1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền - La Phù Sơn (Hồi ký Thần Võ Chu Du - trang 83)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 10/02/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. PhamLaoCuSi

    PhamLaoCuSi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    bác dongcoxanh nói rất hợp ý e. cái gì cũng dựa vào kinh nghiệm rút ra từ tập luyện là hay nhất :)
    cái vụ thở thì 3 thì hay 4 thì là tuỳ cách tập của mỗi người. e có được thầy e chỉ cách thở 3 thì. thời gian mỗi thì và mỗi lần thở thì tuỳ vào cơ địa mỗi người cố gắng thở cho đều là được. lúc đầu k quen thì mình thở ít sau đó tăng dần lên là được
    e thì mới thở được 30p cho 5s-5s-5s nên cũng k biết gì bên trong :D
  2. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    _Bạn nhịn lâu hơn tớ 5s đấy! khá phết nhỉ! =D>
    Mấy anh, bạn khác thử chỉ số xem thế nào . Lưu ý là không tính thời gian hít vào hết cỡ. Không tính thời gian thở ra. Chỉ tính đúng thời gian mình ngưng thở thôi nhé!:-bd

    _ Tiêu chí để biết một người có tập khí hay không mà căn cứ vào bụng tròn tròn thì khó lắm! Không ai biết ah? ~X
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Uh! Tập xong bài này thì mình lặn được lâu hơn đấy! [:D] Bài này là luyện cơ bản thôi bạn ah! Một trong những ứng dụng của nó là : Úp một cái bát bằng chất dẻo vào bụng rồi đầu dây kia kéo xe ô tải. ( Bài thở bụng 3 thì đó)

    _ Còn cái chuyện tính cách háo thắng , hay vớ vỉn thiếu hiểu biết không phải là do luyện môn võ nào. Mà là do con người ! [-X
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Mình chưa được học bài nào 4 thì cả! nên không biết luyện 4 thì có tác dụng gì? Nhưng mình vừa thử rồi. 4 thì mỗi thì 10s ngon ơ... không có gì khó! :-" Mình làm 10 lần như nhau.

    Mình mới đang luyện 1 bài mà khả năng có thể làm được như sau:

    Hít vào nhanh hay chậm tuỳ ý - ngưng thở 25s - thở ra nhanh hay chậm tuỳ ý : làm như vậy 15 lần

    Mời các bạn tham gia ! [r2)]

    @ Phamlaocusi : 3 thì mỗi thì 5s thì hơi ngắn quá! bình thường cũng phải 6s - 8s mỗi thì. Tuy nhiên luyện khí không đi tắt được! Bạn cứ luyện từ từ thôi, tăng lên dần dần.
  3. online365

    online365 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ây da! mình đi lộn vô box khí khọt rồi, luyện cái này mau thành Tiên Nhân lắm, không có gì mới về HGLPS cả he...he...

    Bác codon có luyện được gì mới từ cái động NHHH ?
    Đệ Trung Lé hứa lèo nha !
  4. Dongcoxanh72

    Dongcoxanh72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    TWWW:
    - Còn thiếu con số 65 nữa bạn... hahaha, chắc do cơ địa và mình cũng thích nhịn thở nữa. Vả lại,bạn lại đưa ra con số trước nên mình dựa vào đấy mà cố,Ngày trước còn nhịn được gần 2'.Từ khi SP mất mình không còn tập thở nữa.3 hay 4 thì mình đều tập qua rồi.
  5. codon1minh

    codon1minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Bác codon có luyện được gì mới từ cái động NHHH ?

    Chào các huynh:
    Theo đệ hiểu và tập thì hậu thiên ( phép thở của HQ ) và tiên thiên theo tiên thiên khí công có nguồn gốc từ đạo gia, theo lời sifu giảng giải lúc đầu thì đạo gia chủ về tự nhiên: tự nhiên Hình và tự nhiên Khí, không câu lưu, không gò ép, không bức bách và không trực dẫn. Vì những cái không đó cho nên không có cái đoạn giữa mà các huynh đang bàn luận. Chỉ có hít vào và thở ra chứ không có nín hơi thở. Thiếu Lâm nín hơi để dồn nén kình lực ra ngoài nên gọi là ngoại gia, nội gia thì thân- thủ -hình- ý nương theo hơi thở mà chuyển,nếu cần thu một thế ngắn thì hít vào theo hậu thiên tới phổi hay hít sâu hơn tới đan diền,thân pháp và thủ pháp chạy theo hơi thở, khi thở ra là lúc thân thủ phản đòn nghịch lại.
    Vì thế, nam quyền thường nín hơi xử đoản kiều, còn các phái đạo gia như Bát Quái, Thái cực quyền pháp lê thê, cong cớn, ngã nghiêng.
    Đệ nói nếu không đúng, xin các huynh hướng dẫn lại.
  6. trungle

    trungle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2011
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    bác online, em hứa gì vậy bác sư thúc ... he he he.
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----


    Trường Côn Cát Hồng - La Phù Sơn


    Theo tinh thần chung của trường phái Tiên gia thì việc luyện tập võ thuật không dụng vào mục đích khuyếch trương sức mạnh cơ bắp cũng như tận dụng sự sắc bén của vũ khí để trấn áp và sát hại lẫn nhau.
    <FONT class=imageattach face=Verdana size=3 onload=[/IMG]Việc Cát Hồng sử dụng côn trong hoạt động dưỡng sinh hàng ngày là một điển hình hiếm thấy và được ghi nhận khá rõ ràng bằng sử liệu. Thường thì chúng ta chỉ biết đến Cát Hồng như là một người sáng lập nên trường phái luyện đan của Đạo Giáo và là một nhà y học trứ danh thời Lưỡng Tấn trong lĩnh vực dưỡng sinh, ******** và bệnh truyền nhiễm mà không lưu tâm và khai thác đến một võ thuật gia Cát Hồng lấy đạo dẫn để luyện cường tráng thân thể và sử dụng thành thục các loại vũ khí phổ biến đương thời.

    Theo Bảo Phác Tử Tự Thuật và Tấn Thư Cát Hồng Truyện thì từ thuở nhỏ Cát Hồng đã từng chuyên tâm luyện qua đao mộc và đơn đao, song kích. Các bài ông luyện đều có khẩu quyết hoàn chỉnh. Đến cuối đời Cát Hồng thành toàn về kỹ pháp côn bảy thước, có thể sử dụng côn bảy thước để đoạt được kích lớn.

    Là môn đồ của Hồng Gia La Phù Sơn chúng ta không thể bỏ sót một hình ảnh Cát Hồng võ nghệ cao cường, với phương pháp dưỡng sinh phối hợp giữa hành khí – đạo dẫn – phương dược, vũ khí ông dùng luyện rất phù hợp với đường lối của Tiên Gia là dùng sự thanh tao mền dẻo để chiến thắng sự cương ngạnh bạo tàn, tinh thần luyện tập thuật đạo dẫn của ông đi theo ông cho đến hết đời, năm ông 81 tuối mà sắc mặt của ông như thanh niên, người đời cho rằng Cát Hồng đã hoá giả thân xác thành tiên.
  8. codon1minh

    codon1minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Chào các huynh:
    Đệ "phái" ông chủ topic Lyhl ở cái có cái gì hay lạ thì cùng pót lên cho bà con chiêm nghiệm, rỏ ràng minh bạch, không lắt léo, chơi như dzậy mới đẹp.
    Hoan hô bác Lyhl...
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Chào bạn NguyenVanXam ! cho mình hỏi có phải HYLT là chữ viết tắt của Hồng Y Lão Tổ ? và Hồng Y Lão Tổ chính là tiên thiệu (tên gọi của các bậc đắc quả tiên) của ông Cát Hồng ? tiếp theo là các tổ nào nữa vậy bạn ?
  10. NGUYENVANXAM

    NGUYENVANXAM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Các anh em cứ từ từ kiểm tra & có phản biện nghe. ( Bác LYHL đã được xem dải lụa của Cụ tổ NHCN ấn chứng cũng chỉ là cái ngọn thời đại thập niên 80 của tôi, quay về cái gốc là 1 vấn đề khá "TO" ) XIN DZUI LÒNG " CẤM LỘNG NGÔN "

    Trước hết, theo tư liệu :

    Cát Hồng (283–343), tự là Trĩ Xuyên, hiệu là Bão Phác Tử (đời gọi là Tiểu Tiên Ông) là hào tộc ở Giang Nam. Ông quê ở huyện Đan Dương Câu Dung (nay thuộc Giang Tô), xuất thân là sĩ tộc thế gia.

    Thuở nhỏ Cát Hồng lập chí làm văn nho để chấn hưng Nho giáo. Ông nhậm chức Tư Nghị Tham Quân nhưng vì thời thế loạn lạc ông từ quan ở ẩn, bỏ Nho theo Đạo, chuyên cần luyện đan ở La Phù Sơn, Quảng Châu. Đó là năm Quang Hi nguyên niên [306] đời Tây Tấn. Từ luyện đan, ông tìm cầu thuật trường sinh bất tử, hết sức đề xướng thần tiên Đạo giáo. Ông viết Bão Phác Tử Nội Thiên trong thời kỳ tu luyện ở La Phù Sơn đến năm Kiến Vũ nguyên niên [317] đời Đông Tấn thì xong. Cát Hồng học đạo nơi Trịnh Tư Viễn (tức Trịnh Ẩn) mà không học nơi Cát Huyền (Cát Huyền là chú của Cát Hồng, vốn là sư phụ của Trịnh Tư Viễn). Hệ thống truyền thừa đan đạo này như sau: Tả Từ (Tả Nguyên Phóng) truyền đạo cho Cát Huyền (tự Hiếu Tiên, đời gọi là Cát Tiên Ông). Cát Huyền truyền đạo cho Trịnh Tư Viễn (tức Trịnh Ẩn). Trịnh Tư Viễn truyền đạo cho Cát Hồng.

    Như vậy, tư liệu của bác LYHL khá ăn khớp ! HYLT chính là HỒNG Y LÃO TỔ . Từ đây, chính là nguồn gốc về dòng đạo gia tại Lafuoshan, đó là cái DUYÊN đó.

Chia sẻ trang này