1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Khựa: Tuyên bố chủ quyền các lô dầu hỏa ở Biển Đông của VN là 'mơ hồ'

    http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-vietnam-oil-09-28-2011-130697613.html

    Một bài viết trên Tờ Nhân Dân Trung Quốc, số ra ngày thứ Ba, gọi kế hoạch thăm dò dầu hỏa của Việt Nam với sự tiếp tay của công ty ONGC Ấn Ðộ tại Biển Đông, là dựa trên những tuyên bố chủ quyền 'mơ hồ' và 'không thể kiểm chứng', và yêu cầu Bắc Kinh hãy trình bày cho thế giới những chứng cớ rõ rệt rằng khu vực này thuộc chủ quyền củaTrung Quốc.

    Theo Zeenews, bài viết đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo hôm qua nêu nghi vấn về kế hoạch thăm dò dầu khí của Việt Nam tại hai lô 127 và 128 ở Biển Đông, và nói rằng địa điểm này không thể kiểm chứng được trên bản đồ.

    Theo bài viết, cả Việt Nam, Ấn Ðộ, lẫn Trung Quốc đều không trưng ra bằng cớ rõ ràng về địa điểm của 2 giếng dầu vừa kể.

    Bài báo viết rằng Việt Nam và Ấn Ðộ muốn duy trì sự mơ hồ này để khai thác dầu khí một cách dễ dàng hơn, nhưng Trung Quốc thì khác, và Trung Quốc cần phải làm rõ vấn đề này.

    Tờ báo nói các cơ quan liên hệ của Trung Quốc nên công bố các tài liệu địa lý rõ ràng, và đòi hỏi Việt Nam và Ấn Ðộ trưng ra bản đồ của các địa điểm đó trong khu vực.
    -----

    Bắt đầu cắt luỡi bò! Phản ứng của khựa là mồm mép đàn bà, muốn xem giấy tờ thì coi như khựa tự vả vào mồm, bài trên khựa viết rất trúng ý anh :))
  2. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Có biết gì về ngành công nghiệp năngViệt nam không mà phán bừa. Tìm hiểu lại các dự án Nghi Sơn, Long Sơn và các dự án thuộc khâu đầu up-stream đi rồi hãy bi bô. Có biết tình trạng liên danh, thiếu vốn của các dự án lớn thuộc PVN như thế nào không? nản thế mà cũng mang tiếng là nick gạo cội ở diễn đàn này
  3. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
  4. investip123

    investip123 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Cần phải chơi với cả Mỹ và Nga
  5. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Thái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/10/111003_paracels_1974_documents.shtml
    Cập nhật: 12:24 GMT - thứ hai, 3 tháng 10, 2011



    [​IMG]

    Ông Henry Kissinger từng đóng vai trò quyết định trong chính sách của Hoa Kỳ với Đông Nam Á nhiều năm liền


    Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
    Loạt sách Quan hệ Ngoại giao của Hoa Kỳ là hồ sơ chính thức về hoạt động ngoại giao của chính phủ Mỹ bắt đầu từ 1952, tập hợp các văn bản gốc như biên bản cuộc họp, điện tín, thư từ.
    Các sử gia của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoàn tất 25 cuốn về chính quyền Kennedy, 34 cuốn về chính quyền Johnson, trong khi ý định làm 54 tập về thời kỳ Nixon và Ford (1969-1976) vẫn còn dở dang.
    Biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 - 19 tháng Giêng), tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì.
    'Tránh xa'
    Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."
    Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"
    Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
    Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"
    Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.
    "Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
    Đô đốc Thomas H. Moorer, 25/1/1974






    "Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.
    "Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."
    Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"
    William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."
    Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."
    Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:
    "Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?
    Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
    Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.
    Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.
    Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."
    Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."
    Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."
    Bảo vệ Philippines hay không?
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/10/03/111003130250_vnch_304x171_vnch_nocre***.jpg

    Trong một cuộc họp ngày 31/1/1974 của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger khi đó được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa."
    "Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy."
    Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công.
    Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.
    Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn."
    Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."
    Chỉ cho đến gần đây, hồi tháng Bảy 2011, Thượng Nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích công khai về hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
    Ông Jim Webb khi đó nói: "Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là vô cùng quan trọng với đồng minh, Philippines và cho toàn vùng Đông Nam Á."


    ---
    Chủ nghĩa thực dụng của Mỹ đã từng làm Việt nam phải thiệt thòi. Còn nay đời đã khác :)) Mỹ muốn thực dụng thì cố mà chiều lòng người đẹp Viễn đông =))
  6. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Mỹ bỏ phiếu trừng phạt Trung Quốc http://tuoitre.vn/The-gioi/458761/My-bo-phieu-trung-phat-Trung-Quoc.html

    TT - Dự luật trừng phạt Trung Quốc lại được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ vào chiều 3-10. Washington từ lâu luôn cáo buộc Bắc Kinh là cố tình hạ giá đồng nhân dân tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp của mình trong giao dịch thương mại quốc tế.

    [​IMG]
    Mỹ gây áp lực với Trung Quốc về chính sách đồng nhân dân tệ - Ảnh: AFP

    Reuters dẫn lời các thượng nghị sĩ cho rằng Mỹ cần cứng rắn hơn để buộc Trung Quốc phải đánh giá lại chính sách đồng nhân dân tệ của mình. Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer, một trong những nhà soạn thảo dự luật này, dự đoán thượng viện sẽ thông qua sự trừng phạt này với số phiếu áp đảo trước khi chuyển cho hạ viện xem xét. “Thời điểm kêu gọi một cách lịch sự đối với Trung Quốc đã qua rồi” - ông Schumer nhấn mạnh.
    Quan điểm cứng rắn
    Giới phân tích cho rằng dự luật này nếu được thông qua có thể đặt Mỹ vào tình thế bất lợi khi gây tổn hại cho mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Washington. Song lập luận này không còn ngăn cản nổi ý muốn trừng phạt Bắc Kinh ở nhiều thượng nghị sĩ Mỹ. AFP dẫn lời thượng nghị sĩ Dân chủ Sherrod Brown cảnh báo Trung Quốc sẽ tiếp tục làm Mỹ mất đi thế cạnh tranh như từng diễn ra trong những năm đầu thập niên 1990 khi thâm hụt thương mại tăng cao.
    “Hiện thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã là 200 tỉ USD. Trung Quốc đang lũng đoạn hệ thống tiền tệ và rõ ràng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của chúng ta trên nhiều mặt. Còn chúng ta lại tấn công Trung Quốc chưa đủ mạnh” - thượng nghị sĩ Brown nói. Ông cho rằng việc Washington không có thái độ cứng rắn đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc chính là nguyên nhân gây tác động đến cuộc sống của tầng lớp trung lưu, làm tỉ lệ thất nghiệp tăng cao trong giới giáo viên, cảnh sát và lính cứu hỏa Mỹ. “Các nhà máy bị đóng cửa và không còn tiền để trả lương cho công nhân”- ông Brown vạch rõ.
    Giới chuyên gia nhận định do việc làm trở thành một đề tài nóng bỏng trong cuộc tranh cử vào đầu năm 2012 nên khả năng dự luật trừng phạt chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể được Thượng viện Mỹ thông qua mạnh tay hơn so với những năm trước từng được đưa ra. Theo Reuters, ứng cử viên tổng thống của **** Cộng hòa Mitt Romney cũng đã đặt Trung Quốc là vấn đề trọng tâm chính trong cuộc tranh cử khi ông cam kết sẽ kiểm soát chặt chẽ vấn đề Trung Quốc, không để tiếp tục gian lận với Mỹ.
    Song dự luật này chắc sẽ vấp phải sự phản đối tại hạ viện. Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết chính quyền Obama sẽ xem xét dự luật và chưa đưa ra lập trường chính thức. Cùng lúc, các nhà lãnh đạo **** Cộng hòa tại hạ viện cũng chưa có động thái nào về dự luật này.
    Dự luật nhỏ, ván cờ lớn
    Giới chuyên gia Mỹ quan ngại dự luật nếu được thông qua cũng chỉ đem lại khoản thu thuế rất nhỏ trên hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu với tổng kim ngạch 365 tỉ USD năm 2010. Nhưng nó sẽ đặt chính quyền Tổng thống Obama trước những thử thách rất lớn. “Việc đổ cho Trung Quốc là ông kẹ là chuyện rất dễ làm. Nhưng dự luật sẽ hỗ trợ rất ít cho vấn đề việc làm ở Mỹ và sẽ tăng chi phí nhập khẩu” - chuyên gia Doug Guthrie, trưởng khoa kinh doanh tại Đại học George Washington, nhận định.
    Báo Wall Street Journal dẫn lời chủ tịch Hội đồng kinh doanh Trung Quốc - Mỹ John Frisbie thừa nhận các công ty Mỹ đã lỗ nặng từ những bất đồng thương mại giữa hai bên. Tuy cho rằng đồng nhân dân tệ đang bị định giá thấp, song ông Frisbie cũng nhấn mạnh nó đã tăng 30% từ năm 2005. Trong thời gian đó, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn tiếp tục tăng và điều này dẫn đến nghi ngờ cho rằng liệu việc tăng giá đồng nhân dân tệ có thể giúp Mỹ giải quyết được vấn đề việc làm hay không.
    Ông Frisbie cho rằng dự luật trừng phạt Trung Quốc là một bước tiếp cận sai lầm. Nhà nghiên cứu Nicholas Lardy thuộc Học viện kinh tế quốc tế Peterson cũng tỏ ra hoài nghi: “Liệu việc Trung Quốc đánh giá lại chính xác đồng tiền của mình có đem lại việc làm cho người Mỹ hay không. Hay là các nhà máy sẽ được chuyển đến Indonesia, Bangladesh hay vùng Hạ Sahara ở châu Phi, những nơi có chi phí nhân công thấp nhất?”.
    Giới chuyên gia nhận định nguy cơ lớn nhất của Mỹ là các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể cho quyền Bắc Kinh giành thắng thế và họ sẽ trả đũa. Nhiều doanh nghiệp Mỹ còn quan ngại Trung Quốc sẽ còn tìm cách trở lại Mỹ ồ ạt hơn trước đây.
    Bắc Kinh đã lên tiếng phản ứng về dự luật trừng phạt của Mỹ. “Cuộc chạy đua tranh cử tổng thống Mỹ đang căng thẳng và tỉ giá đồng nhân dân tệ hiện nay lại trở thành mục tiêu của họ”- Tân Hoa xã bình luận. Bắc Kinh cáo buộc các tuyên bố của giới ủng hộ dự luật là “cạn nghĩ”, đồng thời cáo buộc Mỹ đang lặp lại thói quen cũ là đổ trách nhiệm cho Trung Quốc.
  7. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Thần tượng nào cũng đang lung lay (vnexpress):
    Biểu tình 'Chiếm phố Wall' được tiếp thêm lửa

    Một số công đoàn tại nước Mỹ hôm qua bày tỏ sự ủng hộ và dự định cùng xuống đường tham gia phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall".
    > Biểu tình 'chiếm phố Wall' lan khắp nước Mỹ


    [​IMG]
    Một người biểu tình hóa trang theo kiểu xác chết (zombie) tại New York hôm 3/10. Ảnh: AFP "Rất đơn giản thôi, những người trẻ tuổi trên phố Wall đang lên tiếng về rất nhiều vấn đề mà người lao động ở nước Mỹ đang phải đối mặt trong vài năm gần đây", Larry Hanley, chủ tịch quốc tế của Amalgamated Transit Union - một công đoàn có khoảng 20.000 thành viên tại khu vực New York, nói với CNN khi được hỏi lý do tham gia.
    Theo ông Hanley, những người trẻ đang nói thay cho số đông người Mỹ đã quá thất vọng trước những ông chủ ngân hàng và những kẻ môi giới, "những người thu lợi phía sau sự lao động vất vả của người khác". "Trong khi chúng ta vật lộn mưu sinh hàng ngày, hàng tháng, thì những triệu phú và tỷ phú trên phố Wall lại ngồi không một cách vô cảm rồi thuyết giảng trên sự hy sinh của chúng ta", Hanley nói.
    Video: Các 'xác chết' chơi nhạc trên Phố Wall Trong khi đó, người phát ngôn Jim Gannon của công đoàn Transport Workers Union Local 100 cho rằng phong trào "Chiếm phố Wall", đã chỉ ra được những vấn đề mà các công đoàn hoàn toàn ủng hộ. "Chiếm phố Wall" được tổ chức với mục đích lên án những bất công xã hội trong hệ thống tài chính và lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình ở Bắc Phi hay Trung Đông. "Mục tiêu của họ (những người biểu tình) cũng là mục tiêu của chúng tôi", Gannon nói.
    Michael Mulgrew của Liên đoàn Giáo viên Mỹ, một tổ chức gồm 200.000 thành viên, cho hay ông tự hào khi ủng hộ những người biểu tình. "Con đường mà xã hội của chúng ta đang hướng tới không dành cho 99% người dân, vì thế 'Chiếm phố Wall' đã nổ ra. Những người biểu tình quyết theo đuổi phong trào này và họ có thể tạo ra một sự đối thoại ở tầm quốc gia, mà chúng ta nghĩ rằng lẽ ra phải diễn ra từ nhiều năm rồi", Mulgrew nói.
    Các lãnh đạo công đoàn ở Mỹ hiện không thể biết được có bao nhiêu thành viên của họ sẽ nghỉ làm việc trong ngày hôm nay và tham gia vào các đoàn người biểu tình trên khắp nước Mỹ.
    [​IMG]
    Người biểu tình tổ chức tuần hành qua tòa Thị chính ở Los Angeles vào chiều 3/10. Ảnh: AFP Occupy Wall Street (Chiếm phố Wall) là phong trào biểu tình không có người đứng đầu nổ ra từ ngày 17/9, khi một số người dựng trại để phản đối ngay trước Thị trường Chứng khoán New York. Họ thể hiện sự tức giận trước nền kinh tế đang lung lay của nước Mỹ, cũng như sự phẫn nộ đối với "giới doanh nghiệp tham lam". Sau đó, hàng trăm người đã lập nên một khu trại tại công viên gần đó và việc biểu tình trở nên có tổ chức hơn. Thậm chí, họ có cả đội ngũ y tế và pháp lý riêng, rồi còn tự cho ra một tờ báo với tên gọi Occupied Wall Street Journal.
    Trong vài tuần qua, những người biểu tình đã đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có cả sự thô bạo của cảnh sát, sự yếu kém của các công đoàn cũng như nền kinh tế Mỹ, các cuộc chiến của Mỹ, tình trạng môi trường, tình trạng của nước Mỹ và của thế giới nói chung. Khoảng 100 người biểu tình bị bắt vào hôm 24/9, trước khi khoảng 700 người khác cũng bị cảnh sát bắt giữ hôm 1/10 với cáo buộc rằng họ có hành vi gây mất trật tự. Cảnh sát hôm qua tiếp tục bắt thêm 5 người nữa, nhưng chưa tiết lộ nguyên nhân của vụ bắt giữ mới nhất này.
    Phong trào "Chiếm phố Wall" đã lan rộng khắp nước Mỹ, khi Chicago, Los Angeles, Seattle, Boston và nhiều thành phố lớn khác theo sau New York trở thành các "cứ điểm" mới của người biểu tình.
    Phan Lê
  8. unknown01

    unknown01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Củng cố chứ sao lại lung lay? Thấy những cái xấu thì phải đi biểu tình phản đối. Chẳng lẽ như ở nước nào đó, công chức, cảnh sát, giáo viên, bác sĩ... đói nhăn nhưng thay vì đi biểu tình, lại im ỉm kiếm thêm bằng cách chặt chém học trò, ăn trộm của công, giờ công, tham nhũng hối lộ?
  9. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Tình hình Mỹ và Châu Âu có vẻ bất ổn. Thế mới biết thằng cha HP nó nói khó lọt lỗ tai nhưng lại đúng.
  10. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Thượng viện Mỹ quyết mạnh tay với Trung Quốc http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111005/Thuong-vien-My-quyet-manh-tay-voi-Trung-Quoc.aspx

    05/10/2011 0:21
    Thượng viện Mỹ ngày 3.10 (giờ địa phương) đã thông qua việc tiếp tục triển khai thảo luận và biểu quyết về dự luật trừng phạt thương mại đối với các mặt hàng của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Thượng nghị sĩ Harry Reid cáo buộc hành động kìm giá đồng nội tệ của Trung Quốc gây hại cho kinh tế Mỹ - Ảnh: Reuters
    Tờ The New York Times dẫn lời các chuyên gia nhận định với chiều hướng này, dự luật hoàn toàn có thể chính thức qua ải Thượng viện vào cuối tuần này. Lâu nay, Washington liên tục chỉ trích Bắc Kinh cố tình kìm giá đồng nhân dân tệ để tạo lợi thế trái luật cho các nhà xuất khẩu của mình, góp phần gây ra thâm hụt mậu dịch trầm trọng của Mỹ với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ trước giờ vẫn từ chối xếp Trung Quốc vào nhóm nước thao túng tiền tệ, bất chấp kêu gọi từ ********. Nếu dự luật được thông qua, giới lập pháp Mỹ sẽ có công cụ đắc lực để buộc Bộ Tài chính điều tra và nếu phát hiện dấu hiệu lũng đoạn tiền tệ thì phải có hành động trừng phạt cứng rắn hơn. Nếu được Thượng viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển sang bỏ phiếu tại Hạ viện trước khi đệ trình cho Tổng thống Barack Obama.
    Tuy nhiên, Nhà Trắng, nhiều hạ nghị sĩ và cả giới doanh nghiệp Mỹ lo ngại dự luật này quá cứng rắn, có thể gây ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Theo phân tích của The New York Times, Nhà Trắng, Hạ viện và Thượng viện sẽ chạy đua trong nỗ lực đưa ra một dự luật chung trung hòa hơn. Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc lên tiếng phản đối dự luật của Thượng viện Mỹ. Truyền thông Trung Quốc thì cáo buộc Washington cố tình “chính trị hóa” vấn đề tiền tệ và dọa sẽ có một cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
    ---
    Giải pháp xua khựa vào chuồng được Mèo triển khai đồng bộ :))

Chia sẻ trang này