1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dracula168

    dracula168 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2009
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Ngoại giao Việt Nam với quan hệ nước lớn

    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang thăm Việt Nam tháng 5/1960.
    Ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại luôn gắn liền với việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Điều này bắt nguồn từ một yếu tố xuất hiện kể từ khi các nước lớn phương Tây can dự vào phương Đông: Vị trí địa-chiến lược của Việt Nam nằm bên sườn phía nam của Trung Quốc.

    Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, 20 vạn quân Tưởng xuất phát từ Vân Nam sang giải giáp quân đội Nhật ở Bắc Việt Nam, dân tộc ta tiến hành cuộc chạy đua nước rút quyết định vận mệnh của mình, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám, giành chính quyền cả nước, công bố Tuyên ngôn độc lập và thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoại giao Việt Nam vừa ra đời đã phải bắt kịp cuộc đọ sức với bốn thế lực nước lớn, có mặt 30 vạn quân nước ngoài, trong khi chính quyền mới “không đồng minh, không tiền, hầu như không vũ khí” (nhận xét của Pignon, cố vấn chính trị của Cao ủy Pháp). Chính trị nước lớn bản chất xung đột quyền lợi, nhưng cũng sẵn sàng thỏa hiệp đổi chác với nhau trên lưng nước nhỏ. Ở Việt Nam 1945-1946 cũng tồn tại những “kẽ hở” mâu thuẫn giữa Paris và thực dân Đông Dương, Trùng Khánh và tập đoàn Vân Nam của Tướng Lư Hán; giữa đội quân bại trận Nhật Bản và thắng trận của Đồng Minh…

    Nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam đã tỉnh táo tham gia cuộc chơi nước lớn, khai thác những mâu thuẫn dù nhỏ nhất trong hàng ngũ đối phương để tạo lợi thế cho Việt Nam. Trong giai đoạn lịch sử ngắn nhưng đầy biến cố từ 19/8/1945 đến 19/12/1946, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) và Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoại giao nước ta thực hiện hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam, tiếp đó hòa hoãn với Pháp để tìm kiếm giải pháp thương lượng cho quan hệ Việt-Pháp trên một cơ sở mới, góp phần bảo toàn thành quả cách mạng, kháng chiến kiến quốc.

    Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là một chứng tích về khả năng thỏa hiệp tài tình, biến thỏa thuận tay đôi Hoa -Pháp ký tại Trùng Khánh 28/2/1946 thành thỏa thuận tay ba trên thực địa, đẩy nhanh việc rút 20 vạn quân Tưởng và các nhóm tay sai ra khỏi miền Bắc nước ta, cải thiện đáng kể tương quan lực lượng: khi Kháng chiến toàn quốc nổ ra, 20 triệu người Việt Nam đương đầu với 10 vạn quân Pháp.

    Trong lúc đối phó với hai thế lực chính Tưởng và Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam DCCH biết tận dụng mọi kênh ngoại giao có được để giao thiệp với các nước lớn khác, gửi nhiều thư, công hàm cho những người đứng đầu Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc khẳng định tính hợp pháp của Việt Nam DCCH, tố cáo thực dân Pháp chiến tranh xâm lược. Các giao thiệp với phái bộ Mỹ ở Việt Nam và 7 bức thư mà Chủ tịch Việt Nam gửi Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tác động nhất định tới thái độ của Mỹ trong vấn đề Đông Dương, tạo thuận lợi để kìm chế lực lượng của Tưởng và Pháp ở Việt Nam.

    Hoạt động đối ngoại 1945-1946 đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại và để lại những tư tưởng, nguyên lý và bài học quý giá về quan hệ với các nước lớn.

    Trước các mối quan hệ nước lớn hiện tại

    Bước vào thế kỷ 21, quyền lực dịch chuyển từ Tây sang Đông; châu Á và Thái Bình Dương chứng kiến sự thay đổi sâu sắc môi trường chiến lược và tương quan lực lượng giữa các nước lớn. Quan hệ quốc tế trở nên phi ý thức hệ, nổi bật các lợi ích quốc gia và địa - chính trị. Sự lớn mạnh vượt bậc của Trung Quốc trở nên sâu sắc hơn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bùng phát vào mùa Thu 2008. Trong tiến trình vận động rộng lớn đang diễn ra ở khu vực, xuất hiện câu hỏi mấu chốt: Trung Quốc hiện tại - họ là một quốc gia như thế nào?

    Mấy năm nay, Trung Quốc đạt tới vị thế mới nước mạnh quân hùng. Họ điều chỉnh chủ thuyết, quan niệm quan hệ quốc tế truyền thống và tìm cách thay đổi luật chơi. Có thể nhìn thấy những điều chỉnh này qua vụ va chạm giữa các tàu thuyền Trung Quốc với tàu hải quân Mỹ trên biển Đông từ tháng 3/2009, những đòi hỏi quá đà về biển đảo các lân bang và việc xử lý nặng tay vụ Rio Tinto. Nhưng, Trung Quốc cũng luôn cảm thấy áp lực gia tăng từ bên ngoài liên quan môi trường an ninh xung quanh trên đất liền, biển và không phận - vũ trụ. Bên trong, thách thức lớn nhất là xây dựng một hệ thống chính trị thích ứng và một xã hội hài hòa, giữ vững ổn định một quốc gia có dân số 1/4 nhân loại.

    Hoa Kỳ bị tiêu hao sức mạnh vào các cuộc phiêu lưu quân sự, lãng phí ưu thế kinh tế tài chính; chính sách khu vực những năm qua trở nên thụ động và không nhất quán. Tháng Bảy vừa rồi, người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, khẳng định khi tới tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), “Mỹ đang trở lại Đông Nam Á”, nhấn mạnh “Mỹ không thích các giải pháp nửa vời”. Nhiều dấu hiệu cho thấy Washington đang điều chỉnh chính sách đối với khu vực biến động quyền lực Đông Nam Á, cùng lúc tìm kiếm các tiếp cận mới cho môi trường chiến lược thay đổi ở châu Á-Thái Bình Dương, mà Trung Quốc là trọng tâm hợp tác và kiềm chế.

    Tác động tới sự cân bằng hiện nay, bên cạnh Nga, Nhật Bản, còn có những trung tâm quyền lực mới như Ấn Độ cùng các nước lớn hạng trung như Indonesia, Australia, hay ASEAN một thực thể thống nhất... Các yếu tố quyền lực nói trên, cùng Mỹ và Trung Quốc, tạo nên cục diện “chiến quốc tranh hùng”, tập hợp lực lượng, hòa hoãn, liên kết đa phương đa diện, cạnh tranh và hợp tác hết sức năng động và tùy thuộc lẫn nhau vô cùng sâu sắc; hình thành cục diện cân bằng “động” tại châu Á-Thái Bình Dương. Tình hình phức tạp, vô số thách thức, nhưng cũng chưa bao giờ cơ hội thuận lợi như vậy cho các quốc gia nhỏ và vừa tham gia có trách nhiệm vào cuộc cờ lớn.

    Ngoại giao Việt Nam trưởng thành qua 64 năm cọ sát với nhiều hình thái quan hệ nước lớn. Những thành tựu trong lĩnh vực này do ta giữ vững độc lập tự chủ, chú trọng mở rộng nền tảng quan hệ quốc tế và sức mạnh tổng hợp quốc gia, tránh bị “kẹt” trong xung đột nước lớn... Cục diện mới hiện nay càng cần có độc lập tự chủ, chú trọng xây dựng thực lực quốc gia, chủ động sáng tạo thì mới phát huy được hết những mặt thuận lợi, cũng như các cơ hội và những nội dung phong phú hiện hữu hoặc tiềm tàng mà các quan hệ song phương và đa phương với các nước lớn có thể đem lại, để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn môi trường an ninh, phát triển của đất nước, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực này của thế giới.

    TS. Nguyễn Ngọc Trường
  2. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Có thể kết luận sau tháng 5.2011; Khựa lại được ăn cà rột của Mẽo :))

    Điều này cũng như 6.5 tỷ vũ khí cho Đài Loan, hay tuyên bố của H.Clinton tại ASEAN 2010.

    Trình của khựa cũng phình phường thôi.
  3. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    http://baodatviet.vn/Home/thegioi/T...-cuong-dot-xuat-hai-quan/20116/148670.datviet

    Tướng Vịnh: chưa cần tăng cường đột xuất hải quân
    Cập nhật lúc :9:36 AM, 06/06/2011
    Tiếp xúc báo chí bên lề Đối thoại Shangri-La, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay việc tăng cường hải quân của Việt Nam là theo kế hoạch. Sự việc chưa quá nghiêm trọng đến mức phải tăng cường đột xuất.
    - Đề nghị ông cho biết, Việt Nam có tiếp tục thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp hay không? Quân đội Việt Nam sẽ có biện pháp nào để bảo vệ hoạt động này?

    Tôi khẳng định, Việt Nam không hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là những vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của tàu Bình Minh 02, ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu đã khắc phục sự cố và tiếp tục hoạt động thăm dò.

    Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên những vụ việc liên quan tới trách nhiệm dân sự, sẽ do những cơ quan pháp luật giải quyết vấn đề này.

    - Việt Nam có tính tới việc tăng cường các đơn vị Hải quân ở các khu vực xảy ra căng thẳng gần đây hay không?

    Việc tăng cường hải quân của chúng tôi diễn ra theo một kế hoạch đã diễn ra từ trước. Tuy nhiên chúng tôi chưa cho rằng sự việc quá nghiêm trọng đến mức là phải tăng cường một cách đột xuất. Chúng tôi kiên trì và tin rằng có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Trong đó tiếng nói của báo chí, của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng.

    - Ông có nghĩ rằng các thành viên của ADMM+ không có tranh chấp chủ quyền hoặc không liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông có thể giúp làm giảm căng thẳng cũng như giải quyết vấn đề Biển Đông?

    Tôi cho rằng các diễn đàn đa phương rất quan trọng. Nó thể hiện thái độ của thế giới đối với các hành vi của các quốc gia.

    - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Gates tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á. Một trong những bước tăng cường đó là bố trí thêm tàu ở vùng Singapore. Tôi muốn biết Việt Nam có hoan nghênh thông tin này không?

    Việc Mỹ có tăng cường sự hiện diện ở châu Á hay bố trí thêm tàu ở Singapore. là vì lợi ích của Mỹ. Nếu sự hiện diện ấy mang lại hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, mang lại sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia thì Việt Nam hoan nghênh.

    - Chính phủ Việt Nam gần đây tuyên bố mở cửa cảng Cam Ranh cho cộng đồng quốc tế. Liệu việc mở của đó có đồng nghĩa với việc cho phép tàu quân sự của Mỹ, Nga và các quốc gia khác vào cảng Cam Ranh hay không?

    Vịnh Cam Ranh thì trước hết chúng tôi đã tuyên bố không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự và trú đóng tàu quân sự ở đấy. Một phần ở Vịnh Cam Ranh chúng tôi sẽ xây dựng thành căn cứ Hải quân của Việt Nam . Còn một phần thì sẽ xây dựng thành một khu dịch vụ, kỹ thuật, hậu cần cho tàu quân sự và dân sự của tất cả các nước sử dụng. Khi đó, khu dịch vụ, kỹ thuật và hậu cần sẽ đón tàu của tất cả các nước vào sữa chữa, làm dịch vụ hậu cần theo luật pháp quốc tế và luật Việt Nam.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    -----
    Về câu hỏi liên quan tới việc Việt Nam mua tàu ngầm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ, Việt Nam đã ký hợp đồng mua của LB Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo 686. Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. “Việc làm bình thường này của chúng tôi rất công khai và minh bạch như tôi đã có dịp trả lời phỏng vấn báo chí trong nước”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói, “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác. Chúng tôi xây dựng quân đội mạnh nhằm bảo vệ hòa bình, để ai có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này”.

    Trả lời báo giới, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ, hiện ở Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Vùng biển này chưa phân định được nên thỉnh thoảng trên Biển Đông vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

    Không chỉ có vụ việc ngày 26/5 vừa qua, mà vào năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ báo cáo với LHQ về đường ranh giới ngoài của thềm lục địa, tàu của Việt Nam cũng bị tàu của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Ngoài ra còn có các vụ Trung Quốc bắt tàu cá, ngăn cản Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “

    Những vụ việc như vậy vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây lo ngại cho Việt Nam và các nước trong khu vực”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.

    Philippines vẫn bất an trước hành động của Trung Quốc

    Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 10 hôm 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã lên tiếng chỉ trích những hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh "các hành động vô cớ của những nước khác là không cần thiết, khiến các nước như Philippines lo ngại". Ông nói: "Cảm giác bất an còn là khi những ngư dân bình thường bị tàu nước ngoài cảnh cáo buộc phải rời khỏi khu vực tranh chấp".

    Phát biểu của ông Gazmin được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, cũng tại Đối thoại Shangri-La 10, khẳng định Trung Quốc cam kết duy trì "hòa bình và ổn định" trên Biển Đông. Ông Lương Quang Liệt tái khẳng định với các nước láng giềng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng: sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn mạnh của nước này không phải là một mối đe dọa.

    Trước đó, hôm 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo có thể xảy ra các vụ đụng độ trên Biển Đông nếu các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này không thông qua một cơ chế để giải quyết xung đột một cách hoà bình. Phát biểu tại Shangri-La 10, ông Gates nói: "Quan ngại ngày một gia tăng. Chúng ta không nên bỏ phí bất cứ cơ hội để tăng cường cơ chế giải quyết các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Tôi sợ rằng nếu không có quy chế, không có cách tiếp cận được các bên nhất trí, thì sẽ xảy ra đụng độ. Tôi nghĩ rằng điều đó chẳng mang lại lợi ích cho ai". HN (AFP, Reuters, AP)

    http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Ung-pho-thach-thuc-an-ninh-bien-moi/20116/148623.datviet
    ----

    Thế của VN cũng đc lắm, khựa chỉ có thể dở trò chưi bẩn thôi, không ăn thua. Đàn ông lên tiếng có khác đàn bà thật, em P.Nga đỡ mỏi mồm
  4. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...c-tiet-lo-ve-vu-Hai-giam/20116/148702.datviet

    Quan chức Trung Quốc tiết lộ về vụ Hải giám :))
    Cập nhật lúc :11:43 AM, 06/06/2011
    Sự kiện ngày 26/5/2011 có thể là hành động đơn phương mà không được sự đồng ý hay khuyến khích từ phía Bắc Kinh.
    Tại Shangri-La 10, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đề cập đến vấn đề tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết: “Sự việc trên gây ra mối quan tâm đáng kể để duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông. Việt Nam đã thực hiện việc kiên nhẫn trong việc giải quyết các sự cố với các biện pháp hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế và nguyên tắc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam”.

    Tuy nhiên, một thành viên giấu tên trong đoàn cán bộ quân sự Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la 2011 cho biết rằng. Sự kiện ngày 26/5/2011 có thể là hành động đơn phương mà không được sự đồng ý hay khuyến khích từ phía Bắc Kinh.

    “Cơ quan quản lý đại dương nhà nước và tuần tra hàng hải phi quân sự và các tổ chức thực thi pháp luật trong quá khứ đôi khi cũng có những hành động bất cẩn”, vị quan chức giấu tên đã cho biết như vậy.

    Tại Shangri-La 10, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã có cuộc gặp gỡ song phương với người đồng nhiệm Lương Quang Liệt của Trung Quốc bên lề của Diễn đàn an ninh châu Á, các vấn đề liên quan cũng đã được đưa ra thảo luận. Cuộc đối thoại song phương đã diễn ra tại trụ sở của Viện nghiên chiến lược quốc tế IISS tại Singapore.

    Quốc Việt (theo Defence News)
    ---
    ném đá dò đường, rồi ném đá hội nghị, tiếng nói trẻ trâu trong nội bộ khựa khá nhiều, lũ ngu muội =))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cũng như vụ Giang Thanh trong l.sử TQ, cuối cùng lại là quyết định chữa bệnh của PLA. Trính chị TQ nó vốn chỉ cái lõi "quân sư phụ" nên trong TK 21 này trông vào thấy vừa nực cười vừa nhố nhăng. Dân đen khựa cũng phải khổ vì mấy trò thi chạy của tụi này.
  5. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/viet-nam-se-lam-tat-ca-de-bao-ve-chu-quyen/

    Tướng Ng uyễn C hí V ịnh tả lời VNExpress

    'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền'

    - Thưa ông, những đối thoại và phát biểu chính thức tại Shangri La của các nước không thấy đề cập đến vụ việc tàu Bình Minh 02. Tại sao các nước ASEAN chưa nhìn nhận đây là vấn đề khu vực, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc - Việt Nam?

    - Đối với Việt Nam, hành động gây hấn vừa rồi của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền. Nhưng đối với quốc tế thì cần phải hiểu hành động này là phép thử để Trung Quốc biến cái gọi “đường 9 khúc” thành hiện thực. Và nếu các nước làm ngơ thì lợi ích của họ cũng sẽ bị xâm phạm. Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.

    Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đến thời điểm diễn ra Hội nghị, sự việc còn quá mới, các đại biểu chưa nắm đầy đủ thông tin, chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi tin rằng, sau những thông điệp của phía Việt Nam, các nước nhất là trong khối ASEAN sẽ nhìn nhận vấn đề này đúng bản chất hơn: Xuất hiện một nguy cơ là Trung Quốc đang đặt ra khuôn phép mới, cách hành xử mới với các nước trong khu vực để hiện thực hoá cái gọi là “yêu sách về đường 9 khúc”. Hôm nay là Việt Nam thì ngày mai sẽ là nước khác. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực phải xem xét lại đúng hay sai với tư cách là đối tượng trong tương lai.
    ---
    Câu giờ! Đc năm nào hay năm đó, bao giờ Gepard+Kilo của VN lội quanh biển Đông thì mới có câu trả lời khác, vậy là ok rồi. Everything vẫn trong plain là đc.
  6. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Khựa nói gì với nhau sau SHANGRI-LA 2011
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110604_viet_china_meeting.shtml

    Truyền thông nhà nước Việt Nam và Trung Quốc tỏ rõ sự khác biệt khi tường thuật về cùng một sự kiện là cuộc gặp song phương giữa hai bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh và Lương Quang Liệt bên lề diễn đàn an ninh khu vực.

    Hai ông bộ trưởng đã có cuộc gặp ngắn vào chiều thứ Sáu 03/06 bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore.

    Chỉ có các hãng truyền thông chính thống nhất của quân đội và hai nhà nước được tiếp cận đưa tin về sự kiện này.

    Thông tấn xã Việt Nam và báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam cho hay trong bản tin sau được các báo đài trong nước đồng loạt đăng lại, rằng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã "nêu rõ với người đồng nhiệm Trung Quốc về sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/05 đã bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".

    Ông Thanh được dẫn lời nói với Tướng Lương của Trung Quốc: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”

    Báo Việt Nam nhấn mạnh chi tiết Thượng tướng Lương Quang Liệt tuyên bố: "Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra.”

    "Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế" - Đại tướng Phùng Quang Thanh, theo TTXVN

    Theo báo Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh "đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước, đồng thời nhấn mạnh rằng hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế".

    Ông Thanh cũng được nói đã kêu gọi hai bên tích cực hợp tác và hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, vì "điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc".

    Về phần mình, Thượng tướng Lương Quang Liệt được mô tả là "nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh".

    Theo Quân đội Nhân dân, ông Lương nói: “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương".

    "Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai."

    Đồng chí tốt, láng giềng tốt

    Trong khi đó, báo chí Trung Quốc khi nói về cuộc gặp hoàn toàn không nhắc tới sự kiện tàu Bình Minh 02.

    Mâu thuẫn trên biển giữa hai nước chỉ được đề cập tới trong một bản tin ngắn của Tân Hoa Xã phát đi từ Bắc Kinh hôm 03/06, và liên quan đến việc Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc đã nổ súng uy hiếp tàu cá và ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa hôm thứ Tư 01/06.

    Tân Hoa Xã trích lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cáo buộc này là "hoàn toàn bịa đặt" và "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông".

    Trong khi đó tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tường thuật từ Singapore rằng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc: "Bất đồng về Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự can thiệp của một nước thứ ba".

    Câu trích dẫn này làm giới quan sát ngỡ ngàng vì nó ngược lại chủ trương lâu nay của Việt Nam là đa phương hóa và quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.

    Nhân dân Nhật báo nhắc lại lời ông Thanh nói rằng Trung Quốc là "anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt và đồng chí tốt của Việt Nam".

    "Bất đồng về Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự can thiệp của một nước thứ ba" - Đại tướng Phùng Quang Thanh, theo Nhân dân Nhật báo

    Báo này cũng trích lời một bình luận viên quen thuộc - ông Tô Hạo (Su Hao) từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, khen ngợi Việt Nam cuối cùng cũng tỏ ra biết điều.

    Ông Tô nói trên Nhân dân Nhật báo: "Các nỗ lực trước của Việt Nam hòng khơi gợi bất đồng trên mức độ quốc gia là vô lý. Thế nhưng lần này họ đã tỏ ra biết điều".

    Báo này cho rằng căng thẳng Biển Đông gia tăng năm ngoái sau khi Hoa Kỳ tuyên bố có "lợi ích quốc gia" trong vùng biển này.

    Nhân dân Nhật báo nói Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền không thể chối cãi tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời thúc đẩy tìm phương cách giải quyết thông qua đàm phán hòa bình và đối thoại hữu nghị theo tinh thần luật pháp quốc tế và trên cơ sở song phương.

    Vì báo chí nước ngoài không được phép theo dõi cuộc gặp giữa hai ông bộ trưởng nên các thông tin nói trên không thể kiểm chứng độc lập.
    ------
    Sau khi check choác lại thật kỹ các đ.c mới hiểu: đừng ngu mà nghe khựa nói hãy nhìn khựa làm :))
  7. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Nga-doi-nuoc-lanh-vao-Trung-Quoc/20116/148768.datviet
    Cập nhật lúc :6:02 AM, 07/06/2011
    Việc Nga đột ngột thay đổi lập trường, quay sang ủng hộ phương Tây kêu gọi Tổng thống Libya Moammar Gaddafi từ chức khiến Mỹ hài lòng và giúp quan hệ Nga-Mỹ cải thiện. Ngược lại, động thái này của Moscow khiến Trung Quốc tức giận.
    ----
    Mỹ cover cục diện và cuối cùng, luôn thắng khi làm giá.
  8. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam hoan nghênh vai trò hòa bình, ổn định, phát triển của Mỹ tại khu vực

    6/7/2011 10:34:21 AM | Lượt xem: 0
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Với những diễn biến gần đây ở Biển Đông, Đoàn đại biểu Việt Nam dự Đối thoại Shangri-La 10 nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí quốc tế. Bên lề cuộc Đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã trả lời một số câu hỏi của báo giới.




    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Đề nghị ông cho biết, Việt Nam có tiếp tục thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp hay không? Quân đội Việt Nam sẽ có biện pháp nào để bảo vệ hoạt động này?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi khẳng định, Việt Nam không hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là những vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của tàu Bình Minh 02, ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu đã khắc phục sự cố và tiếp tục hoạt động thăm dò. Hải quân Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, những vụ việc liên quan tới trách nhiệm dân sự, sẽ do những cơ quan pháp luật giải quyết vấn đề này.
    - Việt Nam có tính tới việc tăng cường các đơn vị Hải quân ở các khu vực xảy ra căng thẳng gần đây hay không?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việc tăng cường Hải quân của chúng tôi diễn ra theo một kế hoạch đã tiến hành từ trước. Tuy nhiên, chúng tôi chưa cho rằng, sự việc quá nghiêm trọng đến mức là phải tăng cường một cách đột xuất. Chúng tôi kiên trì và tin rằng, có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Trong đó tiếng nói của báo chí, của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng.
    - Ông có nghĩ rằng, các thành viên của ADMM+ không có tranh chấp chủ quyền hoặc không liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông có thể giúp làm giảm căng thẳng cũng như giải quyết vấn đề Biển Đông?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho rằng, các diễn đàn đa phương rất quan trọng. Nó thể hiện thái độ của thế giới đối với các hành vi của các quốc gia.
    - Tôi được biết một nhóm người Việt ở California (Mỹ) có vận động đề nghị đổi tên Biển Đông mà tiếng Anh là South China Sea (biển Hoa Nam) thành Southeast Asia Sea (biển Đông Nam Á). Tôi thắc mắc, liệu đây có phải là nguyện vọng chung của toàn dân Việt Nam?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cùng một vùng biển, Trung Quốc gọi biển Hoa Nam, chúng tôi gọi Biển Đông. Đó chỉ là cái tên gọi. Còn đề nghị từ một nhóm người Việt Nam nào thì tôi cho đó cũng là xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng tôi không cho đấy là một vấn đề lớn. Tôi không cho đó là nguyện vọng chung của Việt Nam. Việt Nam chỉ có một nguyện vọng là vùng biển nào theo luật pháp quốc tế là của Việt Nam thì phải được thừa nhận là lãnh thổ Việt Nam.
    - Ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Gates tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á. Một trong những bước tăng cường đó là bố trí thêm tàu ở vùng Singapore. Tôi muốn biết, Việt Nam có hoan nghênh thông tin này không?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việc Mỹ có tăng cường sự hiện diện ở châu Á hay bố trí thêm tàu ở Singapre là vì lợi ích của Mỹ. Nếu sự hiện diện ấy mang lại hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, mang lại sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia thì Việt Nam hoan nghênh.
    - Chính phủ Việt Nam gần đây tuyên bố mở cửa cảng Cam Ranh cho cộng đồng quốc tế. Liệu việc mở cửa đó có đồng nghĩa với việc cho phép tàu quân sự của Mỹ, Nga và các quốc gia khác vào cảng Cam Ranh hay không?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Vịnh Cam Ranh thì trước hết chúng tôi đã tuyên bố không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự và trú đóng tàu quân sự ở đấy. Một phần ở Vịnh Cam Ranh chúng tôi sẽ xây dựng thành căn cứ hải quân của Việt Nam. Còn một phần thì sẽ xây dựng thành một khu dịch vụ, kỹ thuật, hậu cần cho tàu quân sự và dân sự. Khi đó, khu dịch vụ, kỹ thuật và hậu cần sẽ đón tàu của tất cả các nước vào sửa chữa, làm dịch vụ hậu cần theo luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.
    - Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 đã có hiệu lực 9 năm, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được sự đồng thuận để có một văn bản hướng dẫn thực hiện các điều khoản của nó. Trong khi đó, chúng ta lại đang cố phát triển DOC thành Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) để nó có tính ràng buộc pháp lý hơn. Ông có cho việc đó là thiết thực trong thời điểm này?
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Các nước ASEAN thống nhất với nhau COC là rất cần thiết. Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua cũng như Bộ trưởng quốc phòng ASEAN gần đây nhất đã đạt được kết luận là sẽ bàn bạc với Trung Quốc để sớm đạt được COC.

    • Nguồn: Kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình / Việt Bách // QĐND.

    Last Updated ( 10:34 AM, 07/06/2011)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn bá quyền ở Biển Đông.

    6/7/2011 11:25:00 AM | Lượt xem: 0
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Theo GS Carl Thayer, cách tốt nhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển.


    Hiệp định có thể đi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dây nóng, ủy ban kiểm soát khủng hoảng...

    Biển Đông trong tổng thể chiến lược của Trung Quốc
    Đặt trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc, những hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc ở vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines nên nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
    GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia: Trung Quốc muốn giành vị thế là một cường quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đặt ưu tiên trong việc thống nhất Đài Loan và đạt được sự thừa nhận về "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc với Biển Đông.
    Sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, dầu và khí.
    Các quan chức Trung Quốc thường xuyên đưa ra các dự đoán về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông lớn hơn nhiều so với tính toán của các công ty dầu khí và chính phủ phương Tây. Do đó, Trung Quốc muốn kiểm soát nguồn tài nguyên này, bởi vì nó phong phú và gần nhà hơn rất nhiều so với dầu từ Trung Đông.
    Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ đường biển mà dầu từ Biển Đông sẽ được vận chuyển.

    [​IMG] Nói cách khác, Biển Đông chỉ là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung cho an ninh năng lượng trên thế giới nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao.
    Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên bản đồ 9 đoạn hình chữ U. Đường chữ U này cắt vào vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam tuyên bố. Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của các quốc gia khác, nơi mà có sự chồng lấn với tuyên bố của Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng xem việc khai thác và sản xuất dầu và khí của Philippines và Việt Nam là hành động đánh cắp tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và vi phạm chủ quyền của nước này.
    Nhiều người đánh giá các hành động vừa qua của Trung Quốc là phép thử của nước này đối với ASEAN, Mỹ và các thể chế quốc tế. Quan điểm của ông?
    Trung Quốc muốn chia rẽ các quốc gia thành viên ASEAN bằng việc xem Biển Đông là vấn đề song phương.
    Trung Quốc muốn kéo dài các cuộc thảo luận về việc hướng dẫn thi hành DOC cũng như COC để tăng cường sức mạnh của mình.
    Trung Quốc muốn xây dựng khu vực an ninh Đông Á không có Mỹ. Phương tiện chính để đạt được điều đó là thông qua tiến trình ASEAN+3. ASEAN đã đáp trả bằng việc mở rộng thành viên của Cấp cao Đông Á gồm cả Mỹ và Nga.
    Bài toán với ASEAN là duy trì vai trò trung tâm của nó trong cấu trúc an ninh khu vực.
    Trung Quốc đang thử Mỹ, đặc biệt là Hiệp định An ninh Song phương với Philippines. Hiệp định được kí năm 1954, hai năm trước khi Philippines tuyên bố chủ quyền với cụm đảo mà họ gọi là Kalayaan. Mỹ nói rằng Hiệp định an ninh song phương không bao phủ vùng đất sau năm 1954. Nhưng Mỹ nói nếu các tàu quân sự của Philippines bị tấn công, Mỹ sẽ tới để hỗ trợ Philippines.
    Vào tháng 3, hai tàu chở dầu của Trung Quốc yêu cầu một tàu thăm dò địa chấn của Philippines rời khỏi vùng biển xung quanh Reed Bank. Tàu của Trung Quốc không phải là tàu chiến và không một viên đạn nào được bắn ra, do đó Philippines không thể kêu gọi hỗ trợ của Mỹ.
    Lập ủy ban kiểm soát khủng hoảng?
    Liệu cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề Biển Đông?
    Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ chủ yếu tập trung vào vai trò của mỗi bên ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc xem Mỹ là một cường quốc bên ngoài. Trung Quốc đặc biệt quan ngại về vị trí vượt trội của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là việc Mỹ ủng hộ Đài Loan.
    Hai bên cũng khác biệt trong quan điểm về việc luật quốc tế áp dụng như thế nào đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Mỹ cho rằng Công ước Luật biển cho phép tàu quân sự được đi qua và tiến hành các thăm dò. Trung Quốc thì khăng khăng rằng luật của nước này hạn chế các hoạt động như vậy là tuân thủ luật quốc tế. Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ hải giám tại EEZ của Trung Quốc và Trung Quốc đáp trả bằng rất nhiều hình thức đe dọa khác nhau.
    Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Một nước có biên giới biển có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Quốc gia ven biển có chủ quyền đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế. Mỹ bác bỏ bất kì tuyên bố biên giới biển nào không dựa trên đất liền. Và do đó, Mỹ phủ nhận cơ sở tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" của Trung Quốc.
    Mỹ quan tâm đến an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc không trực tiếp đe dọa đến những lợi ích này.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn bất kì quốc gia nào, mà Trung Quốc là ví dụ, thực hiện bá quyền ở Biển Đông Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn bất kì quốc gia nào, mà Trung Quốc là ví dụ, thực hiện bá quyền ở Biển Đông. Do đó, sự đối đầu Mỹ - Trung ảnh hưởng tới mỗi quốc gia ở Đông Nam Á và quan hệ của họ với các nước lớn.
    Trung Quốc muốn làm xói mòn quan hệ đồng minh của Mỹ với Philippines và Thái Lan. Trung Quốc cũng muốn làm xói mòn ảnh hưởng chính trị của Mỹ.
    Mỹ muốn ngăn chặn sự xói mòn ảnh hưởng chính trị của mình.
    Liệu những căng thẳng có leo thang thành xung đột vũ trang trên Biển Đông? Ngăn chặn cách nào?
    Khả năng về các sự cố vũ trang giữa các tàu hải quân hai nước luôn có thể xảy ra. Nhưng không có vẻ gì nó sẽ leo thang trở thành xung đột vũ trang. Các sự cố trên biển dễ ngăn chặn hơn là trên biên giới đất liền bởi vì nó cô lập hơn và liên quan ít lực lượng hơn.
    Cách tốt nhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển. Nó có thể trở thành một bộ quy tắc quy định cách thức hành xử của các tàu chiến khi đối đầu.
    Một hiệp định như vậy có thể đi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dây nóng, ủy ban kiểm soát khủng hoảng...
    ASEAN đoàn kết để kìm Trung Quốc
    Vai trò của ASEAN, mỗi thành viên ASEAN, của Mỹ và Trung Quốc trong xung đột ở Biển Đông?

    Mỹ bác bỏ bất kì tuyên bố biên giới biển nào không dựa trên đất liền. Và do đó, Mỹ phủ nhận cơ sở tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" của Trung Quốc.
    ASEAN từng đưa ra 2 tuyên bố quan ngại đáp trả hành động va chạm do Trung Quốc gây ra. Lần đầu tiên là năm 1992 và lần thứ 2 là năm 1995 sau sự kiện Mischief Reef. Năm 2002, ASEAN cũng đàm phán DOC với Trung Quốc. ASEAN cũng thông qua Hiệp định Thân thiện và hợp tác mà Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn khác đều kí. Hiệp định này yêu cầu các bên kí kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ.
    Vai trò của ASEAN là duy trì quyền tự quản của mình ở ĐNA và vùng biển của mình khỏi sự can thiệp của nước lớn. ASEAN cần thể hiện một mặt trận đoàn kết trước nước lớn như Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
    ASEAN cũng đóng vai trò đặc biệt theo Hiến chương LHQ với tư cách một hiệp hội khu vực. Theo Hiến chương, ASEAN có trách nhiệm hành động một khi xung đột nổ ra. ASEAN do đó nên thảo luận trực tiếp về Biển Đông với Trung Quốc và nếu vi phạm vẫn tiếp tục, cần báo cáo lên HĐBA LHQ.
    Mỗi thành viên ASEAN có quan hệ song phương khác nhau với Trung Quốc. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, chỉ có 4 quốc gia thành viên không nêu vấn đề này tại ARF 17 diễn ra tháng 7/2010: Myanmar, Thái Lan, Lào, và Campuchia. Mỗi nước trong nhóm này có liên kết kinh tế mạnh với Trung Quốc. Trường hợp Brunei thì chưa rõ ràng. Nhưng những quốc gia có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông: Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam đều nêu vấn đề. Các nước muốn Mỹ duy trì can dự để cân bằng với Trung Quốc. Và muốn ASEAN duy trì một mặt trận thống nhất để đối phó với Trung Quốc.
    Vai trò của Mỹ là đóng góp vào trật tự khu vực bằng việc duy trì nguyên trạng và cung cấp sự ủng hộ về mặt ngoại giao cho các quốc gia đang chịu sức ép từ Trung Quốc. Mỹ đã đề xuất sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
    Chỗ đứng của Trung Quốc là thuyết phục các nước ĐNA về việc Trung Quốc thay thế Mỹ với tư cách là cường quốc vượt trội ở khu vực và các quốc gia khu vực nên xếp hàng với Bắc Kinh và/hoặc chấm dứt chính sách gây hại đến lợi ích của Trung Quốc.
    Lựa chọn chính sách tốt nhất cho Việt Nam?
    Việt Nam phải xử lý vấn đề này ở 3 cấp độ: Thứ nhất là, làm mình mạnh lên. Việt Nam cần đưa ra một chiến lược và nguồn lực để xây dựng năng lực quản lý và thực hiện quyền chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cần duy trì sự đoàn kết trong nước.
    Hai là, Việt Nam phải dựa vào ngoại giao cấp cao với Trung Quốc, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh để thảo luận và đưa ra biện pháp ngăn chặn các sự cố như việc cắt cáp dầu khí của tàu Bình Minh 02 vừa qua. Lãnh đạo hai nước nên chỉ đạo nhóm làm việc chung thông qua một hướng dẫn phù hợp.
    Ba là, Việt Nam cần cùng với Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN để duy trì thống nhất và cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cần vận động hành lang các thành viên khác của ASEAN.

    • Nguồn: Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông? / Phương Loan // tuanvietnam.vietnamnet.vn, 7.6.2011.

    Last Updated ( 11:25 AM, 07/06/2011)
  9. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Lãnh đạo Ủy ban An ninh Nga thăm Việt Nam
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110608_russia_visit.shtml

    Thư ký Ủy ban An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev vừa bắt đầu chuyến thăm Việt Nam để thảo luận hợp tác năng lượng và an ninh quốc phòng.

    Ông Patrushev, một cựu giám đốc của Cục An ninh Liên bang Nga FSB mà tiền thân là cơ quan KGB, là quan chức thân cận chuyên trách tư vấn Tổng thống Vladimir Putin về các vấn đề an ninh quốc phòng.

    Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam trong tư cách Thư ký Ủy ban An ninh, vị trí mà ông đảm trách từ 2008.

    Thông tấn xã Itar-Tass cho hay ông sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và có buổi làm việc với Thứ trưởng Công an Trần Đại Quang.

    Hãng Itar-Tass cũng trích nguồn Ủy ban An ninh Nga nói; "Trọng tâm đặc biệt của các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo chính trị và quốc phòng của Việt Nam sẽ là việc Nga xây dựng nhà mạ́y hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam, hoạt động của liên doanh dầu khí Vietsopetro và hợp tác giữa hai quân đội".

    Ông Nikolai Patrushev, 60 tuổi, là giám đốc FSB từ 1999 tới 2008.

    Chuyến thăm của ông Patrushev diễn ra trong lúc Việt Nam và Trung Quốc đang có căng thẳng ngoại giao xung quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

    Chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc gây hấn với tàu của Việt Nam sâu trong vùng kinh tế đặc quyền EEZ 200 hải lý.

    Trung Quốc trong khi đó tuyên bố tàu Việt Nam hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc.

    Đang có quan ngại xảy ra xung đột tại vùng Biển Đông mà sáu quốc gia đang tuyên bố chủ quyền, nhất là sau khi quân đội Philippines điều tàu hải quân và chiến đấu cơ tham gia giải quyết các vụ lộn xộn.

    Chạy đua vũ trang

    Nga là đồng minh truyền thống của Việt Nam và hiện đang thực hiện các đơn đặt hàng vũ khí khổng lồ cho Hà Nội.


    Ông Nikolai Patrushev là thư ký Ủy ban An ninh

    Hôm Chủ nhật 05/06, tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh xác nhận với các nhà báo về hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo 636 của Nga.

    Ông Thanh nói "việc này hoàn toàn công khai minh bạch".

    Ông bộ trưởng cũng khẳng định "đây là việc làm bình thường" nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời nhấn mạnh "để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này."

    Nga cũng vừa giao cho Việt Nam hai tuần dương hạm lớp Gepard đời mới, và bán nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 cho Việt Nam.

    Với việc không chỉ Việt Nam mà cả các nước lân cận như Singapore, Malaysia, Thái Lan... mua thêm vũ khí từ các nguồn, giới chuyên gia bắt đầu nhắc tới một cuộc "chạy đua vũ trang" trong khu vực mà mục tiêu, theo đánh giá của họ, là để đối phó với các thách thức an ninh trong bối cảnh một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng hùng mạnh.

    Hiện chưa rõ ông Nikolai Patrushev sẽ ở Hà Nội mấy ngày.
    ----

    1 chân trung gian trong thời điểm nhạy cảm!
  10. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thằng Mỹ cũng muốn 2 chú BC và NC chiến nhau. Tất cả mọi yếu tố làm suy yếu 3 Tàu đều tốt cho Mỹ và phương tây.

Chia sẻ trang này