1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không hiểu ờ bạn?

    Đây là đang nói về văn hoá giữa Thầy - Trò.
    Đó là ứng xử xã hội. Là lựa chọn.
    Ở đây không có não trạng thần tượng hay lãnh tụ.
    Nên điều bạn thắc mắc là ngớ ngẩn và dễ hiểu.


    Ai như anh gì quá dũng cảm châm lửa đốt mình rồi chạy.
  2. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Mỹ âm thầm đưa tàu ngầm tới Philippines
    Cập nhật lúc :11:52 PM, 15/11/2011


    Mỹ đã 'lặng lẽ' đưa một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, chiếc USS Texas (SSN 775) với tàu ngầm hộ tống USS Emory (AS 39) tới vịnh Subic ở Philippines hôm 10/11.
    (ĐVO) Tuy Mỹ đã đưa tàu ngầm tấn công tới Tây Thái Bình Dương từ hôm 10/11 nhưng thông tin về sự kiện này chỉ được giới truyền thông thông báo vài ngày sau đó.

    Theo giới phương tiện truyền thông, việc Mỹ đưa tàu ngầm tấn công hạt nhân đến Tây Thái Bình Dương (gần Biển Đông) như một phần khẳng định ngầm cho một phần kế hoạch triển khai quân đội đến Tây Thái Bình Dương. Trước đó, Mỹ từng tuyên bố sẽ đưa quân tới căn cứ ở Australia để tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực.

    Tàu ngầm tấn công USS Texas là tàu ngầm lớp Virginia đầu tiên ghé thăm Philippines và là tàu ngầm thứ hai được triển khai đến khu vực đầy nhạy cảm này.

    "Con tàu này và thủy thủ đoàn đã thực hiện vượt ra ngoài mọi dự đoán trong thời gian triển khai ở Tây Thái Bình Dương", Trung tá Robert A. Roncska, chỉ huy trưởng của tàu USS Texas cho biết,"Texas tự hào được ưu tiên đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh khu vực và các quan hệ quốc tế. Chúng tôi rất mong sẽ được trở lại vịnh Subic với đồng minh thân cận của chúng tôi trong tương lai".

    [​IMG]
    Mỹ đã bí mật đưa tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Texas cùng một tầu hộ tống ngầm USS Emory tới vịnh Subic ở Philippines.

    Tàu ngầm tấn công Texas, thuộc lớp Virginia được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm chạy êm nhất, hiện đại nhất của quân đội Mỹ và trên thế giới.

    Tàu ngầm này có khả năng hỗ trợ hàng loạt các nhiệm vụ, bao gồm cả tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, tấn công vào đất liền, tình báo, trinh sát và giám sát, tham gia các cuộc chiến tranh đột xuất và có thể hoạt động ở vùng nước nông.

    Một số thông số kỹ thuật của tàu: chiều dài 114,9 m; đường kính thân 10,3 m, lượng giãn nước 7800 tấn, tốc độ 25 hải lý/h (46 km/h). Tàu được vận hành bởi 140 thủy thủ.

    Trang bị vũ khí trên tàu gồm 12 quả tên lửa hành trình Tomahawk và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.

    -----

    Trong 6 năm, Mỹ sẽ tăng quân đồn trú tại Australia lên 2.500 quân nhân, gần 13 lần so với hiện nay.

    (ĐVO) Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ có điều kiện sử dụng căn cứ không quân Tindal ở Darwin, phía Bắc Australia để phục vụ các cuộc tập trận chung. Tại đây Mỹ cũng sẽ bố trí máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và tiếp dầu.

    Đây là kết quả đạt được giữa Tổng thống Barack Obama và ********* Julia Gillard trong chặng dừng chân đầu tiên của người đứng đầu Nhà Trắng nhân chuyến công du 4 ngày tới châu Á.

    Ngay lập tức, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng, cho rằng thỏa thuận trên là “không hợp thời” và không đáng ứng lợi ích chung của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đáp lại, Washington khẳng định về sự cần thiết củng cố liên minh quân sự với Canberra và không dễ bị lay chuyển trước bất kỳ thỏa hiệp với Bắc Kinh.

    Phát biểu trước ******** Australia hôm 17/11, Tổng thống Barack Obama cam kết không có kế hoạch giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ tại Tòa nhà ******** Australia.
    Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh: “Tôi đã chỉ thị cho các quan chức chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia nhận thức rằng, sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu ưu tiên đối với Mỹ. Cắt giảm kinh phí quốc phòng của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến sự hiện diện của chúng tôi ở khu vực”.

    Theo giới quan sát, thỏa thuận trên là bước tiến đáng kể giúp Mỹ cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu châu Á – Thái Bình Dương. Bởi hiện nay, căn cứ quân sự Mỹ tại Australia vượt ngoài tầm với của tên lửa đạn đạo mới từ Trung Quốc.

    Ngoài ra, sự có mặt thường xuyên của lực lượng hải quân tại đây sẽ giúp Mỹ kiểm soát được sự di chuyển của các tàu chiến và máy bay tại Biển Đông. Từ nhiều năm nay, Washington thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vùng biển này, nơi hằng năm có lưu lượng tàu thương mại, chuyên chở hàng qua lại với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ USD.

    Đối phó với sức mạnh hải quân của chính quyền Bắc Kinh, một số nước có tranh chấp với Trung Quốc cân nhắc tới việc cho phép Hải quân Mỹ ra vào hải phận.

    Trước đó, hôm 16/11 tại bến cảng Manila, trên tàu khu trục Mỹ Fitzgerald, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã ký với người đứng đầu Bộ Ngoại giao Philippines Alberto Del Rosario một tuyên bố về Biển Đông nhân chuyến thăm đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày hai nước ký một hiệp ước quốc phòng chung.

    Theo đó, 2 bên đạt thỏa thuận về sự hỗ trợ của Washington về quân sự, chính trị và ngoại giao cho Manila trong trường hợp bùng phát tranh chấp liên quan tới Biển Đông.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ nói chuyện với thủy quân lục chiến Mỹ và Australia tại căn cứ RAAF - Darwin hôm 17/11.

    Theo Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm Đông Á Viện Nghiên cứu phương Đông, Mỹ đã chính thức xuất hiện phía sau Philippines để đối mặt với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. Tổng thống Benigno Aquino hiểu rằng, Manila cần phải có một đối tác đáng kể, ít nhất không thua kém sức mạnh chính quyền Bắc Kinh.

    Trong ấn bản dành cho các độc giả nước ngoài của Nhân dân Nhật báo số ra ngày 17/11, Trung Quốc cảnh báo, bất cứ nỗ lực của Mỹ thống trị khu vực đều sẽ thất bại. Và rằng, “Bắc Kinh rất biết hướng những thách thức thành cơ hội. Washington chắn hẳn cũng nhận thức rõ về thực tế này”.
  3. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Thủ t.ướng Ấn Độ Manmohan Singh nói với Thủ t.ướng TQ Ôn Gia Bảo tại hội nghị Bali rằng việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông với Việt Nam 'hoàn toàn mang tính thương mại'.

    Điều đó có nghĩa hoạt động này không thể bị liên quan vào cuộc tranh chấp chủ quyền tại khu vực, trong đó Trung Quốc yêu sách đòi tới 80% diện tích Biển Đông.
    Ông Singh đã gặp Thủ t.ướng Ôn bên lề cuộc họp Ấn Độ-Asean và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali. Tại đó, Thủ t.ướng Ấn Độ cũng khẳng định vấn đề chủ quyền biển 'cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế'.
    Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc tập đoàn ONGC Videsh của Ấn Độ thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận ngay từ khi có thông tin về dự án làm ăn này hồi tháng Chín.
    Trong khi Trung Quốc nói đây là vùng biển tranh chấp, Việt Nam nói hai lô này nằm hoàn toàn trên thềm lục địa chủ quyền của Việt Nam.
    Hồi tháng 10, trước khi thăm chính thức Ấn Độ, Chủ tịch Việt nam Trương Tấn Sang còn khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh các công ty nước ngoài làm việc với đối tác Việt Nam trong các dự án dầu khí tại thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam theo luật pháp Việt Nam".
    Không chỉ có phía Việt Nam, mà phía Ấn Độ cũng tỏ rõ quyết tâm theo đuổi kế hoạch làm ăn này.
    Quyền lưu thông
    Đề cập tới yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, người đứng đầu chính phủ Ấn Độ nói các bên cần tôn trọng quyền lưu thông và tự do hàng hải.
    Một nguồn tin tham dự hội nghị Bali được Thời báo Kinh tế của Ấn Độ dẫn lời nêu quan điểm của New Delhi, rằng đã có luật biển (của Liên Hiệp Quốc) mà "bản thân Trung Quốc cũng đã ký kết".
    "Nếu như còn khác biệt, thì đã có tòa án để giải quyết vấn đề chủ quyền."
    Trong khi đó, đô đốc chỉ huy trưởng hải quân Ấn Độ Nirmal Verma vừa lên tiếng cảnh báo khả năng các mâu thuẫn trong khu vực có thể gây ảnh hưởng toàn cầu, nhất là cho các quốc gia có quyền lợi kinh tế lớn tại châu Á-Thái Bình Dương.
    Không có gì lạ nếu như chính tại Bali, hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như đang lâm vào trạng thái đối đầu và căng thẳng quanh chủ đề Biển Đông.
    Thủ t.ướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố "các thế lực bên ngoài" không có cớ gì để tham gia vào tranh chấp phức tạp về chủ quyền biển. Ông nói: "Vấn đề này cần được giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp liên quan".
    "Các thế lực bên ngoài không được liên quan, dù với bất kỳ cớ gì."
    Trước đó một hôm, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố trước Nghị viện Australia rằng với tư cách cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, "Mỹ đang và sẽ luôn hiện diện tại đây".
  4. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại, khựa nhẩm cộng đồ của VN để tính :))
    Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam
    Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00
    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

    Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần b.tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, T.Tướng Việt Nam N.T.Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn Đ.ảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.

    I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á
    Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.
    Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.
    Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.
    Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.
    Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.
    Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
    Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
    Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

    II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân
    Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.
    Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.
    Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đ.ảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.
    Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.
    Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby". Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

    III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông
    Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.
    Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự... Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.
    Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)
  5. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    VN hoan nghênh ASEAN-TQ tăng cường đối thoại Biển Đông

    Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Đông Á, Thủ t.ướng Nguyễn T.ấn Dũng khẳng định an ninh, an toàn hàng hải đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của khu vực và thế giới.

    Thủ t.ướng cho rằng ASEAN và các nước Đông Á cần tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Đông Á; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

    Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại tin cậy và hiểu biết, thúc đẩy thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới Bộ quy tắc ứng xử COC, Thủ t.ướng Nguyễn T.ấn Dũng nói.
    ...

    Chốt lại, Việt - Mỹ - Philip - Nhật lên tiếng quyết bàn về biển Đông tại Bali; Khựa tranh thủ đc 2 thằng Malay Cam quyết dìm xuồng đi không bàn.

    Giờ anh đã hiểu vì sao mà cỡ Lỗ Tấn đi được ra ngoài biên giới văn Trung hoa; Đơn giản vì đã build chuẩn được cái thằng AQ.

    Nay AQ có thêm tiền, đạn giắt lưng nữa nên càng nghĩ rằng thủ dâm và chơi gái cảm giác giống nhau =))

    Khựa đang cần một Tôn Trung Sơn thứ 2, chứ cỡ Đặng Tiểu Bình thì nguyên cả 2 chân vẫn đứng trong sách Lỗ tấn thôi :)) Còn đàn em, không ăn thua! Việt nam win win win
  6. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    Iem đi lang thang các diễn đàn. Rất hay gặp kiểu: Theo nguồn tin bí mật, nghe nói .abc xyz bla bla bla..Mỹ đã chọn VN là đối tác quan trọng nhất của ĐNA trong thế kỷ Thái Bình Dương ....^^ Nghe tương lai sáng lạn ghê.
    Cái đỏ đỏ có phải là AQ ko [:D]
  7. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    TQ hiện là nước viện trợ lớn nhất cho Campuchia. Anh muốn tôi ủng hộ anh hơn TQ thì cần chuyển tiền vào tài khoản của tôi nhiều hơn TQ đi. Tiếng Việt có câu "ăn cây nào rào cây ấy" mà, đúng không?
    [​IMG]
  8. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    http://www.nytimes.com/2011/11/20/w...er-shows-flexibility-after-meeting-obama.html
    Obama và các nhà lãnh đạo châu Á đối chất với thủ tướng Trung Quốc
    ...
    Mô tả của viên chức chính quyền về cuộc họp gần hai giờ cho thấy đó là một cuộc trao đổi ấn tượng hơn là một cuộc họp điển hình. Khi Tổng thống (Obama) và Thủ tướng (Ôn gia Bảo) phát biểu, trong 18 đại diện quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á luân phiên phát biểu, chỉ có các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia và Mi-an-ma không chất vấn (Ôn Gia Bảo) về vấn đề an ninh hàng hải, viên chức chính phủ cho biết.

    Không giống như trong một phiên họp căn bản của hội nghị thượng đỉnh, nơi các nhà lãnh đạo hội họp trong một sảnh đường lớn với các tùy tùng, trợ lý về các vấn đề giáo dục, thương mại và các giải đáp đa phương về các thảm họa tự nhiên, buổi họp hôm thứ Bảy chỉ có 18 nhà lãnh đạo và một cố vấn của mình trong một căn phòng nhỏ hơn - cho thấy một không gian khá gần gũi có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự thẳng thắn hơn.

    Viên chức này nói rằng ông Obama, tổng thống Mỹ, người đầu tiên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã "không vận động" các nhà lãnh đạo khác phát biểu.

    Người đầu tiên phát biểu, viên chức chính phủ cho biết, là các nhà lãnh đạo của Singapore, Philippines và Việt Nam - nhũng nước có căng thẳng cao nhất với Trung Quốc - tiếp theo là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Nga và Indonesia, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh.

    Các nhà lãnh đạo khẳng định lại sự kiên quyết của mình về một "giải quyết đa phương về các tuyên bố lãnh hải xung đột", viên chức này nói.

    Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác phát biểu, ông Obama mới bày tỏ sự đồng thuận của mình với họ, viên chức này cho biết.

    Ông Obama lập luận rằng, "trong khi chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, và trong khi chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có một cổ phần lớn mạnh trong an ninh hàng hải nói chung, và đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề biển Nam Trung Hoa - như một cường quốc thường trú trong Thái Bình Dương, như một quốc gia hàng hải, một quốc gia giao thương và như là một bảo đảm cho an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương".

    Sau đó, ông Ôn Gia Bảo đã trả lời.

    Viên chức chính phủ mô tả phản ứng của ông là "tích cực trong ý nghĩa rằng ông đã không đả kích, và đã không sử dụng nhiều đến các công thức quyết đoán mà chúng ta thường nghe được, đặc biệt là công khai từ Trung Quốc".

    Thay vào đó, viên chức này cho biết, ông Ôn Gia Bảo chỉ đơn giản phản đối rằng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận về vấn đề này và khẳng định rằng Trung Quốc đã trải qua nhiều công sức để đảm bảo rằng các tuyến đường vận chuyển là an toàn và tự do".

    "Tôi cho rằng về tổng thể, cuộc thảo luận là có tính xây dựng", viên chức nói thêm: và không gay gắt. "Các nhà lãnh đạo không nước đôi, họ không nói mù mờ".

    Điều thú vị, viên chức này nói, không phải là những gì ông Ôn Gia Bảo nói, nhưng là những gì ông không nói. Ví dụ, ông đã không lặp lại quan điểm cho rằng các tranh chấp nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, một báo cáo từ Tân Hoa Xã cho biết Thủ tướng "tái khẳng định" lập trường của Trung Quốc, có lẽ để chỉ ra rằng thiếu sót không nhắc đến của ông không có nghĩa là có thay đổi thực sự gì trong suy nghĩ.
    ....

    Gặp phải mẽo thì phải ngồi và hết nói lăng nhăng bố láo ngay, và dưới đây là dấu hiệu bò rồi cũng phải mở mắt :))

    Học giả TQ ngại nước này 'ngộ nhận Biển Đông'
    Cập nhật lúc :4:42 PM, 23/11/2011

    Mới đây, ông Lý Thần Huy, Phó giáo sư ngành Khoa học vật liệu và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có bài viết "E rằng chúng ta ngộ nhận trong vấn đề Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc, tức Biển Đông)”.
    Dân mạng Trung Quốc mù mờ về Biển Đông
    Một cái nhìn 'trần trụi' về quan hệ Việt – Trung
    'Lo ngại Trung Quốc theo lối mòn lịch sử'

    PGS Lý Thần Huy. Dù mục đích bài viết của PGS Lý để thuyết phục người Trung Quốc thấy chính phủ của họ "không ươn hèn", tuy nhiên qua bài viết, cũng có thể thấy sự ngộ nhận của rất nhiều người Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, dẫn đến kích động tinh thần dân tộc cực đoan ở nước này.

    Mở đầu bài viết, PGS Lý tỏ ra lo ngại trước một bài báo có tên "Âm thanh vũ lực ở Nam Hải đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc", trong đó viết, "trong dân chúng Trung Quốc, bao gồm cả một số chuyên gia học giả, chủ trương dùng vũ lực trong vấn đề tranh chấp ở Nam Hải".

    Theo bài báo "Âm thanh vũ lực..." trên, phần lớn người Trung Quốc cho rằng họ "bị xúc phạm nặng nề" vì đương nhiên cho rằng "Nam Hải là của chúng ta". Cũng theo bài báo này, "Việt nam và Philippines dám tranh chấp với chúng ta là vì có sự hậu thuẫn từ phía Mỹ, do Mỹ xúi giục. Và Mỹ muốn ngăn chặn, muốn có kẻ địch luôn bên cạnh Trung Quốc".

    "Những nhận thức này đang rất phổ biến trong dân chúng Trung Quốc. Nhưng chính phủ Trung Quốc hoàn toàn im lặng, không có ý định dẹp yên dư luận này", PGS Lý viết.

    Sự im lặng trên, theo PGS Lý sẽ "có thể thổi bùng một cách sai lầm chủ nghĩa dân tộc, làm cho Trung Quốc trở thành một dân tộc hiếu chiến trên thế giới và làm mất đi giá trị của hình tượng Trung Quốc".

    "Họ cho rằng, Việt Nam, Philippines tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc là do Mỹ xúi giục, điều đó không tránh khỏi tức giận lây người Mỹ. Thế là trong cộng đồng quốc tế, kẻ thù của Trung Quốc ngày càng nhiều mà bạn bè càng ít", PGS Lý viết.

    Phản bác những "ngộ nhận của nhiều người Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, PGS Lý cho rằng: "Việt Nam và Philippines tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc hoàn toàn không phải do Mỹ cổ vũ, hỗ trợ. Ở đây, Mỹ không có liên quan gì. Việt Nam, Philippines không thể vì một nước xúi giục mà đi gây sự với một nước khác, điều đó không phù hợp với đạo lý và quy tắc quốc tế.

    Cách nghĩ này thật ngây thơ, thậm chí là ngớ ngẩn. Đối với một quốc gia, đem sự an toàn, yên ổn của mình trao vào tay người khác, hoàn toàn vô căn cứ. Huống chi Việt nam và Mỹ vẫn là hai đối thủ từng có mối thù không đội trời chung.


    Trung Quốc "cho rằng, lý do của chúng ta là đầy đủ, thì họ cũng làm được như vậy", PGS Lý phân tích.
    Còn Philippines, mặc dù là đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng là một nước nhỏ bé ở xa Mỹ, gần Trung Quốc thì không dại gì đi gân hấn với Trung Quốc, “nước xa không cứu được lửa gần”, chỉ rước hoạ vào thân".

    Đặt câu hỏi: "Vậy rốt cuộc, vì cái gì để Việt Nam và Philippines gây tranh chấp với Trung Quốc trên Nam Hải? Có phải là Nam Hải thuộc Trung Quốc? và Nam Hải có nhiều tài nguyên nên các nước mới đến tranh chấp?" , PGS Lý viết: "nếu chúng ta cứ kiên quyết cho rằng khu vực này thuộc Trung Quốc, thì họ cũng khẳng định, khu vực này thuộc về họ. Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều tư liệu, chứng cứ chứng minh, khu vực này từ xưa dến nay là thuộc sở hữu của Trung Quốc thì họ cũng đưa ra được những tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Chúng ta cho rằng, lý do của chúng ta là đầy đủ, thì họ cũng làm được như vậy".

    "Chúng ta giận dữ cho rằng họ đến cướp đất của chúng ta, thực tế là, chúng ta cũng tự nhận thấy là một nước lớn, khi thấy khu vực này có nhiều tài nguyên thì đến chiếm giữ, người ta sẽ cho rằng, chúng ta ỷ thế là nước lớn, không phải họ uy hiếp chúng ta mà chúng ta uy hiếp họ. Trong bối cảnh như vậy, dù không có sự ủng hộ của Mỹ, dù họ là nước nhỏ, họ cũng không dễ dàng lùi bước".

    "Tôi nghĩ, dựa vào lý của mình sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Vì sẽ không ai thừa nhận khu vực đó là thuộc về đối phương".

    Từ phân tích trên, PGS Lý phát biểu: "Trong thời đại ngày nay, càng không thể nói đánh là có thể đánh người khác".

    PGS Lý cũng đề xuất: "Theo tôi, biện pháp tốt nhất là nhờ vào sự phân xử của cộng động quốc tế. Lấy cộng đồng quốc tế làm trọng tài. Chúng ta là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".
    ------
  9. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Phải thắt chặt và nâng tầm cao hơn nữa cho quan hệ VIỆT - MỸ, dù gì kiều bào ta ở hải ngoại (nhất là Mỹ) cũng chung 1 lòng chống phuơng bắc xâm lược mà
  10. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...Tinh thần dâng cao bác nhỉ. Nhất là kiều bào ta ở Mỹ...=D>

    Em đề nghị theo như tình hình thiếu vốn hiện nay để trang bị thêm vũ khí cho QĐND VN, kiều bào hãy giúp đỡ gấp thêm 3 tỷ Ô-bá-mà cho đất nước để tăng thêm sức chiến đấu...=))

Chia sẻ trang này