1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    - Tăng th giáp vs xe cơ giới NB mà rẻ khối thằng đã mua :)) VK LQ , radar , tác chiến điện tử hệ LX/Tây Âu đã có Séc giúp rồi khỏi lo, từ năm 2007 Sec nó mở lại đào tạo đại học , nghiên cứu sinh các nghành QS rồi , còn muốn pháo CN nòng 105mm -- > 155 mm, xe đặc chủng có giáp bánh hơi đã có Slovakia. Tóm lại cả hai thằng Slo và Séc đang rất gấp gáp muốn tìm kiếm nguồn tiền trước khi các tổ hợp nó chuyển sang hệ NATO .

    - HQ có mỗi xe K-21 là mạnh như ngặt nỗi nó bơi qua sông phải có 2 quả phao to đùng, gây tốn kém thêm tiền thay quả phao này, lại dễ bị bắn nổ, NB thì nguyên liệu đầu vào như thép,.. phải nhập lấy đâu ra đồ rẻ, mà hai thằng này chả có thằng nào dám mở CT đào tạo QS như Séc [:D]

    - Còn muốn xe oto thì đầy thằng Sec có Tatra, TQ có FAW, Nga có Kamaz. gầm đặc chủng cho S-300/Kp-300 thì nên hợp tác với MZKT Belarus vì thàng này bị phương Tây/Mẽo bao vây gây khó .
  2. VIVIsect

    VIVIsect Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2009
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    [​IMG]

    Mấy ông bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng này hình như không thuộc biên chế quân đội như Việt Nam mình nhỉ, tạp nham ngồi vào đều được ạ :)
  3. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Hay đây hay đây hai Ông bộ trưởng quốc phòng .Tình củ vượt mức cho phép bắt tận bốn tay cơ trứ .Quả này Khựa tha hồ mà đoán ...Trông Hai vị như thông gia của nhau Ý.
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Lần đầu tiên kể từ năm 1973, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đến thăm Việt Nam [​IMG] HÀ NỘI, ngày 04 tháng sáu. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã đến thăm căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Trước năm 2001, các binh sĩ Nga đóng quân tại đó.
    Tuy nhiên, trong trường hợp này, các chuyên gia phương Tây nhớ lại chiến tranh Việt Nam, khi ở Cam Ranh từng hiện diện căn cứ Hải quân Hoa Kỳ. Chính Bộ trưởng đã nói về điều này khi phát biểu trên bong tàu vận tải quân sự "Richard Byrd."



    "Cá nhân tôi thuộc về thế hệ chiến tranh Việt Nam, và những gì xảy ra - đó cuộc đổ máu khủng khiếp quy mô lớn cho cả hai bên", - người đứng đầu Lầu Năm Góc, bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam sau năm 1973, nhấn mạnh.



    Ông lưu ý rằng chuyến thăm của ông nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và bắt đầu cuộc đối thoại giữa các bên về các bình diện khác nhau, bao gồm cả các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APR). Thú vị rằng người đứng đầu Lầu Năm Góc chưa từng đến Việt Nam, mặc dù vào những năm 1964-1966 ông chứng kiến sự khởi đầu của cuộc xung đột khi đang phục vụ trong quân đội, RBC đưa tin.



    Các nhà quan sát quốc tế đã đánh giá cao ảnh hưởng chính trị của chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ở Việt Nam. Đặc biệt, quan điểm của họ dẫn đến một điều rằng Mỹ bắt đầu kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có ý định tranh thủ sự hỗ trợ của các nước trong khu vực càng nhiều càng tốt. Chủ yếu là chính sách này nhằm kiềm chế Trung Quốc. Sự thực, Washington chính thức hạn chế những phát ngôn tương tự. "Tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm này. Ngoài ra, tôi tin tưởng rằng việc gia tăng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ chỉ đem lại lợi ích Trung Quốc", - Panetta bình luận.


    Căn cứ ở Cam Ranh, mà người đứng đầu Lầu Năm Góc đến thăm, nhiều lần thay đổi chủ sở hữu. Sau quyết định của Tổng thống Richard Nixon rút quân Mỹ ra khỏi đất nước, căn cứ này đã được chuyển giao cho quân đội của miền Nam Việt Nam. Năm 1975, cảng nước sâu đã bị chiếm bởi quân đội của Cộng sản Việt Nam, và bốn năm sau đó nhượng hẳn cho Liên Xô.



    Trong năm 2001, bằng quyết định của Tổng thống Vladimir Putin căn cứ đã được sơ tán. Tại cùng một thời gian đó ở Cuba, căn cứ của Nga “Lurdes” đã được đóng cửa.

    http://www.newsland.ru/news/detail/id/970034/
    http://www.rosbalt.ru/main/2012/06/04/988396.html
  5. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    K-21 của Hàn cưỡi phao qua sông vẫn chìm, đã đầu tư con này thì mua BMP-3 cho lành,ai thèm mua nếu không phải vì vấn đề kinh tế hay chính trị:))
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    thế ông robert gates lúc trước đến thăm không tính à :-??
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Nghỉ hưu rồi tính làm gì?
  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    bác khăm có thể cháu nhầm lúc đó VIỆT NAM đang là chủ tịch asean . hình như là trong dịp tổ chức admm+ thì phải nên ko được tính . [:P]
  9. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.628
    Đã được thích:
    993
    Cái này trên Tuổi trẻ có bàn qua, lâu rồi mình chỉ nhớ chút chút, đại khái là ở nhiều nước tư bẩn đang giãy chết chúng quan niệm rằng chiến tranh ngày nay rất khó xảy ra, quân đội sắm hàng khủng chỉ để làm ông kẹ hù dọa là chính, còn thì mọi thứ thường diễn ra trên bàn đàm phán, trên mặt trận ngoại giao, kinh tế. Bộ quốc phòng ngày nay không còn chỉ biết cắm đầu đâm chém nữa mà cũng phải biết làm kinh tế, phải biết cân nhắc nặng, nhẹ, thiệt hơn, phải tính toán thật kỹ lưỡng về chuyện lời lỗ như 1 doanh nghiệp thực sự. :)>-
    Ví dụ: bán (hoặc mua) lô hàng vũ khí này thì tốn bao nhiêu xiền (gồm cả vận hành, bảo trì, sửa chữa, thay thế,...), so với bán (hoặc mua) của nước kia thì được lợi (hay hại) bao nhiêu, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị như thế nào; hoặc tham gia đánh "nước lạ" kia thì có nên hay kô, đánh thì được lợi gì, ko đánh được lợi gì, hoặc với tiềm lực quốc gia và nhu cầu của quốc tế thì nên sản xuất hoặc bán cái gì, bán đi đâu,...và khi cần có thể giải trình minh bạch trước cuốc hội, trước tổng thống,...
    Với những yêu cầu trên, bọn tư bẩn bóc lột nhân dân nghĩ rằng 1 viên tướng võ biền quen chinh chiến không thể bằng 1 anh chuyên làm kinh tế hoặc chuyên múa mép làm thuyết khách, vì thế chúng ưu tiên đưa lũ thư sinh bàn giấy trói gà không chặt lên làm sếp của các đại tướng lừng danh xông pha trăm trận với hy vọng có thể dùng âm mưu thâm độc cây gậy với củ cà tím nô dịch thế giới.
    Trên đây là cách giải thích của ông phóng viên nào đó ở Tuổi trẻ, ko biết bác nào có hướng lý giải khác không ??????? :-?
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Cái nghỉ hưu đó là Khoằm giả nhời Wehrmacht2,
    còn giả nhời suhomang thì ông Robert Gates thăm Việt Nam năm 2010, không nằm trong thỏa thuận trao đổi các cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng.
    Bộ trưởng Gates đã tới Hà Nội để dự lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. (ASEAN Defense Ministers Meeting Plus) và hình như không tới Cam Ranh.

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ở Việt Nam mở rộng tìm kiếm hài cốt binh lính Mỹ

    [​IMG] Chiến tranh ở Việt Nam. Photo ©AP

    Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng cho phép các chuyên gia Hoa Kỳ đến ba khu vực, nơi, giả định, chôn cất binh lính Mỹ, Associated Press đưa tin. Thỏa thuận tương ứng đã đạt được hôm 4 tháng sáu trong thời gian gặp gỡ của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta với người đồng cấp Việt Nam của mình Phùng Quang Thanh tại Hà Nội.
    .
    Theo chuyên gia về tìm kiếm những người mất tích làm sáng tỏ thêm thỏa thuận, vào thời điểm này vẫn còn tám khu vực của Việt Nam khép kín đối với Hoa Kỳ. Còn liên quan đến những khu vực mở thì sao, theo dự kiến, ở đó có thể còn hài cốt, ít nhất, của bốn bính sĩ Mỹ.
    .
    Để khai quật ở phía Mỹ có từ năm đến bảy năm, hãng tin viết. Điều này bị chi phối bởi độ a xít cao của thổ nhưỡng Việt Nam mà nó dẫn đến sự phân hủy nhanh hơn hoặc bình thường các hài cốt. Ngoài ra, thấy rằng những người dân địa phương có khả năng giúp đỡ trong thời gian tìm kiếm thi thể của binh lính tử trận, hiện còn sống ngày càng ít.
    .
    Ngoài ra, hai bên đã thỏa thuận trao cho nhau các vật dụng cá nhân của binh lính và sĩ quan tử trận trên chiến trường. Việc trao đổi đầu tiên như thế đã được thực hiện: những người Việt Nam đã trao cho Panetta những bức thư của trung sĩ Mỹ tử trận để đổi lấy nhật ký của binh lính Việt Nam do một lính Mỹ nào đó nhặt được.
    .
    Theo các thông tin của The Los Angeles Times, mục đích chính của chuyến đi thăm của Panetta là củng cố hợp tác quân sự với Việt Nam. Theo tờ báo nhận xét, việc xích lại gần với Hà Nội được tiến hành trong khuôn khổ chiến lược mới của Washington, nhằm tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi hiện Trung Quốc là trung tâm ảnh hưởng chủ yếu.
    .
    Trong chiến tranh Việt Nam (1965-1973), Hoa Kỳ mất gần 60 nghìn binh lính, đồng thời gần nghìn rưỡi người Mỹ bị xem mất tích. Tổn thất phía Việt Nam là hơn triệu người.

    http://lenta.ru/news/2012/06/04/vietnam/

Chia sẻ trang này