1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Apachai (28/4- 3/5/2011), bài và ảnh từ trang 32

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi LANTRAI, 22/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    Quá bộ đến đi Fav..............[r2)] Tư vấn thêm cho bạn chương trình ở Xín Thầu nữa chứ?
    Ok?

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bác đi Điện Biên đê, hóng quá cơ! [r23)]
  2. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    Mình đã chốt lộ trình ở trang 1, mọi người qua theo dõi nhé!
    Chương trình tình nguyện tại Tá Miếu, mình đang lên kế hoạch.
    Mọi người có thể tìm hiểu về Tá Miếu qua 1 số thông tin.....


    http://sonmyschool.com/archive/index.php/t-98.html

    TT - Đã đến với những lớp học ở tận Cà Mau cực Nam hay Lũng Cú cực Bắc, ngay cả những lớp học giữa trùng dương, trên quần đảo Trường Sa, nhưng chưa bao giờ chúng tôi xúc động đến thế khi chứng kiến chuyện học hành ở A Pa Chải - nơi cực Tây đất nước.



    Các em học sinh dân tộc Giáy vẽ cô giáo thân yêu của mình. Đó là cô Chương Thị Yên, 26 tuổi, nhà ở P.Ngọc Hà, TP Hà Giang, tháng 9-2010 đã tình nguyện lên cắm bản dạy học cho các em nhỏ ở bản Thuồng Luồng 2, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, Hà Giang - Ảnh: LÊ NGÂN GIANG
    [Only registered and activated users can see links]

    A Pa Chải (xã Xía Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) là địa danh được nhắc đến khi nói về điểm cực Tây của VN, nhưng thật ra bản làng ở cực Tây lại có tên là bản Tá Miếu, được tách ra từ bản A Pa Chải tám năm trước. Từ lớp học ở bản Tá Miếu, theo đường chim bay chỉ cách cột mốc số 0 - ngã ba biên giới VN - Lào - Trung Quốc - chừng hai cây số.

    Tương lai bắt đầu từ câu hát vỡ lòng...

    Tiếng hát bi bô của những em bé Hà Nhì vọng ra từ ngôi lán tranh nứa lụp xụp giúp chúng tôi nhận ra đó là một... lớp học mẫu giáo, bởi nếu đứng bên ngoài nhìn chắc chắn không ai nói đấy là một ngôi trường. Người đang dạy các em tập hát là cô giáo Vi Thị Hiệu, dân tộc Tày, quê tận huyện Lộc Bình, Lạng Sơn. Trong túp lều làm lớp học ấy, “sang trọng” hơn cả là tấm vải nhựa giả gạch hoa được trải ra trên nền.

    Tấm nhựa trải nền ấy cho bàn chân trần của mười đứa trẻ trong lớp đỡ lạnh, quanh vách nứa vẫn có bảng bé ngoan và khá nhiều đồ chơi cho các em. Những từ tiếng Việt đầu tiên hằn lên trí nhớ của những em bé Hà Nhì nơi miền cực Tây này đã bắt đầu từ sự gian nan gieo chữ của những giáo viên như cô giáo Hiệu. Chúng tôi đứng tần ngần rất lâu nhìn cô Hiệu dạy các em học số đếm, những tiếng bi bô thơ dại với âm sắc Hà Nhì bắt đầu đọc tiếng Việt nghe yêu đến lạ: một bông hoa, hai quả táo, ba con *******...

    Cảm động trước những nỗ lực vượt khó, khát vọng học hành của học sinh xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), báo Tuổi Trẻ cùng bộ đội biên phòng đồn biên phòng A Pa Chải đã tặng 1.000 cuốn vở cho các em học sinh nơi đây. Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ cũng có nhiều phần quà tặng giáo viên và cán bộ, chiến sĩ biên phòng nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào.

    (Mời bạn đọc xem thêm phóng sự trên truyền hình Tuổi Trẻ: tuoitre.vn)

    Từ những tiếng Việt đầu tiên ấy, chỉ vài năm sau các em có thể bắt đầu với những bài học về lịch sử của đất nước, dân tộc mình. Như bây giờ trong túp lều làm lớp mẫu giáo này, nhìn chếch qua bên trái chừng 20m là một túp lều khác, ở đó tiếng giảng bài của thầy giáo Phạm Ngọc Quý vang lên trong ánh nắng ban mai vàng óng miền cực Tây.

    Thầy Quý đang dạy lịch sử cho học sinh lớp 4, trên bảng in nét phấn tên bài học “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 938)”. Vừa gặp những em bé Hà Nhì đang bập bõm những tiếng Việt đầu tiên ở lớp mẫu giáo của cô Hiệu, rồi nghe những học sinh của thầy Quý trả lời rất rõ ràng những câu hỏi về bài lịch sử, có chút gì thật ấm áp nhen lên trong mỗi chúng tôi giữa tiết trời se lạnh biên thùy.

    Lớp 4 của thầy Quý dạy ở Tá Miếu có số học sinh đông nhất nên được học riêng, còn các lớp khác phải học ghép. Thầy Quàng Văn Toàn, phụ trách điểm trường Tá Miếu, lớn tuổi nhất trong các giáo viên ở đây (dù thầy sinh năm 1980), đang dạy ghép hai lớp 1 và lớp 2. Hai lớp 3 và 5 cũng học ghép do thầy Nguyễn Văn Thảo dạy.

    Thầy Thảo, quê tận Bắc Ninh, chỉ mới 23 tuổi nhưng đã có ba năm đứng lớp nơi đây. Thầy Toàn viết xong phần học vần cho các em lớp 1 lại quay sang phía kia ra đề toán cho lớp 2. Phòng bên kia, thầy Thảo cũng vậy, hết đứng đầu này lại quay về phía cuối phòng.

    [Only registered and activated users can see links]
    Cô giáo Vi Thị Hiệu và các học sinh mầm non ở bản Tá Miếu trong ngôi trường mái tranh trống hoác - Ảnh: Đà Trang

    Những gian nan không nói hết

    Tranh thủ gặp thầy Bùi Văn Thủy, hiệu trưởng Trường tiểu học xã Sín Thầu, thầy bảo: “Không nói các nhà báo cũng đã nhìn thấy nỗi khó khăn của trường lớp nơi đây hiện rõ cả kia rồi, mà cả xã Sín Thầu có thêm mấy điểm trường, còn gian nan hơn cả Tá Miếu.

    Thầy nói phòng học là túp lều “lộng gió bốn phương” như nơi lớp 4 đang học về mùa hanh khô như thế này còn đỡ. Vào mùa mưa phải dùng bạt quây kín lại để chống rét cho các em, mà quây bạt lại chống rét thì không đủ ánh sáng cho các em học. Nơi đây vẫn chưa có điện, điện thoại. Nhưng dù sao Tá Miếu vẫn còn thuận lợi hơn nhiều bản khác.

    Cũng thuộc xã Sín Thầu này có bản Lỳ Mà Tá nằm sát cột mốc số 6 trên biên giới Việt - Trung, cách trung tâm xã 18 cây số, đường vào chỉ đi xe máy được một đoạn, muốn đến bản chỉ có thể đi bộ. Lỳ Mà Tá có chín hộ dân và... bảy học sinh học ghép hai lớp nhưng vẫn có một giáo viên cắm bản ở đấy. Ở bản Tả Kô Ky cũng có bảy học sinh với hai lớp học như thế. Làm sao có thể kể hết những câu chuyện tương tự từ hàng trăm bản làng nơi biên ải cực Tây của Tổ quốc?

    Đừng nghĩ rằng dạy học nơi hẻo lánh này chỉ là chuyện dạy vì nghĩa vụ. Thầy Thảo bảo mỗi sáng đến trường dạy xong, chiều lại phụ đạo thêm cho các học sinh. Năm thầy Thảo vừa lên đây, phải dành cả mùa hè để ôn tập cho các em bởi khi đó chưa có hệ mầm non, tiếng Việt của các em rất yếu.

    Túp lều làm Trường mầm non Tá Miếu được ngăn làm hai. Bên này là lớp học, bên kia là chỗ trọ cho cô giáo Hiệu. Một chiếc gường nhỏ vừa làm ghế cho cô ngồi soạn bài bên chiếc bàn gỗ lung lay, không có tủ áo quần, tất cả treo tạm trên cây sào tre góc phòng, dưới cái chạn gỗ nhỏ là mấy hũ măng ớt, thực phẩm của cô giáo trong những ngày cắm bản.

    Thầy cô giáo ở đây cả năm ai cũng chỉ hai lần về tết và hè mà có khi cũng ngại về vì đường sá mấy năm trước chủ yếu là đi bộ, chỉ mới khá lên được từ đầu năm nay. Đường từ Tá Miếu ra huyện lỵ Mường Nhé chỉ 70 cây số, không có ôtô khách nên trước đây thầy cô vào bản phải đi bộ mất cả tuần. Cái câu nói “đi bộ mất một tuần” nghe nhẹ bẫng vậy thôi, nhưng chắc chắn gian nan khôn kể xiết! Có lẽ nếu kể ra sự gian khó của những con đường từ cực Tây về xuôi, chúng tôi e rằng chữ nghĩa không thể diễn đạt được.

    Cứ thử một chuyến lên đây, nhồi xóc trong những chuyến xe khách chật chội và lội bộ mươi cây số đường rừng sẽ hiểu hết những gì những thầy cô đi “trồng người” nơi cực Tây này đã và đang gian nan chịu đựng. Cô giáo Bùi Thị Hiên, hiệu phó Trường mẫu giáo xã Sín Thầu, quê ở Hòa Bình, bảo đi ôtô khách bị say xe, thế là có lần cô liều mạng chạy xe máy từ đây về tận Hòa Bình qua quãng đường núi hơn 600 cây số!

    Suốt mấy ngày sống ở A Pa Chải, không điện, không điện thoại, không Internet, không sách báo...và leo lên được đỉnh cột mốc số 0 ở ngã ba biên giới, chúng tôi nghĩ mình đã trải nghiệm được nhiều lắm, thử thách thế cũng ghê lắm, nhưng hóa ra điều ấy lại là chuyện thường ngày từ bao nhiêu năm nay của các thầy cô cắm bản ở A Pa Chải, tại Tá Miếu này.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đây là thông tin từ năm 2007: (tham khảo chút thôi)

    http://www.baodienbienphu.info.vn/NewsDetail.asp?Catid=5&NewsId=17396

    Tiết đầu đông năm 2005, tôi đã đến Tá Miếu trong niềm khao khát được khám phá miền đất hoang sơ và thăm hỏi, tìm hiểu cuộc sống của đồng bào Hà Nhì ở miền đất tận cùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc. Trở lại Tá Miếu lần này, vẫn nao nao trong lòng cảm giác xúc động ấy, nhưng dâng trào mạnh mẽ một xúc cảm mới - niềm phấn khởi mừng cho bà con dân bản miền biên viễn đã được xóa bỏ sự cách trở đến nghiệt ngã về giao thông, giao thương với trung tâm huyện, thị, thành phố.
    Suốt chặng đường hơn 30km từ bản Đoàn kết, xã Chung Chải lên Tá Miếu, chúng tôi sôi nổi bình luận về những cánh rừng nguyên sinh, những thân cây bị hạ la liệt phục vụ công trình mở đường giao thông. Ai cũng thừa nhận tiềm năng kinh tế rất lớn của rừng Mường Nhé, và bất chợt lắng xuống một dấu trầm nuối tiếc khi nhìn thấy nhiều cây cổ thụ đổ vật bên bờ vực. Mỗi thân cây ấy là bao nhiêu chắt chiu, kết tinh của núi rừng biên ải. Đành rằng, chúng ta không ai muốn làm tổn thương những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm, nhưng để hướng tới những mục tiêu xa hơn, và vô cùng cấp thiết: xóa đói nghèo, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cho đồng bào dân tộc vùng biên giới thì đành phải hy sinh một phần máu thịt của rừng thôi! Những đổi thay bước đầu của cuộc sống nơi đây hiển hiện ở ngay con đường mà chiếc u oát chở chúng tôi đang lắc lư tiến về Tá Miếu, mặc dù còn nhiều chỗ xóc nẩy tung người khỏi mặt ghế, những dốc cua gập khuỷu tay và nhiều đoạn mặt đường hẹp 2 xe không thể tránh nhau. Cũng chặng đường này, chuyến đi năm ngoái chúng tôi còn phải cuốc bộ cắt rừng, lội suối mà đi.
    Chúng tôi đến Tá Miếu vào đầu giờ chiều, nắng mùa đông rực rỡ trên đồi cỏ gianh, sáng lấp lóa trên mái tôn những căn nhà nhỏ bé, xinh xắn của bà con Hà Nhì. Sau một năm trở lại, ngay từ đầu bản, cộng đồng Hà Nhì nơi đây đã làm chúng tôi bất ngờ, đó là tấm biển “Bản văn hóa Tá Miếu” được đóng chắc chắn trên 2 cây gỗ làm cổng. Rất đông người, có cả trưởng bản đang hò nhau dựng một ngôi nhà mới, tiếng ca của một á pa nào đó ngân nga, quyến luyến trong gió chiều biên giới. Ngôi nhà mới là của gia đình Vù Vù Mì, năm nay tách ra ở riêng. Vù Mì mới 24 tuổi, nhưng đã có 1 vợ và 2 con, anh tâm sự: “lấy vợ xong em tham gia nghĩa vụ quân sự nên để vợ ở với ông bà, năm nay ra quân rồi thì làm nhà ra ở riêng. Hai vợ chồng còn nghèo nên làm nhà mới cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng bù lại bà con dân bản giúp đỡ rất nhiệt tình, đi chặt cây, xẻ gỗ, dựng nhà giúp mà không tính công còn tôn lợp mái thì được Nhà nước hỗ trợ”. Vừa thấy chúng tôi, Trưởng bản Mạ Gió Tư vội kéo về nhà khoe bộ nghe nhìn gồm một máy phát điện, một ti vi 21 inch và một đầu thu DTH mới được nhà nước đầu tư cho dân bản. “Chưa làm được nhà văn hóa nên để tạm ở nhà trưởng bản, buổi tối bà con đến xem chung - anh Tư hồ hởi - chỉ có điều xăng chạy máy nổ đắt quá, bản còn nghèo nên cũng không mở thường xuyên được. Bây giờ đang là mùa khô, suối Mô Phí không đủ nước chạy máy phát điện nhỏ nên dân bản cũng ít được xem ti vi”.
    Tính cả nhà Vù Mì đang dựng dở dang thì hiện nay bản Tá Miếu có 25 hộ, 135 nhân khẩu. Lương thực chính là lúa cấy trên hơn 21ha ruộng một vụ, ngoài ra, người dân còn trồng thêm ngô, sắn. Tính riêng thóc, trung bình hàng năm cả bản thu được trên 40 tấn, bình quân mỗi hộ đạt 1,6 tấn thóc/năm. Trưởng bản Tư cho biết: năm nay, chúng tôi còn 3 hộ thiếu đói khi giáp hạt, giảm được 1 hộ so với năm 2005. Năm 2006, bà con dân bản khai hoang được thêm gần 2 ha ruộng 1 vụ. Cũng trong năm, lần đầu tiên bà con nơi đây trồng đậu tương, giống được Nhà nước hỗ trợ nhưng quá ít, mỗi hộ gia đình chỉ được 0,2kg. Anh Tư cho biết: mới trồng thử nghiệm lần đầu nhưng đất ở Tá Miếu khá thích hợp với đậu tương, rất mong được Nhà nước hỗ trợ giống nhiều hơn. Một băn khoăn nữa của bà con dân bản là năm vừa qua, Nhà nước hỗ trợ giống lúa IR 64 và tám thơm (cả bản được 3,6 tạ giống) nhưng không cử cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách chăm bón, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nên năng suất rất thấp.

    Sau 1 năm, Tá Miếu đã có lớp 4! Những em học sinh học hết lớp 3 không phải xa nhà để đến trường học ở trung tâm xã nữa. Cả 4 khối lớp ở điểm bản Tá Miếu có tổng số 26 học sinh. Các em đều chăm ngoan mặc dù vẫn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện học tập, thầy và trò ở đây còn thiếu trang thiết bị dạy và học.
    Đường ô tô đã chạy qua Tá Miếu, vươn tới tận mốc số 3 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đã có những thay đổi bước đầu trong đời sống kinh tế - xã hội nhưng người dân Tá Miếu vẫn còn nghèo khó, phải cần một thời gian nữa, với những chính sách đầu tư, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, cuộc sống của bà con nơi đây mới thực sự khởi sắc. Hiện nay, cả bản có một chiế xe đạp Trung Quốc của gia đình trưởng bản trị giá hơn 1 triệu đồng. Đó là phương tiện để anh xuống xã họp hành, báo cáo tình hình công việc. Ngay chuyện điều khiển xe đạp cũng mới chỉ một vài người biết, hàng ngày, những lúc rỗi rãi, đàn ông con trai trong bản lại đến nhà trưởng bản mượn xe để tập đi!
  3. linhxanh

    linhxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình xin góp ý: ngày 2(29/4) dự kiến là 9h các bạn từ Điện Biên chạy vào thẳng 317 thì khó có thể đến 317 trước 19giờ được. mình tính đến được đồn phải vào tầm 21h trờ đi, lúc đó khuy quá rồi sẽ làm phiền anh em chiến sĩ. mình nghĩ đoàn mình nên dừng chân ngủ tại Mường nhé. Hôm sau vàcộgt mốc ra có thể ngủ tại đồn

    ngày 5 (2/5) quãng đường quá dài. ~500km, không thể về HN trong ngày được. phải ngủ lại Sơn La hoặc nhanh hơn thì có thể ngủ lại Mộc Châu.

    Còn bản Tá Miều là 1 bản vùng cao nhưng cũng tiện đường thôi,trên đường vào Apachai. các bạn ******** nguyện ở đó thì cứ vào liên hệ với các thầy cô giáo, rồi giao lưu với các em học sinh. các thầy cô trên này họ quý người lắm, nhất là những ngưòi miền xuôi lên.
  4. patituchi

    patituchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    1.586
    Đã được thích:
    1
    Báo cáo tình hình off đi chị ơi, zư xế nào ko, cho e theo với :x
  5. yukiter1408

    yukiter1408 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    2.203
    Đã được thích:
    3
    tình hình off tối qua là có mỗi Yu vs bầy đàn nhà cáo kết quả là bị cắn xé tứ tung, thương tích đầy mình
  6. patituchi

    patituchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    1.586
    Đã được thích:
    1
    bác được ưu ái thế còn kêu ca gì :x
  7. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    Ngày đầu ở ĐB, chỉ có đi và đi, đói thì dừng chân ăn cơm, đi vs thôi nên mình cầm chắc đạt đc mục tiêu cậu à!
  8. tranganhjcs

    tranganhjcs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2007
    Bài viết:
    1.370
    Đã được thích:
    0
    da lien he duoc APC chua ban oi
  9. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    Chít nhá, off xong lại đi với cô nào thế em??? Chả trách bị tơi tả là phải hô hô:))

    @Pa Em gái, chả thừa xế nào em ạ! Mí lại.....chị k muốn đi đông. Để chị xem trên ĐB có anh nào đi 1mìh k, nếu em đồng ý thì từ HN-ĐB và ngược lại em đi ô tô, còn trên ĐB, thì đi xe máy cùng anh ấy.
    Hì hì..... có gì báo chị sớm để sắp xếp nhé

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Đã kết nối đc rồi bạn ạ. Nhưng vẫn còn sơ sài thông tin quá! Giờ thì cong mông lên chương trình quyên góp đây..........
    Cũng may có thêm bạn bè trên đó nữa.... Ông chủ tịch xã lại là chỗ thôg gia, họ hàng gì với anh N đó và cô bé Hồng trên huyện uỷ ĐB.
    Trái Đất tròn quá cơ hihi
  10. DIENNC

    DIENNC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    ai cha cha ! cho mình xin 2 suất nhé !
    Mình cũng muốn đi chơi 1 chuyến !

Chia sẻ trang này