, kẻo tháng sau không có lương mà lãnh đâu [r23)]. Nói như thế là quá chuẩn rồi còn gì, không bị người hiểu biết chê là ngu, cũng không bị các cụ đì. Cơ chế làm khoa học vẫn y xì như mấy chục năm về truớc, thì phong cách và kết quả làm việc vẫn như trước thôi.

    BTW, cũng phải tính đến cánh nhà báo có ít xít ra nhiều nữa.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tôi không hiểu những người tổ chức cuộc hội thảo kia có đủ tự trọng khi nhận những đồng lương của nhân dân đóng góp không? Cả hiệp hội to đùng mà phát biểu rằng không đủ chuyên môn để thẩm định một vấn đề bé xíu thế à? Thật đau lòng! Đó chính là câu trả lời đích thực nhất cho câu hỏi "Liệu khoa học VN có đi trước thời đại không?"
  3. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Vừa viết một vài comment trên Dantri nhưng không thấy được đăng :-)
  4. SSX100

    SSX100 Guest

    Không ổn, những vấn đề cũ như thế này đáng lẽ phải giải quyết dứt điểm từ cấp dưới. Để nó thẩm thấu vào những chỗ mang danh nhà nước rất lắm chuyện. Như bạn hiền đã có ý phân tích từ các trang trước là đúng, vấn đề là tại sao không ai chịu nói cho bác ta hiểu rằng bác ấy dù rất nhiệt tình nhưng đã thiếu cơ bản, đã sai ngay từ mô hình thí nghiệm...

    Từ chỗ lọt vào những nơi tôn nghiêm, đến chỗ đưa sai lầm vào thực tế sẽ không còn xa. Ví dụ như bài của bác FairyDream: đã nhắc đến chuyện tiết kiệm 20% nguyên liệu!!!??? Quá nguy hiểm nhưng lại cũng rất hấp dẫn, 20% của công trình 100 tỷ là 20 tỷ, rất lớn đấy chứ.
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.607
    Đã được thích:
    4.585

    Nếu "đề tài" được nộp vào từ cấp dưới thì đã bị sổ toẹt rồi, đâu có những tình tiết bi hài như vầy.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hì hì một phần dự đoán của tớ đã thành sự thật rồi này. Đón xem các báo khác nhé các bác.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Mình cũng đã có comment như bạn này :(
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    TS Phạm Bích San là tiến sĩ về xã hội học, chính vì thế bản thân có không đủ khả năng thẩm định một vấn đề vật lý là chuyện hiển nhiên. Thế như tuyên bố là "chúng tôi" thì thật là bi hài kịch cho Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (trong đó có hội vật lý). Chờ xem tiếp sự thể thế nào.
  8. KingRosea

    KingRosea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Khoa học Việt Nam lâu lắm mới có cơ hội để khẳng định với thế giới, cứ chờ xem :D
  9. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Bác Tô Giang mới cải chính với học sinh khối chuyên ĐH KHTN Hà Nội về việc này như sau: "Nói chung là PV có hỏi bác Giang nhưng do tính chất báo lá cải nên họ đã uốn theo một ý khác. Hiểu không đúng nên thông tin đưa ra làm thành một hướng sai lệch. Có một số thí nghiệm của bác Thường đúng nhưng theo một mục đích thí nghiệm và ý nghĩa khác. Đa số là do hiểu cái này thành cái nọ. Báo chí ca tụng lung tung và làm quan trọng hóa vấn đề. Thùng rỗng lại hay kêu to làm sai lạc lung tung." --> Như vậy sự việc tung hô của bác Thuờng là do các chuyên gia trồng cải nắn bóp mà lên...
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mình có gửi email cho GS Nguyễn Văn Tuấn nhờ ông đăng bài về vấn đề này vì Blog của ông có rất nhiều người yêu khoa học ghé thăm, ngay cả các báo cũng thường xuyên trích dẫn. Hi vọng bài viết trên blog của ông sẽ có tiếng nói tích cực phản biệt các bài viết đề cao nhố nhăng trên các báo vừa qua.

    Sáng nay trên blog có bài viết, và câu chuyện quả thật như nhiều bác trong topic đã đưa ra ở những dòng bôi đỏ.
    GS Tuấn cũng là dân ngoại đạo vật lý nên ông đã nhờ một số bạn bè đánh giá dùm.

    http://nguyenvantuan.net

    ------------
    “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới”: Khoa học dỏm và khoa học thật
    Cách đây khoảng 2 tháng, báo chí đưa tin có sức thu hút độc giả rất cao:Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới”. Một anh bạn bên Canada có viết một bài ngắn chỉ ra những sai lầm của tác giả “công trình” đó. Tưởng rằng câu chuyện đã đi vào lãng quên, nhưng nay báo chí lại đưa tin đó! Lần này, người ta còn tổ chức một hội thảo khoa học để thảo luận về đề tài tào lao đó. Thật khó tưởng tượng nổi giới khoa học có nhiều thì giờ để bàn về một câu chuyện mà nói theo tiếng Anh là anecdote như thế.

    Trong khoa học, thỉnh thoảng vẫn có những câu chuyện giật gân, nhưng câu chuyện “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới” ở Việt Nam thì vượt ra ngoài phạm vi giật gân. Những câu chuyện giật gân trong khoa học thường là những khám phá, phát hiện đi ngược lại quan điểm chính thống. Phần lớn những khám phá giật gân này thường sai sau khi qua thẩm định và tái thẩm định độc lập bởi cộng đồng khoa học. Chỉ có một số rất hiếm là đúng và mở đầu cho một cuộc cách mạng mới trong khoa học, dĩ nhiên là sau một thời gian dài được kiểm chứng. Khi một giả thuyết được kiểm định và chấp nhận, nó sẽ trở thành một paradigm (mô thức) mới – nói theo ngôn ngữ của Karl Popper. Nhưng đó là cách làm khoa học nghiêm chỉnh, hiểu theo nghĩa các kết quả phải được công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt. Còn câu chuyện hiện đang được lan truyền ở Việt Nam (vật lí cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới) thì không phải là khoa học, mà là pseudoscience – có lẽ tạm dịch là khoa học dỏm.

    Khoa học dỏm khác với khoa học thật ở nhiều điểm. Có thể kể ra vài đặc điểm chính như sau:
    • Thứ nhất, khoa học dỏm thường có xu hướng thờ ơ trước dữ liệu thật (hoặc chẳng làm thí nghiệm để thu thập dữ liệu) và cơ sở lập luận logic, mà chỉ tập trung vào niềm tin và ý chí.
    • Thứ hai, những “nghiên cứu” của khoa học dỏm lúc nào cũng mang tính rời rạc, chấp nối. Thông tin thì cắt xén một mớ hoặc dựa vào những tin đồn, hoặc dựa vào những tài liệu khoa học dỏm khác. Họ cũng chẳng thèm tốn công kiểm tra nguồn gốc và tính chính xác của tài liệu mà họ dùng.
    • Thứ ba, khoa học dỏm thường bắt đầu bằng một giả thiết cảm tính, hay một giả thuyết có thể làm hấp dẫn và kích động công chúng. Điển hình là những phát biểu mang tính tự hào dân tộc, như “ta đây là số 1 trên thế giới”.
    • Thứ tư, khoa học dỏm không quan tâm đến những tiêu chuẩn về chứng cứ. Đối với khoa học dỏm, người ta không muốn và ít khi nào đề cập đến những tài liệu khoa học xác thực trong các tập san khoa học chuyên môn. Khoa học dỏm không bao giờ trưng bày những bằng chứng khoa học với những tiêu chuẩn khắc khe để làm nền tảng cho những phát biểu của họ.
    • Thứ năm, khoa học dỏm chủ yếu nhắm vào công chúng không am hiểu khoa học. Vì nhắm vào công chúng nên khoa học dỏm thường đăng bài ở những tạp chí dành cho người không chuyên môn, và do đó, bài báo không có kiểm tra về phương pháp hay tính chính xác.
    Đối chiếu những “tiêu chuẩn” trên với “công trình khoa học” cho rằng vật lí cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới, chúng ta thấy “công trình” đó hội đủ nhiều điều kiện của một sản phẩm khoa học dỏm. Thật vậy, cái gọi là “công trình khoa học” đó chưa bao giờ được công bố trên một tập san khoa học nào cả, và chỉ một điều kiện này cũng đủ để nói rằng đó không phải là một sản phẩm của nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh. Thật ra, đối với các chuyên gia cơ học thì "công trình" đó có nhiều sai sót cơ bản, cho nên dù có gửi cho tập san khoa học nghiêm chỉnh thì chắc cũng chẳng bao giờ được bình duyệt, chứ chưa nói đến việc công bố.
    Điều kinh ngạc (hay quá khó tin) là những người mang danh khoa học lại tốn thì giờ và tiền bạc để thảo luận về một đề tài khoa học dỏm! Thật khó tin khi trong hội thảo đó có những người mang những chức danh giáo sư, có học vị tiến sĩ khen ngợi một “công trình” mà đã có chuyên gia chỉ ra những sai lầm cơ bản. Nếu họ là những chuyên gia thật sự thì công chúng và người “ngoại đạo” như tôi có lí do để đặt dấu hỏi về khả năng và nhận thức khoa học (chưa nói chuyên môn) của họ. Với đà làm việc và nhận thức của những nhà khoa học như thế thì nền khoa học Việt Nam sẽ còn rất gian nan để có thể hội nhập quốc tế.
    Làm khoa học mà mang tự hào dân tộc quá thì không nên. Chưa có đóng góp gì cho chuyên ngành mà đã vội vàng tuyên bố trên báo chí rằng ta đi trước thời đại, đi tiên phong trên thế giới thì quả là khôi hài. Không một nhà khoa học nào dám nói như thế, cho dù công trình của họ thật sự mang tính cách mạng. Hãy để cho cộng đồng khoa học -- chứ không phải báo chí -- đánh giá và phán xét. Những tuyên bố mang tính dân tộc chủ nghĩa dù hàm ý tự hào dân tộc, nhưng trong thực tế thì được nhìn như là một sự tự ti, hay nói theo tiếng Anh là inferiority complex. Mặc cảm tự ti vì sự yếu kém của mình nên phải đi tìm một cái gì đó (chẳng hạn như tự vỗ ngực mình đứng đầu thế giới, hay bằng cấp, thậm chí danh xưng) làm điểm tựa. Chỉ tiếc rằng điểm tựa như thế là dỏm và đóng góp thêm một câu chuyện hài hước -- thay vì đóng góp vào khoa học -- cho thế giới.

    NVT
    TB: Dưới đây là ý kiến của một giáo sư cơ học ở Hà Nội về công trình trên:

    Câu chuyện KS Nguyễn Văn Thường đã được biết đến từ lâu trong ngành Cơ học VN, và ngộ nhận “phát minh mới” của ông cho cơ học cổ diển đã bị bác bỏ. GS Nguyễn Văn Khang (ĐHBK HN) – hiện là một chủ trì đề tài của NAFOSTED – cũng là một trong những chuyên gia đã cho phản biện chi tíết cụ thể.

    Những “phát kiến động trời” gửi tới các cơ quan khoa học như trường hợp của ông Thường ở ta có nhiều và thường xuyên (ở nước ngòai cũng có). Điều lạ là trường hợp của ông được ưu ái hơn nhiều trường hợp khác: thi thỏang lại có văn bản từ cấp trên (kể từ Chính phủ và Quốc hội) yêu cầu các co quan khoa học tổ chức hội thảo xem xét phát minh của ông, và một vài trường hợp khác; Các GS Vật lý có tiếng như Nguyễn Hòang Phương và Nguyễn Văn Hiệu ngợi ca ông (?) VTV đã từng làm chương trình đình đám về ông; báo chí – nay mới nhất là 1 tờ báo điện tử nghiêm chỉnh như VNNet – đăng bài về phát kiến của ông.

    Nếu nhứng phát kiến đem đến được công nghệ và sản phẩm mới có giá trị thi trường, thì hãy vận động các cơ sở ứng dụng thực hiện và giá trị thực tế của nó sẽ được nhận thấy ngay. Như thần đèn Lũy chẳng hạn, phát kiến “dời nhà” của ông chẳng là mới với quốc tế, nhưng đó là việc khó không phải ai cũng làm được, và ông đã có những đóng góp thiết thực cu thể cho đời sống và xứng đáng được ngợi ca trên báo chí. Còn nếu là NCCB như của ông Thường – thì phải được viết bài gửi đăng và phản biện khách quan nghiêm túc ở các tạp chí khoa học chuyên ngành (thậm chí ngày nay có thể post thẳng lên Internet) để giới chuyên môn xem xét đánh giá và công nhận – đó là con đường mà mọi nhà khoa học phải đi, kể cả người đã được giải Nobel và Anhxtanh. Không có ai được là ngọai lệ.

    Một công trình khoa học chưa qua được con đường đó mà nói là “vượt lên trên thế giới” trên báo chí rõ ràng là lá cải và nhảm nhí.

    Tôi đã từng góp ý với lãnh đạo Viện Cơ là giải thích với ông Thường như vậy và cả với các cơ quan cấp trên khi họ gửi công văn đến cho trường hợp đó và cả các trường hợp khác, và bằng văn bản. Nhưng các lãnh đạo khoa học VN (kể cả Liên hiệp Hội KH&KT như vừa rồi) vẫn cứ tổ chức các hội thảo vừa mất thì giờ và tốn kém tiền bạc nhà nước. Có lẽ họ muốn lấy điểm “tầm quan trọng” và “thành tích” của mình với cấp trên ? Ở VN ta làm khoa học nhiều khi cứ như diễn kịch vậy.

    PĐC

    ====

Chia sẻ trang này