1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

giá nhà đất liệu có xuống không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi hama83, 19/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hama83

    hama83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    2.800
    Đã được thích:
    0
    (VnMedia) - Thị trường bất động sản sụt giảm không chỉ khiến các nhà đầu tư nao núng mà cả các ngân hàng cũng đang ngồi trên đống lửa bởi thời gian thu nợ đang cận kề.

    Theo báo cáo của NHNN, dư nợ cho vay BĐS chiếm trung bình khoảng 10% tổng dư nợ toàn hệ thống. Tính đến 31/12/ 2010, tổng dư nợ cho vay BĐS đạt 228.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 bị khống chế dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất đến 31/12/2011, tối đa là 16%.

    Như vậy, chỉ còn 1 tháng nữa là đến thời điểm các ngân hàng phải giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống mức 22% trên tổng dư nợ cho vay. Nhiều ngân hàng đang rốt ráo thu hồi các khoảng nợ và dừng cho vay, thậm chí cả với những khoảng vay nằm trong cam kết giải ngân. Điều này đang khiến cho người đi vay và chính các ngân hàng cũng gặp khó. Bởi, người vay tiền không bán được đất để trả nợ khiến giá bất động sản càng ngày càng tiếp tục sụt giảm mạnh. Còn ngân hàng đứng trước nguy cơ khó thu hồi nợ và khó cả phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
    Hơn một tháng nay, giới đầu tư bất động sản đã chứng khiến sự lao dốc giá đất nền. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản thì sở dĩ có hiện tượng thị trường mất tính thanh khoản là do nguồn tín dụng từ phía ngân hàng đang bị khóa. Người mua thì không có tiền mua vì không thể tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Còn người bán thì lại càng không bán được vì không có người mua.
    Ông Nguyễn Trọng Ký – Phó tổng giám đốc công ty Techcovina đưa ra lời giải thích, song hành với rủi ro của các nhà đầu tư trong đợt xuống giá mạnh của thị trường là các ngân hàng. Nếu thị trường bất động sản tiếp tục sụt giảm mất tính thanh khoản thì không chỉ nhà đầu tư mà ngân hàng cũng chịu thiệt thòi do không bán được tài sản thế chấp để thu tiền về.
    Đồng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi – chuyên gia kinh tế cho rằng, phần lớn rủi ro sẽ tiềm ẩn ở các ngân hàng nhỏ do dư nợ cho vay phi sản xuất thường ở mức cao 40-50%. Nay các ngân hàng này phải đưa trở về mức 22% trong 1 tháng nữa là điều không dễ. Một số ngân hàng chọn phương án chạy đua lãi suất để tăng lượng vốn huy động tiền gửi, với mục đích tăng cho vay sản xuất để cân bằng tỷ lệ với phi sản xuất nhưng xem ra khó khả thi.

    Anh Đào
  2. minh03092005

    minh03092005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    2.725
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi cái gọi là giá nhà đất xuống đó không đúng lắm về bản chất. Trc đây cò mồi,... làm cho giá đất, nhà tăng, nay họ đến hạn fải trả lãi ngân hàng mà hàng chưa bán được nên họ giảm giá (thực chất là họ giảm phần lợi nhuận mà họ đã từng muốn có mà thôi). Cái đó gọi làm giảm nhưng thực chất không phải vậy. Có lẽ nó chỉ là một hiện tượng làm cho giá nhà đất gần hơn với giá thực của nó thôi, nhưng nó sẽ vẫn luôn luôn cao. Nhà, đất chứ có phải mớ rau con cá ngoài chợ đâu.

    Giả dụ bạn đầu tư (vay ngân hàng, bạn bè...) mua một mảnh 10tr (giá thật), bạn hét giá 50tr để mong kiếm lời (40tr). Nhưng sắp đến hạn bạn fải trả ngân hàng mà bạn chưa bán được, nên thời điểm này bạn hạ giá mảnh đất đó xuống 40tr (tức là bạn chỉ muốn, hy vọng lãi 30tr thôi). Vowí người mua thì thấy giảm giá, nhưng bản chất của chữ 'giarm" đó chỉ là giảm lợi nhuận mong muốn của nhà đầu tư, làm cho giá mảnh đất đó gần với giá trị thực (10tr) của nó. Khi qua cơn bĩ cực, đến lúc ổn thì giá nó lại lên.

    Không biết tôi hiểu như vậy có đúng không?
  3. hama83

    hama83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    2.800
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế 24h
    Ngân hàng rút vốn, thị trường BĐS nguội lạnh

    Tác giả: Theo Pháp luật TPHCM
    Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước

    • Recomend
    • Thanks
    • +0
    Red

    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)




    So với chứng khoán thì bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn vì vốn đầu tư khá lớn với cả chủ dự án và nhà đầu tư.

    Ngày 30/6 là thời điểm cuối để các ngân hàng đưa dư nợ tín dụng phi sản xuất về mức 22%/tổng dư nợ. Sức ép của việc rút vốn này đang phơi bày mặt trái của kênh tài chính và bất động sản (BĐS).

    Bất động sản đồng loạt giảm giá

    Ở chứng khoán trong tháng 4 và 5, thị trường đã chịu áp lực giải chấp mạnh và bước đầu tạm thời ổn định. Nguyên nhân do các khoản cho vay đầu tư chứng khoán rất ngắn từ một đến ba tháng và tài sản thế chấp là cổ phiếu có tính thanh khoản nên khi ngân hàng siết đều thu hồi nợ nhanh.

    [​IMG]Còn lại sốc thật sự là bất động sản. Khi bị rút vốn lập tức thị trường nguội lạnh, các phân khúc nhà ở đồng loạt thay đổi chính sách, phải giảm giá dưới nhiều hình thức để bung hàng lấy tiền. Ở thị trường sơ cấp (chủ đầu tư bán hàng), một số dự án căn hộ cao cấp buộc phải đưa ra hàng loạt chiêu thức bán hàng lạ.

    Như trong tháng 6, Công ty BĐS Phát Đạt mở bán căn hộ The Everich 2, trong đó cho khách hàng thanh toán đến 49 đợt, hay Công ty Novaland bán căn hộ cao cấp Sunrise dưới hình thức cho thuê kèm quyền mua... Sự thật từ việc khát vốn được lộ ra trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I của một số doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn...

    Công ty Phát Đạt có tổng giá trị hàng tồn kho lên tới 3.300 tỉ đồng, số nợ khoảng 2.642 tỉ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1.414 tỉ đồng. Ở phân khúc trung bình (giá 10-18 triệu đồng/m2), thị trường gần như vắng bóng người mua. Thậm chí ở một số dự án đang triển khai có tình trạng khách hàng chấp nhận lỗ để bán lại căn hộ góp vốn. Riêng đất nền, người mua cũng chuyển hướng và có giao dịch ít.

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nhận định thị trường bất động sản lúc này khốc liệt đến mức là cuộc chiến tồn tại của doanh nghiệp địa ốc. Sắp tới còn khốc liệt Việc ngân hàng rút vốn phi sản xuất mới đi được nửa chặng đường mà lĩnh vực bất động sản và chứng khoán đã hụt hơi. Vì thế với chỉ tiêu rút tín dụng chứng khoán, bất động sản về mức 16%/tổng dư nợ vào 31/12/2011 đang dự báo hai thị trường này sẽ có thêm các đợt điều chỉnh nữa.

    Tổng giám đốc một công ty bất động sản ở khu nam TPHCM nói so với chứng khoán thì thị trường bất động sản sẽ suy thoái nặng hơn vì vốn đầu tư bất động sản khá lớn. Thực tế này hiện đang được báo trước khi tại nhiều dự án căn hộ, các nhà đầu tư thứ cấp (mua đi bán lại) đang tìm cách bán tháo hàng ra, thậm chí còn dự án ở khu nam Bình Chánh nhà đầu tư không dám nhận căn hộ và chấp nhận bán hóa giá vốn mua.

    Theo Pháp Luật TPHCM
  4. fym

    fym Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    9.317
    Đã được thích:
    6
    Chung cư với liền kề ở các khu đô thị thì tạm thời đóng băng thôi, chứ đất nền sổ đỏ ngon lành thì chẳng có chuyện giảm.
  5. TakeFive

    TakeFive Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Bài viết:
    1.241
    Đã được thích:
    18
    Giá nhà đất thì chắc chỉ có miền nam giảm mà thôi vì các bác miền nam buôn đất bằng tiền đi vay. Còn ngoài bắc, người bắc ăn chắc mặc bền toàn vác bao tải tiền đi mua đất, đất đóng băng thì các bác ý để đó thả gà chơi (tính ra thì có khi vẫn lãi hơn cho tiền vào gửi ngân hàng) :)
  6. fanX

    fanX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    8.687
    Đã được thích:
    0
    Không nhiều lắm đâu bác ạ:-"
  7. tinawu1987

    tinawu1987 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    các doanh nghiệp xd đói vốn sắp đi hết rồi bác ạ.
  8. billgatevn2

    billgatevn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    985
    Đã được thích:
    0
    Theo các bác thì thị trường BĐS sắp tới thế nào ?

Chia sẻ trang này