1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng cử viên thay thế mig-21 và su-22m4 nhà ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 05/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    ý của bác ấy là dùng DC , TL của Mỹ chứ không phải là chiếc dó Mỹ đẻ ra :P
  2. rainbowsix

    rainbowsix Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    8
    Em thì em nghĩ thế này, cho dù máy bay chiến đấu hiện đại có đi theo xu hướng đa năng, đa nhiệm, nhưng không thể mua máy bay đa năng về để kham tất cả các nhiệm vụ: tiêm kích phòng không, cường kích ném bom hay cường kích chống hạm. Và máy bay đa năng cũng có một mảng gọi là chủ lực. Su-30MK2V tuy đa năng nhưng không chiến không phải là ưu thế mạnh nhất, và Su-30MKI đánh biển cũng không phải là ưu thế mạnh nhất.

    Về ứng viên thay thế MiG-21, thì phải là loại có chiến thuật và phương thức sử dụng giống như MiG-21: nhanh, cơ động, linh hoạt trong không chiến, chi phí vận hành và bảo dưỡng rẻ. Kèm theo đó là tích hợp thêm khả năng chiến đấu khác (đối đất, đối hải). Và nãy giờ thì em muốn nhắc đến những loại tiêm kích 1 động cơ, mạnh về không chiến, chiến thuật tương tự như MiG-21.

    Thế nên trong số những con kể trên, thì em thấy Griphen và Mirage-2000 là có triển vọng cao trong số MBTK 1 động cơ. Còn mấy con 2 động cơ thì Su-35 là khả thi nhất.
  3. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Đếch biết cái đếch gì cũng bầy đặt phán bừa, 1 bên là nhái 1 bên được Nga chủ ý giúp nó khác nhau chứ [-X, hình như mèo càng ngày càng ngú hay sao í nhờ, đây là tiếp nối "huyền thoại" J-11 15 16 chứ có phải như thời "hữu nghị" Mig 21 - J-7 đâu [r23)]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Viễn tưởng quá nhĩ, muốn rẻ ,tạm, đẹp thì có hàng tàu là ok, F-16 với cả bầy chim Tây tiền quái nào mà mua =))

    Có con J-7 này đang thành hình (chưa rõ lắm) trong bụng não các bác Tàu CAC, mong là các bác ấy "đẻ" sớm

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    @ *********. Ông tranh luận cho đàng hoàng vào nhé. Ông cũng chưa có bài nào tử tế cả đâu mà tinh tướng. Chưa kể còn vụ copy bên vnmili nữa đấy. Đây thích vào bàn luận cho vui, ai không tin hay không thích thì tuỳ. Nhưng cái kiểu lên giọng dạy đời thì tôi chẳng ngại đối tượng nào đâu.
  5. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Lại 1 con hàng 5 cha ba mẹ. Nhưng nếu tụi khựa bán lun dây chuyền sản xuất là dc. Chủ yếu là Bản vẽ thiết kế, ban đầu là lắp dạng CKD sau đó tăng dần tỉ lệ nội địa bằng cách nhập thêm máy về SX, nếu ko làm dc qua ấn mua. Động cơ thì xem coi hàng của Ấn ra sao. Rada dẫn bắn thì tim ngố. VN chúng ta cũng có thể cho ra con hàng 5 cha ba mẹ khác cho bằng chị bằng em chứ
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    bác nào có tin thêm về con J-7 lai kia ko post lên với em thấy nó cung hay hay
  6. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Nó là máy bay thuỵ điển dùng động cơ mỹ và bắn toàn đạn mỹ bạn trẻ ạ. Nó là cái máy bay tuyệt vời nhưng tiếc là nó dùng quá nhiều đồ mỹ nên e khó mua. EF2000 cũng vậy. Mình thích nhất con typhoon ấy nhưng nó cũng chỉ bắn vài ba loại đạn của châu âu còn ngoài ra toàn đạn mỹ và đánh đất kém trong khi VN đang cần 1 anh đa nhiệm kiểu F16
  7. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    Con này TQ tự thiết kế phát triển với cánh "đắp bờ đen ta" mà đại diện tiêu biểu là em J-7G .Số lượng J-7 còn hàng nghìn con chủ yếu là J-7E đầu thập niên 90 còn lại là J-7G đầu thế kỉ 21 là xài loại cánh mới này mà theo nghiên cứu của Tàu phù là giúp cất cánh đường băng ngắn hơn cùng khả năng thao diễn trên không cao hơn,tiến tới vài năm nữa Tàu phù dự là sẽ thay thế hết bằng J-10 với J-11,còn JF-17 khả năng Tàu phù đem đi xuất khẩu thay vì dùng trong nước.Ngoài ra Tàu phù còn điều chế lại cái radar mũi đẻ ra con J-7G2 nữa nhưng dự án có vẻ bị đình chỉ do tập trung tiến thẳng lên hiện đại thay vì nâng cấp chắp vá cái J-7 có khởi điểm từ những năm 50.
    Động cơ hàng Ấn là của Mĩ,muốn mua chưa chắc đã được.
    Đối với VN theo em phù hợp nhất về yếu tố kĩ thuật thì nên chọn Jas-39,liên thủ với Thái gay kí 1 hợp đồng qui mô lớn cỡ 70 chiếc để đẩy giá xuống tầm 40 quả 1 chiếc,chia hợp đồng thành 2 giai đoạn thực hiện trong 8-10 năm.Tổng giá trị hợp đồng kể cả phụ tùng thay thế và huấn luyện cỡ vào khoảng 4 tỷ đô chia đều cho 2 nước,là 2 tỷ /10 năm mỗi nước.Vấn đề vũ khí thì xài chung được với lô 126 cái đang đấu thầu của Ấn Độ,hoặc quay qua mua của Israel.Như vậy đến trước 2025 thì loại biên được hết mig-21
  8. Romanov_Tatarin

    Romanov_Tatarin Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Nên mua máy bay Mỹ và Âu đi là vừa, máy bay Nga ngoài những bóng ma quá khứ Mig 21 ra thì còn lại chỉ xứng đáng vứt đi mà thôi, xem Nga bán máy bay nhiều nhất cho ai cho tàu khựa chứ cho ai, ko tin cứ gõ J-10 vỏ Tây nhưng bên trong toàn đồ Nga, J-11 J-11B J-15 J-16..........mà xem toàn Su-27/30 cả thôi, xem đến cả Algeri cũng thải hàng lại siêu Mig 29 cho Nga, ngay đến Mã lai sau 1 thời gian dùng thử Su cũng lắc đầu lè lưỡi chối đây đẩy bác tin mua siêu Su-30MKK kia kìa, đó là chưa nhắc đến Ấn đấy, đến cả Mig-35 xịn thế kia còn bị loại ngay vòng gửi xe, cho đến cả phần trực thăng vũ trang cũng bị loại nốt và Ấn cũng lại chọn máy bay Mỹ chứ ko phải Nga, phần trực thăng là cái phần dễ ăn nhất mà cũng bị loại nữa thì ko biết diễn tả làm sao, trực thăng chiến đấu mà chỉ cần bay đựoc diệt được khủng-bố, tank, hoặc trực thăng khác thôi, vậy mà Nga cũng chẳng tài nào ăn được thì đúng là bó tay
  9. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Hiện tại thì Su 30MKI vẫn là chủ lực của Ấn nó đều hạ được F 15 và F 16 của Mỹ , còn về mua hàng Âu Mỹ trang bị chính cho quân đội là chuyện sẽ không bao giờ xảy ra và nên nhớ nước ta là nước đang phát triển chứ không giống như UEA v.v mua là bỏ tiền ra mua không cần suy nghĩ
  10. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    [​IMG]

    Phiên bản J-7 (Jian-7 hoặc F-7 là tên của phiên bản xuất khẩu) do Trung Quốc copy từ Mikoyan – Gurevich MiG-21 (NATO đặt tên là Fishbed) máy bay tiêm kích phản lực siêu âm. Có chừng 1000 chiếc với một vài phiên bản khác nhau được sản xuất bởi ba nhà máy Shenyang, Chengdu và Guizhou được chế tạo bắt đầu từ đầu những năm 1970. J-7 được xuất khẩu tới Albania, Bangladesh, Burma, Egypt, Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Sri Lanka, Sudan, Tanzania, và Zimbabwe. J-7 ngày nay đã không còn được sản xuất nhưng chúng vẫn còn phục vụ trong PLA và không quân vài nước trên thế giới.

    J-7 được thiết kế trở thành loại máy bay tiêm kích đánh chặn với khả năng phụ là mang được vũ khí đối đất (hạn chế). Đây là kiểu máy bay có hệ thông điều khiển đơn giản, động cơ, vũ khí và thiết bị điện tử đều mang đặc trưng của Xô Viết. Đây là loại tiêm kích có kích cỡ nhỏ với động cơ khỏe. Phi công phải ngồi trong một buồng lái nghèo nàn bị hạn chế tầm nhìn. Cũng như MiG-21, J-7 có tầm hoạt động ngắn, nó chỉ mạng được vũ khí tên lửa không đối không tầm ngắn có dẫn đường, nó thực sự chỉ thích hợp khi dùng để phòng không.

    Nguyên mẫu J-7

    [​IMG]

    Tháng 3 năm 1961, PRC (cộng hòa nhân dân Trung Hoa) và Liên Xô đã kí chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21, với bản hợp đồng này Trung Quốc phép sản xuất tiêm kích cơ MiG-21F-13 Fished-C, động cơ Tumansky R-11F-300 và tên lửa không đối không K-13 (AA-2 Atoll). Việc sản xuất MiG-21 được giao cho nhà máy Shenyang (tên đầy đủ Shenyang Aircraft Plant – hiện nay là Shenyang Aircraft Corporation SAC), trong khi đó nhà máy chế tạo động cơ máy bay Shenyang (tên đầy đủ Shenyang Aero Engine Factory – ngày nay là Shenyang Liming Aero Engine Company) được giao nhiệm vụ sản xuất động cơ tuốc bin phản lực R-11F-300.

    Shenyang thừa nhận họ đã ít nhiều lấy MiG-21 làm “gương”, hơn nữa họ cũng đã tiếp nhận một số bộ phận từ Liên Xô. Mặc dù vậy, các tài liệu kĩ thuật được chuyển giao không đầy đủ do quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh xấu đi nhanh chóng. Do vậy, Shenyang đã phải chế tạo MiG-21 bằng đội ngũ kĩ sư của mình. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu họ đã gặp phải nhiều vấn đề, nhưng cuối cùng các kĩ sư Trung Quốc cũng đã hiểu được thiết kế máy bay.

    Trung Quốc đã copy mẫu mới của MiG-21 mang tên Type-62 và sau đó nó đã được đổi một cái tên khác là Jian-7 (J-7). Họ đã thử nghiệm thành công J-7 dưới mặt đất vào tháng 11 năm 1965. Seri đầu tiên của J-7 mang tên 0002 với 100% made in china cất cánh vào tháng 1 năm 1966. Trung Quốc đã copy động cơ phản lực Tumansky R-11F-300, được biết đến với cái tên WP-7, thử nghiệm thành công tháng 10 năm 1965.

    Trong khoảng thời gian từ 1966 tới 1968, tiêm kích J-7 PLAAF đã bắn hạ sáu máy bay không người lái (UAV) của Mĩ. Theo ghi chép chúng đều bị hạ bởi pháo 30mm và rocket không đối không không điều khiển. Trung Quốc đã từng thử dùng tên lửa PL-2 (K-13/AA-2Atoll) để tấn công UAV của USAF nhưng đều thất bại.

    Phiên bản J-7I

    [​IMG]

    Chengdu đã bắt đầu thiết kế cải tiến J-7 từ 1969 tới 1975. Kết quả là biến thể J-7I được đưa ra giới thiệu tháng 6 năm 1976. J-7I khác với thiết kế cơ bản J-7 ở chỗ nó có hai nòng pháo đặt bên trong máy bay. Máy bay mang hai tên lửa không đối không tầm ngắn PL-2 (copy K-13/AA-2) dẫn đường IR. Sử dụng động cơ phản lực WP-7. Một vài chiếc J-7I khi nghỉ hưu đã được PLAAF cải tạo trở thành máy bay không người lái làm mục tiêu để thử nghiệm vũ khí và huấn luyện. Ghế của phi công trên áy bay được bỏ đi và thay vào đó là trang bị bộ điều khiển vô tuyến điện. Máy bay mục tiêu J-7 có thể bay với vận tốc siêu âm.


    Phiên bản J-7II

    [​IMG]

    PLAAF không có nhu cầu với J-7I, nên sau 1970 Chengdu đã tiến hành sản xuất cung cấp phiên bản mới J-7II. Phiên bản này đã trở thành seri đầu tiên của J-7 được đưa vào sản xuất hàng loạt. J-7II có bốn cải tiến quan trọng: -Thứ nhất, máy bay đã thay thế hệ thông ghế phóng khẩn cấp. Ghế phóng khẩn cấp của J-7 và J-7I được copy từ thiết kế của Liên Xô trên MiG-21F-13. J-7II đã được thay thế loại ghế phóng cũ lạc hậu này bằng một hệ thống ghế phóng mới, loại ghế phóng này sử dụng động cơ rocket HTY-2 với sự an toàn cao hơn và độ đáng tin cậy lớn hơn. Đã có khoảng 300 cuộc thử nghiệm ở trên mặt đất và trên không đã chứng minh được rằng loại ghế phóng này khi phóng ở độ cao bằng 0, nó đã phóng đi với vận tốc thấp nhất 250-850km/h. -Thứ hai, thay thế mẫu động cơ nguyên bản WP-7 bằng WP-7B, được tăng thêm về lực đẩy (lực đẩy cao nhất 12.8% và cao nhất khi sử dụng buồng đốt lần hai 70%) -Thứ ba, thay thế thùng nhiên liệu phụ 480lit bằng thùng 720lit, bên trong máy bay có thể mang nhiều nhiên liệu hơn và tầm hoạt động được tăng lên. -Thứ tư, đã có những cải tiến mới giúp máy bay cất cánh ở tốc độ cao trên đường băng ngắn. Máy bay có thể cất cánh ở một đoạn đường ít hơn 800m. J-7II là một trong những phiên bản được sử dụng phổ biến trong gia đình J-7.

    Phiên bản xuất khẩu F-7B

    F-7B là phiên bản xuất khẩu của J-7II. Máy bay cất cánh lần đầu ngày 16 tháng 5 năm 1982. Phiên bản này chỉ mang được hai quả tên lửa không đối không tầm ngắn PL-2 French Magic R.550 treo trên cánh. F-7B được cung cấp ghế phóng mới và hê thống điện tử trong buồng lái hiện đại hơn. Có 90 chiếc được xuất khẩu tới Iraq và 22 chiếc được đưa tới Sudan những năm 80.

    Phiên bản J-7IIA
    Phiên bản J-7IIA bay lần đầu ngày 7 tháng 3 năm 1984. J-7IIA giống tương tự J-7II, nhưng nó được cung cấp hệ thống điện tử hàng không theo công nghệ phương tây.

    Phiên bản J-7IIH
    J-7IIH (sau này được đặt tên lại J-7H) là một phiên bản sản xuất từ J-7II. Bay lần đầu tháng 3 năm 1985. J-7IIH mang hai quả tên lửa không đối không mới PL-8 dẫn đường IR và bom không điều khiển. Những cải tiến khác nằm ở bộ phận hạ cánh và động cơ.

    Phiên bản xuất khẩu F-7M Airguard
    F-7M là phiên bản xuất khẩu, bay lần đầu tháng 8 năm 1983 và chính thức được công nhận tháng 11 năm 1984. Đây là phiên bản thương mại khá thành công. Đã có 169 chiếc được bán cho Bangledesh, Iran, Myanmar và Zimbabwe năm 1985.

    Bảy thiết kế GEC-Marconi đã hợp thành hệ thống điện tử hàng không của F-7M, bao gồm Type 956 HUDWAC (màn hình hiển thị và máy tính điều khiển vũ khí), radar không đối không Skyranger, máy tính truyền dẫn dữ liệu trên không, radar đo độ cao, thiết bị nhận biết friend or foe (IFF) và hệ thống thông tin liên lạc điện tử.

    Máy bay cũng có 8 cải tiến do Trung Quốc thưc hiện bao gồm việc cải tiến động cơ điện cung cấp cho thiết bị điện tử mới; mang thêm hai giá treo trên cánh; cung cấp động cơ WP-7B (BM), tấm kính buồng lái chống đạn; bộ càng hạ cánh vững chắc; có thể mang tên lửa Magic R550 của Pháp và PL-7 của Trung Quốc

    Phiên bản xuất khẩu F-7P Skyboth

    F-7P Skybolt là phiên bản cải tiến của F-7MP được sử dụng cho không quân Pakistani (PAF). Phiên bản này cũng có những sự thay đổi gồm khả năng mang bốn tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinders và ghế phóng khẩn cấp Martin-Baker MK 10L ở Mĩ. Biến thể sau đó là F-7MP cũng mang các cải tiến khác như buồng lái được kết cấu lại và hệ thống dẫn đường được hợp thành từ các thiết bị Collins AN/ARN-147 VOR/ILS, AN/ARN-149ADF và Pro Line II DME-42. Thiết bị điện tử hàng không (hợp đồng đặt mua 100 bộ đã được chuyển giao cho Trung Quốc năm 1989). Sau này phiên bản radar Skyranger của British GEC-Marconi đã được thay thế bởi loại radar điều khiển hỏa lực FIAR Grifo 7 của Italian (tầm hoạt động hơn 55km).

    Phiên Bản J-7C

    J-7I và J-7II đều thiếu mất khả năng hoạt động chiến đấu trong mọi thời tiết, điều kiện cả ban ngày và ban đêm. Chengdu bắt đầu phát triển và cải tiến một phiên bản có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết từ đầu những năm 70. Chương trình phát triển và sản xuất này được giao cho cả hai nhà máy Chengdu (hiện này là CAC) và Guizhou (hiện nay là GAIGC-Guizhou Aviation industries Group Co). Chengdu sẽ thiết kế phần thân máy bay. Guizhou sẽ làm phần cánh và bộ phận hạ cánh. Chiếc máy bay này được biết đến ban đầu có tên J-7III (sau này được đặt lại là J-7C) Phiên bản J-7III dựa trên nền tảng tiêm kích hoạt động trong mọi thời tiết MiG-21MF Soviet (Fishbed-J). Trung Quốc đã có được một chiếc MF từ Ai cập tháng 2 năm 1979. Chương trình phát triển bắt đầu tháng 5 năm 1979 và hoàn thành tháng 5 năm 1980. J-7III là chiến đầu cơ đầu tiên của Trung Quốc được sử dụng máy tính (CAD) và hệ thống do các kĩ sư Trung Quốc tự phát triển. Các cuộc thử nghiệm cấu trúc khung máy bay hoàn thành tháng 7 năm 1984, và cất cánh lần đầu tiên ngày 26 tháng 4 năm 1984 Không giống với những model J-7 trước đó, J-7III là thiết kế mới hoàn toàn. Máy bay tương tự MiG-21MF về thiết kế khí động lực, mặc dù vậy thì thiết bị điện tử hàng không, trang bị vũ khí và động cơ là do Trung Quốc tự thiết kế sản xuất. J-7III là tiêm kích đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống điện tử tinh vi trợ giúp khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Sử dụng loại radar điều khiển hỏa lực JL-7 đa chức năng pulse Doppler (PD), tầm hoạt động 30km chống lại các mục tiêu trên không. Dựa trên công nghệ vi mạch, radar JL-7 cho phép làm việc trong vai trò không đối không và không đối đất. Ở vai trò không đối không nó có các chức năng tìm kiếm mục tiêu trên không, nhận biết mục tiêu bằng friend or foe, truy tìm dấu vết mục tiêu được sử dụng bởi kính ngắm quang học hoặc màn hình hiển thị (HUD). Trong vai trò không đối đất radar có khả năng đo xa và truy tìm tấn công mục tiêu dưới mặt đất. Nguyên mẫu trang bị kính ngắm quang học SM-8 (HK-03D) nhưng sau đó nó được

    Phiên bản J-7D

    Để đáp lại tình trạng yếu kém của J-7C, Chengdu và Guizhou đã hợp tác tiến hành cải tiến phiên bản mới J-7D (nguyên mẫu mang tên J-7IIIA hoặc J-7IV) từ đầu những năm 90. Sự cải tiến hội tụ ở các thiết bị điện tử hàng không, bao gồm radar điều khiển hỏa lực JL-7A, HK-13A HUD, hệ thống trinh sát chiến thuật TACAN JD-3II, hệ thống dẫn đường quán tính Type 563B (INS), radar cảnh báo sớm KJ-8602 và radio TKR-122 VHF. Động cơ cũ được thay thế bở động cơ phản lực cải tiến WP-13F1. J-7D mang được tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến PL-7 và PL-8, nhưng nó lại thiếu mất hệ thống chiến đấu BVR.

    Sự phát triển J-7D bắt đầu năm 1988, và cất cánh lần đầu ngày 20 tháng 8 năm 1991. Được sản xuất từ tháng 11 năm 1994 và hoạt động trong PLAAF từ năm 1995. Nhưng PLAAF đã quyết định sử dụng Su-27/30 và J-8B nên chỉ có chừng 20 – 30 chiếc J-7D được sản xuất, ngừng sản xuất năm 1999.

    Cả hai phiên bản J-7C/D đều không được xuất khẩu.

    Phiên bản J-7E

    J-7E là máy báy thế hệ thứ ba của dòng J-7 do CAC Chengdu chế tạo. Được giới thiệu lần đầu năm 1990, máy bay này dựa trên nền tảng cấu trúc của J-7II, nhưng đã được thiết kế lại phần cánh và nâng cấp thiết bị điện tử. Tiêm kích này cũng được đưa ra nước ngoài với phiên bản thương mại F-7MG, và nó phục vụ trong không quân Pakistani (PAF). J-7E được sản xuất từ đầu năm 1990 và ngừng sản xuất năm 2002.

    Các kĩ sư của Chengdu đã thất bại trong việc chế tạo một loại tiêm kích giống với máy bay chiến đấu trong mọi thời tiết MiG-21MF Fishbed-J, công ty đã quyết định quay trở lại thiết kế J-7II (MiG-21F-13 Fishbed-C) và cố gắng phát triển đưa ra phiên bản cải tiến J-7E cho PLA. J-7E cất cánh lần đầu tiên tháng 5 năm 1990 và các cuộc bay thử nghiệm hoàn tất năm 1992. J-7E bắt đầu phục vụ trong PLAAF và PLANAF (không quân của hải quân) năm 1995. Phiên bản xuất khẩu F-7MG nâng cấp với các thiết bị điện tử phương tây lần đầu tiên được biết đến trong triển lãm hàng không Zhuhai năm 1996.

    Máy bay sử dụng loại động cơ Wopen-13F với lực đẩy khô 44.1kN và 66.7kN với thùng dầu phụ. Tầm hoạt động tăng thêm từ 1500km tới 2200km.Giới hạn G tăng thêm từ 7g tới 8g. Vận tốc leo cao tăng từ 155m/s tới 195m/s.

    Các thiết bị điện tử của máy bay bao gồm radar Type 226, màn hình hiển thị JT-1 (HUD), radar cảnh báo sớm KW8602 (RWR), máy tính truyền dữ liệu trên không Type 8430, hệ thống dẫn đường TACAN, radar KG-8605, và pháo sáng/nhiễu xạ Type 941-4AC.

    Vũ khí phụ bao gồm một pháo 30mm Type 30-1 với 60 viên đạn. Bốn giá treo trên cánh mang 2000kg vũ khí, tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 hoặc PL-8, bom không điều khiển 500, 250, 100 và 50kg, rocket không điều khiển 12x55mm hoặc 7x90mm. Có thể mang 720lit thùng dầu phụ.

    Phiên bản xuất khẩu F-7MG

    F-7MG là phiên bản xuất khẩu được phát triển bởi Chengdu CAC dựa trên biến thể J-7E. Cấu trúc thân F-7MG dựa trên J-7E nhưng nó được nâng cấp với các thiết bị điện tử hàng không của phương tây. Tiêm kích này trang bị loại radar điều khiển hỏa lực pulse-Doppler Sky Ranger của Anh sản xuất. Super Skyranger là phiên bản cải tiến của radar Skyranger dùng cho tiêm kích F-7M. Loại radar này có thể tìm kiếm theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc trong khi có thể tấn công tiêu diệt một mục tiêu. Các thiết bị khác bao gồm hệ thống cảnh báo bằng giọng nói, hệ thống điều khiển bay (EFCS – electronic flight control system) bao gồm hai màn hình, thiết bị ADF (Automatic Direction Finding), VOR, hệ thống dẫn đường TACAN và hệ thống trợ giúp hạ cánh (ILS) Máy bay còn được trang bị các hệ thống tiêu chuẩn khác như màn hình hiển thị HUD Marconi và máy tính điều khiển hỏa lực. Buồng lái được thiết kế với HOTAS. Nếu cần thiết, máy bay có thể kết hợp thêm kiểu hiển thị mục tiêu trên mũ phi công (HMS). F-7MG mang hai pháo Type 30-I 30mm với 60 viên đạn mỗi súng.

    Phiên bản xuất khẩu F-7PG

    Tiêm kích F-7MG phục vụ trong không quân Pakistan (PAF) cùng với F-7PG. Phiên bản PG thực chất giống với MG nhưng các thiết bị điện tử hoàn toàn là được lắp đặt theo yêu cầu của PAF. Radar Super Skyranger không được không quân PAF sử dụng mà thay vào đó là radar điều khiển hỏa lực pulse-Doppler FIAR Grifo-7 I-band của Italian (tầm hoạt động 37km), vũ khí có thể dùng tên lửa tầm ngắn AIM-9L của Mĩ.

    Phiên bản J-7G

    Với thành công trong seri máy bay xuất khẩu F-7MG/PG. Chengdu đã nhanh chóng phát triển một phiên bản nâng cấp mới tương tự là J-7G. 7G được trang bị với radar điều khiển hỏa lực pulse-Doppler KLJ-6E Lieying I/J-band (“Falcon”). Vòm kính buồng lái được thay đổi. Một vài sự cải tiến khác bao gồm: thiết bị IFF kiểu mới Type III, ghế phóng khẩn cấp, và cải tiển biện pháp đối phó trả đũa ECM. J-7G bay lần đầu tháng 6 năm 2002 và đi vào phục vụ trong PLAAF từ năm 2004. Có 16 chiếc J-7G được chuyển giao cho sư đoàn không quân 37 PLAAF (số hiệu 5XX8X) căn cứ ở Urumqi, Xinjiang. Có thêm 32 chiếc được chuyển giao cho sư đoàn không quân số 12 PLAAF (số seri 2XX3X) tháng 11 năm 2006.

    Phiên bản J-7EB và J-7GB

    J-7EB là phiên bản không được trang bị vũ khí của một thiết kế đặc biệt xuất phát từ J-7E dùng cho đơn vị máy bay nhào lộn trên không PLAAF. Hai pháo 23mm của máy bay đã được bỏ đi và mang theo một động cơ phun khói nằm ở giữa thân máy bay. J-7EB hiện tại đã được thay thế bởi J-7GB (phiên bản khác của J-7G).

    Nguồn :
    http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1376

Chia sẻ trang này