1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bailamos_1986

    bailamos_1986 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    2.858
    Đã được thích:
    7
    Chết cười với bác home :D
  2. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306
    Híc híc...chịu mấy thím dân chủ mấy thím cố đấm ăn xôi làm gì nhỉ...Việt nam chưa bao giờ có vị thế vững chắc như bây giờ
  3. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    Chuyến thăm Hoa Kỳ qua cách nhìn của báo chí Anh:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130802_hoaky_vietnam_campuchia.shtml

    Mỹ ưu ái Hà Nội, coi nhẹ Phnom Penh?

    Tạp chí Anh, The Economist trong tuần này lại tiếp tục bàn về quan hệ Mỹ Việt nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Washington nơi lãnh đạo hai nước đưa quan hệ song phương lên mức “đối tác toàn diện”.

    Tiếp theo bài báo vào tuần trước, bài viết vào tuần này mang Campuchia vào nhằm so sánh cách ứng xử của Washington với hai nước ở châu Á cùng chung đường biên, đặc biệt là trong mảng nhân quyền.
    Khi ông Obama có cuộc họp duy nhất với Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, tại Phnom Penh hồi năm ngoái, người phát ngôn phía Mỹ đã nói thẳng với báo giới rằng bầu không khí họp là "căng thẳng".
    Lý do là vì ông Obama huấn thị ông Hun Sen về các trường hợp vi phạm nhân quyền xảy ra ở Campuchia.
    Lập trường cứng rắn của tổng thống Hoa Kỳ được hậu thuẫn bởi các chính trị gia Mỹ vốn to tiếng vận động nhằm yêu cầu cắt giảm viện trợ của Mỹ nếu cuộc bầu cử ở Campuchia không "đáng tin cậy".
    Thậm chí một số người còn muốn các tổ chức quốc tế như ADB, Ngân hàng Phát triển Châu Á , đã và đang giúp cấp vốn để Campuchia tái thiết, đưa ra các tuyên bố đe dọa Phnom Penh.
    Bài báo đặt câu hỏi rằng liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam xứng đáng được [Hoa Kỳ] đón nhận trong khi Campuchia bị Hoa Kỳ giữ khoảng cách?
    Xét về các tiêu chí dân chủ và nhân quyền, có lẽ là không, The Economist bình luận và tìm cách giải thích.

    Chọn đồng minh
    Bài báo dẫn chiếu tại điều họ gọi là “Cuộc bầu cử của Campuchia là không hoàn hảo”, nhưng hầu hết các nhà quan sát nói rằng quá trình tranh cử cởi mở hơn và cạnh tranh hơn so với hai lần trước.
    Trong khi đó Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam, báo này viết, chẳng hề bận tâm tới bầu cử và cũng không chấp nhận bất cứ hình thức cạnh tranh chính trị nào. Trấn áp là chuyện xảy ra như cơm bữa.
    “Ở Washington một vài nhà lập pháp Mỹ, được cộng đồng người Mỹ gốc Việt góp giọng, phàn nàn về việc Washington nhẹ tay đối với nhà cầm quyền Hà Nội. Tuy nhiên chẳng ai dường như đang lắng nghe.
    “Lý do cho sự khác biệt trong cách đối xử của Washingon với Hà Nội và Phnom Penh được xem là nằm ở chỗ chính quyền ông Obama đã và đang đã chọn Việt Nam như một đồng minh trong chiến lược tái cân bằng về an ninh tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tỏ ra không chịu bị lấn át trước đối thủ mới của Mỹ là Trung Quốc, trong các tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
    “Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam trở thành nước thành viên của liên minh thương mại tự do mới của họ, TPP, và dường như sẵn sàng bỏ qua cho Hà Nội nhiều thứ để giành được hai mục tiêu địa chiến lược.
    “Campuchia, ngược lại, là đồng minh chính của Trung Quốc trong khu vực và sẽ không tham gia TPP trong thời gian ít nhất là trước mắt.
    “Chính trị thực dụng, vốn thịnh hành trong những năm 1970, đã trở lại”, bài báo có tựa America, Vietnam and Cambodia, Realpolitik Redux (Tạm dịch là Hoa Kỳ, Việt Nam và Campuchia, sự trở lại của chính trị thực dụng) nhận định.
    Câu chuyện về sự đón tiếp của ông Obama với Chủ tịch Việt Nam tiếp tục là đề tài bàn luận, kể cả ở châu Á.
    Báo Bấm Taipei Times hôm 1/8 có bài trích bình luận của US Today nói Tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan, nước đồng minh của Mỹ, đã không được Nhà Trắng đón tiếp long trọng bằng ông Trương Tấn Sang. :-bd
  4. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Chán nhỉ. Thế này thì phải tuyệt thực thôi!
  5. Connuocviet

    Connuocviet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2012
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    214
    Chú cứ thử làm xem, chắc chắn rằng sẽ có người tung hô chú lên tận 9 tầng mây đó. Nhưng nếu chú chết vì đói thì chẳng có ma nào đến nhìn chú đâu. Có khi thây ma của chú còn bị lợi dụng làm bia đỡ đạn nữa đó.
  6. THN

    THN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2012
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    29
    Lâu lâu có vài chú c .. hó cờ vàng với tiếng nói nhân dân, tư do dân chủ vào xủa xủa ăng ẳng mới vui, chứ cứ để anh em bàn với bàn chán, có vài con gâu gâu nhẩy vào cắn bậy mới có thú vị làm sao :D
  7. nguyensaigon66

    nguyensaigon66 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Cờ Vàng Tiên Đế các chú gọi là dog, cờ đỏ búa liềm vác bên Liên Xô, sao vàng lấy bên Trung Quốc thì gọi là cha là bác. Vãi cho các chú đầu tôm lộn ngược, đầu giành để chứa não không chứa lại đi chứa ****!
  8. bigviet

    bigviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2013
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    2
    " Không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn ". Mong các bác nhớ cho câu danh ngôn này. Lợi ích quốc gia là trên hết, trên hết mọi đảng phái hay tư tưởng. Lực lượng nào còn đủ sức để gìn giữ đất nước này và bảo đảm sự phát triển của dân tộc trên đất nước này thì lực lượng ấy còn lí do để nắm quyền lực, còn nếu không thì sớm muộn gì cũng sẽ bị đào thải. Những ai có tâm huyết và đủ năng lực để đóng góp cho đất nước thì nên đóng góp cho đất nước và GIỮ MÌNH vì chắc chắn đất nước sẽ cần đến bạn bằng cách này hay cách khác, lúc này hay lúc khác.
  9. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Chuyện không vui trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Sang!

    Chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo nhà nước theo lời mời của TT Obama đã kết thúc tốt đẹp. Sẽ không có gì đáng nói nếu như 2 bên nhờ đó mà hiểu nhau, cởi mở hơn và tạo điều kiện hơn trong trao đổi kinh tế xã hội.

    Thế nhưng, cũng đã xảy ra những chuyện không vui từ phía cộng đồng hải ngoại và báo chí nước ngoài.

    Tờ báo Vietinfo đã có bài đả kích nặng nề thứ trưởng ngoại giao N.T. Sơn!

    Mở đầu của bài viết đăng trên tờ báo của tác giả có tên Đại Tài đơm đặt theo thiển kiến cá nhân về các lãnh đạo, chê bai cá nhân bác Sơn là trình độ "thấp"! To mà không cao... rồi những cá tính "xấu" khác... Chung qui họ đả kích cá nhân bác thứ trưởng.

    Cũng chỉ vì những câu nói của bác Sơn với cánh báo chí, theo những gì đã dẫn từ Vietinfo, chuyện chẳng có gì đáng nói, bác thứ trưởng đã cư xử đúng phép tắc ngoại giao, chỉ có điều phát biểu như thế quá thẳng thắn, và họ cho là xúc phạm đồng bào "khúc ruột ngàn năm"!

    Không rõ bối cảnh khi bác Sơn phát biểu, nhưng họ viết: (rút gọn) Ông cho rằng bà con đi biểu tình vì còn chút thù hận cuối cùng và vì tiền... vì chút thù lao kiếm thêm và ông còn ngạo mạn tự sướng rằng đã hơn 40 năm, Việt Nam đã sướng rồi, đã có vai vế trên trường quốc tế rồi, được nể trọng rồi, có đấu tranh cũng chẳng ăn thua gì, chỉ tự khổ thân thêm thôi... và rằng thì là mà nếu thích thì cứ về Việt nam nghe ông nói và nếu cần thì ông sẽ sang tận Mỹ nói chuyện phải quấy.

    Thứ trưởng đã nói rất thẳng thắn, điều này chính phía kiều bào thừa nhận, đó là về một bộ phận, vì lý do nào đó vẫn mang tư tưởng cũ, thù hận và kiếm cớ để gây sự. Theo họ, phát biểu như vậy là ngạo mạn, thách thức, phỉ báng, vu khống!!!??? Giọt nước tràn ly! Ly nào và nước nào? theo những gì họ viết thì là nước tức tối tràn cái ly hận thù.

    Không có lửa làm sao nên khói! Chúng ta còn nhớ, những ca sĩ nội địa sang biểu diễn tại Mỹ, họ chẳng liên quan gì đến chính trị, nhưng đã bị một số phần tử càn quấy phá rối cản trở như thế nào.

    Tờ báo này chẳng qua là ăn theo một bài viết khác có cùng mục đích đả kích thứ trưởng Sơn, bài của BBC mang tên: Chống ông Sang vì 'hận thù', 'thu nhập'?

    Tờ BBC nổi tiếng lá cải xưa nay vẫn giọng điệu cũ, cũng chẳng có gì lạ.

    Phát biểu của thứ trưởng với nhã ý mời kiều bào về nước gặp ông, hoặc ông sang Mỹ để trao đổi bàn bạc thêm đã bị BBC bóp méo thành lời thách thức!

    Xuyên tạc và bóp méo vốn là sở trường của BBC. Nhưng ít ra, BBC cũng đã nói rất thật điểm này: "Còn độc tài, còn hận thù". Nghĩa là theo họ, trong nước là độc tài và do đó bà con hải ngoại còn hận thù.

    Họ đúng ở phía hải ngoại và sai ở phía trong nước. Có lẽ BBC quên, hay không dám viết Hoàng gia Anh đã Độc Tài lãnh đạo Anh Quốc còn lâu hơn nhiều bất kể lãnh đạo nào khác. Nếu cặn kẽ ra, thì người ta sẽ giải thích, Hoàng Gia Anh không độc tài vì được ủy quyền, được dân chúng đồng thuận. Thế BBC không chấp nhận đồng thuận ở các quốc gia khác?

    Quan điểm của lãnh đạo đ ảng và nhà nước đối với kiều bào đã được nói rõ nhiều lần: xóa bỏ mọi hận thù cũ, đoàn kết, mở cửa tạo điều kiện cho kiều về quê làm ăn sinh sống. Đã có rất nhiều người hưởng ứng và được hưởng lợi từ chủ chương này.

    Những thế hệ kiều bào về sau sinh ra trên đất khách, hầu hết đều không quan tâm và không có chính kiến về chính trị hay tình hình trong nước. Nhưng xem ra, một bộ phận xưa cũ vẫn rất cố chấp!

    Bài của BBC còn cho biết thêm một ý khác: những chống đối bây giờ còn mang màu sắc quyền lợi kinh tế, đòi đất! Nó ứng với vế thứ 2 được cho là dẫn từ lời thứ trưởng Sơn: "muốn có thêm thu nhập".

    Xem ra đối với bộ phận này, tình hình sẽ còn phức tạp.
  10. bigviet

    bigviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2013
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    2
    Cần phải luôn xem xét người Việt hải ngoại là vấn đề cần phải hợp tác chứ không nên xem là " cần phải giải quyết ". Nên xác định trước tư tưởng theo hướng này để dễ nói chuyện hơn.

    Chuyện ông Sơn nói thì tôi xin nói thẳng rằng, không có ai quy định là không được nói như vậy nhưng trong một quy luật bất thành văn khi một quan chức chính phủ đại diện cho nhà nước phát biểu công khai thì không nên nói thẳng như vậy.( dù đúng dù sai ). Việc khơi ra những cuộc tranh luận đúng sai là rất không nên trong bối cảnh một chuyến đi nhằm mục đích hợp tác. Việc những người Việt hải ngoại có phản ứng với những phát biểu kiểu đó của ông Sơn theo tôi là điều đương nhiên ! Và khi đó thì việc bơi móc chuyện cá nhân ông Sơn ra để bàn thì cũng là điều rất đương nhiên rồi, chính trị là vậy. Tôi xin nói ngắn gọn và không trích dẫn gì thêm, không nói gì thêm về mấy vế sau vì trên mạng hiện nay có quá nhiều bài của người trong cuộc rồi.

    Còn đem chuyện Hoàng gia Anh ra thì tôi nghĩ là hơi xa xôi, không nên bàn, vì quá khác nhau cả về thể chế lẫn lịch sử . Còn nếu như vẫn muốn bàn luận và đem ra so sánh thì tôi nghĩ nên so sánh với Singapore thời ông Lý Quang Diệu, Đài Loan thời cha con ông Tưởng Giới Thạch,Tưởng Kinh Quốc và Hàn Quốc thời tổng thống Park Chung Hee sẽ gần hơn. Thiết nghĩ, nếu đem chuyện Việt Nam ra so sánh với các nước kể trên thì tôi nghĩ câu chuyện dễ rẽ sang một hướng tiêu cực vì thực tế rằng, chính những bất công xã hội, cùng với sự đói nghèo, tình trạng tham nhũng của chính phủ, sự yếu kém trong việc điều hành đất nước và việc mất niềm tin vào tương lai đã dẫn đến sự căm ghét của người dân đối với chế độ, và suy cho cùng, Singapore,Đài Loan,Hàn Quốc đều là những quốc gia phát triển hơn hẳn Việt Nam về mọi mặt.
    Nhân đây tôi xin trích dẫn một đoạn văn của cố tổng thống Pháp Charles de Gaulle :
    " Chế độ độc tài là gì, nếu không phải là một chuyến phiêu lưu lớn ? Bước khởi đầu của nó hẳn là rất thuận lợi. giữa cơn cuồng nhiệt của số này và thái độ cam chịu của số khác, trong vòng kềm tỏa cứng rắn của thứ trật tự mà nó áp đặt, dựa vào cảnh cờ biểu huy hoàng và đường lối tuyên truyền một chiều, chế độ độc tài lúc đầu có tạo ra cơn hứng khởi hoàn toàn tương phản với tình trạng vô chính phủ diễn ra trước đó. Nhưng đẩy các hoạt động của mình đến chỗ quá trớn là số phận của chế độ độc tài. Do nhân dân ngày càng tỏ ra sốt ruột với những hạn chế và ao ước tự do, chế độ độc tài đành phải tìm cách liên tục bù đắp cho họ bằng những thành công vĩ đại hơn nữa. Đất nước trở thành một cỗ máy mà người chủ phải vận hành với một gia tốc dồn dập. Dù là trong việc đối nội hay đối ngoại, những mục tiêu, những may rủi, những những nỗ lực dần dần vượt quá mọi giới hạn. Ở mỗi chặng, dù trong nước hay ngoài nước, các trở ngại cứ mãi tăng lên. Để rồi cuối cùng, sợi dậy néo sẽ bị đứt tung. ... Cả nước rơi vào cảnh tan hoang, tụt xuống mức thấp hơn cả lúc cuộc phiêu lưu vừa mới bắt đầu. "

    Chế độ Lý Quang Diệu, Tưởng Giới Thạch, Park chung hee đều bị chỉ trích là độc tài ở một mức độ nào đó nhưng suy cho cùng thì hãy nhìn những gì họ đã làm cho đất nước của họ hiện nay.


    Chế độ độc tài luôn phải thay đổi dần để đáp ứng với kì vọng ngày càng tăng của nhân dân và sau cùng sẽ dẫn đến sự chuyển hóa. Tổng thống Park chung Hee đã bị ám sát, sau đó thì Chun doo hwan, Roh Tae Woo cũng bị hạ bệ, mở đường cho con đường dân chủ hóa tại Hàn Quốc.NGười kế vị của ông Tưởng Giới Thạch, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trong những năm tháng cuối của nhiệm kỳ đã dần dân chủ hóa đất nước, mở đường cho ông Lý Đăng Huy lên làm tổng thống với một loạt thay đổi tích cực cho nền chính trị Đài Loan, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore hiện nay cũng đang được kì vọng sẽ là một Tưởng Kinh QUốc thứ 2. Và những cuộc thay đổi đó bào đảm sự tồn tại của thế chế chính trị tại Singapore,Đài Loan,Hàn Quốc.

    Với những chế độ, nếu như một ngày,sự thay đổi đã chạm đến cực đỉnh, đe dọa những cố kết căn bản của một thể chế chính trị thì tất sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn và đấu tranh để thay đổi thể chế chính trị đó.

    Dẫu biết mỗi đất nước có con đường khác nhau, mỗi thế chế chính trị là khác nhau, nhưng tựu chung, một chế độ muốn tồn tại thì phải bảo vệ được chủ quyền đất nước và duy trì sự phát triển của dân tộc trên đất nước ấy. Và chiều dài lịch sử đã chứng minh, không có gì là bất di bất dịch và mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Chia sẻ trang này